Giáo an Nghe hát Cho tôi đi làm mưa với 24 36 tháng

Giáo án điện tử mầm non dạy hát cho tôi đi làm mưa với thuộc chủ đề lợi ích của nước. Với bài hát cho tôi đi làm mưa với làm tâm điểm của buổi dạy và có thêm một vài vận động để gây hứng thú.

Cùng với giáo án dạy hát cho tôi đi làm mưa với các cô có thể tham khảo giáo án khám phá nước tại Hanyny đang cung cấp giúp các bé hiểu hơn về nước cũng như nguồn gốc và lời ích từ nước đem lại cho con người.

Mục đích và yêu cầu của giáo án mầm non dạy hát cho tôi đi làm mưa với

  • Giúp trẻ nhớ được tên của bài hát, thuộc bài hát, hát theo giai điệu của nhạc. Giáo án còn giúp bé hiểu được nội dung bài hát nói về nguồn nước mưa rất quý giá.
  • Rèn luyện kỹ năng ca hát biết kết hợp vận động vỗ phách theo giai điệu của bài. Trẻ biết nhún nhảy và cảm thụ âm nhạc khi nghe. Trẻ cùng nhau kết hợp để thực hiện hình thức thi giọng ca vàng.
  • Giáo dục cho trẻ về cách bảo vệ nguồn nước, không xả rác xuống sông hồ ao suối. Biết tiết kiệm nguồn nước sạch.

Chuẩn bị cho giáo án mầm non dạy hát cho tôi đi làm mưa với

  • Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, “Trời nắng – trời mưa”…
  • Nhạc cụ để bé tạo âm thanh cùng bài hát.
  • Máy chiếu và bài giảng powerpoint có thể tìm thêm những hình ảnh về trời mưa.

Trò chơi “Tai ai tinh” trong giáo án cho tôi đi làm mưa với.

Giới thiệu trò chơi “Tai ai tinh”.

Trên bàn có những nhạc cụ. Cô gõ và trẻ nghe rồi tìm ra âm thanh phát ra cụ thể như sau:

  1. Cô cho trẻ quay mặt xuống dưới lớp. Cô gõ từng nhạc cụ rồi hỏi xem đó là nhạc cụ nào? Con hãy tìm đúng nhạc cụ đó cần gõ lên cho cô và các bạn xem có đúng âm thanh con vừa nghe thấy không? Cả lớp chú ý theo dõi bạn trả lời.
  2. Cô có thể dùng 2-3 loại nhạc cụ một lúc cho trẻ nghe âm thanh và đoán.

Trò chơi có thể chuyển sang thi âm nhạc

Hình ảnh của giáo án cho tôi đi làm mưa với

Giáo an Nghe hát Cho tôi đi làm mưa với 24 36 tháng

Giáo an Nghe hát Cho tôi đi làm mưa với 24 36 tháng

Giáo an Nghe hát Cho tôi đi làm mưa với 24 36 tháng

Giáo an Nghe hát Cho tôi đi làm mưa với 24 36 tháng

Trên đây là hình ảnh của giáo án cho tôi đi làm mưa với. Các Cô có thể tải xuống hoàn toàn miễn phí tại Hanyny bằng cách bấm nút “Tải xuống” ở phía dưới.

* HĐ1: Gây hứng thú:

- Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước: Có những nguồn nước nào?

- Các nguồn nước có ích lợi gì cho con người, cây cối và loài vật

- Cô đọc câu đố:

 “Con gì đuôi ngắn tai dài

 Mắt hồng lông mượt có tài chạy nhanh”

- Đó là con gì?

Có một bài hát nói đến các chú Thỏ khi trời nắng đã đi tắm nắng nhưng gặp trời mưa các chú Thỏ đã phải làm gì.Bài hát “trời nắng trời mưa” đã nói lên điều đó

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Mầm - Đề tài: Dạy hát: Trời nắng, trời mưa - Nghe hát: Cho tôi đi làm mưa với, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN ÂM NHẠC Đề tài : Dạy hỏt :Trời nắng, trời mưa. Nghe hỏt : Cho tụi đi làm mưa với. Trũ chơi :Thi ai nhanh. Đối tượng : 3 - 4tuổi Thời gian : 20 - 25 phỳt Người soạn: Nguyễn Thựy Linh. Người dạy: Nguyễn Thựy Linh. 1. Mục đích yêu cầu. a. Kiến thức: - Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát “Trời nắng trời mưa” - Trẻ hát thuộc bài hát “Trời nắng trời mưa” - Trẻ hưởng ứng khi nghe cô hát bài “cho tôi đi làm mưa với” - Trẻ biết cách chơi trò chơi “Thi ai nhanh” b. Kỹ năng: - Trẻ thể hiện đúng giai điệu bài hát “trời nắng trời mưa” - Trẻ hướng ứng phù hợp khi nghe cô hát - Trẻ nhanh nhẹ khi chơi trò chơi c. Thái độ: - Trẻ có ý thức trong giờ học - Trẻ không ra ngoài trời khi trời đang mưa - Trẻ biết ích lợi của nguồn nước qua đó trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch 2. Chuẩn bị: - Đàn ghi bài hát “Trời nắng trời mưa”; “Cho tôi đi làm mưa với” - Đài, băng đĩa, máy vi tính - Xắc xô, phách tre 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Gây hứng thú: - Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước: Có những nguồn nước nào? - Các nguồn nước có ích lợi gì cho con người, cây cối và loài vật - Cô đọc câu đố: “Con gì đuôi ngắn tai dài Mắt hồng lông mượt có tài chạy nhanh” - Đó là con gì? Có một bài hát nói đến các chú Thỏ khi trời nắng đã đi tắm nắng nhưng gặp trời mưa các chú Thỏ đã phải làm gì.Bài hát “trời nắng trời mưa” đã nói lên điều đó * HĐ2: Dạy hát: Trời nắng trời mưa. * Cô hát lần 1 +Đó là bài hát “trời nắng trời mưa” của tác giả Đặng Nhất Mai - Cô hát lần 2: Có nhạc đàn Cô vừa hát bài hát gì? bài hát do ai sáng tác? - Đàm thoại về nội dung bài hát: + Trời nắng các chú Thỏ đã làm những gì? + Khi trời mưa các chú Thỏ đã như thế nào? * Dạy trẻ hát: - Trẻ hát cùng cô 2 lần - Thi giọng hát to nhỏ 1 lần - Tổ cá vàng hát kết hợp cầm phách tre gõ nhịp (cô chú ý sữa sai cho trẻ) - 4 trẻ cầm xắc xô hát (cô chú ý sửa sai cho trẻ) - Tổ chim non hát - 3 trẻ cầm phách tre hát - Tổ Thỏ nâu hát kết hợp vỗ xắc xô - 1 trẻ hát - Thi hát theo tay cô - Cả lớp hát 1 lần Chuyển tiếp: Cho trẻ xem màn hình động trời mưa trên máy vi tính - Hỏi: Thấy có gì? Mưa rơi xuống làm cho cây cối tươi tốt để giúp ích cho đời sống con người và vạn vật. Có bạn nhỏ đã muốn làm những hạt mưa rơi. Để hiểu rõ hơn về mong muốn của bạn nhỏ đó cô sẽ hát tặng cho các một bài hát * HĐ3: Nghe hát : Cho tôi đi làm mưa với. - Cô hát lần 1: có đàn Đó là bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với” của tác giả Hoàng Hà - Bài hát nói đến điều gì? Tác giả muốn mưa rới xuồng để làm gì? - Lần 2: Đứng dậy hát kết hợp điệu bộ - Lần 3:Cho trẻ nghe bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” qua băng đài - Các con vừa được nghe bài hát gì? ai là tác giả của bài hát? * HĐ4: Trò chơi: “Thi ai nhanh” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: cô đưa số vòng cho trẻ đếm yêu cầu số trẻ nhiều hơn số vòng. Cho trẻ đi xung quanh vòng và hát 1 bài hát khi nào có tiếng lắc xắc xô thì yêu cầu trẻ nhảy thật nhanh 2 chân và đứng vào trong vòng + Luật chơi: Trẻ nào chậm chân không nhảy 2 chân vào được vòng thì nhảy lò cò 1 vòng - Cho trẻ chơi 2 lần * Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát “Trời nắng trời mưa” 1 lần - Trẻ kể các nguồn nước - Nguồn nước giúp cây cuối tươi tốt, giúp sinh hoạt của con người và động vật - Trẻ đoán con Thỏ - Trẻ chú ý lắng nghe cô - Trẻ chú ý lắng nghe cô -Bài hát “ trời nắng trời mưa” của tác giả Đặng Nhất Mai - Chú Thỏ tắm nắng, vươn vai, nhảy - Chú Thỏ chạy nhanh về nhà -Trẻ hát cùng cô 2 lần - Trẻ hát to- nhỏ - Tổ cá vàng hát - 4 trẻ cầm xắc xô hát - Tổ chin non hát - 3 trẻ cầm phách tre hát - Tổ Thỏ nâu hát kết hợp vỗ xắc xô - 1 trẻ hát - Trẻ hát theo tay cô - Cả lớp hát 1 lần - Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời cô - Trẻ chú ý lắng nghe cô - Bạn nhỏ muốn làm mưa để giúp ích cho đời, - Trẻ nghe bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” qua băng đài - Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” của tác giả Hoàng Hà - Trẻ chú ý lắng nghe cô - Trẻ chú ý lắng nghe cô - Trẻ chơi 2 lần - Trẻ hát bài “trời nắng trời mưa” 1 lần

