Hình thức chính thể nào gần giống với hình thức chính thể của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia mỗi quốc gia lại có những hình thứcchính thể riêng tạo nên sự đa dạng và đặc trưng riêng của mỗi nước trên thế giới. Sự khácnhau đó phần nào mang đến nhiều sự khó khăn trong các nghi thức đón tiếp hay ngoạigiao,... Có những nước chính thể rất phức tạp gây khó khăn trong việc xác định vì cónhững trường hợp có sự biến thể. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chỉ có hai loại hìnhthức chính thể cơ bản đó là chính thể cộng hòa và chính thể quân chủ. Mỗi chính thể còncó những hình thức nhỏ hơn mang những đặc điểm khác nhau tạo nên một hệ thống chínhthể cực kì độc đáo và đa dạng. Không phải bỗng dưng lại có những hình thức chính thểnhư vậy mà chúng phải có những giai đoạn hình thành và lịch sử riêng của từng nước, vìthế mới tạo nên từng đặc điểm riêng của mỗi quốc gia mỗi khu vực trên thế giới.Sự khác biệt trong hình thức chính thể cũng tạo nên sự khác nhau trong tổ chức bộmáy nhà nước. Do đó, ta phần nào xác định được hình thức chính thể của một quốc gia làdựa vào cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và ngược lại. Tuy nhiên, có những trườnghợp một quốc gia vừa có đặc điểm của chính thể này vừa có đặc điểm của chính thể khác,… Nhưng sẽ đừng nhầm lẫn giữa hình thức chính thể với hình thức cấu trúc nhà nước vìchúng là hai khái niệm và hai hình thức khác biệt nhau nhưng cả hai đều là một trongnhững đặc điểm tạo nên hình thức nhà nước mà thôi.Nhằm giúp cho mọi người biết và hiểu rõ hơn các hình thức chính thể cơ bản trênthế giới, tiến trình lịch sữ, giai đoạn và những đặc điểm đặc thù của mỗi chính thể, đểgiúp chúng ta xác định được quốc gia đó là thuộc chính thể nào,... Cách xác định và phânbiệt các chính thể giữa các quốc gia là khá quan trọng và cũng không dễ dàng. Vấn đềnày không kém phần quan trọng và khá thú vị đối với những ai quan tâm đến hình thứcchính thể trên thế giới.I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ2.1. Khái niệm về hình thức chính thể.Trong lịch sử hình thành nhà nước, sau khi giành được chính quyền thì việc lựachọn và áp dụng hình thức nhà nước sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sứcmạnh và phát huy hiệu lực của nhà nước. Các nhà nước đa dạng về hình thức bởi trình độphát triển kinh tế, tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ mâu thuẩn giữachúng ở mỗi quốc gia là khác nhau. Trên thực tế hiện nay thế giới có hai hình thức nhànước chính là hình thức nhà nước tư sản và hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Xét ởgóc độ pháp lý hình thức nhà nước bao hàm hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhànước và chế độ chính trị hay xét theo khái niệm chung thì nó được cấu thành từ ba yếu tốcơ bản trên. Vì có sự mâu thuẩn giữa các giai cấp với nhau, sự cạnh tranh nhau trongthương mại,…điều đó đồng thời xuất hiện trong xã hội nhiều hành vi khác nhau, xung độtlẫn nhau,… nguyên nhân khách quan là do sự phát triển kinh tế đã đạt đến một trình độnhất định mang lại. Các khách quan đó, hiện thực xã hội đó đã đưa đến hình thành nhànước như “ một lực lượng cần thiết, có nhiệm vụ làm diệu bớt xung đột và giữ cho xungđột đó nằm trong vòng trật tự, dưới một hình thức gọi là hợp pháp”.Vậy nên, Nhà nước phải có một cơ chế quản lý tốt, một bộ máy hoàn chỉnh vànhiệm vụ rõ ràng để giữ cho xã hội được trật tự và nằm trong vòng kiểm soát của nhànước. Những yếu tố dân tộc và thời đại cùng với lịch sử hình thành và đặc điểm địa lý,con người đã đem lại những cách tổ chức và hình thành những cơ quan tối cao là khácnhau để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh tại mỗi quốc gia đó. Do vậy sẽ tạo nên nhữnghình thức đa dạng và mang màu sắc riêng của mỗi quốc gia. Điều đó tạo nên cái hìnhthức chính thể đa dạng và rất phức tạp trên thế giới. Nguyên thủ quốc gia trong mỗi chínhthể lại có những quyền lực nhất định phù hợp với chính thể đó, các cơ quan khác trong bộmáy nhà nước như nghi viện, chính phủ cũng có những quyền hạn riêng theo đặc điểmcủa chính thể mà nhà nước đó đang thực hiện. Mối quan hệ giữa các cơ quan này cũng làđiều đáng nói khi nhắc tới hình thức chính thể.Như vậy, hình thức chính thể là cách thức và trình tự lập ra cơ quan nhà nước tốicao của quyền lực nhà nước, xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước vàgiữa nhà nước với nhân dân. Và là sự biều hiện bề goài thành mô hình, hình dáng của nhànước thông qua cách thức cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn tráchnhiệm và bản chất nguồn gốc của quyền lực nhà nước.Hiện nay trên thế giới có hai hình thức chính thể cơ bản là chính thể quân chủ vàchính thể cộng hòa. Mỗi chính thể lại có những biến thể của nó.2.2. Đặc điểm chủ yếu, tiến trình lịch sử của hai chính thể cơ bản trên thế giới.2.2.1. Hình thức chính thể quân chủHình thức chính thể được hình thành do tương quan lực lượng giai cấp trong xãhội khi tiến hành cách mạng dân chủ tư sản nếu xét ở khía cạnh lịch sử. Ở những nướccách mạng tư sản không đủ sức đánh bại được giai cấp phong kiến mà đại diện là các vịhoàng đế, mặc dù lỗi thời nhưng vẫn còn đủ mạnh thì ở đó quyền lực buộc phải được chiasẽ giữa hai giai cấp thống trị là tư sản và phong kiến. Tại đó tồn tại chính thể quân chủ.Nhiều học giả còn có quan điểm cho rằng đây là biểu hện của sự thỏa hiệp giữa các giaicấp thống trị. Sự thỏa hiệp là một trong những chức năng quan trọng của nhà nước thốngtrị. Ngược lại, các học giả khác cho rằng đây là mong muốn của giai cấp tư sản, họ muốngiai cấp thống trị cũ thích nghi với cách thống trị mới. Bằng việc sữ dụng chính thể nàyhọ muốn ngăn chặn cách mạng quần chúng do chính phong trào cach mạng tư sản dấylên. Mặc dù chính thể này không được thừa nhận là chính thể dân chủ tiên tiến nhưng nóđược sữ dụng rất rộng rãi, phổ biến trong thế giới tư sản. Có thể nói số lượng các nướctrên thế giới giữa chính thể quân chủ hiện nay là rất nhiều và nó trở thành loại hình phổbiến của tổ chức nhà nước trong giới tư bản.Sự tồn tại đến ngày nay của chính thể quân chủ ngay cả ở các nước phát triển chothấy sức sống mãnh liệt đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của chế độ phong kiến. Một chế độ đãăn sâu vào tiềm thức của nhiều dân tộc.Hình thức này có thể xem là tàn dư của chế độ phong kiến, được giai cấp tư sản sửdụng như một công cụ tiềm tàng phòng chống những biến đổi xã hội. Nhà vua được dựnglên như một đấng siêu phàm, đứng trên mọi giai cấp mang hình tượng của đất nước, củatoàn dân và tượng trưng cho sự vĩnh hằng của dân tộc, chế độ xã hội.Chính thể quân chủ là một thể chế hình thức chính quyền mà theo đó người đứngđầu là nhà vua hay nữ hoàng. Hiện nay trên thế giới có tới 44 quốc gia còn tồn tại hìnhthức này với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó nữ hoàng Anh đồng thời là nữ hoàng của 15quốc gia quân chủ độc lập khác.Chính thể quân chủ là một trong những hình thức chính thể lâu đời nhất và từng córất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.2.2.2. Hình thức chính thể cộng hòaTheo tiến trình của lịch sử những cuộc đấu tranh gia cấp, và có sự tương quan lựclượng giữa các gia cấp mà khi tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản Ở những nướcnày cách mạng tư sản giành được thắng lợi triệt để thì ở đó chính thể cộng hòa được thiếtlập (như ở Pháp, Mỹ,…). Theo đó chính thể cộng hòa của một quốc gia được lãnh đạobởi những người không dựa vào sức mạnh chính trị của họ vào bất kì một quy luật nàovượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong quốc gia đó.Nó là hình thức chính quyền phổ biến nhất hiện nay ở các nước tư sản vì nó khắcđược những tàn dư của chế độ phong kiến. Leenin đã chỉ rõ: “quyền lực vô hạn” của “sựgiàu có” trong chế độ cộng hòa dân chủ sở dĩ đã trở thành chắc chắn hơn là vì nó khônglệ thuộc vào một số thiếu sót của cơ cấu chính trị, vào cái võ xấu xa của chủ nghĩa tưbản. chế độ cộng hòa dân chủ là hình thức chính trị tốt nhất có thể có được của chủnghĩa tư bản cho nên khi nắm được hình thức tôt nhất ấy thì giai cấp tư sản nâng nó đểxây dựng quyền lực của mình”. Hình thức này có những đặc điểm sau: Người đứng đầu nhà nướcTrong hầu hết nền cộng hòa hiện đại người đứng đầu nhà nước được gọi là tổngthống. Các danh xưng khác được sử dụng là consul, doge, archon và nhiều danh xưngkhác. Trong các nền cộng hòa và cũng là dân chủ người đứng đầu nhà nước được chỉ địnhtheo kết quả của một cuộc bầu cử. cuộc bầu cử này có thể là gián tiếp, chẳng hạn như nếumột hội đồng theo một dạng nào đó được bầu lên bởi người dân và hội đồng này sau nàysẽ bầu ra người đứng đầu nhà nước. Trong các nền cộng hòa này nhiệm kỳ tổng thốngthường là bốn năm đến sáu năm. Trong một số nước, Hiến pháp giới hạn số nhiệm kì mộtngười có thể bầu lên vị trí tổng thống. Nếu như người đứng đầu nhà nước của một nềncộng hòa đồng thời là người đứng đầu chính phủ thì thể chế này gọi là tổng thống chế vídụ như Hoa kỳ. Trong bán tổng thống chế thì người nguyên thủ quốc gia không đồng thờilà người đứng đầu chính phủ. Người sau thường được gọi là thủ tướng. Tùy theo từngnghĩa vụ cụ thể của tổng thống (ví dụ như tư vấn trong việc thành lập chính phủ sau cuộcbầu cử) và các quy ước khác nhau vai trò của tổng thống có thể dao động từ chỉ mangtính lễ nghi và phi chính trị cho đến có ảnh hưởng lớn và đầy tính chính trị. Thủ tướng cótrách nhiệm điều hành các chính sách và nhà nước trung ương. Có những quy định choviệc chỉ định tổng thống và người đứng đầu chính phủ. Ở một số nền cộng hòa cho phépsự chỉ định một tổng thống và một thủ tướng là thuộc hai đảng đối lập: ở Pháp, khi nhữngthành viên của chính phủ đương nhiệm và tổng thống thuộc các đảng phái đối lập nhau,tình huống này gọi là sống chung chính trị. Tuy nhiên trong một số nước như Đức, Ấn độtổng thống bắt buộc phải là không theo đảng phái nào. Một số nước khác như Thụy sỹ,San marino thì đứng đầu nhà nước không phải là một người mà là một ủy ban (hội đồng)của một vài người đang nắm văn phòng đó. Các nền cộng hòa giảm đi ảnh hưởng của tôn giáo vào nhà nước.Một lý do quan trọng tại sao người dân lại chọn xã hội của họ như một tổ chức“cộng hòa” là khả năng được tự do khỏi tôn giáo của nhà nước: trong cách tiếp cận nàysống dưới một chế độ quân chủ được xem là dễ tạo ra tôn giáo thuần nhất. Tất cả cácchính thể quân chủ lớn đều có một tôn giáo của nhà nước điều này dẫn đến một tôn giáomà quốc vương (hoàng gia) được phong cho một địa vị giống như thượng đế. Trên mộtmức độ khác, các nền quân chủ có thể vướng vào một dạng đặc biệt nào đó của tôn giáo:Công giáo ở Bỉ, Thần đạo ở Nhật Bản,…Tuy nhiên, hình thức này ở một số nước khôngcòn tồn tại nữa do không phù hợp với điều kiện thực tế ( ví dụ như Nga hoàng,…)Sự vắng mặt của chế độ quân chủ sẽ không có một vị vua nào thúc đầy về một tôngiáo. Bởi vì điều này là cảm nhận chung của thời đại khai sáng. Không là điều đáng ngạcnhiên khi các nền cộng hòa đều nhận thấy bởi các nhà tư tưởng thời Khai sáng như là mộtdạng tổ chức thích hợp nhất nếu như người ta muốn tránh những điều xuống cấp bởi mộtsống dưới một tôn giáo nhà nước có sức ảnh hưởng quá lớn. Trong thời cổ đạiTrong Ấn Độ cổ đại, một số Maha Janapadas được thiết lập như là những cộnghòa vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên. Vaishali, cổ xưa nhất trong các cộng hòa đó,được xem như là nền cộng hòa đầu tiên trên thế giới. Trong vùng Cận Đông cổ đại, mộtsố thành phố của Levant đã được một cách điều hành tập thể. Arwad đã được dẫn ra nhưlà một ví dụ khác về nước cộng hòa xưa nhất được biết, trong đó người dân, chứ khôngphải vua, được miêu tả là có quyền tự chủ. Những bản sách quan trọng về triết học chínhtrị thời cổ đại sống sót cho đến thời trung cổ hiếm khi có một một ảnh hưởng nào lên sựnổi lên hay làm mạnh thêm những nền cộng hòa vào thời điểm mà chúng được viết ra.Khi Plato viết những đối thoại mà sau này, trong các nước nói tiếng Anh, trở nên đượcbiết đến như là The Republic (một bản dịch không chính xác theo một số người), nền dânchủ xứ Athena đã được thiết lập, và không bị ảnh hưởng bởi luận thuyết đó (nếu nó đã bịảnh hưởng, nó sẽ trở nên "ít" bản chất cộng hòa hơn theo hiểu biết hiện đại). Những thínghiệm của Plato với những nguyên tắc chính trị của ông ở vùng Syracuse là một thấtbại. De re publica của Cicero, rất xa trong khả năng định hướng lại những nước La Mãtrong việc củng cố dạng nhà nước cộng hòa của họ, mà đúnh hơn nên được xem là khúcdạo đầu của Đế chế La Mã thật sự thành hình sau khi Cicero qua đời. Trong thời Phục hưngSự nổi lên của thời Phục hưng, mặt khác, được đánh dấu bằng sự chấp thuận củanhiều tác phẩm từ thời Cổ đại này, không nhiều thì ít dẫn đến một quan điểm chặt chẽ,quay lại với "chủ nghĩa cộng hòa cổ điển". Tuy nhiên những khác biệt vẫn tồn tại về việcloại "hỗn hợp" nào trong một kiểu nhà nước hỗn hợp của một nước lý tưởng sẽ được gọilà "cộng hòa". Đối với những thể chế cộng hòa nổi lên sau sự xuất bản của các triết lýPhục hưng về cộng hòa, như là Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, luôn luôn không rõ ràng là vaitrò chính xác của chủ nghĩa cộng hòa - trong một loạt các lý do khác - dẫn đến chọn lựa"cộng hòa" như là một dạng nhà nước. Chủ nghĩa cộng hòa khai sángThời đại Khai sáng đã đem lại một thế hệ các nhà tư tưởng chính trị mới, chothấy rằng, giữa nhiều thứ khác, "triết học" chính trị đang ở trong quá trình tập trung trởlại vào "khoa học" chính trị. Lần này thì ảnh hưởng của những nhà tư tưởng chính trị,như John Locke, vào sự nổi lên của những nền cộng hòa ở Mỹ và Pháp sớm xảy ra sauđó là không thể sai được: sự phân tách của quyền lực, sự phân tách của nhà thờ và nhànước, v.v. được giới thiệu với một mức thành công nào đó trong các nước cộng hòa mới,cùng với những tư tưởng khác của nhà chính trị lớn khác của thời đại đó. Thật ra, thờiKhai sáng đã đặt ra tiêu chuẩn cho những nền cộng hòa, cũng như là là nhiều trường hợpkhác cho các chế độ quân chủ, trong thế kỉ tiếp theo. Những nguyên tắc quan trọng nhấtđược thiết lập lúc kết thúc thời Khai sáng là luật pháp, là điều kiện rằng các nhà nướcphản ánh lợi ích cá nhân phải theo pháp luật, rằng các nhà nước hành xử theo lợi íchquốc gia, trong những cách thức hiểu được bởi đại chúng, rằng phải có một số phươngtiện cho quyền tự quyết định. Chủ nghĩa cộng hòa vô sảnPhân nhánh chính tiếp theo trong tư tưởng chính trị được Karl Marx thúc đẩy.Ông cho rằng các giai cấp, chứ không phải quốc gia có quyền lợi. Marx tranh luận rằngcác chính phủ đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, và vì vậy cuối cùng thì cácquốc gia trong thời đại của ông sẽ bị lật đổ bởi giai cấp vô sản thống trị. Một lần nữa hìnhthành nền cộng hòa theo đường lối triết lý chính trị mới nhanh chóng theo sau sự nổi lêncủa triết học: từ đầu thế kỷ 20, các nền cộng hòa dạng "cộng sản" được thiết lập. Nhiềunước trong số đó đứng vững cả thế kỷ nhưng có sự căng thẳng đang gia tăng giữa họ vớinhững nước kế thừa trực tiếp hơn từ ý tưởng của Phong trào Khai sáng. Các yếu tố kinh tếKhái niệm cổ xưa của res publica, khi áp dụng vào chính trị, luôn luôn suy diễnrằng công dân trên một mức độ nào đó "tham gia" vào việc điều hành đất nước: ít nhất làcông dân không thờ ơ với những quyết định được quyết bởi những người điều hành đấtnước, và có thể tham gia vào các tranh luận chính trị. Một ý thường được theo đuổi bởicác sử gia là các công dân, dưới những hoàn cảnh thông thường, chỉ trở nên hoạt động vềchính trị nếu như họ có thời gian rãnh rỗi trên và vượt khỏi những cố gắng thường ngàychỉ để duy trì sự tồn tại. Nói một cách khác, một lớp trung lưu đủ đông (mà không bị ảnhhưởng về mặt chính trị bởi một vị vua như tầng lớp quý tộc) thường được xem là nhữngđiều kiện cần trước khi thành lập một dạng nhà nước cộng hòa. Trong cách suy luận này,trong những thành phố của Hanseatic League, lẫn Catalonia của thế kỉ 19, cũng như HàLan trong thời hoàng kim của họ, sự hình thành của một nền cộng hòa không là điều đángngạc nhiên, bởi tấ cả họ đều ở mức đỉnh của tài sản tích lũy được qua thương mại vànhững xã hội với một tầng lớp trung lưu giàu có và nhiều ảnh hưởng. Các nền cộng hòaTrong thế kỷ 21, hầu hết các nước không quân chủ đều tự gọi là cộng hòa hoặc làtrong chính thức hoặc là trong hiến pháp. Có một vài ngoại lệ: Lybia arab jamahimiya,nhà nước Israel, Liên bang Myanma, Liên bang Nga tuy vẫn thõa mản nhiều định nghĩacủa từ “ cộng hòa” bởi vì từ này bản thân là “ mơ hồ” rất nhiều nước thấy rằng cần thêmvào những từ hạn định để làm rõ loài cộng hòa mà họ xưng. Hiện nay trên thế giới đa sốcác quốc gia là thuộc chính thể cộng hòa hầu như là ở mọi khu vực lãnh thổ đều có chínhthể này. Cộng hòa trong lý thuyết chính trịTrong lý thuyết chính trị và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được ápdụng cho một nước nơi mà sức mạnh chính trị của nhà nước chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý,bất kì trên danh nghĩa nào, của người dân bị cai trị. Việc sử dụng này dẫn đến hai tập hợpphân loại đều có vấn đề. Thứ nhất là các nước được cầm quyền bởi một nhóm thiểu số,nhưng không phải là cha truyền con nối, giống như nhiều nước độc tài, thứ hai là cácnước mà tất cả, hay là gần như tất cả, quyền lực chính trị thực sự được nắm bởi các thểchế dân chủ, nhưng vẫn có một vua/nữ hoàng như người đứng đầu nhà nước trên danhnghĩa, được biết chung như là quân chủ lập hiến. Trường hợp thứ nhất làm cho nhiềungười bên ngoài từ chối xem nước đó như là một nước cộng hòa thực sự. Trong nhiềunước loại thứ hai có một số phong trào "cộng hòa" vẫn hoạt động để khuếch trương việckết thúc một chế độ quân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vấn đế ngữ nghĩa thườngđược giải quyết bằng cách gọi đó là một nước dân chủ. Nhìn chung, các nhà khoa họcchính trị cố gắng phân tích hiện thực ẩn bên trong hệ thống, chứ không phải bằng danhnghĩa mà nước đó tự xưng: mặc cho một lãnh tụ chính trị tự xưng là "hoàng đế" hay"tổng thống", và nhà nước ông ta đang lãnh đạo được gọi là một nhà nước "quân chủ"hay "cộng hòa" không phải là đặc điểm quan trọng, liệu là ông ta sử dụng quyền lực nhưngười chuyên quyền hay là không mới là quan trọng. Trong nghĩa này những phân tíchgia về chính trị có thể nói rằng Thế chiến thứ nhất, trong nhiều khía cạnh, là điểm cáochung cho chế độ quân chủ, và sự thiết lập của chủ nghĩa cộng hòa, hoặc là trên thực tếhay là de jure, như là những thiết yếu cho một nhà nước hiện đại. Đế chế Áo-Hung và Đếchế Đức cả hai đều bị xóa bỏ bởi những điều khoản trong hiệp định hòa bình ký kết sauđó, Đế quốc Nga bị lật đổ bởi Cách mạng Nga năm 1917. Ngay cả trong các nước thắngtrận, các hoàng gia đã dần dần bị tước bỏ quyền lực và đặc quyền, và càng nhiều hơn nhànước là ở trong tay của các cơ quan được bầu