Hậu giang có giãn cách thêm không

Trong đợt dịch thứ 4, tỉnh Hậu Giang ghi nhận 251 ca mắc COVID-19, với 12 ổ dịch trong cộng đồng. Tỉnh đã thiết lập 25 vùng cách ly y tế. Tình hình dịch COVID-19 đang ở cấp độ 2, tỉnh đã triển khai 3 cơ sở điều trị bệnh nhân mắc COVID-19-19. Bên cạnh đó, lên phương án chuyển đổi công năng một số Trung tâm Y tế tuyến huyện thành Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 và trưng dụng các Bệnh viện tư nhân để thành lập Bệnh viện điều trị COVID-19 với 2.350 giường với 5 cấp độ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với tỉnh Hậu Giang về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Theo Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, theo tinh thần 4 tại chỗ, Hậu Giang đã chủ động kế hoạch đầu tư, mua sắm bảo đảm cung cấp đầy đủ đồ phòng hộ, vật tư, hóa chất cho công tác phòng, chống dịch đáp ứng theo từng cấp độ dịch trên địa bàn. Nhận định Hậu Giang vẫn còn mối nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng ở mức cao, ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, Hậu Giang đặt người dân giám sát người dân để việc giám sát đó vừa là trách nhiệm, vừa tôn vinh người dân cũng có tích cực cùng cộng đồng tham gia phòng chống dịch. "Hậu Giang đặt vùng xanh để có người dân tham gia vào cuộc để cá thể hóa trách nhiệm của các cấp. Chúng tôi đặt ra vấn đề tất cả từ tổ dân phố, tổ covid cộng đồng, ấp xã huyện đăng ký và chịu trách nhiệm vùng xanh đó"- ông Nghiêm Xuân Thành cho biết.  

Sau khi nắm tình hình về công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chỉ đạo của tỉnh Hậu Giang, sự đồng lòng của nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Đến nay cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19.

"Chúng ta cùng nhau cố gắng hơn 1 tuần nữa thực hiện chỉ thị kiểm soát tốt. Đồng tình kế hoạch chống dịch của Ban chỉ đạo tỉnh, hoan nghênh sáng kiến của Hậu Giang, không chỉ phát động nhân dân giữ vùng xanh theo chiều từ trên xuống dưới giao nhiệm vụ, phát động nhân dân để từng người dân cùng nhau giữ vùng xanh, tin là cùng với nhiều giải pháp khác sẽ kiểm soát tốt"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Hậu Giang cần tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh trước khi kết thúc việc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Những ngày tới, Hậu Giang phải chuẩn bị phương án để người dân, doanh nghiệp quay trở lại đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Từng gia đình, cụm gia đình có cơ chế cùng nhau thực hiện nghiêm 5K. Các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch như: chia ca, kíp sản xuất gắn với nơi ở của công nhân; xét nghiệm nhanh kết hợp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đối với người lao động; thực hiện theo dõi, giám sát y tế hàng ngày đối với người lao động tại nhà máy cũng như nơi ở… Trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, tỉnh cần sớm phân loại các F0 để có phương án điều trị và cách ly phù hợp, kết hợp với có các giải pháp động viên tinh thần những F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng để đạt kết quả điều trị hiệu quả./.

[HGO] - Từ 0 giờ ngày 17-9, toàn tỉnh Hậu Giang [trừ thị xã Long Mỹ hiện đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16] sẽ áp dụng một số biện pháp phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới theo Công văn số 1734 được Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành tối 16-9 trên tinh thần Chỉ thị số 15+. Cụ thể như sau:

* Những biện pháp phòng, chống dịch chung: Có yêu cầu rà soát, bố trí lại các chốt kiểm soát ra vào xã, phường, thị trấn...

Đối với cá nhân: thực hiện nghiêm yêu cầu “5K” [Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế].

Đối với tổ chức, đơn vị: thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn của Bộ Y tế, đăng ký, cập nhật, tự đánh giá thường xuyên thông tin trên hệ thống antoancovid.vn; việc đănghoàn tất 100% quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

Đối với chính quyền: tăng cường các biện pháp giám sát dịch trên địa bàn quản lý; rà soát, bố trí lại các chốt kiểm soát, đảm bảo kiểm soát chặt người và phương tiện [thủy, bộ] ra vào xã, phường, thị trấn trong huyện, thị xã, thành phố cũng như ra vào tỉnh; tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Đối với hoạt động kinh doanh vận tải trong “vùng xanh” đã được công nhận:

Đối với các bãi lên xuống hàng hóa tại các địa phương được công nhận “vùng xanh” tiếp tục thực hiện theo Công văn số 1585/UBND-NCTH ngày 24-8-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa thiết yếu, nông sản phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh. Chú ý, các phương tiện trong nội tỉnh giao hàng cho các cơ sở kinh doanh phải thông báo trước cho chính quyền, xã, phường, thị trấn nơi giao, nhận hàng [số điện thoại đường dây nóng] được cập nhật trên cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang.