File đính kèm:

  • Giáo an Nghe hát Cho tôi đi làm mưa với 24 36 tháng
    am_nhac_day_hat_troi_nang_troi_mua.doc

CHỦ ĐỀ: MÙA HÈ VỚI BÉ

PTTC – XH&TM

Nghe hát: Cho tôi đi làm mưa với

Dạy hát: Mùa hè đến

I. Mục tiêu

- Trẻ chú ý nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô, nhớ tên bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” hứng thú nghe cô hát.

- Nhớ tên và thuộc lời bài hát “Mùa hè đến”

- Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, phát triển các giác quan: Tai, mắt…

- Thái độ: Giáo dục trẻ biết lợi ích của mưa....

II. Chuẩn bị

- Đàn oóc gan

- Tranh ảnh về chủ đề

- Dạy trẻ làm quen với nội dung bài hát.

- Tâm sinh lý thoải mái

Giáo an Nghe hát Cho tôi đi làm mưa với 24 36 tháng


III. Tổ chức HĐ

HĐ của cô

HĐ của trẻ

* HĐ 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ xem bức tranh trời mưa                                                   

- Cô đàm thoại với trẻ:

+ Nước có từ đâu?

+ Nước dùng để làm gì?

+ Chúng ta phải làm gì để bảo về nguồn nước?

- Giáo dục trẻ:……………………………….

* HĐ 2: Nghe Hát “Cho Tôi đi làm mưa với”

- Cô hát lần 1 giới thiệu tên tác giả, tên bài hát

- Cô hát lần 2 giảng nội dung bài hát: Cho tôi đi làm mưa với, chị gió ơi chị gió ơi, làm hạtk mưa giúp cho đời, không phí hoài dong chơi.

- Lần 3: Cô cho trẻ nghe băng cát sét bài hát

* HĐ3: Dạy hát “ Mùa hè đến”

- Cô hát lần 1 - Giới thiệu tên bài hát

- Cô hát lần 2 chậm rõ lời bài hát

- Lần 3 cô cho trẻ hát cùng cô từ đầu đến cuối bài

- Mời tốp, tổ, cá nhân trẻ lên hát

=> Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ hát, chú ý sửa sai cho trẻ.

* HĐ 2: Dạy hát “Mùa hè đến”

- Cô và trẻ hát 2 lần

- Tổ hát 2 lần

- Nhóm hát 2 lần

- Cá nhân hát 1 lần

=> Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ hát, chú ý sửa sai cho trẻ.

