Giải thích từ chén đồng tấm son

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Mỗi người giải 1 câu cx đc mình đang cần gấp. thx các bạn ^^

Phần II. (3điểm)

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”- “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Câu 1: Giải nghĩa các từ ngữ: “chén đồng”, “tấm son”, “quạt nồng ấp lạnh”

Câu 2: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. Có ý kiến cho rằng: “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 3. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay.Phần II. (3điểm)

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(Trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”- “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Câu 1: Giải nghĩa các từ ngữ: “chén đồng”, “tấm son”, “quạt nồng ấp lạnh”

Câu 2: Đoạn thơ trên đã diễn tả nỗi nhớ thương của Kiều với Kim Trọng và cha mẹ. Có ý kiến cho rằng: “Nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Câu 3. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay.

Các câu hỏi tương tự

Câu 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) a. Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? c. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót” d. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên.

Câu 2

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để diễn tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) a. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? b. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này. c. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

Giải thích từ chén đồng tấm son

Giải thích từ chén đồng tấm son
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Giải thích từ chén đồng tấm son
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong " Truyện Kiều " có câu :
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng a) Hãy chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo và giải thích nghĩa của của các từ và cụm từ: chén đồng, tấm son, quạt nồng ấp lạnh ? b) Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí ko? tại sao? c) Viết khoảng 10 câu nói tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành 1 đoạn văn theo cách lập luận T-P-H. Trong đoạn có sử dụng 1 phép nối- gạch chân và đánh số câu.

Mn ơi giúp tớ càng nhanh càng tốt nhé

Last edited: 10 Tháng năm 2018

Giải thích từ chén đồng tấm son

bạn tham khảo nhé a/ -chén đồng là chén đồng lòng -tấm son ---->ẩn dụ cho nỗi nhớ thương sự thủy chung son sắt của nàng với KT ko bt bao giờ nguôi, cũng có thể hiểu tấm lòng thanh sạch của nàng đã bị vùi dập hoen ố -quạt nồng ấp lạnh ----->lòng hiếu thảo của Kiều b/ của Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Giải thích từ chén đồng tấm son

1. Trong " Truyện Kiều " có câu :
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng a) Hãy chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo và giải thích nghĩa của của các từ và cụm từ: chén đồng, tấm son, quạt nồng ấp lạnh ? b) Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí ko? tại sao? c) Viết khoảng 10 câu nói tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành 1 đoạn văn theo cách lập luận T-P-H. Trong đoạn có sử dụng 1 phép nối- gạch chân và đánh số câu.

Mn ơi giúp tớ càng nhanh càng tốt nhé

b. Đoạn thơ diễn tả tình cảm của Thúy Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ. Nguyễn Du để cho Kiều nhớ Kim Trọng trước, mới đầu ta tưởng chừng như đây là một sự bất hợp lí, bởi con cái phải nhớ về cha mẹ, đằng này Kiều lại nhớ về người yêu trước. Nhưng chúng ta hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của Kiều. Đối với Kiều, việc nàng chấp nhận hi sinh bán mình chuộc cha "Làm con trước phải đền ơn sinh thành", đã một mất mát lớn đối với Kiều. Sự việc ấy cho thấy Kiều đã báo hiếu phần nào cho cha mẹ, cho nên lòng cũng thấy nhẹ nhõm hơn. Còn chàng Kim, ngay cả lời chia biệt với chàng cũng không có. Kiều luôn tâm niệm rằng mình là kẻ phụ tình, luôn cảm thấy day dứt, dằn vặt "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Do đó, việc nàng nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn hợp lí. Qua đó cho thấy tấm lòng thủy chung của Kiều và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.

P/s: có gì sai sót mong bạn thông cảm

Giải thích từ chén đồng tấm son

Giải thích từ chén đồng tấm son

c. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ “tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, “rày trông mai chờ” uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi “bên trời góc bể” , bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng. Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ của mình: Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa” chỉ nỗi nhớ mong cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng, “tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, cùng với điển tích “Sân Lai”, “Gốc tử” đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình. Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất. Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.

Giải thích từ chén đồng tấm son

"Người dưới nguyệt chén đồng: Thúy Kiều trong đoạn thơ trên. người tựa cửa hôm mai: Kim Trọng

Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ "tưởng"; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ "xót".

