Hãy viết 1 bản tin về tình hình học tại trường trong tuần qua

Đại dịch COVID-19 gây ra khó khăn cho cuộc sống của cả cha mẹ và trẻ em. Việc quay trở lại trường học là một động thái quan trọng và hy vọng sẽ được hoanh nghênh, song trong đầu bạn và trẻ chắc hẳn sẽ dấy lên nhiều câu hỏi. Sau đây là những thông tin mới nhất về tình hình sắp tới và những gì bạn có thể làm để hỗ trợ các em học sinh.

Trường học sẽ mở cửa trở lại khi nào và như thế nào?

Chúng ta đang dần thấy số lượng trẻ em quay trở lại trường học tăng lên. Hơn 1 tỷ học sinh vẫn chưa được đi học trở lại do trường học đóng cửa phòng dịch tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, 105 trong tổng số 134 quốc gia yêu cầu trường học đóng cửa [78%] đã quyết định ngày mở cửa lại trường học. 59 trong 105 quốc gia này đã hoặc có kế hoạch sớm mở cửa lại trường học. [Tính đến cuối tháng 8 năm 2020]

Trước tình hình khó khăn và phân hóa trên toàn cầu, mỗi quốc gia đang ở một giai đoạn khác nhau xét về cách thức và thời điểm dự kiến mở cửa lại trường học. Những quyết định này sẽ thường được đưa ra bởi chính quyền cấp trung ương hoặc cấp tiểu bang sau khi thảo luận với chính quyền địa phương. Sau khi quyết định có mở cửa lại trường học hay không, các chính quyền cần cân nhắc những lợi ích và nguy cơ về mặt giáo dục, y tế công cộng và kinh tế - xã hội trong bối cảnh địa phương. Lợi ích tốt nhất của trẻ em cần được đặt làm trung tâm khi đưa ra những quyết định này trên cơ sở những bằng chứng tốt nhất hiện có. Song việc mở cửa lại sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào thì mỗi trường mỗi khác.

Việc đi học trở lại có an toàn cho con tôi không?

Quyết định về các biện pháp phòng, chống dịch trong trường cũng như đóng cửa hay mở cửa trường học cần nhất quán với quyết định về các biện pháp giãn cách và y tế công cộng khác trong cộng đồng. Nhìn chung, việc mở cửa trường học ở các quốc gia không phải là quyết định độc lập, mà là một phần trong nhiều động thái nhằm dần mở cửa lại đất nước, bao gồm mở cửa các nhà máy, phương tiện công cộng và cơ sở kinh doanh.

Nhà trường cần lập kế hoạch từ trước và xác định những biện pháp cần bổ sung nhằm đảm bảo an toàn học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên khi họ quay trở lại và khi cộng đồng cảm thấy tự tin với việc cho trẻ quay trở lại trường học.

Chắc chắn việc đi học trở lại ở thời điểm hiện tại sẽ không giống như những gì bạn và con bạn quen thuộc trước đây.  Có thể trường học sẽ chỉ mở cửa một thời gian, sau đó lại đóng cửa tạm thời theo quyết định của chính quyền địa phương tùy vào bối cảnh cụ thể.  Trước tình hình diễn biến khó lường, các chính quyền sẽ cần linh hoạt và sẵn sàng thích ứng để đảm bảo an toàn cho mọi trẻ em.

Trường học cần triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nào?

Việc mở cửa lại trường học cần tuân thủ công tác phòng, chống dịch COVID-19 chung của ngành y tế nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ nhân viên, giáo viên và gia đình. Một số biện pháp thiết thực mà nhà trường có thể triển khai bao gồm:

  • Sắp xếp xen kẽ giờ đến trường và tan học
  • Sắp xếp xen kẽ giờ ăn
  • Tổ chức lớp học trong các không gian tạm thời hoặc ngoài trời
  • Sắp xếp lịch học theo ca, giảm sĩ số lớp

Nước sạch và công trình vệ sinh sẽ góp phần quan trọng vào việc mở cửa lại trường học an toàn. Cán bộ quản lý cần phân tích những điểm cần cải thiện về biện pháp vệ sinh trong trường học, bao gồm thực hành rửa tay, thói quen khi gặp các vấn đề hô hấp [chẳng hạn, che miệng khi ho và hắt hơi bằng khuỷu tay], biện pháp giãn cách, quy trình vệ sinh cơ sở vật chất và thực hành chế biến thực phẩm an toàn.  Cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường cần được tập huấn về giãn cách an toàn và thực hành vệ sinh.

Tôi cần đặt những câu hỏi nào cho giáo viên của con tôi hoặc cán bộ quản lý nhà trường?

