Giải bài tập sách giáo khoa hóa 10

Bài 1 trang 13 sgk hoá học 10

Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng

A.  số khối.          C.  sô' proton.

B.  số nơtron.       D.  số nơtron và số proton.

Chọn C.

Bài 2 trang 13 sgk hoá học 10

 Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết

A. số khối A.                           C. nguyên tử khối của nguyên tử.

B. số hiệu nguyên tử z.              D. số khối A và số hiệu nguyên tử z.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải:

Chọn D

Bài 3 trang 14 sgk hoá học 10

Nguyên tố cacbon có hai đồng vị :

 chiếm 98,89% và
 chiếm 1,11%.

Nguyên tử khối trung bình của cacbon là :

a] 12,500;                  b] 12,011                      c] 12,022;                 d] 12,055.

Lời giải:

Chọn B.

Bài 4 trang 14 sgk hoá học 10

Hãy xác định diện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử thuộc các nguyên tố sau:

         \[ _{3}^{7}\textrm{Li}\];         \[ _{9}^{19}\textrm{F}\];        \[ _{12}^{24}\textrm{Mg}\];          \[ _{20}^{40}\textrm{Ca}\].

Lời giải:

Bài 5 trang 14 sgk hoá học 10

Đồng có hai đồng vị \[ _{29}^{65}\textrm{Cu}\] và \[ _{29}^{63}\textrm{Cu}\]. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của mỗi đồng vị.

Lời giải:

Gọi x là thành phần % của đồng vị 65Cu. Ta có :

                     \[ \frac{65x+63[100-x]}{100}\]  = 63,54

Giải ra ta được X = 27% 65Cu. Vậy thành phần 63Cu là 73%.

Bài 6 trang 14 sgk hoá học 10

Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị \[ _{1}^{2}\textrm{H}\]trong 1ml nước [cho rằng trong nước chỉ có đồng vị \[ _{1}^{2}\textrm{H}\] và \[ _{1}^{1}\textrm{H}\]]? [Cho khối lượng riêng của nước là 1 g/ml].

Lời giải:

Gọi % đồng vị \[ _{1}^{2}\textrm{H}\] là a:

\[ \frac{1[100-a]+2a}{100}\] = 1,008 => a = 0,8; %\[ _{1}^{2}\textrm{H}\] là 0,8%

m của 1ml H2O: 1 gam

\[ M_{H_{2}O}\] = 16 + 2,016 = 18,016u

—> Khối lượng của 1 mol H20 là 18,016g.

Số nguyên tử H có trong 1ml H20

\[ \frac{1.6.10^{23}.2}{18,016}\] = 0,666.1023 nguyên tử = 666.1020 nguyên tử

18,016

Số nguyên tử \[ _{1}^{2}\textrm{H}\] chiếm: \[ \frac{666.10^{20}.0,8}{100}\]  = 5,325.1020 nguyên tử.

Bài 7 trang 14 sgk hoá học 10

Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O.

Lời giải:

Tỉ lệ mỗi đồng vị O trong hỗn hợp 3 đồng vị:

99,757% 16O => 99757 nguyên tử 16O

 0,039% 17O => 39 nguyên tử 17O

0,204% 18O => 204 nguyên tử 18O 

Khi có một nguyên tử 17O thì số nguyên tử:

16O là: \[{{99757} \over {39}}\] = 2558 nguyên tử.

18O là: \[{{204} \over {29}}\] = 5 nguyên tử.

Bài 8 trang 14 sgk hoá học 10

Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị : 99,6% 40Ar; 0,063% 38Ar; 0,337% 36Ar. Tính thể tích của 10g Ar ở điều kiện tiêu chuẩn.

Lời giải:

\[ \overline{M_{Ar}}= \frac{40.99,6+0,063.38+0,337.36}{100}\] = 39,985.

22,4 lít Ar ở đktc có khối lượng 39,985 g

    x lít Ar ở đktc có khối lượng 10 g

=> x= 5,602 lít

Giaibaitap.me

Page 2

Bài 1 trang 18 sgk hoá học 10

 Theo số liệu ở bảng 1 Bài 1 trang 8 :

a] Hãy tính khối lượng g của nguyên tử nitơ [gồm 7 proton, 7 nơtron, 7 electron] [Đây là phép tính gần đúng].

b] Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khôi lượng của toàn nguyên tử.

Lời giải:

a] Tổng khối lượng của electro: 7 x 9,1.10 -28 63,7.10 -28 g

 Tổng khối lượng của proton : 7 x 1.67.10 -24 = 11,69.10 -24 g

 Tổng khối lượng của nơtron : 7 x 1.675.10 -24 = 11,72.10-24g

Khối lượng của nguyên tử nitơ là :     23,42.10 -24 g.

b] 

.100% = 0,027%.

Bài 2 trang 18 sgk hoá học 10

 Tính nguyên tử khối trung bình của kali biết rằng trong tự nhiên thành phần % các đồng vị của kali là :

93,258% \[ _{19}^{39}\textrm{K}\];  0,012% \[ _{19}^{40}\textrm{K}\] và 6,730% \[ _{19}^{41}\textrm{K}\].

Lời giải:

\[ \overline{A_{kali}}=\frac{39.93,258+40.0,012+41.6.73}{100}\] = 39,13484u.

Bài 3 trang 18 sgk hoá học 10

a] Định nghĩa nguyên tố hoá học.

b] Kí hiệu nguyên tử thể hiện những đặc trưng gì cho nguyên tử một nguyên tô' hoá học, lấy thí dụ với nguyên tố kali.

