Giải thích thông số máy biến áp

Tương tự như các loại thiết bị điện khác thì máy ổn ápcũng có các thông số kỹ thuật mà người dùng cần phải hiểu rõ ý nghĩa của chúng để có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Điện máy XANH sẽ giúp bạn hiểu hơn máy ổn áp với những thông tin chi tiết được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

1Số pha

Hiện nay, máy ổn áp được phân loại theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng gồm:

  • Ổn áp 1 pha [110V - 220V]:dùng cho các thiết bị gia dụng gia đình hoặc văn phòng.
  • Ổn áp 3 pha [200V - 220V - 380V]:dành cho các nhà xưởng sử dụng thiết bị điện công nghiệp.

2Công suất

Công suất máy ổn áp được in trên mặt trước của máy hoặc hiển thị tại tem nhãn với kí hiệu là KVA. Đây là kí hiệu dành cho công suất danh định của máy ổn áp và công suất thực tế khi hoạt động sẽ được tính theo đơn vị Watt [W]. Công thức quy đổi giữa 2 đại lượng này là 1 KVA = 800W.

Khi chọn mua máy ổn áp, bạn cần lựa chọn công suất ổn áp dựa trêntổng công suất của các thiết bị điện dự định sử dụng ổn áp. Việc tính toán trước khi chọn mua ổn áp sẽ giúp tránh được tình trạng quá tải gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

[infoLưu ý: Để đảm bảo an toàn và độ bền cho máy, người dùng nên chọn ổn áp có công suất cao hơn tổng tải của các thiết bị khoảng 50% trở lên.[/info]

3Điện áp đầu vào [Input]

Điện áp đầu vào hay dải làm việc ổn áp là dải điện mà ổn áp có thể tiếp nhận ở đầu vào để chuyển thành điện áp phù hợp tại đầu ra. Một số dải điện áp thường gặp như 140V - 250V, 90V - 250V, 60V - 250V,... Thông số này được hiểu rằng khi dòng điện đầu vào có điện áp dao động trong trong các dải điện áp này sẽ được ổn định về điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng.

Ví dụ: Dòng điện đầu vào có điện áp 60V, 90V, 150V, 160V hay 250V thuộc dải điện áp 90V - 250V thì ổn áp đều chuyển thành điện áp đầu ra là 110V - 220V tuỳ nhu cầu sử dụng với loại ổn áp 1 pha.

4Điện áp đầu ra [Output]

Hiện nay, các máy ổn áp 1 pha đều có 2 loại điện áp đầu ra là 110V - 220V, ổn áp 3 pha thì điện áp đầu ra là 200V - 220V - 380V đây là điện áp của dòng điện sau khi đi qua ổn áp. Để lựa chọn đúng điện áp đầu ra của ổn áp khi sử dụng, người dùng có thể tham khảo điện áp của thiết bị trên tem nhãn đính kèm sản phẩm.

Điện áp tiêu chuẩn của các thiết bị điện gia dụng được sản xuất tại Việt Nam là 220V còn các thiết bị được sản xuất tại Nhật Bản, Mỹ,... thường có điện áp 110V.

5Tần số

Tần số được kí hiệu 50/60 Hz đại diện cho tần số của dòng điện là 50 Hz hoặc 60 Hz, thông số này hầu như giống nhau trên các loại máy ổn áp. Đối với lưới điện tại Việt Nam thì tần số này sẽ là 50 Hz, có sai số nhưng không đáng kể.

6Thời gian đáp ứng

Trong quá trình hoạt động, khi có sự thay đổi tăng, giảm điện áp đầu vào thì bộ phận chổi than bên trong ổn áp cần có khoảng thời gian di chuyển đến vị trí thích hợp để cho ra đúng điện áp đầu ra. Ví dụ: Khi điện áp đầu vào thay đổi từ 150V lên 170V thì sẽ mất khoảng thời gian đáp ứng là 1-2s để đạt được điện áp đầu ra 220V.

7Điện trở cách điện

Điện trở cách điện giữa các cuộn dây và vỏ máy ở mỗi ổn áp sẽ có thông số kiểm tra điện trở cách điện khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo >2 MΩ ở trạng thái nguội để đảm bảo người dùng không bị điện giật khi chạm vào máy.

Trong một số trường hợp, bút thử điện vẫn sáng đèn khi chạm vào vỏ ổn áp nhưng đây chỉ là hiện tượng ảnh hưởng của từ trường phát ra từ bên trong của máy.

8Độ bền điện giữa các cuộn dây và vỏ

Độ bền điện giữa các cuộn dây và vỏ ổn áp hay lớp men cách điện được kiểm tra thông qua việc thực hiện phóng điện cao áp trong 1 thời gian nhất định khoảng 1 phút và chỉ khi không có hiện tượng phóng điện hoặc đánh thủng thì ổn áp mới được đảm bảo an toàn điện.

9Hiệu suất hoạt động

Hiệu suất hoạt động của máy ổn áp thể hiện khả năng đáp ứng tối đa công suất trong thực tế so với công suất danh định của máy và thông số này sẽ khác nhau trên mỗi loại máy ổn áp.

Khi điện áp đầu vào của ổn áp bé hơn hoặc lớn hơn điện điện áp danh định sẽ khiến cho máy tiêu tốn thêm năng lượng để đảm bảo điện áp đầu ra. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của ổn áp do tổn hao nhiệt.

Mời bạn tham khảo các loại máy ổn áp đang kinh doanh tại Điện Máy XANH:

Trên đây những thông số chi tiết của máy ổn áp Điện máy XANH chia sẻ đến bạn, hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có thêm thắc mắc khác về máy ổn áp thì hãy bình luận ngay phía bên dưới để được nhân viên tư vấn nhanh nhất nhé!

Điện áp định mức máy biến áp gồm điện áp định mức sơ cấp [ký hiệu U1đm] và điện áp định mức thứ cấp [ký hiệu U2đm]. Các giá trị điện áp định mức là giá trị điện áp dây và thông thường bằng giá trị điện áp danh định do Nhà nước quy định.

Công suất định mức máy biến áp

Công suất định mức máy biến áp hay còn gọi là dung lượng của máy biến áp được tính bằng công suất toàn phần kVA, ký hiệu Sđm. Công suất định mức của máy biến áp không tính bằng kW vì nó là thiết bị truyền tải để cung cấp công suất toàn phần cho hộ tiêu thụ bao gồm kW và kVar.

Công suất các máy biến áp thường được chế tạo theo thang chuẩn của Nhà nước gọi là gam công suất như sau:

  • Loại nhỏ: 50, 75, 100, 160, 180, 250, 560, 630, 750, 800 kVA
  • Loại trung bình: 1000, 1250, 2500, 6300 kVA,….
  • Loại lớn: 16, 25, 63,125, 150, 250, 450 MVA

Một vấn đề nữa cần lưu ý: cùng một công suất và cùng điện áp nhưng máy biến áp của hãng này khác với máy biến áp của hãng kia về trọng lượng, kích thước, giá thành,… Nguyên nhân là do chất lượng thép dẫn từ mà hãng đó sử dụng khác nhau. Nếu thép từ loại tốt thì máy có kích thước nhỏ và thường đắt tiền, nếu thép từ kém thì máy có trọng lượng lớn và bù lại rẻ tiền. Dây đồng quấn trong máy thì chất lượng các hãng đều như nhau.

Tỉ số máy biến áp

Tỉ số máy biến áp là tỉ số giữa điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp. Tỉ số biến áp theo định nghĩa là tỉ số giữa số vòng dây sơ cấp w1 và số vòng dây thứ cấp.

Dải điều chỉnh điện áp

Điện áp phía tiêu thụ điện U2=kU1, trong đó k là hằng số. Nếu U1 thay đổi lớn thì U2 cũng thay đổi theo trong khi người ta mong muốn U2 giữ ổn định để cấp cho phụ tải. Như vậy đặt ra vấn đề phải điều chỉnh được điện áp. Để làm được việc này, phía cao áp người ta bố trí nhiều đầu dây gọi là nấc phân áp. Khi điện áp sơ cấp thay đổi người ta điều chỉnh nấc phân áp về vị trí điện áp tương ứng, dẫn đến kết quả là điện áp U2 được giữ ổn định.

Với các máy biến áp cấp điện cho khu dân cư, núm vặn chọn nấc phân áp được đặt trên nắp máy biến áp và phải thao tác bằng tay. Phạm vi điều chỉnh thường có 5 nấc, mỗi nấc 2,5% U1đm.

Với các máy biến áp >=110kV trở lên việc điều chỉnh nấc phân áp hoàn toàn tự động và số nấc phân áp rất lớn, mỗi nấc khoảng 1,78%U1đm.

Tổn hao công suất trong máy biến áp

Khi vận hành máy biến áp luôn có tổn hao công suất trong lõi thép do dòng điện xoáy và tổn hao công suất trong dây quấn do điện trở. Các tổn hao này thường biến thành dạng nhiệt gây lãng phí và giảm hiệu suất máy biến áp. Hơn nữa khi bán điện, ngành điện chỉ đo đếm ở phía sau máy biến áp nên phần tổn hao trong máy biến áp do ngành điện phải chi trả. Do đó khi đầu tư xây dựng các máy biến áp, ngành điện của các địa phương thường quy định rất chặt chẽ thông số này.

Tính chọn máy biến áp

Chọn máy biến áp cho công trình phải căn cứ vào các thông số và điều kiện sau:

– Điện áp sơ cấp phải phù hợp với lưới điện cao áp ở địa phương. Ví dụ lưới điện thành phố thường dùng cấp 22 kV, lưới điện nông thôn thường dùng 35 kV.

– Điện áp thứ cấp phải phù hợp với hộ tiêu thụ. Thông thường phụ tải điện khu dân cư và tiêu dùng sinh hoạt có điện áp 380V [nếu dùng 3 pha] hoặc 220V [nếu dùng 1 pha], do đó cấp điện áp thứ cấp chọn 380V. Một số phụ tải công nghiệp nặng như xi măng, khai khoáng dùng điện ở cấp 6kV khi đó thứ cấp máy biến áp phải chọn là 6kV.

– Dung lượng máy biến áp phải chọn loại máy có gam công suất lớn hơn gần nhất so với phụ tải tính toán.

– Tổ dấu dây của máy biến áp: thường chọn loại ∆/Y-11 hoặc Y/Y-0. Với cùng một công trình có dùng nhiều máy biến áp thì các máy biến áp phải chọn cùng tổ đấu dây.

– Điều kiện lắp đặt: Nếu lắp đặt máy biến áp trên cột bê tông ly tâm thì sức chịu tải của thanh đà ngang chỉ đỡ được máy biến áp

Chủ Đề