Công an tỉnh phối hợp với các địa phương tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, giám sát việc các lái xe vận chuyển hàng hóa dừng, đỗ, trung chuyển, lên xuống giao nhận hàng hoá.

Đối với bộ phận tiếp nhận trả kết quả của cấp xã, cấp huyện; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được phép hoạt động trở lại và phát huy tối đa bằng hình thức trực tuyến.

Quy định đi chợ theo giờ, không ra đường từ 20 giờ hôm trước đến 4 giờ hôm sau

Tiếp tục thực hiện quy định người dân không ra đường kể từ 20 giờ ngày hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau, trừ trường hợp: cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch, lực lượng phòng chống thiên tai, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài, lực lượng phát hành thư, báo, lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị, bộ phận xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật, các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu, phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, các phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện "1 cung đường - 2 điểm đến", phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gas.

Tiếp tục thực hiện quy định khung giờ đi chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi hằng ngày [buổi sáng từ 4 giờ đến 9 giờ, buổi chiều từ 15 giờ đến trước 20 giờ]; đồng thời, thực hiện việc phát phiếu đi chợ cho người dân theo địa bàn [nhưng đảm bảo việc đi chợ người dân được thuận lợi nhất], giới hạn số lần đi chợ tối đa không quá 15 lần/tháng.

Dừng các hoạt động dạy, học giáo dục trực tiếp của lớp 9, 12; chuyển sang hình thức học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Người dân được tập thể dục ngoài trời; tất cả các hoạt động không được tập trung quá 10 người. Quán ăn chỉ bán mang về...

Áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ và bổ sung các quy định chung đã nói ở trên [gọi là CT15+]:

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán trong “vùng xanh” [hiện nay việc công nhận "vùng xanh" được thực hiện riêng lẻ từng xã, phường, thị trấn và như chỉ đạo ở phần trên sẽ thiết lập lại các chốt từng địa bàn cơ sở - PV] được hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới nhưng thực hiện các biện pháp giới hạn, kiểm soát như sau:

Người dân được tập thể dục, đi bộ ngoài trời và tham gia các hình thức thể dục khác tại nơi công cộng trong phạm vi “vùng xanh”; giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác; không tập trung quá 10 người tại cùng một địa điểm.

Các quán ăn được phép hoạt động nhưng chỉ được bán mang về.

Các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ được phép hoạt động nhưng không tập trung trên 10 người tại cùng một thời điểm và không kinh doanh phục vụ tại chỗ đối với các loại thức uống có cồn.

Các nhà máy, nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất: tổ chức hoạt động trong điều kiện bình thường mới; phải có kế hoạch kinh doanh, phương án thi công, phương án phòng, chống dịch được cấp thẩm quyền phê duyệt. Riêng các công trình xây dựng nhà ở của người dân được hoạt động nhưng đảm bảo không tập trung trên 10 người; chỉ sử dụng lao động, công nhân trong địa bàn huyện hoặc thị xã đến làm việc, đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch.

Không tập trung trên 10 người tại một địa điểm ở nơi công cộng và ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép hoạt động.

Cho phép taxi, các phương tiện cá nhân [xe ô tô, xe ôm,..], người dân được hoạt động bình thường trong địa bàn được công nhận “vùng xanh” và trong nội ô huyện, thành phố. Trường hợp cấp cứu được vào địa bàn nhưng phải được kiểm tra, giám sát, quản lý thông tin người bệnh và người đi cùng [số điện thoại, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, cơ sở đến khám, chữa bệnh; các chốt kiểm soát có danh sách ghi nhận thời điểm vào địa bàn để quản lý]. Trường hợp đi khám, chữa bệnh phải có giấy chuyển viện của các cơ sở y tế tuyến dưới.

Người dân hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết; không được di chuyển đến vùng nguy cơ [vùng vàng, cam, đỏ]; trường hợp thật sự cần thiết di chuyển đến vùng nguy cơ phải được cấp thẩm quyền cho phép.

Tiếp tục dừng các lễ hội, nghi lễ tôn giáo; các hoạt động vận tải hành khách công cộng liên tỉnh; các hoạt động không thiết yếu…

Các hoạt động tiếp tục dừng: lễ hội, nghi lễ tôn giáo; các hoạt động vận tải hành khách công cộng liên tỉnh; các hoạt động không thiết yếu như: karaoke, quán nhậu, phê, massage, xông hơi, rạp chiếu phim, các giải đấu thể thao, điểm tham quan du lịch, hoạt động vui chơi, giải trí [biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, chợ đêm], các điểm tập luyện thể thao đông người [trên 10 người]; dừng các hoạt động thăm nuôi, tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp giữa thân nhân, người ngoài với các phạm nhân, trại viên, bệnh nhân, học viên các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở cai nghiện ma túy, trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, các hoạt động thăm hỏi, tiếp xúc trực tiếp giữa người nhà, người thân với bệnh nhân tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh.

Đề nghị các huyện còn lại chưa công nhận xã, thị trấn đạt “vùng xanh” tiếp tục đánh giá công nhận. Đối với các đơn vị đã công nhận hoàn thành 100% xã, phường, thị trấn đạt “vùng xanh” thì căn cứ đặc điểm, vị trí địa lý của từng địa bàn, trước mắt có thể phân khu theo nhóm liên xã vùng xanh [có thể từ 2-4 xã] trong nội ô huyện sự thống nhất của Sở Chỉ huy thông qua [Thường trực Sở Y tế thẩm định].

Kiểm soát quản lý người và phương tiện ra, vào các huyện, thành phố

Các trường hợp cấp cứu [đi xe cá nhân] được vào địa bàn nhưng phải kiểm tra, giám sát, quản lý thông tin người bệnh và người đi cùng [số điện thoại, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, cơ sở đến khám, chữa bệnh; các chốt kiểm soát có danh sách ghi nhận thời điểm vào địa bàn để quản lý]. Trường hợp đi khám, chữa bệnh phải có giấy chuyển viện của các cơ sở y tế tuyến dưới.

Đối với phương tiện vận chuyển:

Hàng hóa được vận chuyển từ ngoài Tỉnh vào huyện, thành phố phải có bãi trung chuyển, tập kết lên, xuống hàng; hàng hóa phải được khử khuẩn trước khi chuyển sang phương tiện khác vận chuyển vào địa bàn; lái xe khi vào bãi tập kết hàng hóa phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ thời điểm xét nghiệm. Trường hợp đặc biệt vận chuyển hàng hóa đi thẳng vào địa bàn huyện, thành phố phải có địa chỉ cụ thể [có xác nhận hành trình điểm đi và điểm đến], được cấp thẩm quyền cho lưu thông, tài xế và người đi cùng không được xuống xe;người giám sát dẫn đường, sau khi giao hàng xong phải quay về bãi tập kết hoặc nơi xuất phát.

Đối với lái xe và người đi cùng vận chuyển hàng hóa ra ngoài Tỉnh, khi về đến huyện, thành phố phải đỗ xe và bố trí nơi ăn, nghỉ tại bãi tập kết, phải giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ thời điểm xét nghiệm, đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Đối với lái xe và người đi cùng vận chuyển hàng hóa nội tỉnh phải có địa điểm đã đăng ký trước, lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS- CoV-2 không quá 72 giờ kể từ thời điểm xét nghiệm; bố trí nơi ăn, nghỉ cho các lái xe, phụ xe, không được đi nơi khác để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19; khi giao hàng phải thông báo trước cho chính quyền địa phương nơi đến biếttài xế không được xuống xe.

Đối với xe taxi vận chuyển bệnh nhân ra viện: người bệnh đi trên xe phải có giấy ra viện; tài xế phải có giấy xác nhận lịch trình vận chuyển bệnh nhân ra viện [do bệnh viện cấp] để xuất trình khi ra, vào địa bàn; đồng thời, phải có giấy cam kết giữa đơn vị quản lý taxi và tài xế về việc chấp hành các quy định về vận chuyển hành khách, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Đối với xe cứu thương làm nhiệm vụ: tài xế phải xuất trình giấy xác nhận lịch trình di chuyển [có địa điểm cụ thể, có nêu nhiệm vụ phải thực hiện] do thủ trưởng đơn vị cấp...

HOÀNG NGUYÊN tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề