Hay phận biệt nhà quản trị và nhà doanh nghiệp

Đối với bất kỳ một tổ chức, một đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong những năm gần đây, không ai có thể phủ nhận được vai trò của quản trị trong hẩu hết các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đối với bất kỳ một tổ chức, một đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Hay phận biệt nhà quản trị và nhà doanh nghiệp

Quản trị và quản lý đều là những khái niệm rộng, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau. Đây là hai khái niệm song hành, thường được sử dụng thay thế cho nhau có thể dẫn đến hiểu lầm mặc dù trên thực tế giữa hai khái niệm này vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Trong bài viết này, Chương trình Cử nhân Đại học trực tuyến NEU muốn đề cập đến việc phân biệt hai thuật ngữ quản trị và quản lý.

Quản trị và quản lý là gì ?

Có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra, và chưa có sự thống nhất hoàn toàn nào về định nghĩa này. Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra họat động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra.

Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động.

Trong khi đó, quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.

Cụ thể hơn, quản trị có nghĩa là toàn bộ quá trình quyết định ra chính sách, các khung về quy tắc, đặt ra các mục tiêu chung. Đó là các hoạt động cấp cao. Quản trị còn là quá trình đặt nền móng các nguyên tắc vận hành cơ bản cho một doanh nghiệp. Nó chính là việc hướng dẫn, lãnh đạo, kiểm soát tổ chức, doanh nghiệp để hướng đến việc đạt được mục tiêu chung.

Còn quản lý là việc tiếp nhận, kết nối và khởi động các nhân tố khác nhau, điều phối, thúc đẩy, các nhân tố đa dạng khác nhau của tổ chức để hướng đến các mục tiêu đã được đặt ra bởi quản trị. Nói cách khác, quản lý là nghệ thuật của việc đạt được mục đích thông qua và cùng với những người khác trong nhóm được tổ chức.

Bảng dưới đây sẽ giúp làm rõ hơn chức năng của hai thuật ngữ này:

Quản lý Quản trị
Ý nghĩa Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích đã được xác lập sẵn thông qua người khác Quản trị thường liên quan đến việc hoạch định, các mục tiêu vĩ mô, các kế hoạch và chính sách
Bản chất Chức năng của quản lý là thi hành Chức năng của quản trị là việc đưa ra quyết định
Quá trình Quản lý quyết định ai và như thế nào Quản trị quyết định trả lời cho câu hỏi cái gì và bao giờ
Chức năng Quản lý có chức năng thi hành bởi vì người quản lý hoàn thành công việc của mình dưới sự giám sát nhất định Quản trị có chức năng tư duy bởi vì các kế hoạch và chính sách được quyết định dựa theo các tư duy này
Kỹ năng Kỹ thuật và kỹ năng con người Kỹ năng nhận thức và con người
Cấp độ Cấp trung và thấp Cấp cao
Mức độ ảnh hưởng Các quyết định quản lý đưa ra bị ảnh hưởng bởi giá trị, quan điểm, tín ngưỡng và quyết định của người quản lý khác. Quản trị bị ảnh hưởng bởi quan điểm cộng đồng, chính phủ, các tổ chức tôn giáo, hoặc phong tục…
Tình trạng Quản lý chi phối người lao động của tổ chức, những người được trả thù lao (theo hình thức lương). Quản trị đại diện cho chủ sở hữu của doanh nghiệp, những người mà thu lại lợi nhuận họ đã đầu tư theo hình thức cổ tức.

Quản trị với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc phân biệt áp dụng được hai khái niệm này càng trở nên quan trọng, nó liên quan trực tiếp đến “sức khỏe” doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tốt là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp lớn. Ngược lại, quản trị không tốt thường dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí phá sản công ty.

Quản trị doanh nghiệp là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, nhằm vào sự phát triển dài hạn của công ty.

Hay phận biệt nhà quản trị và nhà doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khối doanh nghiệp cả về số lượng và quy mô, đặc biệt là sự hình thành các công ty lớn ở Việt Nam hiện nay, Quản trị doanh nghiệp, công cụ giúp tách biệt giữa sở hữu và quản lý, đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Quản trị doanh nghiệp cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ đông (đối với Công ty cổ phần)/thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH), Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.

Quản trị kinh doanh là điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ban giám đốc thực hiện. Quản trị doanh nghiệp là một quá trình giám sát và kiểm soát được thực hiện để bảo đảm cho việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông/thành viên góp vốn.

Quản trị doanh nghiệp ở nghĩa rộng còn hướng đến đảm bảo quyền lợi của những người liên quan (stakeholders) không chỉ là cổ đông mà còn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước. Việc thiếu cái nhìn dài hạn và thiếu minh bạch thông tin trong doanh nghiệp đều là những nguyên nhân khiến cho quản trị trở nên yếu kém tại các công ty.

Quản trị doanh nghiệp được đặt trên cơ cở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Công ty/doanh nghiệp là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông…), nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của Hội đồng quản trị/thành viên góp vốn, sự điều hành của Ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động, mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi. Rõ ràng, cần phải có một cơ chế để điều hành và kiểm soát để nhà đầu tư, cổ đông có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Hay phận biệt nhà quản trị và nhà doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ ủy quyền (principle-agent) trong công ty, ngăn ngừa, hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất thoát nguồn lực do công ty kiểm soát.

Các quy định của quản trị doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban giám đốc, chứ không liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của Ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông và những người có lợi ích liên quan.

Nói một cách ngắn gọn: Quản trị doanh nghiệp là mô hình cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, nhằm vào sự phát triển dài hạn của công ty. Bên cạnh đó, mặc dù về cơ bản chúng ta đã ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về quản trị doanh nghiệp, song khi triển khai, các văn bản dưới luật còn nhiều khái niệm chưa được cụ thể hóa, còn chung chung…

Nhà quản trị là người phân bổ, phối hợp các nguồn lựcvà trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của mộtbộ phận hay một tổ chức.


Hay phận biệt nhà quản trị và nhà doanh nghiệp


CHƯƠNG 2 NHÀ QUẢN TRỊ VÀ NHÀ DOANH NGHIỆP1.

Bạn đang xem: Phân biệt doanh nhân và nhà quản trị

Nhà quản trị2. Nhà doanh nghiệp1. NHÀ QUẢN TRỊ1.1. Khái niệm nhà quản trị (quản trị viên). Nhà quản trị là người phân bổ, phối hợp các nguồn lực và trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động của một bộ phận hay một tổ chức. Như vậy:• Nhà quản trị làm việc cùng với và thông qua người khác bên trong và bên ngoài tổ chức• Trọng trách của nhà quản trị là cân bằng các mục tiêu đối kháng và xếp đặt ưu tiên giữa các mục tiêu đã định. 21. NHÀ QUẢN TRỊ1.2 Vai trò của nhà quản trị. a. Vai trò trong quan hệ với con người b. Vai trò thông tin c. Vai trò quyết định 31. NHÀ QUẢN TRỊ1.2 Vai trò của nhà quản trị (tiếp)a. Vai trò trong quan hệ với con người.• Vai trò người lãnh đạo: Nhà QT tác động lên các thành viên trong tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao• Vai trò người đại diện: Nhà QT thể hiện như một biểu hiện về quyền lực pháp lý, đại diện tượng trưng cho tổ chức thực hiện các nghi lễ• Vai trò liên lạc hoặc giao dịch: Nhà QT là chiếc cầu nối, truyền thông và liên kết mọi người bên trong và bên ngoài tổ chức. 41. NHÀ QUẢN TRỊ1.2 Vai trò của nhà quản trị (tiếp)b. Vai trò thông tin• Vai trò phát ngôn: Nhà QT là người phát ngôn, đưa những thông tin của tổ chức ra bên ngoài giúp cho các đối tác nắm được tình hình để quan hệ giao dịch.• Vai trò phổ biến thông tin: Nhà QT có vai trò là người phổ biến thông tin đến những người có liên quan bên trong tổ chức.• Vai trò thu thập và thẩm định thông tin: Nhà QT giữ vai trò trọng tâm trung chuyển, lưu giữ và xử lý thông tin. Họ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh của tổ chức để nhận biết những thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để điều hành tốt hơn qua báo chí, văn bản, và trao đổi, tiếp xúc, hỏi ý kiến mọi người... 51. NHÀ QUẢN TRỊ1.2 Vai trò của nhà quản trị.c. Vai trò quyết định. • Nhà doanh nghiệp: Nhà QT là những người thiết lập và khởi động các dự án kinh doanh • Người giải quyết các công việc phát sinh: Nhà quản trị có vai trò là người giải quyết những sự cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định • Người phân phối tài nguyên: Nhà quản trị là người quyết định phân phối tài nguyên (tiền bạc, thời gian, trang thiết bị…) cho ai, khi nào và với số lượng bao nhiêu. • Nhà thương thuyết, đàm phán: trong quan hệ đối tác để có được những hợp đồng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Nhà quản trị có cấp bậc càng cao, vai trò này càng có tầm quan trọng đặc biệt. 61. NHÀ QUẢN TRỊ1.3. Phân loại quản trị viên 71. NHÀ QUẢN TRỊ1.3. Phân loại quản trị viêna. Quản trị viên cấp cao:• Chức danh: chủ tịch hội đồng/ban quản trị và các ủy viên; các t ổng giám đốc và giám đốc; thủ trưởng và các chức vụ phó; hiệu trưởng; viện trưởng...• Nhiệm vụ: vạch ra các chính sách và chiến lược chung cho tổ ch ức, và thiết lập các mục tiêu tổng quát để cấp dưới th ực hiện , chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức và đề ra những quy ết định dài hạn mang tính chiến lược. 81. NHÀ QUẢN TRỊ1.3.

Xem thêm: ' Cú Có Gai Là Gì - Đố Các Thým Biết Cú Có Gai

Phân loại quản trị viênb. Quản trị viên cấp trung gian:• Chức danh: trưởng phòng, trưởng ban, chủ nhiệm khoa, cửa hàng trưởng, quản đốc phân xưởng...• Nhiệm vụ: • Tiếp nhận các chiến lược và chính sách chung từ quản trị viên cấp cao và biến chúng thành những kế hoạch, mục tiêu cụ th ể để chuyển đến các quản trị viên cấp cơ sở thực hiện • Thường đưa ra các quyết định mang tính chiến thuật trong lĩnh vực công việc đảm nhận. Đó là các quyết định trung hạn. • Trong các tổ chức nhỏ thường không có nhà quản trị cấp trung gian. 91. NHÀ QUẢN TRỊ1.3. Phân loại quản trị viênc. Quản trị viên cấp cơ sở• Chức danh: là những quản trị viên ở cấp cuối cùng trong hệ thống cấp bậc quản trị viên như tổ trưởng, nhóm trưởng, trưởng ca, đốc công....• Nhiệm vụ: • Hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển nhân viên của mình hàng ngày để hoàn thiện mục tiêu chung của tổ chức. • Trực tiếp tham gia làm việc như các thành viên của họ. • Quản trị viên cấp cơ sở còn được gọi là các giám sát viên, có nhiệm vụ đặt ra các quyết định tác nghiệp tại nơi làm việc và trong công tác hàng ngày, hàng tuần 101. NHÀ QUẢN TRỊ1.4. Các kỹ năng của quản trị viên a. Kỹ năng tư duy b. Kỹ năng tổ chức c.Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật  Ai cần nhất loại nào? 111. NHÀ QUẢN TRỊ1.4. Các kỹ năng của quản trị viêna. Kỹ năng tư duy• Đó là khả năng tổng hợp, suy luận để ra các quyết định.• Kỹ năng này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quản trị cấp cao. Các nhà quản trị cấp cao cần có tư duy chiến lược để giải quyết các vấn đề chính sách, hoạch định chiến lược và đối phó với những tình huống bất trắc có thể tác động mạnh đến sự tồn tại của một tổ chức. 121. NHÀ QUẢN TRỊ1.4. Các kỹ năng của quản trị viênb. Kỹ năng tổ chức• Là khả năng cùng làm việc, tập hợp, tổ chức và động viên các nhân viên của mình để hoàn thành các công việc của tổ chức.• Đối tượng của kỹ năng này là con người  Cần thiết như nhau ở mọi cấp quản trị 131. NHÀ QUẢN TRỊ1.4. Các kỹ năng của quản trị viênc. Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật• Bao hàm năng lực áp dụng những phương pháp, qui trình và kỹ thuật cụ thể trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó.• Đây là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở. 142. NHÀ DOANH NGHIỆP2.1. Khái niệm nhà DN• Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, mua bán hoặc cung ứng hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích phục vụ và kiếm lời.• Nhà doanh nghiệp là những người tạo lập doanh nghiệp, làm chủ sở hữu và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là những người có sáng kiến, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh Nhà DN có 3 mục đích cơ bản • Có lợi nhuận • Được tự chủ trong kinh doanh • Tự khẳng định bản thân 15 2. NHÀ DOANH NGHIỆP2.2 Những đặc tính của nhà doanh nghiệp• Luôn thôi thúc để thành đạt• Rất tự tin và hoàn toàn làm chủ vận mạng của mình• Chịu rủi ro ở mức vừa phải 162. NHÀ DOANH NGHIỆP2.3. Yêu cầu đối với nhà doanh nghiệp• Phẩm chất chính trị• Phẩm chất đạo đức và ý thức luật pháp kinh doanh• Yêu cầu về các kỹ năng: o Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ o Kỹ năng tổ chức o Kỹ năng tư duy o Kỹ năng giao tiếp và đàm phán kinh doanh 17