* Kết thúc:

 - Cô và trẻ hát VĐ “Trời nắng trời mưa ” => ra sân

Trẻ xem tranh và trò chuyện 

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ hát cùng cô

Trẻ hát cùng cô và các bạn

Trẻ VĐ cùng cô

B. HĐNT - DẠO CHƠI

- HĐCMĐ: Quan sát thời tiết mùa hè

- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa

- Chơi với xích đu, con ngựa

1. Mục tiêu

- Trẻ được thay đổi môi trường hoạt động, phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ ở trẻ.

- Giúp trẻ nhận biết được đặc điểm của thời tiết mùa hè: Nắng, nóng, chói chang...Cây cối cho bóng mát, làm sạch không khí, cho hoa quả.....

- Trẻ được tắm nắng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các câu hỏi đàm thoại.

- Dạy trẻ biết thực hiện các yêu cầu của cô.

- Qua hoạt động này thiết lập được mối quan hệ giữa trẻ với môi trường thiên nhiên, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, biết giữ gìn bảo vệ môi trường.

- Trẻ được thoả mãn nhu cầu chơi và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ.

 - Giáo dục trẻ: Chơi đúng khu vực qui định, chơi đảm bảo an toàn.

2. Chuẩn bị

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

- Địa điểm quan sát, hệ thống câu hỏi đàm thoại, đồ dùng đồ chơi.

- Tranh ảnh theo chủ đề.

- Sân sạch sẽ bằng phẳng.

- Tâm sinh lý thoải mái.

- Chú ý đến những trẻ có sức khoẻ yếu

3. Tổ chức hoạt động

* Gây hứng thú

- Cho trẻ hát mùa hè đến và trò chuyện

* HĐCMĐ:

- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề: Thời tiết, cây cối….

- Cô dắt trẻ ra ngoài trời, chọn chỗ râm mát cho trẻ ngồi thoải mái và hỏi trẻ:

+ Cô đố các con biết hôm nay là mùa gì?( Mùa hè)

+ Thời tiết mùa hè ntn?( trời nắng nóng, có ông mặt trời )

- Các con muốn nhìn ông mặt trười không? Các con không nên nhìn thẳng vào ông mặt trời vì sẽ chói mắt và chẳng nhìn thấy gì cả, cô đã chuẩn bị chậu nước chúng ta cùng nhìn ông mặt trời qua chậu nước nhé

- Cô cho trẻ đứng quanh chậu nước, trẻ nhìm vào chậu nước. Cô chú ý để chậu nước sao cho trẻ có thể nhìn thấy bóng ông mặt trời dưới nước.

+ Ông mặt trời màu gì?

+ Mặt trời có hình gì?

+ Ánh nắng mặt trời như thế nào? ( Nắng chói chang)

   => Sau mỗi câu hỏi cô khái quát, khẳng định ý đúng cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ trả lời. Cô bổ sung và cung cấp thêm kiến thức cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết cách ăn mặc phù hợp với mùa,… và bảo vệ môi trường.

- Với HĐLĐVS cô cho trẻ nói về ý nghĩa, mục đích của HĐ sau đó cho trẻ thực hiện

- Với công việc nhẹ nhàng, quen thuộc cô để trẻ tập làm cô quan sát nhắc nhở khi cần thiết.

* TCVĐ: Trời nắng, trời mưa

- Cô phổ biến luật chơi cách chơi

- Tổ chức cho trẻ chơi

- Khuyến khích động viên trẻ tham gia một cách hứng thú.

* Chơi với đồ chơi ngoài trời

- Cô nhắc nhở trẻ chơi đúng khu vực qui định, chơi đoàn kết đảm bảo an toàn

- Cô quan sát trẻ ở tất cả các khu vực chơi

* Kết thúc

- Cô cho trẻ nhận xét buổi chơi, cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ.

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.

C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều.

- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích.

- Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ.

- Dạy trẻ học hát, đọc thơ trong chủ đề - làm quen với nội dung mới.

- Nhận xét cuối ngày

- Bình cờ - trả trẻ

D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY