Giảm cân an nhiên mua ở đâu singapore

Hai sản phẩm giảm cân được bán rộng rãi trên các trang thương mại điện tử ở Singapore vừa bị phát hiện chứa chất cấm. Cơ quan y tế Singapore đề nghị mọi người ngừng mua, ngừng sử dụng.

Nhiều người vẫn cho rằng hàng hóa mua từ nước ngoài, nhất là một nước phát triển như Singapore, thì yên tâm hoàn toàn. Không hẳn như vậy đâu!

Hai sản phẩm giảm cân được bán rộng rãi trên các trang thương mại điện tử ở Singapore mới bị phát hiện là có chứa chất độc hại. Đó là Serifa Beauty Solidmolid [thức uống sôcôla] và LKS Coffee [cà phê], đều chứa sibutramine, một chất cấm có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, có thể gây mất ngủ và ảo giác.

Cơ quan Khoa học Y tế Singapore [HSA] vừa thông báo rằng hai sản phẩm này được bán trên Shopee, Carousell của Singapore, cũng như các mạng xã hội Facebook và Instagram. Cả hai đều được giới thiệu là sản phẩm giảm cân với các thành phần tự nhiên.

Trong đó, Serifa Beauty Solidmolid được quảng cáo là “đốt cháy chất béo nhanh gấp 10 lần”, còn LKS Coffee thì có thể “đẩy nhanh quá trình đốt mỡ”, “tăng cường chuyển hóa”, giúp “đạt được hiệu quả giảm cân hoàn hảo”.

Tuy nhiên, đã có khách hàng dùng thức uống sôcôla cho biết rằng họ thấy tim đập nhanh hơn, còn một số người dùng cà phê thì thấy bị giảm cân đột ngột và ăn không ngon.

Các xét nghiệm của HSA cho thấy cả hai sản phẩm này đều có hàm lượng sibutramine cao. Bởi vậy, các nhà chức trách đã cảnh báo đến những bên bán hàng và yêu cầu các trang thương mại điện tử xóa sản phẩm.

HSA đề nghị những người đã mua các sản phẩm này cần ngừng dùng ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy khó chịu. Các bên bán hàng cũng phải ngừng bán ngay, nếu không sẽ bị phạt lên tới 10.000 đôla Sing [gần 170 triệu đồng] hoặc phạt tù lên tới 2 năm, hoặc cả hai.

Đây không phải là lần đầu tiên các sản phẩm ở Singapore bị phát hiện có chứa sibutramine. Bạn thấy đấy, không phải sản phẩm nào của nước ngoài cũng đảm bảo là tốt. Nhiều khi chính những người bán hàng hoặc trung gian đặt hàng từ nước ngoài về theo kiểu “xách tay” cũng không biết rõ, nên bản thân bạn hãy là một người tiêu dùng thông thái và tìm hiểu kỹ, tránh mất cả tiền lẫn sức khỏe nhé.

THỤC HÂN

[Theo The Straits Times Singapore]

Nguồn tham khảo:

  • Nguồn: //svvn.tienphong.vn/svvn-song-tre/do-uong-ca-phe-giam-can-thanh-phan-tu-nhien-ban-o-singapore-co-chua-chat-cam-1681074.tpo[Ngày truy cập: 02-07-2020 13:00]

Page 2

Nếu bạn là người thích uống cà phê, bạn có thể có thói quen uống cà phê buổi sáng. Uống một tách cà phê ngon là cách phổ biến [và thỏa mãn] để bắt đầu ngày mới.

Nhưng ngay cả khi bạn là một người yêu thích cà phê, bạn có thể không biết một số sự thật thú vị về cà phê.

1. Nhận được nhiều caffeine hơn từ cà phê nhỏ giọt so với cà phê espresso

Bạn có thể nghĩ rằng vì cà phê espresso quá đậm đặc nên bạn sẽ nhận được nhiều caffeine hơn từ cà phê nhỏ giọt thông thường.

Nhưng bạn không chính xác! Một tách cà phê espresso có khoảng 100 miligram caffein, trong khi một tách cà phê nhỏ giọt có khoảng 128 miligram caffein, theo Eat This, Not That!

2. Cà phê rang nhẹ có nhiều caffeine hơn cà phê rang đậm

Bạn có thể nghĩ rằng cà phê rang đậm, đắng chứa nhiều caffein nhất, nhưng sự thật thì ngược lại. Cà phê rang nhẹ có nhiều caffeine hơn vì nó được rang trong thời gian ngắn hơn.

3. Cà phê chứa đầy chất chống ô xy hóa

Nếu cha mẹ yêu thích cà phê của bạn nói rằng cà phê tốt cho bạn, họ không sai [trừ phi bạn nạp vào cơ thể nhiều đường]. Chất chống ô xy hóa mạnh mẽ của cà phê có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bệnh tật.

Kelli McGrane, thạc sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đã từng nói với Eat This, Not That!: "Cà phê đặc biệt giàu chất chống ô xy hóa gọi là a xít chlorogenic, có liên quan đến việc giúp giảm lượng cholesterol, chất béo trung tính và lượng đường trong máu", theo Eat This, Not That!

4. Caffeine chiết xuất từ cà phê decaf được bán cho các nhà sản xuất nước ngọt

Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với caffeine được lấy ra từ hỗn hợp cà phê decaf? Hóa ra, nó có nhu cầu cao. Caffeine đó được bán cho các công ty sản xuất nước ngọt cũng như dược phẩm, theo một bài báo năm 2008 trên Wall Street Journal.

