Giao duc suc khoe benh nhan roi loan tieu hóa

Đó là thông tin được nhấn mạnh tại chương trình hưởng ứng “Ngày sức khỏe tiêu hóa thế giới 29-5” được phát động bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Báo Sức khỏe và Đời sống sáng 29-5.

Tại buổi lễ, PGS-TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại ruột, có vai trò xác định và trung hòa bất kỳ chất gây hại mà thấy trên đường vào cơ thể. Do đó, tiêu hóa khỏe đồng nghĩa hệ miễn dịch khỏe mạnh, là chìa khóa phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ cách phòng ngừa, điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa

Đọc thêm

  • Chuyên gia đưa giải pháp thiết thực cải thiện thực trạng dinh dưỡng bữa sáng cho trẻ em Việt

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Vì thế, ngoài việc hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, trẻ cũng hay gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa.

Tại nước ta, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét đại tràng, tiêu chảy, táo bón… là những vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa của người lớn, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa còn chưa được người dân quan tâm trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Để phòng bệnh, PGS Dương khuyến cáo người dân cần có chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, quả chín để cung cấp chất xơ, uống đủ nước và sử dụng đồ ăn, thức uống lợi khuẩn như sữa chua.

Chủ đề của Ngày Sức khỏe tiêu hoá thế giới năm 2023 là "Đường ruột khỏe mạnh ngay từ điểm khởi đầu". Mục đích nhằm nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về vai trò của hệ tiêu hóa đối với sức khỏe, cũng như cách phòng ngừa, chẩn đoán, quản lý và điều trị các bệnh, tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa là sự thay đổi hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa, như: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn,...

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là hơn 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Còn thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội , tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 - 2 tuổi.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng, cụ thể có các nguyên nhân chính sau:

- Do sức đề kháng của trẻ còn yếu: ở trẻ em hệ vi sinh vật có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể vì thế trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi bé bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần, phân thường kèm theo nhầy, trường hợp nặng trẻ có thể đau bụng, phân có lẫn máu.

- Do khẩu phần ăn không hợp lý: khi trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thực phẩm nào đó hoặc ăn quá nhiều đồ ăn giàu mỡ và protein, với nguyên nhân này trẻ thường có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, có thể buồn nôn.

Khám bệnh cho trẻ điều trị bệnh tiêu chảy tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

- Do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ: khi cho trẻ ăn những đồ ăn tươi sống, thực phẩm bị ôi thiu, quá trình chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần, đau bụng, nôn, có thể bị sốt, phân có thể có nhầy, máu. Đôi khi tiêu chảy kèm táo bón xen lẫn.

- Do thuốc kháng sinh: thường xảy ra với trẻ em trong hoặc sau liệu trình điều trị kháng sinh. Nguyên nhân là do kháng sinh đã tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi của đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa từ nhẹ đến nặng bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,…

- Do các bệnh lý của cơ thể: Các bệnh lý điển hình có triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột.

Dự phòng rối loạn tiêu hóa

Trẻ em mắc rối loạn tiêu hóa lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Chính vì thế dự phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ vô cùng quan trọng.

* Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: trong thời gian này các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch, từ tháng thứ 6 trở đi mới cần cho trẻ ăn dặm, không nên ăn dặm quá sớm. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm thô. Việc dung nạp thức ăn thô sớm khiến hệ tiêu hóa của bé còn non nớt dễ tổn thương và rối loạn.

Khi cho trẻ uống sữa bột, cần pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ. Bình và núm cần được rửa, tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.

* Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối theo lứa tuổi: bữa ăn cần cân đối 4 nhóm thức ăn bao gồm: nhóm chất bột đường [có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn,.. ], nhóm chất đạm [có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua và các loại đậu], nhóm chất béo [mỡ động vật và dầu thực vật], nhóm vitamin và khoáng chất [các loại rau, củ, quả…].

* Đảm bảo ăn chín, uống sôi: thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc. Không ăn thức ăn không biết rõ nguồn gốc, thức ăn để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ, thức ăn nhanh, hạn chế đồ ăn chiên, cay,...

* Giữ gìn môi trường sống của trẻ: Vệ sinh môi trường xung quanh, đồ chơi của trẻ sạch sẽ. Dạy trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Các bậc phụ huynh nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Chủ Đề