Trong thời điểm nhiều lo lắng và xáo trộn như hiện nay, việc bạn có nhiều thắc mắc là điều hết sức bình thường. Một số câu hỏi hữu ích bạn có thể đặt ra bao gồm:

  • Nhà trường đã áp dụng những biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho học sinh?
  • Nhà trường sẽ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh và chống kì thị đối với những người từng bị ốm như thế nào?
  • Nhà trường sẽ chuyển gửi học sinh đến các cơ sở hỗ trợ chuyên môn như thế nào trong trường hợp có trẻ cần được hỗ trợ?
  • Có chính sách nào của nhà trường về bảo vệ trẻ em và bắt nạt học đường sẽ thay đổi sau khi trường học mở cửa trở lại hay không?
  • Tôi có thể hỗ trợ nhà trường như thế nào trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh, bao gồm thông qua hội phụ huynh và giáo việc hoặc các mạng lưới khác?

Tôi cần làm gì nếu con tôi không theo kịp với lớp?

Học sinh trên toàn thế giới đã thể hiện sự hiếu học của mình. Các em vẫn kiên trì học bài tại nhà dù trong hoàn cảnh khó khăn với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và cha mẹ tâm huyết.

Tuy nhiên, nhiều em sẽ cần thêm hỗ trợ để có thể theo kịp bài học khi trường học mở cửa trở lại.

Nhiều trường đang lập kế hoạch tổ chức các lớp bổ túc để giúp học sinh bắt kịp với tiến độ chương trình. Điển hình như mở các khóa ôn tập hoặc phụ đạo vào đầu năm học mới, tổ chức chương trình học thêm sau giờ học chính khóa hoặc giao thêm bài tập về nhà. Vì có khả năng nhiều trường sẽ không mở cửa hoàn toàn hoặc mở cửa cho tất cả các khối lớp, nhà trường có thể triển khai các mô hình học tập kết hợp giữa học trên lớp và học từ xa [tự học thông qua bài tập về nhà, học thông qua các chương trình phát thanh, truyền hình hoặc học trực tuyến].

Hỗ trợ thêm cho con bạn tại nhà bằng cách xây dựng lịch sinh hoạt xoay quanh lịch lên lớp và làm bài tập. Điều này có thể giúp ích trong trường hợp trẻ cảm thấy bồn chồn và khó tập trung.

Bạn có thể liên hệ với giáo viên của con hoặc nhà trường khi có thắc mắc và để cập nhật thông tin. Trao đổi với nhà trường về những thách thức đặc thù mà con bạn đang gặp phải, chẳng hạn như cảm thấy mất mát vì người thân qua đời hoặc lo lắng hơn trước tình hình đại dịch.

Tôi cần làm gì nếu con tôi gặp khó khăn trong việc quay trở lại “trạng thái học tập”?

Hãy nhớ rằng cách con bạn đối mặt với những căng thẳng do cuộc khủng hoảng kéo dài này gây ra sẽ khác với bạn. Tạo một môi trường hỗ trợ và khích lệ cho trẻ, đồng thời phản ứng tích cực trước những câu hỏi và biểu hiện cảm xúc của trẻ. Thể hiện sự ủng hộ và cho trẻ biết rằng trẻ có quyền cảm thấy bực bội hoặc lo âu vào những thời điểm như thế này, và đây là một chuyện hết sức bình thường.

Giúp con tuân thủ lịch sinh hoạt và vừa học, vừa chơi bằng cách lồng ghép bài học vào các hoạt động thường nhật như nấu ăn, đọc sách hoặc chơi trò chơi cùng cả nhà. Một phương án khác là tham gia một nhóm cha mẹ hoặc cộng đồng nào đó để kết nối với những cha mẹ khác cùng hoàn cảnh, từ đó chia sẻ bí quyết và hỗ trợ lẫn nhau.

UNICEF đang hợp tác với các chính phủ để hỗ trợ họ trong việc đưa ra các quyết định này. Chúng tôi đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới, UNESCO và Ngân hàng Thế giới để xuất bản các hướng dẫn mới về việc mở cửa trở lại trường học, có sẵn ở đây bằng tiếng Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các hướng dẫn này đặt ra các câu hỏi cần được trả lời và các bước cần thực hiện trước, trong và sau khi trường học mở cửa trở lại, để bảo vệ sự an toàn của học sinh, giáo viên, nhân viên khác và các gia đình.

Bài báo này ban đầu được xuất bản vào ngày 3 tháng 6 năm 2020. Nó được cập nhật lần cuối vào ngày 24 tháng 8 năm 2020.

Sau gần 01 tháng triển khai, dạy và học trực tuyến đã dần đi vào nền nếp ở các cơ sở giáo dục. Nhiều giải pháp được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho phương pháp học này, nhưng theo ngành Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT], điểm mấu chốt của dạy và học trực tuyến vẫn là ý thức học tập của học sinh.

* Nhiều bài học kinh nghiệm

Một tháng dạy và học trực tuyến trôi qua với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho cả giáo viên và học sinh. Thực tế cho thấy, đã có nhiều bài học kinh nghiệm đã được ngành Giáo dục đúc kết cho việc dạy và học trực tuyến.


Học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân học trực tuyến.

Theo phân tích của ông Nguyễn Phương Toàn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ngành Giáo dục đã trải qua nhiều đợt dạy và học trực tuyến ở các năm học trước, nhưng đây có lẽ là đợt triển khai dạy và học trực tuyến khá quy mô, đồng bộ ở các cấp học từ tiểu học [TH] đến trung học phổ thông [THPT] trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau hơn một tháng triển khai, toàn ngành Giáo dục rút ra kinh nghiệm, trong đó có 03 yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của phương pháp dạy học trực tuyến đó là phải có giải pháp tốt về công nghệ, việc quản lý học sinh của các trường học phải chặt chẽ và ý thức, nền nếp của học sinh.

Về công nghệ cho dạy và học trực tuyến tuy còn không ít khó khăn, nhất là hệ thống đường truyền mạng, nhưng cũng đã cơ bản được khắc phục và dần đi vào ổn định. Qua thống kê từ các trường, các đơn vị trong tỉnh cho thấy, có 100% học sinh khối lớp 9 và lớp 12 đã đủ điều kiện và học tập trực tuyến; có 98% học sinh THPT, 93% học sinh trung học cơ sở [THCS] và khoảng 80% học sinh TH đã tham gia học trực tuyến. Với những học sinh không có thiết bị học trực tuyến, đã có nhiều giải pháp bằng việc vận động hỗ trợ máy tính, gởi phiếu học tập đến cho học sinh,…

Đối với việc quản lý học sinh của các cơ sở giáo dục, trên 600 trường học từ bậc TH đến THCS đã chuyển đổi từ việc quản lý từ giấy tờ sang công nghệ số. Từ việc lên thời khóa biểu đến việc kiểm tra giáo án, soạn giảng, hồ sơ, sổ sách,… đều được các trường thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường, đặc biệt là các trường vùng nông thôn vẫn còn chậm trong việc thích ứng với hình thức học trực tuyến; việc sắp xếp thời khóa biểu chưa thật sự linh hoạt đã gây áp lực cho học sinh…

Bên cạnh đó, ý thức, nền nếp học tập của học sinh cũng khiến nhiều người băn khoăn. Bởi vì, thái độ sẵn sàng học trực tuyến của học sinh hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, như: Độ tuổi, học lực học sinh, điều kiện vùng, miền, hoàn cảnh của gia đình… Theo đánh giá chung, đa phần học sinh khá thích thú với phương pháp học này, tuy nhiên, vẫn còn không ít học sinh chểnh mảng trong việc học, học không đúng giờ, không chú ý làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên...

Theo ông Võ Văn Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Châu Thành, việc dạy và học trực tuyến có thành công hay không ngoài sự cố gắng của giáo viên thì ý thức, nền nếp của học sinh là rất quan trọng. Các em gặp khó khăn về công nghệ, máy móc, các thầy cô có thể giúp các em, thế nhưng, chất lượng học tập như thế nào thì còn lệ thuộc vào ý thức học tập của từng học sinh, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

* Tạo nền nếp và ý thức

Theo các giáo viên, nền nếp, ý thức học tập không phải tự nhiên mà có, phải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Chính vì vậy, học sinh cần phải biết thích nghi, biến khó khăn thành cơ hội cho mình. Giáo viên chỉ đóng vai trò truyền đạt, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập.

Thầy Võ Hoài Nhân Trung, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu gợi mở: "Đối với dạy học trực tuyến thì giáo viên chỉ là người hướng dẫn các em phương pháp, còn học sinh sẽ là người thực hành, vận dụng các phương pháp để học tập tốt. Điều cốt lõi vẫn là ý thức học tập của học sinh, các em phải chủ động tìm kiếm tài liệu cũng như qua hoạt động thực tế, thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức cho riêng bản thân".

Nhân vật trung tâm của quá trình học tập vẫn là học sinh. Học sinh nên tận dụng những ngày học trực tuyến ở nhà trở thành cơ hội trong học tập, bằng chính sự tự học. Việc tự học ở nhà của học sinh sẽ bao gồm các công việc như: Giải các bài tập, giải các bộ đề mà giáo viên đã giao, ôn lại kiến thức đã học ở các bộ môn… Nếu cần sự hỗ trợ của giáo viên, thì học sinh hãy mạnh dạn liên hệ để được sự trợ giúp hiệu quả trong quá trình tự học.

Ngoài ra, để học sinh có nền nếp và ý thức học tập tốt thì không thể nào không nhắc đến vai trò của phụ huynh. Các bậc phụ huynh phải xác định điểm mạnh, điểm yếu của con mình để có giải pháp học trực tuyến phù hợp, hiệu quả.

Đ. Phi

Video liên quan

Chủ Đề