Hiên nay bhyt bhxh bhtn đóng bao nhiêu phần trăm năm 2024

[Thanhuytphcm.vn] – Bảo hiểm xã hội [BHXH] TPHCM vừa có hướng dẫn thực hiện mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp [BHTN], bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp [BHTNLĐ-BNN] kể từ ngày 01/7/2023.

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội [BHXH] năm 2014; Luật Bảo hiểm y tế [BHYT] năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT năm 2014; Luật Việc làm năm 2013; Luật An toàn Vệ sinh Lao động năm 2015; Luật Lao động năm 2019; Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, BHXH TPHCM hướng dẫn mức đóng các loại bảo hiểm kể từ ngày 01/7/2023.

Theo đó, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên như sau: Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm

Phương thức

HSSV đóng 70%

NSNN hỗ trợ 30%

Tổng mức đóng BHYT

3 tháng

170.100

72.900

243.000

6 tháng

340.200

145.800

486.000

9 tháng

510.300

218.700

729.000

12 tháng

680.400

291.600

972.000

Đối với học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.

Mức đóng BHYT hộ gia đình theo thứ tự các thành viên khi đủ điều kiện giảm phí như sau: Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm

Thành viên hộ gia đình

Tiền đóng BHYThộ gia đình

Người thứ 1

972.000

Người thứ 2

680.400

Người thứ 3

583.200

Người thứ 4

486.000

Người thứ 5 trở đi

388.800

Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT cho người hộ cận nghèo bằng 70%. Người hộ cận nghèo đóng 30% x 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng \= 291.600 đồng/năm.

Kể từ ngày 01/7/2023, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN, BHYT cao nhất bằng 36.000.000 đồng/tháng.

Mức đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng: Vùng I là 93.600.000 đồng/tháng; Vùng II là 83.200.000 đồng/tháng.

Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện hàng tháng sẽ do người tham gia tự chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 36.000.000 đồng.

Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm. Mức hỗ trợ cụ thể:

Hộ nghèo [30%]: 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng.

Hộ cận nghèo [25%]: 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng.

Người tham gia khác [10%]: 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.

Khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

Cơ quan BHXH sẽ tự điều chỉnh mức lương cao nhất tham gia BHXH, BHYT BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với người tham gia đã kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng lao động, đơn vị không phải nộp hồ sơ. Trường hợp đơn vị chưa kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng, đề nghị đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN theo đúng quy định.

Trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp đại diện cho người lao động đóng BHXH và BHYT với cơ quan BHXH. Do đó không phải ai cũng biết cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng vào quỹ này. Vậy người lao động tại doanh nghiệp phải đóng BHXH và BHYT bao nhiêu?

Mức đóng BHXH, BHYT của người lao động tại doanh nghiệp.

1. Quy định về việc tham gia BHXH, BHYT bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội quy định về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động tại các doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc nếu:

  • Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Bên cạnh đó BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Tại Khoản 1, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế cũng có quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT trong đó có:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
  • Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc. Cả người lao động và doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật.

2. Mức đóng BHXH, BHYT người lao động tại doanh nghiệp phải nộp

Căn cứ theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 9/9/2015 và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/5/2020 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT có nêu rõ mức đóng của từng đối tượng như sau:

Người lao động lần lượt đóng 8% và 1% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ BHXH và BHYT

Các mức đóng bảo hiểm xã hội là 25,5% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong đó:

  • Người lao động đóng 8%,
  • Doanh nghiệp đóng 17,5% gồm: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất [HT-TT]; 3% vào quỹ ốm đau và thai sản [ÔĐ-TS]; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp [TNLĐ-BNN].

Mức đóng BHYT là 4,5% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong đó:

  • Người lao động đóng 1,5%;
  • Doanh nghiệp đóng 3%.

Ngoài ra, người lao động và doanh nghiệp còn phải đóng:

  • Bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] với mức đóng 2% mức lương tháng là căn cứ đóng BHXH: trong đó người lao động đóng 1%, doanh nghiệp đóng 1%.
  • Đóng kinh phí công đoàn 2% mức lương tháng là căn cứ đóng BHXH do doanh nghiệp đóng. Trường hợp nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1% đoàn phí công đoàn.

Cụ thể mức đóng BHXH, BHYT, BHTN như bảng sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHYT

BHTN

BHXH

BHYT

BHTN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0,5%

3%

1%

8%

-

-

1,5%

1%

17,5%

8%

21,5%

10,5%

Tổng cộng đóng 32%

Bảng các mức đóng BHXH và BHYT của người lao động tại doanh nghiệp.

Lưu ý:

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, năm 2022 nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện để đóng vào quỹ BHTN-BNN với mức đóng thấp hơn [0,3%] theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/5/2020.

Như vậy, vấn đề người lao động tại doanh nghiệp phải đóng BHXH, BHYT bao nhiêu đã được Bảo hiểm xã hội điện tử eBH chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Người lao động cần đặc biệt lưu ý để có thể tính toán mức đóng BHXH, BHYT chính xác của mình để đảm bảo quyền lợi.

Tỷ lệ đóng BHXH hiện nay là bao nhiêu?

Mức đóng BHXH [bao gồm cả BHYT, BHTN] của NLĐ hiện nay là 10,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH [bao gồm cả lương và các phụ cấp]. NSDLĐ đóng là 21,5% các loại bảo hiểm.

BHYT bao nhiêu phần trăm?

BHXH Việt Nam trả lời như sau: Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%. Theo đó, tổng số tiền mỗi người lao động phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc là 10,5%. Trách nhiệm của đơn vị là 22% và không phát sinh thêm bất cứ một khoản chi phí nào.

BHTN chiếm bao nhiêu phần trăm?

Như vậy, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì doanh nghiệp phải đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; người lao động đóng 1% tiền lương tháng và Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% mức đóng.

Đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu phần trăm?

1.1.2 Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với người lao động và người sử dụng lao động là người Việt Nam tổng bằng 32,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5%.

Chủ Đề