Giáo án hướng dẫn trẻ chơi ở nơi an toàn năm 2024

Việc dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm là một trong những kỹ năng sống cơ bản mà các bậc phụ huynh nên truyền đạt cho con cái của mình ở mọi lứa tuổi. Làm sao để giúp con nhận biết và tự giác nhận ra những mối nguy? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

Tại sao cần thiết dạy trẻ nhận biết và tránh xa những nơi nguy hiểm từ sớm?

Việc dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm từ sớm là điều cần thiết cho trẻ bởi nhiều lý do:

  • Con trẻ đang ở tuổi tò mò, thiếu hiểu biết, không có nhiều kỹ năng cho nên các con dễ sa vào những nơi nguy hiểm. Các con chưa thể nhận thức được nơi đó là an toàn hay nguy hiểm mà phòng tránh.
  • Bố mẹ không thể luôn giám sát ở bên cạnh con 24/24. Vì vậy việc dạy trẻ kỹ năng này rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho con, giúp con tự bảo vệ bản thân của mình.
  • Trẻ có thể được bạn bè rủ rê đi đến nơi này nơi kia, với nhận thức non nớt của trẻ các con chỉ cảm thấy vui chứ hoàn toàn không biết thực sự nó có đem lại nguy hiểm hay không.
  • Ba mẹ trang bị kỹ năng cho con là để con tự bảo vệ chính bản thân mình cũng như có kiến thức, hiểu biết để cảnh báo, giúp đỡ người khác khi họ có ý định đi đến những nơi nguy hiểm.
  • Ngoài ra khi trẻ được học kỹ năng nhận biết và tránh những nơi nguy hiểm, chính là đang luyện kỹ năng đánh giá, phân tích tình hình và ra quyết định cho con. Giúp con trở nên nhạy bén hơn trong mọi tình huống, hoàn cảnh trong cuộc sống.
    Ba mẹ nên dạy trẻ nhận biết và phòng tránh những nơi nguy hiểm từ sớm

Kỹ năng sống không chơi ở nơi nguy hiểm trong nhà [nhà ở và trường học]

Trong nhà bếp

Nhà bếp là nơi chứa rất nhiều vật dụng nguy hiểm sắc nhọn, đồ dễ cháy nổ. Khi con trẻ ở nhà điều đầu tiên ba mẹ cần dạy con là không chơi ở trong nhà bếp. Bố mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng sống an toàn khi ở nhà như tránh xa những đồ vật dao kéo, bếp gas, bình ga,… hướng dẫn trẻ nên chơi ở trong khu vực phòng khách.

Nhà bếp là khu vực rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ

Nhà vệ sinh

Trẻ con thường có tính tò mò, năng động nên chúng có thể chạy và nghịch ngợm mọi ngóc ngách trong nhà. Điều ba mẹ cần lưu ý là phải khóa cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng. Ba mẹ chia sẻ cho con biết rằng nếu con đi vệ sinh phải có bố mẹ theo cùng hoặc con phải rất cẩn thận với bồn vệ sinh. Nhiều trường hợp trẻ em bị ngã vào bồn vệ sinh, nhà tắm trơn nên trẻ cũng dễ bị ngã. Tốt nhất nếu trẻ còn nhỏ, ba mẹ nên sắm cho con dụng cụ vệ sinh riêng biệt và rèn bé đi vệ sinh đúng cách.

Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh cẩn thận hoặc ba mẹ sắm đồ vệ sinh riêng cho con

Lan can, cửa sổ

Ba mẹ cần dạy trẻ không chơi ở lan can, cửa sổ là một điều rất quan trọng để đảm bảo an toàn và tránh nguy hiểm cho trẻ em. Đây là những vị trí có nguy cơ gây nguy hiểm cao cho các con, bởi vì nếu trẻ chơi ở đó và không có sự giám sát của người lớn, bé có thể rơi xuống từ độ cao gây chấn thương, thậm chí có thể gây tử vong.

Ba mẹ hãy nhắc nhở, giải thích cho con về độ nguy hiểm của việc chơi gần lan can; cửa sổ. Ba mẹ nên sử dụng các phụ kiện an toàn như cửa sổ lưới che, cửa sổ chắn gió để đảm bảo an toàn cho trẻ. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị rơi từ chung cư do ra ngoài ban công, lan can, cửa sổ; đây cũng chính là lời cảnh tỉnh cho phụ huynh nên để ý đến con kỹ càng hơn.

Lan can là một trong rất nhiều vị trí đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ

Khu vực điện và ổ cắm điện

Khu vực điện và ổ cắm điện là nơi tiềm ẩn nguy hiểm về điện, có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho trẻ nếu không được ba mẹ giám sát cẩn thận. Ba mẹ cần nói cho con biết rằng các thiết bị điện có thể làm cho mình bị thương nghiêm trọng và có thể gây chết người nếu không được sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó ba mẹ phòng tránh bằng cách giữ các thiết bị điện trong nhà như ổ cắm và dây điện được sắp xếp gọn gàng, được che chắn để tránh trẻ va vào và tiếp xúc trực tiếp với chúng.

Xem thêm: Dạy trẻ phòng tránh điện giật với 10+ kỹ năng “vàng” sau đây!

Cầu thang

Cầu thang là một nơi tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ có thể bị trượt, té và gây chấn thương nghiêm trọng. Vì vậy, ba mẹ cần phải giám sát chặt chẽ khi con ở gần cầu thang và giáo dục con không được chơi ở khu vực này. Ba mẹ cần giảng dạy cho trẻ hiểu chơi ở cầu thang rất dễ bị ngã và gây ra chấn thương.

Và cần phòng tránh bằng việc lắp các tấm chắn ở lối lên cầu thang; ba mẹ đảm bảo rằng cầu thang trong nhà được bảo trì và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. Các bậc cầu thang nên được làm bằng vật liệu chống trượt và các bậc cầu thang có khoảng cách đều nhau.

Trẻ nhỏ rất dễ bị trượt, ngã ở cầu thang

Chuồng chó

Thói quen của nhiều phụ huynh là để con nhỏ thoải mái đùa nghịch với chó mèo lạ mà không hay biết chúng hoàn toàn có thể tấn công mà không báo trước. Vì vậy, người lớn cần phải giám sát chặt chẽ trẻ và dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm có chó hoang, chó lạ và chỉ được đến gần khi có người lớn bên cạnh và có mặt của chủ thú cưng đó.

Nếu gia đình có nuôi thú cnưg, ba mẹ cần đảm bảo rằng vệ sinh chuồng thường xuyên và giữ cho nó luôn sạch sẽ để tránh trẻ tiếp xúc với vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra ba mẹ nên giáo dục trẻ giao tiếp với chó một cách an toàn. Nếu các con phải tiếp xúc với chó, hãy dạy cho trẻ biết cách tiếp cận và chạm vào chó một cách nhẹ nhàng và đúng cách, tránh gây khó chịu cho chó.

Dạy trẻ không lại gần chuồng chó khi không có người lớn bên cạnh

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy và các kỹ năng sống PCCC

Đường giao thông

Ba mẹ nên giáo dục trẻ từ nhỏ đường giao thông là nơi di chuyển của các phương tiện, rất dễ xảy ra tai nạn bị xe đâm. Ba mẹ cần dạy trẻ an toàn khi tham gia giao thông, hướng dẫn trẻ nhận biết các tín hiệu giao thông, nhìn qua trái và qua phải trước khi bắt đầu băng qua đường.

Dạy trẻ băng qua đường giao thông an toàn và đúng cách

Lỗ cống, rãnh

Con trẻ thường có tính tò mò và thích nghịch nước; bởi vậy các địa điểm lỗ cống, rãnh thường là chỗ chơi lý tưởng của đám trẻ. Nên việc ba mẹ giáo dục con trẻ biết tính nguy hiểm khi chơi ở đây rất quan trọng. Người lớn cần phải giám sát chặt chẽ con trẻ và không để chúng một mình ở gần lỗ cống và rãnh. Hãy dạy cho các con biết cách phát hiện và tránh lỗ cống, rãnh. Giải thích cho con trẻ rằng khi thấy lỗ cống, rãnh cần tránh xa và cần báo ngay cho người lớn gần đó nếu nắp cống bị mở.