Lời giải:

a] Nguyên tô hoá học bao gồm các nguyên tử có cùng sô đơn vị điện tích hạt nhân.

b] Kí hiệu nguyên tử 19 K.

Kí hiệu trên cho ta biết: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố K là 19, số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử là 19, trong hạt nhân có 19 proton và [39 - 19 = 20] nơtron. Vỏ electron của nguyên tử K có 19 electron.

Nguyên tử khối của K là 39u.

Bài 4 trang 18 sgk hoá 10

 Căn cứ vào đâu mà người ta biết chắc chắn rằng giữa nguyên tố hiđro [Z = 1] và nguyên tố urani [Z = 92] chỉ có 90 nguyên tố.

Lời giải:

Từ H có z = 1, urani có z = 92 có tất cả 92 nguyên tố vì số hiệu của các ô trong bảng tuần hoàn là một dãy số tự nhiên và không có ô trông giữa các số thứ tự. Vậy trừ H và urani chỉ còn 90 nguyên tố ở khoảng giữa 2 nguyên tố.

Bài 5 trang 18 sgk hoá học 10

Tính bán kính gần đúng của nguyên tử canxi biết thể tích của 1 mol canxi tinh thể bằng 25,87cm3.

[Cho biết: Trong tinh thể, các nguyên tử canxi chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là khe trống].

Lời giải:

Vnguyên tử canxi = \[ \frac{25,87}{6.10^{23}}.\frac{74}{100}\] = 3,19.10-23cm3.

Vnguyên tử Ca  = \[ \frac{4}{3}\]πr3 = 3,19.10-23cm3.

r = \[ \left [ \frac{3,19.10^{-23}}{\frac{4}{3}\prod } \right ]^{\frac{1}{3}}\] = 1,96.10-8 cm = 0,196nm.

Bài 6 trang 18 sgk hoá học 10

Viết công thức của các loại phân tử đồng [II] oxit, biết rằng đồng và oxi có các đồng vị sau : \[ _{29}^{65}\textrm{Cu}\];  \[ _{29}^{63}\textrm{Cu}\];  \[ _{8}^{16}\textrm{O}\];  \[ _{8}^{17}\textrm{O}\];  \[ _{8}^{18}\textrm{O}\].

Lời giải:

Với \[ _{29}^{65}\textrm{Cu}\] có 3 oxit: \[ _{29}^{65}\textrm{Cu}\] \[ _{8}^{16}\textrm{O}\];  \[ _{29}^{65}\textrm{Cu}\] \[ _{8}^{17}\textrm{O}\]; \[ _{29}^{65}\textrm{Cu}\] \[ _{8}^{18}\textrm{O}\]

Với \[ _{29}^{63}\textrm{Cu}\] có 3 oxit: \[ _{29}^{63}\textrm{Cu}\] \[ _{8}^{16}\textrm{O}\];  \[ _{29}^{63}\textrm{Cu}\] \[ _{8}^{17}\textrm{O}\];  \[ _{29}^{63}\textrm{Cu}\] \[ _{8}^{18}\textrm{O}\]

Giaibaitap.me

Page 3

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 4

Bài 1 trang 27 sgk hoá học 10

Nguyên tố có z = 11 thuộc loại nguyên tố :

A. s         B. p          C.d          D.f

Chọn đáp án đúng.

TRẢ LỜI:   A đúng.

Bài 2 trang 27 sgk hoá học 10

Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của lưu huỳnh [Z = 16] :

A. 1s2 2s2 2p5 3s2 3p5 ;           B. 1 s2 2s1 2p6 3s2 3p6 ;

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 ;           D. 1 s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

Chọn đáp án đúng.

LỜI GIẢI

Câu trả lời đúng là c : ls2 2s2 2p6 3s2 3p4 có z = 16.

Bài 3 trang 28 sgk hoá học 10

Cấu hình electron của nguyên tử nhôm [Z = 13] là 1s22s22p63s23p1. Vậy :

A. Lớp thứ nhất [Lớp K] có 2 electron ;

B. Lớp thứ hai [Lớp L] có 8 electron ;

C. Lớp thứ ba [Lớp M] có 3 electron ;

D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.

Tìm câu sai.

TRẢ LỜI:    Câu D là sai.

Bài 4 trang 28 sgk hoá học 10

 Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a] Xác định nguyên tử khối.

b] Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

[Cho biết : các nguyên tô cỏ sô hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong N bảng tuần hoàn thì 1 ≤ \[{N \over Z}\] ≤ 1,5].

Lời giải:

Gọi tổng số hạt proton, tổng số hạt nơtron, tổng số hạt electron lần lượt là Z, N, E.

Ta có N + Z + E = 13 vì Z = E nên 2Z + N = 13         [1]

2Z + N = 13 ⟶ Z = 6,5 - \[{N \over 2}\] nên Z < 6,5.

Mặt khác từ nguyên tố số 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì:

1 ≤ \[{N \over Z}\] ≤ 1,5 => N ≤ 1,5Z thay vào [1], ta có:

3,5Z ≥ 13 => Z ≥ 3,7

3,7 ≤ Z ≤ 6,5 [Z nguyên dương]

A = 13 - Z

Nguyên tố có Z = 4, nguyên tử khối là 9.

Bài 5 trang 28 sgk hoá học 10

Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18 ?

LỜI GIẢI

Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau :

z = 3 : ls2 2S1   ;                        z = 6 : ls2 2s2 2p2 ;

z = 9 : ls2 2s2 2p5 ;                    z = 18 : ls2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Bài 6 trang 28 sgk hoá học 10

Viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số proton là :

a] 1, 3;       b]8, 16;          c] 7, 9.

Những nguyên tố nào là kim loại ? Là phi kim ? Vì sao ?

LỜI GIẢI

Hạt nhân nguyên tử cho biết số proton [nghĩa là cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân] nên theo yêu cầu của đề bài ta có thế viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố như sau :

a] z = 1 : ls1                   ;         z = 3 : ls2 2S1 ;

b] z = 8 : ls2 2s2 2p4        ;           z = 16 : ls2 2s2 2p6 3s2 3p4 ;

c] z = 7 : ls2 2s2 2p3        ;           z = 9 : ls2 2s2 2p5.

Nguyên tố kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng, nên nguyên tố có z = 3 là kim loại, còn nguyên tố z = 1 là H giống kim loại nhưng không phải là kim loại.

Nguyên tố phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng nên các nguyên tô có z = 8, z = 16, z = 7, z = 9 là phi kim.

Giaibaitap.me

Page 5

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 6

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 7

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 8

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 9

Bài 1 trang 41 sgk hóa học 10

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

A. số electron như nhau

B. số lớp electron như nhau

C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

D. cùng số electron s hay p.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

Chọn câu C: số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.

Bài 2 trang 41 sgk hóa học 10

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do:

A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước [ở ba chu kì đầu].

D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

C đúng 

Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước vì có sự biến đổi electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chu kì sau giống như chu kì trước khi điện tích hạt nhân tăng dần.

Bài 3 trang 41 sgk hóa học 10

Những nguyên tố thuộc nhóm A nào là các nguyên tố s, nguyên tố p ? Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s và p khác nhau thế nào ?

Bài giải:

- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố s.

- Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p. Các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p.

- Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố s là 1 và 2. Số electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố p là 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Bài 4 trang 41 sgk hóa học 10

Những nguyên tố nào đứng đầu các chu kì ? Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì ?

Bài giải:

Những nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì. Trừ chu kì 1, hiđro không phải là kim loại kiềm. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng.

Bài 5 trang 41 sgk hóa học 10

Những nguyên tố nào đứng cuối các chu kì ? Cấu hình electron của nguyên tử của các nguyên tố đó có đặc điểm chung gì ?

Bài giải:

Những nguyên tố khí hiếm đứng cuối chu kì. Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng [riêng He có 2e].

Bài 6 trang 41 sgk hóa học 10

Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:

a] Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng ?

b] Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mầy ?

c] Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên.

Bài giải:

a] Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

b] Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.

c] Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.

Bài 7 trang 41 sgk hóa học 10

Một số nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:

1s22s22p4;                                   1s22s22p3;

1s22s22p63s23p1;                           1s22s22p63s23p5.

a] Hãy xác định số electron hóa trị của từng nguyên tử.

b] Hãy xác định vị trí của chúng [chu kì, nhóm] trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bài giải:

a] - 1s22s22p4                           ; Số electron hóa trị là 6.

   - 1s22s22p3                            ; Số electron hòa trị là 5.

   - 1s22s22p63s23p1                 ; Số electron hòa trị là 3.

   - 1s22s22p63s23p5                 ; Số electron hòa trị là 7.

b]

   - 1s22s22p4                            ; Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VIA.

   - 1s22s22p3                            ; Nguyên tố thuộc chu kì 2 nhóm VA.

   - 1s22s22p63s23p1                 ; Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm IIIA.

   - 1s22s22p63s23p5                 ; Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VIIA.

       Giaibaitap.me

Page 10

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 11

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 12

Bài 1 trang 51 sgk hóa học 10

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.

Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. X thuộc nhóm VA.                      C. M thuộc nhóm IIB.

B. A, M thuộc nhóm IIA.                  D. Q thuộc nhóm IA.

Bài giải:

D đúng.

Bài 2 trang 51 sgk hóa học 10

Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.

Nhận xét nào sau đây đúng ?

A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.                    C. A, M thuộc chu kì 3.

B. M, Q thuộc chu kì 4.                                         D. Q thuộc chu kì 3.

Bài giải:

B đúng.

Bài 3 trang 51 sgk hóa học 10

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 3, nhóm IVA.                      C. chu kì 3, nhóm VIA.

B. chu kì 4, nhóm VIA.                      D. chu kì 4, nhóm IIIA.

Chọn đáp án đúng.

Bài giải:

C đúng.

Bài 4 trang 51 sgk hóa học 10

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg [Z = 12] trong bảng tuần hoàn.

a] Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.

- Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.

b] So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg [Z = 12] với Na [Z = 11] và Al [Z = 13].

Bài giải:

a] Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg[OH]2 là bazơ.

b] Na:1s22s22p63s1

    Mg: 1s22s22p63s2

     Al: 1s22s22p63s23p1

- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg[OH]2, Al[OH]3.

Bài 5 trang 51 sgk hóa học 10

 a] Dựa vào vị trí của nguyên tố Br [Z = 35] trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:

- Tính kim loại hay tính phi kim.

- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.

- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.

b] So sánh tính chất hóa học của Br với Cl [Z = 17] và I [Z = 53].

Bài giải:

a] Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.

b] Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.

Bài 6 trang 51 sgk hóa học 10

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a] Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất ?

b] Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

c] Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

d] Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình ? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình ?

e] Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?