Giải thích từ chén đồng tấm son

1. Trong " Truyện Kiều " có câu :
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng a) Hãy chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo và giải thích nghĩa của của các từ và cụm từ: chén đồng, tấm son, quạt nồng ấp lạnh ? b) Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí ko? tại sao? c) Viết khoảng 10 câu nói tiếp câu mở đoạn sau để hoàn thành 1 đoạn văn theo cách lập luận T-P-H. Trong đoạn có sử dụng 1 phép nối- gạch chân và đánh số câu.

Mn ơi giúp tớ càng nhanh càng tốt nhé

a) * Chép thơ : Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm * Giải nghĩa
  • Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng dạ ( đồng tâm ) với nhau
  • Tấm son : Tấm lòng son . Chỉ tấm lòng chung thủy , gắn bó
  • Quạt nồng ấp lạnh : mùa hè trời nóng nực , quạt mát cho cha mẹ ngủ. Mùa đông lạnh thì vào ủ ấm giường để khi cha mẹ vào ngủ chỗ đã ấm sắn. Ý là sự lo lắng không ai phụng dưỡng,chăm sóc cha mẹ
b) *Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của Kiều với Trọng và cha mẹ. *Nghe trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó không hề hợp lí . Vì Kiều là đứa con có hiếu nhưng lại nhớ đến người yêu trước mà không nhớ đến cha mẹ trước . Nhưng thật ra không phải là vậy. Kiều bán mình chuộc cha đã là mất mát lớn đối với cô . Lúc đó Trọng lại đi về tang chú , hai người kết duyên chưa bao lâu. Nên việc Kiều nhớ và thương trọng trước là hoàn toàn hợp lí c)

Bạn tự viết nhé! Chúc bạn học tập tốt

Reactions: hà chily

Giải thích từ chén đồng tấm son

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Hướng dẫn: -Chén đồng: chén rượu thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng dưới trăng. -Tấm son: tâm lòng thủy chung, son sắc. -Quạt nồng ấp lạnh: đây là thành ngữ, chỉ sự quan tâm cha mẹ lẻ loi, đơn côi=> lòng hiếu thảo của Kiều. -Kiều=> Kim Trọng+ cha mẹ. -Kiều nhớ đến Kim Trọng trước cha mẹ => có sự mâu thuẫn.

Trong hoàn cảnh này, theo em thì Thúy Kiều đang ở đâu, cha mẹ, Kim Trọng đang ở đâu? Hãy phân tích, làm rõ và trả lời anh nhé, chúng ta sẽ tiếp tực đi tìm hiểu sâu hơn.

b. Đoạn thơ diễn tả tình cảm của Thúy Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ. Nguyễn Du để cho Kiều nhớ Kim Trọng trước, mới đầu ta tưởng chừng như đây là một sự bất hợp lí, bởi con cái phải nhớ về cha mẹ, đằng này Kiều lại nhớ về người yêu trước. Nhưng chúng ta hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của Kiều. Đối với Kiều, việc nàng chấp nhận hi sinh bán mình chuộc cha "Làm con trước phải đền ơn sinh thành", đã một mất mát lớn đối với Kiều. Sự việc ấy cho thấy Kiều đã báo hiếu phần nào cho cha mẹ, cho nên lòng cũng thấy nhẹ nhõm hơn. Còn chàng Kim, ngay cả lời chia biệt với chàng cũng không có. Kiều luôn tâm niệm rằng mình là kẻ phụ tình, luôn cảm thấy day dứt, dằn vặt "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Do đó, việc nàng nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn hợp lí. Qua đó cho thấy tấm lòng thủy chung của Kiều và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.

P/s: có gì sai sót mong bạn thông cảm

Em đồng ý với chị, nhưng em bổ sung tiếp:
Nguyễn Du đã cho thấy tài hoa khi hướng ngòi bút vào tâm lí của nhân vật vô cùng tinh tế, thấu đáo. Kiều khi ấy mang trong mình cảm xúc trân trọng trước ngưỡng cửa của tình yêu, cũng giống như tuổi trẻ hết lòng với mối tình đầu đẹp đẽ.