5. Kỷ lục thế giới về uống 1 tách cà phê nhanh nhất

Nhiều người trong chúng ta nhấm nháp từng ngụm cà phê sáng. Nhưng nếu bạn muốn lập kỷ lục thế giới, bạn sẽ khó có thể nếm thử thứ đó. Andre Ortolf của Đức đã lập kỷ lục vào năm 2019, uống một ly cà phê chỉ trong 4,35 giây.

6. Ô tô chạy bằng cà phê

Vâng thật đấy! Cái gọi là "Car-puccino" là một chiếc Volkswagen Scirocco năm 1988 được sửa đổi để chạy bằng bã cà phê còn sót lại. Ít nhất nó thân thiện với môi trường!

7. Loại cà phê đắt nhất thế giới: 600 USD/pound

Bạn đã từng uống thử kopi luwak chưa? Nó còn được gọi một cách thông tục là "cà phê [phân] chồn”. Bạn có tin hay không thì tùy, loại cà phê này có nguồn gốc từ những hạt cà phê đã được một loại chồn tiêu hóa trước đó và thải ra.

8. Webcam đầu tiên trên thế giới được tạo ra để xem cà phê

Việc phát minh ra webcam như thế nào? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge đã thiết lập một webcam để quan sát bình cà phê trong phòng máy tính của họ để họ không đi bộ đến khu vực nghỉ chỉ để tìm một chiếc bình rỗng. Rốt cuộc, sự cần thiết là mẹ đẻ của phát minh.

9. Cà phê được phát hiện nhờ dê

Theo truyền thuyết kể lại, một người chăn dê ở Ethiopia nhận thấy những con dê của anh ta hăng hái hơn sau khi ăn một loại quả nhất định. Người chăn dê đã mang phát hiện của mình đến một tu viện, và sau đó, mọi người bắt đầu sử dụng cây này để làm thức uống.

10. Người Mỹ tiêu nhiều tiền cho cà phê mỗi năm

Một nghiên cứu của Amerisleep từ những người được hỏi cho thấy phụ nữ chi trung bình 2.327 USD cho cà phê mỗi năm, trong khi nam giới chi trung bình 1.934 USD. Nghiên cứu khác cho thấy người Mỹ chi cho cà phê trung bình ở mức 1.100 USD một năm. Dù bằng cách nào thì đó cũng là một lượng tiền mặt không nhỏ.

11. Starbucks được thành lập bởi 2 giáo viên và 1 nhà văn

Bạn có thể nghĩ rằng Starbucks được thành lập bởi các doanh nhân, nhưng những người sáng lập của nó là hai giáo viên và một nhà văn, theo Thrillist. Nhưng, thực sự, ai cần cà phê hơn giáo viên và nhà văn?

12. Cà phê Dalgona ra đời vào đầu đại dịch Covid-19

Cà phê Dalgona là một xu hướng lớn vào đầu đại dịch Covid-19. Nhưng làm thế nào để cà phê hòa tan biến thành một thức uống sủi bọt? Tất cả đều liên quan đến tỷ lệ của các thành phần.

Nó là một loại đồ uống được làm bằng cách đánh bông gồm cà phê hòa tan, đường và nước nóng cho đến khi nó trở thành hỗn hợp mịn như kem rồi thêm vào nó sữa lạnh hoặc sữa nóng, theo Eat This, Not That!

Nguồn tham khảo:

  • Nguồn: //thanhnien.vn/suc-khoe/12-su-that-thu-vi-ve-ca-phe-co-the-ban-chua-biet-1331597.html[Ngày truy cập: 24-01-2021 08:00]

BNEWS Cơ quan Khoa học y tế [HSA] Singapore đã ban bố cảnh báo về việc mua bán và sử dụng 3 loại thuốc giảm cân chứa hoạt chất cấm, gây tổn hại tới sức khoẻ của người tiêu dùng.

Cơ quan Khoa học y tế [HSA] Singapore đã ban bố cảnh báo về việc mua bán và sử dụng 3 loại thuốc giảm cân nhãn hiệu Clinic K, RO Slim Booster và Rozell Detox vì chứa hoạt chất cấm, gây tổn hại tới sức khoẻ của người tiêu dùng. 

Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn thông báo ngày 22/6 của HSA cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy các sản phẩm Clinic K và RO Slim Booster có chứa Sibutramine - hoạt chất được sử dụng trong trị bệnh trầm cảm, trong khi sản phẩm Rozell Detox có chứa một lượng lớn laxative sennoside - hoạt chất giúp nhuận tràng.

Hoạt chất Sibutramine từng được kê đơn thuốc giúp giảm cân, nhưng sau đó đã bị cấm tại Singapore từ năm 2010 do  làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Lượng hoạt chất này trong hai sản phẩm nói trên cao gấp đôi so với quy định trong các hướng dẫn trước sử dụng trước đây.

HSA đã thông báo cho Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế [Interpol] và các đối tác Hàn Quốc về sản phẩm Clinic K. Nhà chức trách cũng đang hợp tác với các đối tác Malaysia để điều tra các sản phẩm mang nhãn hiệu Rozell Detox và RO Slim Booster. HSA khuyến cáo người tiêu dùng nên ngừng sử dụng các sản phẩm này ngay lập tức và tới thăm khám tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện bất thường.

Tại Singapore, 3 sản phẩm nói trên đang được rao bán tại các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Carousell, Qoo10 và Facebook. HSA đang làm việc với các nhà điều hành để gỡ bỏ các sản phẩm này.

Theo quy định của Singapore, những người kinh doanh sản phẩm có chứa chất cấm, chất độc hại có thể bị kết án tù lên tới 2 năm và/hoặc bị phạt tới 10.000 dollar Singapore [7.162 USD]./.

Video liên quan

Chủ Đề