Bài giải:

a] Fr là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b] Các kim loại được phâ bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c] Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d] Nhóm IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e] Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Bài 7 trang 51 sgk hóa học 10

Nguyên tố atatin At [Z = 85] thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.

Bài giải:

Nguyên tố atatin [Z = 85] thuộc chu kì 6, nhóm VIIA nên có 85e phân bố thành 6 lớp, lớp ngoài cùng có 7e nên thể hiện tính phi kim. At ở cuối nhóm VIIA, nên tính phi kim yếu nhất trong nhóm.

Giaibaitap.me

Page 13

Bài 1 trang 53 sgk hóa học 10

a] Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm ?

b] Thế nào là chu kì ? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn ? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ?

Bài giải:

a] Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành dãy các nguyên tố gọi là chu kì [trừ chu kì 1].

Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.

b] Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm [trừ chu kì 1].

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3

Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2, 3 có 8 nguyên tố.

Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.

Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

Chu kì 7 mới tìm thấy 26 nguyên tố.

Bài 2 trang 53 sgk hóa học 10

Tìm câu sai trong những câu dưới đây:

A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau.

D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm [trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành].

Bài giải: 

Câu sai C

Bài 3 trang 54 sgk hóa học 10

Từ trái sang phải trong một chu kì, tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố các nguyên tố giàm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng ?

Bài giải:

Trong một chu kì thì nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng giảm dần nên tính kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu thêm electron ở lớp ngoài cùng tăng dần nên tính phi kim tăng dần. 

Bài 4 trang 54 sgk hóa học 10

Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm ? Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.

Bài giải:

Nhóm A:

- Số thứ tự của nhóm trùng với số electron ở lớp ngoài cùng [cũng đồng thời là số electron hóa trị] của nguyên tử thuộc các nguyên tố trong nhóm.

- Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.

- Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA được gọi là nguyên tố s. Các nguyên tố ở nhóm IIA đến VIIIA được gọi là nguyên tố p. Trong bảng tuần hoàn, nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại, nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.

- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A trùng với số thứ tự của nhóm.

Bài 5 trang 54 sgk hóa học 10

Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.

a] Tính nguyên tử khối.

b] Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

Bài giải:

a] Tính nguyên tử khối.

Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có:

                                     Z + N + E = 28.

Vì Z = E, nên suy ra 2Z + N = 28

Các nguyên tử có Z < 83 thì 

                        1 ≤ \[\frac{N}{Z}\] ≤ 1,5 → Z ≤ N ≤ 1,5Z

                           2Z + Z < N + 28 - N < 1,5N + 2Z

                              3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33.

Z nguyên dương nên chọn Z = 9 và 9

                          A = Z + N

Z = 8 → N = 12

Z = 9 → N = 10

Nếu Z = 8 → A = 20 [loại vì nguyên tố có Z = 8 thì A = 16]

Nếu Z = 9 → A = 19 [chấp nhận vì nguyên tố có Z = 9 thì A = 19

b] Nguyên tố thuộc nhóm VIIA nên có 7e lớp ngoài cùng:

Cấu hình electron: 1s22s22p5.

Giaibaitap.me

Page 14

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 15

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 16

Bài 1 trang 64 sgk hóa học 10

Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết: 

A. Giữa các phi kim với nhau.

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : D

Bài 2 trang 64 sgk hóa học 10

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : B

Bài 3 trang 64 sgk hóa học 10

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

B. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

D. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

Bài 4 trang 64 sgk hóa học 10

Thế nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực? Cho thí dụ minh họa.

Hướng dẫn giải:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Thí dụ: K+     +    Cl-    à  KCl

Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng những cặp electron chung.

Thí dụ: 

Liên kết cộng hóa trị trong đó những cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.

Thí dụ: 

Bài 5 trang 64 sgk hóa học 10

Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết có loại liên kết nào trong các chất sau đây :

AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3?

Lấy giá trị độ âm điện của các nguyên tố ở bảng 6 trang 45

Hiệu dộ âm điện CaCl2 :  2, 16 ->  Liên kết ion.

Hiệu độ âm điện AlCl3, CaS, Al2S3  lần lượt là : 1,55 ; 1,58 ; 0,97  -> Liên kết cộng hóa trị có cực.

Bài 6 trang 64 sgk hóa học 10

Viết công thức electron và công thức cấu tạo các phân tử sau :

\[C{l_2},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}{C_2}{H_4},{\rm{ }}{C_2}{H_2},{\rm{ }}N{H_3}\]

Giải

Công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau :

 

loigiaihay.com

Bài 7 trang 64 sgk hóa học 10

X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt  nhân là 9, 19, 8.

a] Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.

b] Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, Z và X.

LỜI GIẢI

a]      9X : 1s2 2s2 2p5                        Đây là F có độ âm điện là 3,98.

19A : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1             Đây là K có độ âm điện là 0,82.

8Z: 1s2 2s2 2p4                                  Đây là O có độ âm điện là 3,44.

b]      Cặp X và A, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 0,82 = 3,16 , có liên kết ion.

Cặp A và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,44 – 0,82 = 2,62, có liên kết ion.

Cặp X và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 3,44 = 0,54, có liên kết cộng hóa trị có cực.

Giaibaitap.me

Page 17

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 18

Bài 1 trang 74 sgk hóa học 10

Số oxi hóa của nitơ trong NH4+ , NO-2 , và HNO3 lần lượt là:

A. +5, -3, +3.

B. -3, +3, +5

C. +3, -3, +5

D. +3, +5, -3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

Bài 2 trang 74 sgk hóa học 10

Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+ , S trong SO3 , P trong PO43-lần lượt là:

A. 0, +3, +6, +5

B. 0, +3, +5, +6

C. +3, +5, 0, +6

D. +5, +6, +3, 0.

Chọn đáp ứng đúng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án : A

Bài 3 trang 74 sgk hóa học 10

Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2 , Al2O3.

LỜI GIẢI:

Cs = 1+      ;    Cl = 1-               ;           Na = 1+  ;   O = 2- ;

    Ba = 2+  ;    O = 2-              ;           Al = 3+     ;  O = 2-

Bài 4 trang 74 sgk hóa học 10

Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2O, CH4, HCl, NH3.

Hướng dẫn giải:

Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

H2O

CH4

HCl

NH3

Cộng hóa trị

H có cộng hóa trị là 1

O có cộng hóa trị là 2

C có cộng hóa trị là 4

H có cộng hóa trị là 1

H và Cl đều có cộng hóa trị là 1

N có cộng hóa trị là 3

H có cộng hóa trị là 1

Bài 5 trang 74 sgk hóa học 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ , NH4+

Hướng dẫn giải:

Số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau:

 

Cu2+ có số oxi hóa là +2 , Na+ có số oxi hóa là +1, Fe2+ có số oxi hóa là +2, Fe3+ có số oxi hóa là +3, Al3+ có số oxi hóa là +3.

Bài 6 trang 74 sgk hóa học 10

Viết công thức phân tử của các chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.

Hướng dẫn giải:

Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0,
+4, +6 lần lượt là: H2S, S, SO2, SO3.

Bài 7 trang 74 sgk hóa học 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất , đơn chất và ion sau:

a]   H2S, S, H2SO3, H2SO­4.

b]    HCl, HClO, NaClO2, HClO3.

c]    Mn, MnCl2, MnO2, KmnO4.

d]   MnO4- , SO42- , NH4+.

LỜI GIẢI

a]      Số oxi hóa của S trong các chất: H2, S-2 , S0, H2S+4O3, H2S+6O4

b]      Số oxi hóa của Cl trong các hợp chất: HCl-1, HCl+1O, NaCl+3O2, HCl+5O3, HCl+7O4.

c]      Số oxi hóa của Mn trong các chất: Mn0, Mn+2Cl2, Mn+4O2, KMn+7O4

d] 

Giaibaitap.me

Page 19

Bài 1 trang 76 sgk hóa học 10

a] Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:

Na ->  Na+    ; Cl  -> Cl-

Mg -> Mg2+     ; S  -> S2-

Al  -> Al3+       ; O  -> O2-

b] Viết cấu hình electron của các nguyên tử và các ion. Nhận xét về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion được tạo thành.

Hướng dẫn giải:

a] Na ->  Na+ + 1e     ; Cl + 1e -> Cl-

Mg -> Mg2+ + 2e    ; S  + 2e -> S2-

Al  -> Al3+ + 3e      ; O  + 2e  -> O2-

 b] Cấu hình electron của các nguyên tử và các ion:

11Na: 1s22s22p63s1    ;  Na+:    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

17Cl: 1s22s22p63s23p5    ;  Cl - :    1s22s22p63s23p6  

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

12Mg: 1s22s22p63s2    ;  Mg2+:    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

16S: 1s22s22p63s23p4    ;  S2-  :   1s22s22p63s23p6  

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ar.

13Al: 1s22s22p63s23p51   ;  Al3+ :    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

8O: 1s22s22p4              ;  O2- :    1s22s22p6

Cấu hình electron lớp ngoài cùng giống Ne.

Bài 2 trang 76 sgk hóa học 10

Trình bày sự giống và khác nhau của 3 loại liên kết: Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết cộng hóa trị có cực.

Hướng dẫn giải:

So sánh

Liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị không có cực

Liên kết cộng hóa trị có cực

Giống nhau

Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc khí hiếm [ 2e hoặc 8e ].

Khác nhau về cách hình thành liên kết

Cho và nhận electron

Dùng chung e, cặp e không bị lệch

Dùng chung e, cặp e bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn.

Khác nhau về nguyên tố tạo nên liên kết

Giữa kim loại và phi kim

Giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim

Giữa phi kim mạnh yếu khác nhau

Nhận xét

Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion.

Bài 3 trang 76 sgk hóa học 10

Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Dựa vào giá trị hiệu đọ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit [ tra giá trị độ âm điện ở bảng 6, trang 45].

Hướng dẫn giải:

 

Na2O, MgO, Al2O3

SiO2, P2O5, SO3

Cl2O7

∆X

2,51     2,13   1,83

[ Liên kết ion ]

1,54   1,25   0,86

[ Liên kết cộng hóa trị có cực]

0,28

[Liên kết cộng hóa trị không cực]

Bài 4 trang 76 sgk hóa học 10

a] Dựa vào giá trị độ âm điện [ F: 3,98 ; O: 3,44 ; Cl: 3,16 ; N: 3,04] hãy xét xem tính phi kim thay đổi như thế nào của dãy nguyên tố sau: F, O, N, Cl.

   b] Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây:

   N2, CH4, H2O, NH3

Xét xem phân tử nào có liên kết không phân cực, liên kết phân cực mạnh nhất.

Hướng dẫn giải:

                   F        O         Cl       N

Độ âm điện: 3,98     3,44     3,16    3,14

Nhận xét: tính phi kim giảm dần.

                      N2     CH4     H2O    NH3

Hiệu độ âm điện: 0      0,35   1,24    0,84

Phân tử N2, CH4 có liên kết cộng hóa trị không phân cực. Phân tử H2O có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất trong dãy.

Bài 5 trang 76 sgk hóa học 10

Một nguyên tử có cấu hình electron  1s22s22p3

a] Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất khí với hidro

b] Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử đó.

Hướng dẫn giải:

a] Tổng số electron là 7, suy ra số thứ tự của nguyên tố là 7. Có 2 lớp electron suy ra nguyên tố ở chu kì 2. Nguyên tố p có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA. Đó là ni tơ. Công thức phân tử hợp chất với hidro là NH3

b] Công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử NH3

Bài 6 trang 76 sgk hóa học 10

a] Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.

b] So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.

c] Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?

Hướng dẫn giải:

a] Tinh thể ion: Nacl; MgO; CsBr; CsCl
Tinh thể nguyên tử: Kim cương
Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit
b] So sánh nhiệt độ nóng chảy:
Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy
– Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
– Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi
c] Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn.
Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion

Bài 8 trang 76 sgk hóa học 10

a]  Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:

Si, P, Cl, S, C,N, Se, Br.

b] Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hidro

P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.

Hướng dẫn giải :

a] Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất

RO2        R2O5       RO3        R2O7

Si, C       P,N       S, Se      Cl, Br

b] Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro :

   RH4     RH3          RH2             RH

   Si       N, P, As     S, Te        F, Cl

Bài 9 trang 76 sgk hóa học 10

Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P, S, C, Br :

a] Trong phân tử KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4

b] Trong ion: \[{NO_{3}}^{-}\], \[{SO_{4}}^{2-}\], \[{CO_{3}}^{2-}\], \[{Br}^{-}\], \[{NH_{4}}^{+}\]

Hướng dẫn giải:

a] Trong phân tử: 

b] Trong ion: 

 có số oxi hóa là -1.

Giaibaitap.me

Page 20

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 21

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 22

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Page 23

Bài 1 trang 88 sgk hoá học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp.                       B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hoá vô cd.       D. Phản ứng trao đổi.

TRẢ LỜI:    D         đúng,

Bài 2 trang 89 sgk hoá học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp                        B. Phản ứng phân hủy

c. Phản ứng thế trong hoá vô cơ        D. Phản ứng trao đổi.

TRẢ LỜI:    C đúng.

Bài 3 trang 89 sgk hoá học 10

Bài 3. Cho phản ứng : M2Ox + HN03 —> M[NO3]3 + ...

Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không  thuộc   loại

phản ứng oxi hoá - khử ?

A. X = 1    B.     x = 2      C.x = 1hoặcx = 2             D. x = 3

Chọn đáp án đúng.

TRẢ LỜI:    D đúng.

Bài 4 trang 89 sgk hoá học 10

Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây :

A. Sự oxi hoá một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó, là làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó tăng lên.

B. Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó tăng sau phản ứng.

C. Sự khử một nguyên tô là sự thu thêm electron cho nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó giảm xuống.

D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó giảm sau phản ứng.

TRẢ LỜI :       Câu sai : B, D.              Câu đúng : A, C.

Bài 5 trang 89 sgk hoá học 10

Hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố :

a] Nitơ trong NO, NO2, N2O5,  HNO3, HNƠ2, NH3, NH4Cl.

b] Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2-

c] Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4; MnSO4.

d] Crom trong K2Cr2O7, Cr2[SO4]3, Cr2O3.

e] Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.

LỜI G1ẢI

Đặt X là số oxi hoá của nguyên tố ni tơ trong các hợp chất trên ta có

Trong NO: x + [-2] = 0 -> X = +2

Trong NO2: x + 2[-2] = 0 -> x = +4

Trong N2O5 : 2x + 5[-2] = 0 -> x = +5

Trong  HNO3 : [+1] + x + 3[-2] = 0 -> X = +5

Trong HNƠ2 : [+1] + x + 2[-2] = 0 -> X = +3

Trong NH3 : X + 3[+l] = 0 -> X =  -3

Trong NH4Cl: X + 4[+l] + [-1] = 0 -> X = -3.

Cũng giải tương tự như trên ta có:

Bài 6 trang 89 sgk hoá học 10

Cho biết đã xảy ra sự oxi hoá và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau :

a] Cu + 2AgNO3 —» Cu[NO3]2 + 2Ag

b] Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

c] 2Na + 2H2O > 2NaOH + H2.

LỜI GIẢI

Sự oxi hoá và sự khử những chất trong phản ứng thế sau :

a] Trong phương trình a

- Sự nhường electron của Cu được gọi là sự oxi hoá nguyên tử đồng.

- Sự nhận electron của ion bạc được gọi là sự khử ion bạc.

b] Trong phương trình b

- Sự nhường electron cúa sắt được gọi là sự oxi hoá nguyên tử sắt.

- Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

c] Trong phương trình c 

- Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hoá nguyên tử natri.

- Sự nhận electron của ion hiđro gọi là sự khử ion hiđro.

Bài 7 trang 76 sgk hóa học 10

Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.

Hướng dẫn giải:

Điện hóa trị  của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:

Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, có thể nhường 1 electron này nên điện hóa trị là +1

Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị 2- hoặc 1-

Giaibaitap.me

Page 24

Bài 7 trang 89 sgk hoá học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hoá và chất khử trong những phản ứng sau :

a] 2H2 + O2 -> 2H2O          b] 2KNO3 -> 2KNO2 + O2

c] NH4NO2 —> N2 + 2H2O    d] Fe2O3 + 2Al —> 2Fe + Al2O3.

LỜI GIẢI

Chất khử và chất oxi hoá trong các phản ứng sau là :

a] Chất khử : H2, chất oxi hoá : O2.

b] KNO3 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

c] NH4NO2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

d] Chất khử : Al, chất oxi hoá :  Fe2O3 

Bài 8 trang 90 sgk hoá học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hoá - khử sau :

a]             Cl2 + 2HBr  → 2HCI + Br2

b]            Cu + 2H2SO4  → CuSO4 + SO2 + 2H2O

c]             2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

d]            2FeCl2 + Cl2 —> 2FeCl3.

Trả lời:

Vai trò các chất trong các phán ứng oxi hoá - khử sau là :

a]\[{\mathop {Cl}\limits^0 _2} + 2H\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ - 1}  \to 2H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + {\mathop {B{\rm{r}}}\limits^0 _2}\]

Chất oxi hóa là Cl2, chất khử là \[\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ - 1}\] [trong HBr].

b]\[\mathop {Cu}\limits^0  + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} \uparrow  + 2{H_2}O\]

Chất oxi hóa là \[\mathop S\limits^{ + 6}\] trong H2SO4, chất khử là Cu

c] \[2H\mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3} + 3{H_2}\mathop S\limits^{ - 2}  \to 3\mathop S\limits^0  + 2\mathop N\limits^{ + 2} O \uparrow  + 4{H_2}O\]

Chất oxi hóa là \[\mathop N\limits^{ + 5}\] [trong HNO3], chất khử là \[\mathop S\limits^{ - 2}\] [trong H2S]

d]\[2\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2} C{l_2} + {\mathop {Cl}\limits^0 _2} \to 2\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 3} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _3}\]

Chất oxi hóa là \[{\mathop {Cl}\limits^0 _2}\] , chất khử là \[\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2}\] [trong FeCl2]

Bài 9 trang 90 sgk hoá học 10

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hoá ở mỗi phản ứng :

a] Al + Fe3O4 ⟶ Al2O3 + Fe

b] FeSO4 + KМNО4 + H2SO4 ⟶ Fe2[SO4]3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c] FeS2 + O2  ⟶ Fe2O3 + SO2          

d] KClO3 ⟶ KCl + O2

e] Cl2+ KOH \[\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\] KCl + KClO3 + H2O.

Lời giải:

Cân bằng các phương trình oxi hoá - khử sau:

a] 8Al + 3Fe3O4 ⟶ 4Al2O3 + 9Fe

\[\left. \matrix{2{\rm{A}}{l^0} - 2.3{\rm{e}} \to {\rm{2A}}{l^{ + 3}} \hfill \cr 3F{{\rm{e}}^{ + {8 \over 3}}} + 3.{8 \over 3}e \to 3F{{\rm{e}}^0} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 3} \cr} \] 

b] 10FeSO4 + 2KМNО4 + 8H2SO4 ⟶ 5Fe2[SO4]3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

\[\left. \matrix{2F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 2{\rm{e}} \to 2F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr M{n^{ + 7}} + 5{\rm{e}} \to M{n^{ + 2}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 5} \cr { \times 2} \cr} \] 

c] 4FeS2 + 11O2  ⟶ 2Fe2O3 + 8SO2↑

\[\matrix{ F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 1{\rm{e}} \to F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr

2{{\rm{S}}^{ - 1}} - 2.5{\rm{e}} \to 2{{\rm{S}}^{ + 4}} \hfill \cr} \]

\[\left. \matrix{Fe{S_2} - 11e \to F{e^{ + 3}} + 2{S^{ + 4}} \hfill \cr O_2^0 - 2.2e \to 2{O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 11} \cr} \] 

d] 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2↑

\[\left. \matrix{C{l^{ + 5}} + 6e \to Cl \hfill \cr 2{O^{ - 2}} - 2.2e \to {O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 2} \cr { \times 3} \cr} \]

e] 3Cl2 + 6KOH \[\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\]  5KCl + KClO3 + 3H2O.

\[\left. \matrix{Cl_2^0 - 10e \to 2C{l^{ + 5}} \hfill \cr Cl_2^0 + 2e \to 2C{l^{ - 1}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 1} \cr { \times 5} \cr} \]

Bài 10 trang 90 sgk hoá học 10

Có thể điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp

- Phản ứng thế

- Phản ứng trao đổi.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

LỜI GIẢI

Điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp : Mg + Cl2 —-> MgCl2

- Phản ứng thế :  Mg + CuCl2 —-> MgCl2 + Cu

- Phản ứng trao đổi : Mg[OH]2 + 2HCl —-> MgCl2 +  2H2O.

Bài 11 trang 90 sgk hoá học 10

Cho những chất sau : CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.

a] Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hoá - khử và viết phương trình phản ứng.

b] Cho biết chất oxi hoá, chất khử, sự oxi-hoá và sự khử trong những phản ứng hoá học nói trên.

LỜI GIAỈ

Những cặp chất xảy ra phản ứng oxi hoá - khử :

[1] 

[2] MnO2 + 4HCl > MnCl2 + Cl2 + 2H2O

b] Trong phản ứng [1] :

- Nguyên tử hiđro nhường electron là chất khử, sự nhường electron của H2 được gọi là sự oxi hoá nguyên tử hiđro.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Trong phản ứng [2] :

-  Ion Clo nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của Cl được gọi là sự oxi hoá ion clo.