Giáo dục trẻ không lại chơi ở lỗ cống, rãnh đặc biệt khi chúng bị hở [nguồn: Dân Trí]

Hẻm, ngõ tối

Ba mẹ hãy giải thích cho trẻ rằng hẻm tối là những nơi nguy hiểm cho con có thể bị bắt cóc, chuốc thuốc,.. nơi này thường là nơi tụ tập của những người nghiện, tệ nạn xã hội và con có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Nếu có hẻm tối ở gần khu vực nhà của mình, ba mẹ phải đảm bảo rằng con mình không chơi ở gần khu vực này. Và tạo ra một khu vực chơi riêng cho trẻ và đảm bảo rằng khu vực này an toàn.Bên cạnh đó ba mẹ hãy sử dụng đèn chiếu sáng và cung cấp ánh sáng đầy đủ trong khu vực xung quanh nhà. Đảm bảo rằng khu vực xung quanh nhà được đủ ánh sáng, đặc biệt là vào ban đêm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tích cực dạy kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em cho con từ nhỏ để trẻ ý thực được các hành vi nguy hiểm và có phương án tự vệ.

Nhắc trẻ không được chơi trong hẻm tối một mình

Những nơi vắng người

Trẻ em rất tò mò và có thể dễ dàng bị lôi kéo vào các tình huống nguy hiểm nếu không có sự giám sát của người lớn. Cho nên ba mẹ cần giáo dục trẻ không nên chơi ở những nơi vắng người là một điều rất quan trọng để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro đáng tiếc. Để giúp trẻ hiểu được vấn đề này, ba mẹ có thể dựng một tình huống thực tế mà các em có thể gặp phải khi chơi ở những nơi vắng người như mất tích, bị thương, bị đe dọa bởi những người lạ hoặc các tình huống khác để trẻ có thể nâng cao kỹ năng thực tế ngay từ bây giờ.

Xem thêm: Kỹ năng sống khi bị lạc – “Bí kíp” thoát hiểm cho trẻ!

Bãi đỗ xe

Bãi đỗ xe là một nơi có nhiều xe cộ di chuyển và con trẻ rất dễ bị tai nạn nếu không có sự giám sát của người lớn. Đầu tiên ba mẹ cần khuyến khích trẻ chơi ở những nơi an toàn và hướng dẫn các con đi đúng lối để tránh tai nạn khi phải đi qua bãi đỗ xe. Dặn trẻ không được tự ý ra ngoài bãi đỗ xe chơi khi không có ba mẹ bên cạnh. Cũng như dạy trẻ nhận biết tín hiệu của các phương tiện đang di chuyển.

Khu vực xây dựng, công trường, sửa chữa

Chắc hẳn ba mẹ đều nhớ đến vụ bé Hạo Nam rơi xuống cọc sâu 35m ở Đồng Tháp và có rất nhiều trường hợp khác. Vì vậy, ba mẹ cần mạnh tay giáo dục trẻ không được đi chơi vào khu vực xây dựng, công trình, sửa chữa. Ba mẹ có thể đưa những trường hợp thực tế như thế này cho bé đọc để cảnh tỉnh và nên tạo một khu vui chơi an toàn cho con ở nhà; giám sát con để trẻ không tự ý đi ra ngoài

Dạy trẻ không được đi vào khu vực xây dựng, công trường, sửa chữa

Trạm điện, cột điện lưới, điện cao thế

Đã có những trường hợp trẻ thả diều gần cột điện lưới, điện cao thế khiến cho diều bay vướng vào đường dây điện đang vận hành gây ra chạm, chập điện, cháy nổ; có trường hợp gây tử vong. Vì vậy điều quan trọng ba mẹ cần nhắc nhở trẻ là không được lại gần trạm điện, cột điện lưới, điện cao thế. Chỉ cho trẻ thấy và hiểu ý nghĩa của những tấm biển ghi ở các trạm điện “Điện áp cao nguy hiểm chết người”

Dạy con tự bảo vệ mình ở những nơi nguy hiểm ngoài thiên nhiên

Ao hồ, sông ngòi

So với các nước phát triển, tỷ lệ chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10 lần.Trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ và tắm biển. Hơn nữa, tỷ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6% [trong đó, trẻ dưới 15 tuổi là 70%], chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%.

Ba mẹ đều thấy địa điểm ao hồ, sống ngòi là địa điểm lý tưởng của tụi nhỏ nhất là vào mùa hè. Và ba mẹ cũng đã thấy tỉ lệ chết đuối theo số liệu trên, nguyên nhân chủ yếu là phụ huynh chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại.

Vì vậy ba mẹ cần giáo dục con không nên tự ý ra ao hồ, sông ngòi khi không có người lớn bên cạnh. Song song với điều đó, ba mẹ tạo điều kiện cho trẻ đi học bơi ở các trung tâm tổ chức chính quy cũng như dạy trẻ phòng tránh đuối nước.

Đồi núi

Ba mẹ dạy trẻ không nên tự ý lên đồi núi chơi một mình hoặc đi với bạn bè. Đồi núi có nhiều dốc đứng, địa hình phức tạp và thường khá xa nhà. Ba mẹ nói cho trẻ hiểu tự ý vào đồi núi con có thể gặp nguy hiểm như bị lạc đường, bị thương tích, hay bị rắn độc cắn, bị chó hoang tấn công hoặc các tình huống nguy hiểm khác. Nếu con muốn được trải nghiệm cảm giá leo đồi núi, ba mẹ nên dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động leo núi, nhưng phải đảm bảo các hoạt động này được giám sát của chuyên gia có kinh nghiệm và được thực hiện ở những nơi an toàn, được phép và không quá khó khăn cho trình độ của trẻ.

Dạy trẻ không tự ý leo đồi núi một mình

Rừng sâu

Rừng sâu có địa hình rất phức tạp, đầy những nguy hiểm như sâu bọ, rắn độc, hay những loài động vật hoang dã có thể tấn công trẻ. Nếu trẻ không có kinh nghiệm hoặc không được giám sát của người lớn, có thể gặp phải nguy hiểm và không biết cách ứng phó. Vì vậy ba mẹ phải là người luôn giám sát bên cạnh con, có thể cho con thấy một số tình huống thực tế mà các con có thể gặp phải khi vào rừng sâu chơi như bị lạc, bị thương tích, bị rắn độc cắn, bị con vật tấn công hoặc các tình huống nguy hiểm khác. Để trẻ nhận thức được sự nguy hiểm từ hành động này.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho con tham gia các khóa trại thực thế để trang bị kinh nghiệm cho con nếu thực sự con bị lạc trong rừng để con biết cách sinh tồn, tìm ra cách để liên lạc được với bố mẹ.

Ba mẹ trang bị kỹ năng cho trẻ nếu bị lạc vào rừng sâu

Trời mưa lớn, sấm sét

Dạy con trẻ không nên ra ngoài khi trời đang mưa lớn, có sấm sét. Trời mưa lớn và sấm sét có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm, như bị đánh sét hoặc trượt ngã. Việc ba mẹ giải thích cho trẻ hiểu được những nguy hiểm đó sẽ giúp con thấu hiểu về việc tự bảo vệ bản thân và tôn trọng điều kiện thời tiết.

Nếu trẻ nhất quyết đòi ra ngoài vào điều kiện thời tiết như thế này, ba mẹ nên giải thích cho trẻ rằng: khi trời mưa lớn, đường phố sẽ trơn trượt và khó đi lại an toàn, xe cộ cũng có thể khó kiểm soát và gây tai nạn. Đồng thời, khi trời sấm sét cũng có thể gây ra tai nạn bị sét đánh và nguy hiểm đến tính mạng của mình. Sau đó cùng tổ chức trò chơi ở nhà để trẻ giải trí ở trong nhà và tuyệt đối không cho trẻ ra ngoài.

Dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm là điều cần được bố mẹ liên tục truyền tải bởi các mối nguy hiểm thường bất ngờ và muôn hình vạn trạng. Qua bài viết này ba mẹ có thể nắm bắt được một số phương pháp giáo dục con đơn giản, hiệu quả ngay tại gia đình

Hiện nay có rất nhiều khóa học trang bị kỹ năng sống dành cho trẻ em mà ba mẹ có thể tham khảo như khóa DreamUP của Trường đào tạo kỹ năng UPO. Với quy trình giảng dạy lối giáo dục khai phóng, tư duy tự thức sẽ giúp trẻ có một lối suy nghĩ tích cực; áp dụng các kỹ năng sống không chơi ở nơi nguy hiểm nhanh chóng và hiệu quả.

Đăng ký khoá học KidUP NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Chủ Đề