Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

ác từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, các em cần tìm các từ đi kèm với từ đẹp. Ví dụ: đẹp tuyệt vời - GV chia lớp thành 6 nhóm, phát giấy khổ to cho các nhóm thảo luận và ghi kết quả. Yêu cầu các nhóm thực hiện dưới hình thức thi đua tìm nhanh được nhiều từ, dán nhanh trên bảng lớp sẽ thắng cuộc. - Các nhóm trình bày kết quả. - GV cùng lớp nhận xét, bình chọn nhóm tìm được nhiều từ đúng và nhanh. Lời giải: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, . Bài tập 4 - HS đọc yêu cầu của bài tập: Đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT 3. - HS đặt câu cá nhân vào vở nháp. - HS lần lượt nêu các câu đã đặt (nhiều HS). - Lớp, GV nhận xét, sửa chữa. 3. Củng cố, dặn dò (7-8 phút) - GV nêu tình huống cho HS lựa chọn câu tục ngữ phù hợp: Hôm chủ nhật, chị và Hà đi chợ mua cặp. Thấy chiếc cặp xinh quá, Hà liền đòi mua. Nhưng chị Hà lại thấy một chiếc cặp không xinh lắm nhưng rất bền. Chị Hà nói: “” Nếu trong tình huống đó, em là chị Hà, em sẽ sử dụng câu tục ngữ nào? + Cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó lên đóng vai theo tình huống trên. + Lớp bình chọn cặp đóng vai hay và sử dụng câu tục ngữ phù hợp với tình huống trên Lời giải: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.. - Dặn HS về nhà học thuộc 4 câu tục ngữ trong BT1; Chuẩn bị mang tới lớp ảnh chụp gia đình để học bài câu kể Ai là gì? (giới thiệu các thành viên trong gia đình). ---***--- 4.Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 5 Bài: Từ đồng nghĩa (Tuần 1, TV5 – T1 – tr. 7) I. Mục đích yêu cầu - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Vận dụng những hiểu biết đã có để làm các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa. II. Chuẩn bị Bảng lớp viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1 (phần nhận xét): xây dựng – kiến thiết; vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm. III. Hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ Đây là bài đầu tiên của chương trình lớp 5 nên không kiểm tra. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1 phút) GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học. 2. Hướng dẫn HS hình thành kiến thức(18 phút) a. Hướng dẫn HS nhận xét (15ph) Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT 1. - 1 HS đọc các từ in đậm đã viết sẵn trên bảng lớp: + xây dựng – kiến thiết + vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm - HS suy nghĩ làm việc cá nhân theo các gợi ý: + Nghĩa của các từ in đậm ở đoạn văn a giống nhau hay khác nhau? + Nghĩa của các từ in đậm ở đoạn văn b giống nhau hay khác nhau? - HS phát biểu ý kiến. - Lớp và GV nhận xét chốt lại giải đúng: Nghĩa của những từ này giống nhau, cùng chỉ một hoạt động, một màu. - GV nhấn mạnh: Những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi theo cặp - HS phát biểu ý kiến - Lớp trao đổi, nhận xét, GV chốt lời giải đúng: + Xây dựng, kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau. (làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế). + Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa khi đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt. b. Hướng dẫn HS ghi nhớ (3 ph). - GV ghi vắn tắt nội dung ghi nhớ trên bảng, yêu cầu HS độc ghi nhớ trong SGK: + Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. + Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, thay thế được cho nhau trong lời nói. + Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc, lựa chọn cho đúng. - HS nhẩm học thuộc ghi nhớ, sau đó không nhìn sách, không nhìn bảng trình bày được các ý chính cần ghi nhớ. 3. Hướng dẫn HS luyện tập (18 phút) Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi theo cặp. - HS trình bày ý kiến - Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét, GV chốt lời giải đúng: + nước nhà – nước – non sông. + hoàn cầu – năm châu Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập (cả phần giải mẫu). - HS làm việc cá nhân: tìm từ đồng nghĩa với các từ, ghi nhanh vào giấy nháp. - HS nối tiếp nêu các từ đồng nghĩa với các từ đã cho. - Lớp nhận xét, bổ sung. Lời giải: + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn, xinh tươi, mĩ lệ, + To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, vĩ đại, khổng lồ, + Học tập: học, học hành, học hỏi, Bài tập 3: - HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu): mỗi em phải đặt 2 câu, mỗi câu phải chứa một từ trong cặp từ đồng nghĩa. - HS làm việc cá nhân đặt câu vào vở. - HS đọc các câu đã đặt (nhiều em). - Lớp, GV nhận xét bổ sung. Ví dụ: + Quang cảnh quê hương em vô cùng tươi đẹp. + Cô giáo em rất xinh. .. 3. Củng cố, dặn dò (3 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài học. ---***--- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A – Thành – Thị Yên Mĩ – Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến - Phương pháp dạy học Tiếng Việt tập 1, NXBGD, 1997. 2. Lê A - Chữ viết và dạy chữ viết ở trường tiểu học – NXBĐHSP, 2003. 3. Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Trịnh Đức Minh - Dạy tập viết ở trường tiểu học, NXBGD, 1998. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình tiểu học – NXBGD, 2002. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình tiểu học – NXBGD, 2006. 6. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh, Thành phố triển khai CT, SGK lớp 1,2,3,4,5 môn Tiếng Việt. 7. Bộ Giáo dục & Đào tạo SGK lớp 1,2,3,4,5 môn Tiếng Việt. 8. Đỗ Hữu Châu – Từ vựng tiếng Việt – NXBGD, 1999. 9. Đỗ Hữu Châu – Giản yếu về ngữ dụng học – NXBGD, 1995. 10. Cao Xuân Hạo – Câu trong tiếng Việt – NXBGD, 2003. 11. Nguyễn Thị Ly Kha – Giáo trình Tiếng Việt II – NXBGD, 2003. 12. Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng - Ngữ âm Tiếng Việt – ĐHSP Hà Nội, 1994. 13.  Lê Phương Nga – Nguyễn Trí - Phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học- NXB ĐHQG Hà Nội,1999. 14.  Đinh Thị Oanh – Vũ Thị Kim Dung – Phạm Thị Thanh - Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (Dự án phát triển giáo viên tiểu học) – NXBGD, 2006. 15. Lê Xuân Thại (chủ biên) – Tiếng Việt trong trường học – NXBĐHQG, 1999. 16. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) – Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 2,3,4,5. 17. Lê Hữu Tỉnh – Hệ thống mở của từ vựng với việc dạy học từ ở tiểu học – Tạp chí NCGD số 1/1994. 18. Nguyễn Trí - Dạy và học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới – NXBGD, 2000. 19. Vũ Khắc Tuân - Trò chơi học âm – vần Tiếng Việt 1, NXBGD, 2003. 20. ---***--- MỤC LỤC Trang Mục tiêu học phần 1 Phần 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 1 Chương 1: Bộ môn PPDH Tiếng Việt ở tiểu học 1 Mục tiêu 1 Hướng dẫn học tập 2 Đối tượng và nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt ở tiểu học 2 Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì ? 2 Đối tượng của PPDH Tiếng Việt 2 Nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt 3 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 6 Mục tiêu 6 Hướng dẫn học tập 6 Cơ sở khoa học của PPDH Tiếng Việt ở tiểu học 6 Cơ sở triết học Mác – Lênin 6 Cơ sở ngôn ngữ học 7 Cơ sở giáo dục học 8 Cơ sở Tâm lí học và Tâm lí ngôn ngữ học 10 Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH VÀ SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 11 Mục tiêu 11 Hướng dẫn học tập 11 Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học 11 Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học 11 Những căn cứ để xây dựng chương trình Tiếng Việt tiểu học 11 Những nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt tiểu học 13 Nguyên tắc biên soạn và tiêu chuẩn của SGK tiếng Việt 13 Cấu trúc nội dung chương trình 15 Trọng tâm và điểm khó của chương trình 16 Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt các lớp 18 Chương 4: CÁC NGUYÊN TẮC & PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 27 Mục tiêu 27 Hướng dẫn học tập 27 Nguyên tắc và PPDH Tiếng Việt ở tiểu học 27 Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 27 Phương pháp dạy học Tiếng Việt 30 PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÂN MÔN 36 Chương 5: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN 36 Mục tiêu 36 Hướng dẫn học tập 36 Nội dung 36 Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học vần 36 Mục tiêu 36 Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học vần 36 Cơ sở khoa học dạy học vần 37 Mục tiêu 37 Cơ sở khoa học dạy học vần 37 Chương trình và sách giáo khoa học vần lớp 1 38 Mục tiêu 38 Chương trình học vần 38 Tổ chức các kiểu bài dạy học vần (Tiếng Việt 1 phần 1) 40 Mục tiêu 40 Tổ chức dạy các kiểu bài học vần 40 Thực hành 45 Thiết kế một số bài dạy môn học vần 45 Dạng bài 1: Làm quen với âm và chữ 45 Dạng bài dạy âm mới 47 Dạng bài dạy vần mới 50 Dạng bài ôn tập âm 52 Dạng bài ôn tập vần 54 Tài liệu tham khảo 56 Chương 6: PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT 57 Mục tiêu 57 Hướng dẫn học tập 57 Nội dung 57 Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ dạy tập viết 57 Mục tiêu 57 Vị trí, nhiệm vụ dạy tập viết ở tiểu học 58 Cơ sở khoa học của dạy việc dạy học tập viết 58 Mục tiêu 58 Cơ sở tâm sinh lí của việc dạy tập viết 58 Cơ sở ngôn ngữ học 59 Chương trình và vở tập viết 59 Mục tiêu 59 Chương trình và vở tập viết lớp 1 59 Tổ chức dạy học tập viết 63 Mục tiêu 63 Các phương pháp dạy học tập viết 63 Qui trình dạy học tập viết 65 Thực hành 66 Thiết kế một số bài dạy môn tập viết 67 Tập viết lớp 1 67 Tập viết lớp 2 68 Tập viết lớp 3 70 Tài liệu tham khảo 71 Chương 7: PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU 72 Mục tiêu 72 Hướng dẫn học tập 72 Nội dung 72 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu 72 Mục tiêu 72 Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và câu 72 Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu 73 Mục tiêu 73 Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và câu 73 Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu 77 Mục tiêu 77 Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học 77 Tổ chức dạy học Luyện từ và câu 78 Mục tiêu 78 Các phương pháp dạy học 78 Các biện pháp và hình thức dạy học 83 Qui trình dạy học 84 Thực hành 84 Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu 85 Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 2 85 Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 3 89 Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 4 91 Thiết kế bài dạy Luyện từ và câu lớp 5 92 Tài liệu tham khảo 94