-  Ion Mn nhận electron là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion Mn được gọi là sự khử ion Mn.

Bài 12 trang 90 sgk hoá học 10

Hòa tan 1,39g muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1 M. Tính thể tích dung dịch KMnO4, tham gia phản ứng.

Lời giải:

\[ n_{FeSO_{4}.7H_{2}O}\] = \[ \frac{1,337}{278}\] = 0,005 mol = \[ n_{FeSO_{4}}\]

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  → 5Fe2[SO4]3 + K2SO4 + 2MnSO4 +  8H2O

10 mol      2 mol

0,005mol  → 0,001 mol

\[ V_{dd KMnO_{4}}\] = \[ \frac{0,001}{0,1}\] = 0,01 lít.

Giaibaitap.me

Page 25

Bài 1 trang 96 sgk Hóa học 10

Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ?

A. Fe               B. Zn                     C. Cu              D.Ag 

Hướng dẫn giải:

-          Kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng và với khi clo cho cùng loại muối clorua kim loại.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + Cl2  \[\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\] ZnCl2

-          Kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí clo cho hai loại muối clorua khác nhau là FeCl2 và FeCl3.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

2Fe + 3Cl2 \[\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}\] 2FeCl3

Ag, Cu không tác dụng với dung dịch HCl

Bài 2 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen [F, Cl, Br, I]?

A. Nguyên tử có khả năng thu thêm 1e.

B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidro.

C. Có số oxi hóa -1 trong mọi trường hợp.

D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Bài 3 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các đơn chất halogen [F2, Cl2, Br2, I2]?

A. Ở điều kiện thường là các chất khí.

B. Có tính oxi hóa mạnh .

C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Tác dụng mạnh với nước.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Bài 4 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:

a]      Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.

b]      Tính chất vật lí

c]       Tính chất hóa học.

Hướng dẫn giải:

a]      Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.

-          Giống nhau

+ Sô e ngoài cùng có 7 e. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.

+ Phân tử 2 nguyên tử, liên kết cộng hóa trị không cực.

+ Cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 np5

-          Khác nhau:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.

+ Số lớp e tăng dần từ flo đến iot.

+ Lớp ngoài cùng của nguyên tố flo là lớp thứ 2 nên không cvaó phân lớp d. Nguyên tử clo, brom  và iot có phân lớp d còn trống.

+ Ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có 3,5 hoặc 7 e độc thân.

+ Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

b]      Tính chất vật lí

Trong nhóm halogen, tính chất vật lí biến đổi có quy luật:

Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, …

Từ flo đến iot ta nhận thấy

-          Trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể khí.

-          Màu sắc: đậm dần.

-          Nhiệt độ nóng chảy, và nhiệt độ sôi: tăng dần.

-          Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

c]       Tính chất hóa học.

Giống nhau:

-          Vì lớp e lớp ngoài cùng có cấu tao tương tự nhau nên các halogen rất giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.

-          Halogen có ái lực với e lớn. Nguyên tử halogen X với 7 e lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 e để trở thành ion âm

X + 1e → X-

-                     Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối halogenua.

Khác nhau:

-                     Khả năng oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot

-                     Phản ứng với kim loại , với hidro, với nước của các halogen cũng có khác nhau.

-                     Flo không thể hiện tính khử không có số oxi hóa dương , còn các halogen khác có tính khử và tính khử tăng dần từ flo đến iot.

Bài 5 trang 96 sgk Hóa học 10

Hãy cho biết quy luật sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của các nguyên tố halogen?

Hướng dẫn giải:

 Quy luật sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của các nguyên tố halogen:

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.

- Màu sắc đậm dần.

- Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

Bài 6 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen và giải thích chiều biến đổi tính chất hóa học cơ bản đó.

Hướng dẫn giải:

Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh, các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ thu thêm 1 electron, tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot. Sở dĩ tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.

- Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot

- Từ flo qua clo đến brom và iot, lớp electron ngoài cùng càng xa hạt nhân hơn, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân với electron ngoài cùng càng yếu hơn, làm cho khả năng nhận electron của halogen giảm dần.

Bài 7 trang 96 sgk Hóa học lớp 10

Giải thích vì sao các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên?

Hướng dẫn giải:

Các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên do nguyên tử của các nguyên tố này hoạt động hóa học rất mạnh.

Bài 8 trang 96 sgk Hóa học 10

Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên.

Hướng dẫn giải:

a]      Pt hóa học của phản ứng: Gọi X là kí hiệu nguyên tử khối của halogen:

2Al + 3 X2   →  2AlX3

          6X g         [54+ 6X] g 

             a g            17,8 g

=> a= \[\frac{17,8. 6X}{54 + 6X}\]  [1]

Mg + X2  →  MgX2

          2X g          [24 +2X] g

           a g              19g

=> a = \[\frac{19 + 2X}{24 + 2X}\]    [2]

Cho [1] =  [2] . Giải rút ra X = 35,5 [Cl]

b]       \[m_{Cl_{2}}\] = 14,2g

Giaibaitap.me

Page 26

  • Giải bài 11, 12, 13, 14 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 110 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 163, 164 SGK...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 162 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 157 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 154 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 146 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 140 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3 trang 136 SGK Sinh học 10 Nâng...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 133 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Sinh học 10...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 126 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 10...

Video liên quan

Chủ Đề