Hệ thống chế biến thức ăn giá súc

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua, với quy trình sản xuất luôn được cập nhật, thiết bị công nghệ luôn được đổi mới… nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Vậy quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản gồm những gì?

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật… tất cả những nguồn sản phẩm này đều cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi, đảm bảo khả năng phát triển, sinh trưởng và sinh sản khỏe mạnh.

Quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản

Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên tại Việt Nam thông thường áp dụng hai phương pháp chế biến phổ biến là:

– Thức ăn dạng bột

– Thức ăn dạng viên

Dù áp dụng phương pháp nào trong sản xuất đều cần đúng quy trình nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Theo đó dây chuyền sản xuất cũng cần được trang bị đầy đủ và hiện đại.

Đây là công đoạn quan trọng trước khi bắt đầu sản xuất, vì thiết lập khẩu phần ăn là nhằm đảm bảo cung cấp đủ về dinh dưỡng, đáp ứng các yếu tố trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó tăng cao hiệu quả sử dụng và thời gian bảo quản thức ăn.

Đối với khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ có 5 phần chính, đó là: Tối thiểu, tương đối, thực tế, đầy đủ và bổ sung. Tuy nhiên trong sản xuất thức ăn chăn nuôi có những nguyên tắc nhất định và được áp dụng riêng biệt đối với từng loại động vật.

Việc tuân thủ các nguyên tắc nhằm mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất như: xác định nhu cầu dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn nguyên liệu phối hợp, tính toán giá cả và tìm hiểu tính sẵn có của nguyên liệu, và những phương pháp tính toán tổ hợp khẩu phần…

Sự chính xác và khắt khe trong sản xuất là yếu tố then chốt đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi. Nhằm đảm bảo sự bền vững cũng như quy trình phối trộn không bị thay đổi, nhầm lẫn.

Thông thường một quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cần phải chứa nhiều công đoạn và phải đúng quy trình:

Thu mua nguyên liệu => Kho chứa [ xử lý, dự trữ] => Đưa vào sản xuất => Hệ thống băng tải => Hệ thống cân nguyên liệu => Hệ thống nghiền nguyên liệu => Hệ thống trộn => Hệ thống ép viên, sấy => Hệ thống cân thành phẩm => Hệ thống đóng gói thành phẩm => Kho chứa thành phẩm.

Theo quy trình trên, hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm: bộ phận nghiền, trộn, chuyền động và băng tải, máy ép viên, hệ thống phun, lò hơi, hệ thống sấy, làm mát, hệ thống đóng bao…

Quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản

Công đoạn này cần thực hiện bởi nó làm tăng khả năng tiêu hóa cho vật nuôi. Việc nghiền nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc lẫn nhau trong quá trình trộn ép viên.

Hiện nay trên thị trường đa dạng các loại máy nghiền khác nhau, đa dạng chủng loại của các hãng sản xuất tạo nên một thị trường phong phú lựa chọn…

Trong quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản, các thành phần cần trộn đã được định mức theo tỷ lệ thích hợp tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Hệ thống trộn sẽ có nhiệm vụ khuấy đều các thành phần, đầu tiên các thành phần khô sẽ được trộn trước, sau đó mới trộn đến các nguyên liệu ướt.

Các thành phần được trộn đều giúp bổ sung dưỡng chất, mùi vị cho nhau giữa các thành phần nguyên liệu. Thức ăn hỗn hợp được trộn đều giúp việc bổ sung dưỡng chất, mùi vị giữa các nguyên liệu… ngoài ra nó còn hỗ trợ tăng cường phản ứng hóa học hay sinh học khi chế biến thức ăn.

Ép viên là hình thức nén các thành phần hay hỗn hợp nguyên liệu đã trộn để tạo ra hình dạng viên thức ăn… trong quá trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hình thức ép viên có ép viên nén và ép đùn, hệ thống ép viên bao gồm các thiết bị như thùng nhận nguyên liệu, thiết bị ép viên, bộ phận làm nguội, nghiền, sàng và bộ phận chứa.

– Ép viên nén:

Hệ thống ép viên nén làm nóng hỗn hợp với mức nhiệt độ là 850C, độ ẩm ở mức 16% trong khoảng thời gian 5 – 20 giây. Tuy nhiên đây không phải là thời gian mặc định, mà tùy vào từng thiết bị và thành phần nguyên liệu để có điều chỉnh phù hợp.

Qúa trình ép viên sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó là các thành phần muối khoáng, công thức thức ăn, độ mịn của nguyên liệu, khuôn ép, tốc độ quay của rotor…

– Ép viên đùn:

Là công nghệ ép viên ở mức nhiệt và áp lự cao để tạo viên. Vì thức ăn được nén tạo ra viên với áp lực lớn nên khi ra khuôn, viên thức ăn sẽ nở. Thường đây là cách ép viên thức ăn dành cho cá bởi khả năng ép và làm nổi viên thức ăn.

Hình thức ép đùn có ưu điểm là hồ hóa tinh bột tốt hơn, dễ kiểm soát nhờ tự động hóa, khử trung được các loại vi khuẩn, nấm mốc có trong nguyên liệu thức ăn… Chính vì thế thức ăn ép viên đùn có lợi thế hơn và được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Quá trình bảo quản cũng vô cùng quan trọng, bởi quá trình lưu trữ thức ăn có thể làm thức ăn bị hư hỏng, giảm dưỡng chất…

Để bảo quản thức ăn chăn nuôi tốt nhất, thức ăn sau khi sản xuất cần được bảo quản tại kho chứa thành phẩm của cơ sở sản xuất và đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy trình để đảm chất lượng thức ăn cho vật nuôi.

Trên đây là quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản, tùy theo từng loại vật nuôi và nguyên liệu để có tỉ lệ phối trộn hợp lý…

Vì vậy tham khảo thêm kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi cũng như các nhóm dinh dưỡng để có tỷ lệ phối trộn hợp lý cho từng vật nuôi!

Coppyright @ 2017 by CODIENLIENTHANH. All rights reserved Design by NiNa Co .,Ltd

Chương : 1. HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN.

Tính Toán Trạm Dẫn Động Băng Tải Cao Su.

2.1. Khái niệm chung về băng tải.

Băng tải là một loại thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, vật liệu được chuyển thành từng dòng liên tục. Điển hình của những loại vật liệu này là clinker thạch cao, phụ gia...vv.

2.2. Cấu tạo.

Tấm băng được chế tạo từ những lõi bằng các sợi cáp bên ngoài bọc cao su.

Ưu điểm:

Năng suất vận chuyển lớn.

Làm việc êm.

Ít làm hỏng các chi tiết máy khác.

Nhược điểm:

Không làm việc ở nhiệt độ cao.

LUẬN VĂN TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN BĂNG TẢI  CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC

Hình 2-2-1. Sơ đồ kết cấu băng tải.

1 - Đối trong 1

2 - Bộ căng tang băng

3 - Hướng dẫn liệu

4 - Tấm băng

5 - Con lăn trên

6 - Tang dẫn động

7 - Tang bị động

8- Con lăn dưới.

2.2.2. Nguyên lí vận chuyển.

Băng tải gồm băng 4 tựa trên các con lăn đỡ 5 ở nhánh có tải và nhánh không tải 9, vòng qua tang dẫn động 6 và tang căng 2. Chuyển động của băng truyền từ tang dẫn qua băng nhờ lực ma sát. Trục tang dẫn động nối với động cơ qua hộp giảm tốc. Để tránh băng bị chùng và tăng lực kéo dùng bộ căng băng kiểu vít hay đối trọng 1.

2.3. Tính Toán Kết Cấu Băng Tải.

Trong quá trình vận chuyển vật liệu, do yêu cầu về năng suất vận chuyển khác nhau do đó ta cần phải tính toán và lựa chọn.

2.3.1. Số liệu ban đầu. [Theo tài liệu máy nâng chuyển].

Năng suất vận chuyển Q = 4 Tấn/giờ. Vận tốc di chuyển vật liệu v = 1,7 m/s. Chiều dài vận chuyển L = 19365 mm.

Vật liệu vận chuyển có kích cỡ [0 - 30] mm.

Góc đặt băng tải  = 0.

2.3.2. Tính bề rộng băng tải.

Theo tài liệu máy nâng chuyển.

Q = 3600. γ. F. v                                 2.3.1

Trong đó:

 Trọng lượng của một đơn vị thể tích vật liệu = 1,3 Tấn/m3. F : Diện tích tiếp diện dòng vật liệu [m2].

.................................................................................................

KẾT LUẬN:

Ngày nay nông nghiệp ngày càng phát triển, thiết bị máy móc được trang bị hiện đại nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nhiều lĩnh vực như: các thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, phục vụ cho ngành chế biến thực phẩm, phục vụ cho ngành chế biến thức ăn gia súc...vv.

Do đó việc tính toán và chế tạo các thiết bị máy móc phục vụ cho nông nghiệp là một nhiệm vụ cần thiết. Nó thúc đẩy tăng trưởng phát triển nông nghiệp và mang lại nguồn lợi cho đất nước.

Qua hơn 3 tháng thực hiện đề tài dựa vào các tài liệu thực tế cộng với nhiều tài liệu sách vở, nhóm đã tính toán và chọn được các thiết bị. Với ưu điểm của đề tài “Tính Toán Các Trang Thiết Bị Trong Dây Chuyền Chế Biến Thức Ăn Gia Súc [4 tấn/giờ]”, năng suất tương đối phù hợp với các vùng miền ở xa các khu công nghiệp và có thể chế tạo với nhũng vật liệu có sẵn trong nước, thiết bị tương đối đơn giản có thể tiến hành thực hiện và chế tạo ở bất kỳ phân xưởng cơ khí nào.

Các thiết bị sàng phân loại, nghiền, trộn, hệ thống hút bụi và hệ thống vận chuyển

được tính toán và chọn trong để tài đều đáp ứng được những yêu cầu sản phẩm.

Vì trong điều kiện thời gian hạn hẹp và không có đủ các phương tiện nghiên cứu chuyên sâu đề tài, với kiến thức còn giới hạn để hoàn thành đề tài. Tất nhiên không thể tránh khỏi những sai xót, chúng em mong được sự giúp đỡ, phê bình, đóng góp của quý thầy, cô và bạn bè thân hữu để đề tài được trở thành một tài liệu hoàn chỉnh hơn.

LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nước ta đã có từ rất lâu đời. Đây là một ngành kinh tế có hình thức phát triển rất đa dạng và hiện nay đang có xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp hoá.

Trong xu hướng phát triển như hiện nay thì nhu cầu, thị hiếu của con người càng được nâng cao. Vấn đề đầu tư khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao  chất lượng sản phẩm, hàng hoá là rất quan trọng, trong đó ngành chăn nuôi là không ngoại lệ.

Phát triển ngành chăn nuôi là áp dụng các  biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng con  giống,  nâng cao  chất  lượng  sản  phẩm thịt,  nâng cao  sản  lượng chăn nuôi nhằm đáp ứng một lượng lớn nhu cầu về sử dụng thịt trên thị trường. Vấn đề này đòi hỏi ngành công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm cần phải có những dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo ra được những thức ăn có chất lượng tốt, cân đối về nhu cầu dinh dưỡng và giảm được chi phí trong chăn nuôi, cung cấp đủ nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi.

Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm phát triển mạnh và các sản phẩm phụ của ngành này góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghệ chế biến thức ăn chăn  nuôi.  Bên  cạnh  đó  ngành  trồng trọt  cũng  khá  phát  triển  cung cấp  cho ngành chế biến một lượng lớn nguyên liệu chế biến thức ăn cho chăn nuôi đảm bảo giá trị dinh dưỡng và đa dạng sản phẩm thức ăn.

Cùng  với  sự  khuyến  khích  của  nhà  nước,  ngành  chăn  nuôi  và  trồng  trọt trong tương lai sẽ phát triển mạnh với quy mô lớn theo hướng hiện đại. Trong sự phát triển đó thì vai trò của ngành công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất quan trọng, đây là một ngành không thể thiếu, tồn tại song song, hỗ trợ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung.

Tuy nhiên do điều kiện ở từng địa phương khác nhau, xa các khu công nghiệp, chi phí vận chuyển cao, tại địa phương có sẵng nguồn nguyên liệu có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian, phục vụ tại chỗ cho địa phương. Lợi dụng tính có sẵn nguồn nguyên liệu tại chỗ nên nhóm quyết định chọn đề tài: “Tính toán và chọn thiết bị cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc năng suất 4 tấn sản phẩm/giờ”. Với mục đích tạo ra lượng sản phẩm chất lượng để góp phần đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi.

Sau thời gian tìm hiểu qua các phương tiện và tài liệu sách vở, nhóm chúng em được thầy hướng dẫn phân công nhiệm vụ cụ thể trong đề tài:

-     sv1:              Tính toán chọn máy nghiền và thiết bị lọc bi.

-     sv2:              Tính toán máy sàng và máy trộn.

-     sv3:              Tính Toán Hệ Thống Vận Chuyển

Tính toán và chọn thiết bị cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc năng suất 4 tấn sản phẩm/giờ

Vì trong điều kiện thời gian hạn hẹp và không có đủ các phương tiện nghiên cứu chuyên sâu đề tài, với kiến thức còn giới hạn để hoàn thành đề tài. Tất nhiên không thể tránh khỏi những sai xót, chúng em mong được sự giúp đỡ, phê bình, đóng góp của quý thầy, cô và bạn bè thân hữu để đề tài được trở thành một tài liệu hoàn chỉnh hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy TS........ đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Xin cảm ơn quý thầy trong trường và các bạn bè thân hữu gần xa đã đóng góp những ý kiến quý báo. Và đặc biệt là những người làm cha, làm mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng con để có được ngày hôm nay, chúng con xin cảm ơn những công lao to lớn nhất của cha, mẹ đã dành cho.

PHẦN I:

TỔNG QUAN

1.  GIỚI THIỆU THỨC ĂN GIA XÚC VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỨC

ĂN GIA SÚC

1.1.     Tình Hình Chăn Nuôi Gia Súc Ở Nước Ta Hiện Nay.

Chăn nuôi gia súc ở nước ta hiện nay đang dần được đưa lên thành một ngành chính của nông nghiệp, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Để đá ứng nhu cầu này nước ta đã nhập về nhiều giống gia súc gia cầm mới, với khả năng tăng trọng nhanh để dần dần đổi mới giống gia cầm cũ có năng xuất thấp, không đạt yêu cầu cho xuất khẩu các loại: bò sữa, vịt siêu thịt, siêu trứng, gà tam hoàng… cùng với sự gia tăng của các loại gia súc gia cầm mơi thì các loại thực phẩm, thuốc phòng bệnh cho gia súc cũng đặc biệt được chú trọng phát triển. Trong nhiều năm gần đây do chính sách mở cửa, quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới và nước ta đã có sự đầu tư của các nước công nghiệp mạnh như: pháp, mỹ, nhật, thái lan… đầu tư vào lỉnh vực chế biến thức ăn gia súc.  Và cũng từ đó cũng có nhiều nhà máy chế biến thức ăn gia súc với công suất lớn ra đời như nhà máy PROCONCO ở khu công nghiệp Biên Hòa-Đồng Nai là công oty liên doanh giữa Việt Nam và Pháp với công suất khoảng

200.000 tấn/năm. Nhà máy CP VINA là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Thái Lan, nhà máy chế biến thức ăn gia súc ZAMIL liên doanh của Việt Nam và Mỹ, nhà máy chế biến thức ăn An Phú của Việt Nam cùng hoạt động với các nhà máy này còn có hàng loạt các nhà máy chế biến thức ăn gia súc với 100% vốn trong nước góp phần làm tăng số lượng và chất lượng thức ăn gia súc, đảm bảo yêu cầu chăn nuôi đang phát triển manh j trong nước.

1.2.     Thành Phần Chung Của Thức Ăn Gia Súc.

Thức ăn tự nhiên chưa thể đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng đa dạng theo chức năng và lứa tuổi của gia súc, cho nên pgair cần chế biến và pha trộn để thành thức ăn hỗn hợp nhằm đáp ưng những yêu cầu trên.

Mục đích của chế biến thức ăn hỗn  hợp nhằm cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để phù hợp nhu cầu sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc, gia cầm.

Để  cân  đối  thành  phần  thức  ăn  trong  thức  ăn  hỗn  hợp  như:  chất  xơ,  chất  bột đường,  chất  mỡ,  chất  khoáng,  vitamin…thông  thường  người  ta  sử  dụng  các  loại nguyên liệu sau.

1.2.1.   Thức ăn thô xanh.

Là loại thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn tự do của gia súc, sử dụng chủ yếu ở trạng thái tươi xanh. Thức ăn xanh có thể chia làm 2 nhóm chính gồm cây cỏ tự nhiên và gieo trồng.

Đặc điểm dinh dưỡng:

- Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ.

- Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao.

- Thức ăn xanh giàu vitamin.

- Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4%.

- Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo tính chất đất đai, chế độ phân bón.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng:

- Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp.

- Đề phòng một số chất có sẵn trong thức ăn: lá sắn, cây cao lương, cỏ xu đăng… có độc tố HCN, ngoài ra trong thức ăn xanh còn chứa NO3  dưới dạng KNO3, nếu hàm lượng NO3 quá cao sẽ gây cho con vật ngộ độc và chết.

1.2.2. Thức ăn tinh bột giàu năng lượng. a.  Sắn củ

Gia súc không thích ăn sắn bột nhưng lại thích ăn sắn viên. Trong chế biến thức ăn hỗn hợp sắn được sử dụng ở dạng khô, nghiền mịn.

b.   Hạt ngũ cốc

Hạt ngũ cốc gồm: lúa, ngô, đại mạch, kê… Sản phẩm phụ của hạt ngũ cốc gồm cám, tấm, trấu…

Hạt ngũ cốc là loại thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm, hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của nó chiếm 90% nguồn năng lượng cung cấp trong khẩu phần.

-    Ngô:

Ngô gồm có 3 loại: ngô vàng, ngô trắng, ngô đỏ.

Nhiều sản sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật như lá và thân cây ngô có thể dùng cho bò, trâu ăn rất tốt.

Ngô là loại ngũ cốc có chứa đường và mỡ cao nên ngô dễ bị nhiễm nấm mốc khi độ ẩm trên 15% làm giảm chất lượng của ngô, thậm chí còn chứa độc tố aflatoxin. Vì vậy khi bảo quản cần chú ý phơi khô, để nguội, bảo quản trong cao ráo với độ ẩm ngô tối thiểu là 13%.

-    Cám gạo:

Cám gạo là phụ phẩm quan trọng của thóc lúa, là nguồn thức ăn giàu vitamin nhóm B: B1, B6, biotin và rất hấp dẫn đối với vật nuôi. Thường dùng để chế biến thức ăn tổng hợp.

Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Giá trị dinh dưỡng của cám thay đổi tuỳ thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hoá.

-    Cám mì:

Cám mỳ là phụ phẩm của công nghiệp chế biến bột mì. Cám mì là loại thức ăn tốt để nuôi lợn. So với cám gạo thì cám mì có hàm lượng protein cao hơn, ít dầu hơn. Cám mì thường có hai loại, loại màu vàng nâu nhạt hoàn toàn là vỏ cám; loại màu trắng ngà, ngoài vỏ cám còn lẫn cả tinh bột.

-    Tấm:

Trong quá trình xay xát gạo thu hồi được 3% tấm. Về mặt dinh dưỡng tấm tương

đương gạo. Về mặt năng lượng và protein tấm tương đương ngô.

1.2.3. Thức ăn bổ sung protein.

a.  Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc thực vật.

Gồm hạt đậu tương, đậu xanh, đậu mèo, đậu triều, lạc, vừng…. và các khô dầu. Đây là loại thức ăn giàu protein, protein từ 30-40%.

Đậu tương:

Đậu tương là một trong những loại họ đậu được sử dụng phổ biến đối với gia súc, gia cầm. Trong đậu tương có 50% protein thô, 16-21% lipit. Ngoài ra còn một số loại hạt họ đậu  khác  cũng rất  giàu protein  như hạt cái dầu, hạt hướng dương, hạt vừng.

Khô dầu lạc:

Khô dầu là sản phẩm của các hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu, phần còn lại làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Các sản phẩm này bao gồm khô dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu bông, khô dầu dừa, khô dầu hướng dương.

Khô dầu lạc trên thị trường có loại cả vỏ, có loại lạc nhân. Tuỳ theo công nghệ chế

biến, có loại khô dầu lạc ép thủ công, khô dầu lạc ép máy, khô dầu lạc chiết ly.

Khô dầu lạc vỏ có tỷ lệ protein thấp, tỷ lệ xơ cao 23%, nên không dùng để nuôi gia cầm, lợn.

Để nâng cao hiệu quả của khẩu phần, nên sử dụng khô dầu lạc kết hợp với bột cá, khô

đậu tương hoặc bổ sung axit amin công nghiệp.

Khô dầu đậu nành:

Khô dầu đậu nành chứa 1% béo, là một trong những nguồn protein hữu hiệu nhất cho

động vật.

Bã dầu đậu nành chứa một số độc tố, chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng. Bánh dầu đậu nành.

b.    Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc động vật.

Bao gồm các sản phẩm phụ được thu nhận từ các ngành sản xuất và chế biến thịt cá, lò mổ gia súc gia cầm, chế biến sữa, tôm, cua, mực, cá…

Loại thức ăn này khó bảo quản và vận chuyển, khi bảo quản thường gây ra mùi ôi khét khó chịu và một số axit amin bị phân huỷ. Do vậy cần phải sấy khô ở một điều kiện nhất định, độ ẩm sau khi sấy phải nhỏ để giảm đến mức thấp nhất khả năng phân huỷ thành phần dinh dưỡng của thức ăn.

-    Bột cá:

Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc, gia cầm, là loại thức ăn giàu protein. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối, giàu vitamin B1, B12 ngoài ra còn vitamin A và D.

-    Bột tôm:

Bột tôm làm thức ăn gia súc là phụ phẩm của các cơ sở sản xuất tôm đông lạnh, chế biến từ đầu tôm, vỏ tôm, và một số tôm vụn. Bột tôm hàm lượng protein không cao, thường ở  mức 30%. Nhược điểm của bột tôm là thành phần kittin trong nitơ cao, chất kittin không tiêu hoá được. Bột tôm giàu Ca, P, nguyên tố vi lượng nên dùng nuôi gà đẻ trứng rất tốt.

-    Sữa bột gầy:

Sữa bột gầy chế biến từ sữa đã khữ bơ dùng để nuôi bò và sản xuất thức ăn cho lợn con đang theo mẹ hoặc lợn con đang cai sữa, nó là thành phần thiết yếu trong thức ăn lợn con.

-    Bột máu:

Bột máu là thức ăn gia súc có hàm lượng protein rất cao 85%, hàm lượng lizin 7,4-8%. Bột máu là thành phần không thể thiếu được trong thức ăn của lợn con đang theo mẹ.

-    Bột thịt xương:

Bột thịt xương được chế biến từ xác  gia súc không làm thực phẩm, từ các phụ phầm chế biến thịt như phủ tạng, nhau thai, xương, máu. Nguyên liệu chế biến bột thịt xương rất đa dạng nên hàm lượng dinh dưỡng bột thịt xương cũng biến động lớn.

Sử dụng bột thịt xương cần chú ý đến điều kiện bảo quản, bột thịt xương rất dễ

thối, mốc, nhiểm vi khuẩn có hại.

1.2.4. Các sản phẩm phụ của các ngành chế biến.

a.    Sản phẩm phụ của ngành nấu rượu bia.

Gồm bã rượu, bã bia…đều là những loại thức ăn nhiều nước [90% là nước] do vậy khó bảo quản và vận chuyển.

Các loại thức ăn này có thể sấy khô để sử dụng cho lợn và gia cầm

b.    Sản phẩm phụ của ngành làm đường, tinh bột.

Gồm bã khoai, bã sắn, rỉ mật đường, bã mía, đường cặn…

Rỉ mật đường dùng cho loại nhai lại có thể sử dụng bằng nhiều cách: trộn urê với mật rỉ đường cùng với các loài thức ăn thô như cỏ khô, rơm, bã mía, thân cây ngô, cao lương đem ủ xanh cùng với bã khoai, bã sắn, cám cho loài nhai lại.

Trong sản xuất thức ăn cho lợn, gà, rỉ mật được sử dụng với lượng nhỏ để tăng tính kết dính viên thức ăn.

1.2.5.   Thức ăn bổ sung.

Thức ăn bổ sung là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự nhiên hay tổng hợp, không  giống  với  thức  ăn  khác  ở  chỗ  không  đồng  thời  cung  cấp  năng  lượng, protein và chất khoáng được đưa vào khẩu phần ăn của động vật với liều lượng hợp lý [urê] hoặc với liều lượng rất thấp [kháng sinh, vitamin…]

Có những loại thức ăn bổ sung:

- Bổ sung đạm như urê, axit amin tổng hợp.

- Bổ sung khoáng, khoáng đa lượng hoặc vi lượng.

- Bổ sung vitamin.

- Các chất phụ gia.

Thức  ăn  bổ  sung  có  tác  dụng  tăng  khả  năng  lợi  dụng  thức  ăn,  kích  thích  sinh

trưởng, tăng khả năng sinh sản và phòng bệnh..

a.    Thức ăn bổ sung đạm.

Nấm men

Hiện nay ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men: men gia súc khô và men ủ.

Nấm men gia súc khô:  Các  chủng  nấm  men  này  được  sản  xuất  ở  các  nhà  máy chuyên môn hay được tách từ dấm chín và bã rượu của quá trình sản xuất rượu, bia. Nấm men gia súc nói chung thành phần dinh dưỡng rất cao và hoàn chỉnh, đó là loại thức ăn bổ sung đạm và vitamin rất tốt cho gia súc và gia cầm.

Men ủ: Ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men ủ: men ủ tươi, men ủ khô chủ yếu để

nuôi lợn, nuôi bò, một ít dùng để nuôi gia cầm.

Khi sử dụng nấm men, nhất là men ủ cho gia súc ăn sẽ mang lại nhiều hiệu quả:

- Thức ăn có khẩu vị tốt nên con vật ăn được nhiều.

- Tăng tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn, hạn chế được các loại ký sinh đường ruột.

- Làm tăng trọng thêm 5-10% và giảm tiêu tốn thức ăn là 10-15%.

- Cải thiện được một phần chất lượng của  thức ăn, nhất là các loại thức ăn bột

đường nghèo protein và vitamin.

Axit amin công nghiệp

Trong xây dựng khẩu phần thức ăn cho gia súc dạ dày đơn, hàm lượng và tỷ lệ các axit amin không thay thế được đặc biệt chú ý. Thiếu axit amin hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Một số thức ăn chính của lợn thiếu một số axit amin không thay thế. Vì thế khi lập khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm cần bổ sung thêm các axit amin công nghiệp vào khẩu phần cho đủ định mức.

Trong số 10 axit amin không thay thế, hiện nay công nghiệp đã sản xuất được 4 loại: Lizin, methionin, tryptophan và threonin.

b.    Thức ăn bổ sung khoáng.

Đối  với  vật  nuôi  chất  khoáng  cũng quan  trọng  như  protein.  Chính  vì  thế  thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất sút kém. Do đó cần bổ sung khoáng vào thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu về khoáng của vật nuôi.

c.    Thức ăn bổ sung vitamin.

Trong hạt cốc, các loại thức ăn bổ sung protein đều có sinh tố nhưng hầu như bị hao hụt hết trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó người ta sử dụng premix vitamin bổ sung vào thức ăn. Premix vitamin là hỗn hợp các loại vtamin công nghiệp với chất đệm.

Căn cứ vào định mức vitamin cho từng loại vật nuôi, từng lứa tuổi, các hãng sản xuất thức ăn sản xuất các loại premix tương ứng. Khi sử dụng căn cứ trên nhãn hiệu bao bì để bổ sung vào khẩu phần cho đúng.

d.    Các chất bổ sung khác.

-    Kháng sinh có tác dụng kích thích sinh trưởng.

-    Kháng sinh giúp cho con vật khoẻ mạnh, hạn chế còi cọc, hạn chế bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá.

-    Kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

-    Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi và vị thức ăn

-    Các chất chống oxy hoá

-    Chất chống độc tố nấm

-    Các chất tổng hợp

e.  Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi và vị thức ăn: Chất tạo màu: Caroten trong cỏ 3 lá, chất sắc tố tổng hợp.

Chất tạo mùi: Bổ sung các hương liệu vào thức ăn hỗn hợp để kích thích tính thèm ăn của gia súc, gia cầm.

Chất tạo vị: Chủ yếu là muối, hàm lượng ≤1%, bổ sung dầu mỡ sẽ làm tăng vị ngon.

1.2.6.   Vai trò của các chất có trong thức ăn.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp gồm: đạm [protit], bột, đường [gluxit], chất béo [lipit], khoáng, vitamin và nước. Hàm lượng này khác nhau ở mỗi loại thức ăn, nên vai trò của chúng cũng khác nhau.

Chính vì vậy mà cần phải bổ xung đầu đủ thành phần dinh dưỡng cho gia súc gia cầm

1.3.     Một số quy trình kỹ thuật chế biến thức ăn.

-    Với các loại củ quả phải được rửa sạch đất bụi, thái lát phơi sấy, nghiền nhỏ và phối trộn.

-    Các loại thức ăn thô như rau, cỏ rơm các loại đậu lá cây được băm thô nghiền nhỏ phối trộn làn thức ăn hỗn hợp. Ngoài ra có thể chế biến bằng phương pháp ngâm vôi, kiềm hóa bàng sut ăn da v.v…để làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

-    Thức ăn dạng hạt thường được phân loại tách các tạp chất phi dinh dưỡng, làm khô, ngiền nhỏ, phối trộn. một số hạt cần được say xát, nghiền nấu và phối trộn.

Video liên quan

Chủ Đề