lên và các đảng chiếm đa số nắm quyềnhành pháp. Tuy nhiên trong nước Đức sau Thế chiến thứ hai, một cộng hòa de jure, pháttriển thành một chế độ chuyên chế trên thực tế vào giữa thập niên 1930: một hiệp ước hòabình mới, sau Thế chiến thứ hai, cẩn thận hơn trong việc soạn ra các điều khoản để chonước Đức trên thực tế (phần Tây) vẫn là một nước cộng hòa.Thuật ngữ cộng hòa có nguồn gốc từ những tác giả của thời Phục hưng nhưmột thuật ngữ mô tả về về một quốc gia không có chế độ quân chủ. Những tác giả này,như Machiavelli, cũng đã viết những tác phẩm quan trọng mô tả làm thế nào để các chínhphủ như vậy thực hiện chức năng của mình. Những ý tưởng về việc một chính phủ và xãhội nên được xây dựng như thế nào là cơ sở cho một hệ tư tưởng được gọi là chủ nghĩacộng hòa cổ điển. Tư tưởng này dựa trên Cộng hòa La Mã và các thành bang của Hy Lạpcổ đại và tập trung vào những ý tưởng như đạo đức công dân, quy định của luật pháp vàchính phủ hỗn hợp.I. CÁC DẠNG HÌNH THỨC CHÍNH THỂ1.1 Chính thể quân chủHình thức chính thể này có hai loại cơ bản là: quân chủ tuyệt đối và quân chủ lậphiến.1.1.1 Quân chủ tuyệt đốiQuân chủ tuyệt đối, hay quân chủ chuyên chế, là thể chế chính trị mà Hoàng gia(Vua hay Nữ hoàng) nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độquân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong kiến.Chế độ này thịnh hành ở các nước trên thới giới vào các thế kỷ 17 và 18.Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước Pháp dướitriều vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủtập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18,tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uyquyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nướcNga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quânchủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vuaPhổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vịcha uy quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyênchế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực , mà vị vua - chiến binhkinh điển là Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn trong lịch sử nước Phổ. Trong thời đạicủa trào lưu triết học Khai Sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trongkhi hai nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiếnbộ và chấp nhận lý tưởng Khai Sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nướcÁo và Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ "quân chủ chuyên chế Khai sáng",tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vìđộc đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triếthọc đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời.Việt Nam thời kỳ này cũng theo hình thức chính thể này với sự chuyên quyền của các vịhoàng đế, vua chúa. Điều đó tạo ra một quyền lực rất lớn mà lời nói của vua cũng chínhlà luật pháp của quốc gia,… Đây là loại hình thức của nhà nước phong kiến, nhưng hiệnnay vẫn còn một số ít nước đi theo chính thể này, tất nhiên là có vài sự thay đổi nhỏ đểphù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh.Trên thế giới hiện còn bốn nước quân chủ chuyên chế: Va-ti-căng, Ả-rập Xê-út,Bru-nây và Ô-man. Tại Va-ti-căng, Giáo hoàng là người nắm quyền lực tối cao của Tòathánh và chính quyền nhà nước Va-ti-căng, thâu tóm cả quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp. Hội đồng Hồng y Giáo chủ đóng vai trò như cơ quan lập pháp, nhưng về thực tế chỉlà cơ quan tư vấn cho Giáo hoàng, soạn thảo các thánh luật và văn bản khác để Giáohoàng công bố. Ả-rập Xê-út không có cơ quan lập pháp, chỉ có Hội đồng tư vấn đượcthành lập từ tháng 12-1993. Các thành viên Hội đồng này do Quốc vương bổ nhiệm, cóquyền đề xuất lập pháp, tranh luận các chính sách của chính phủ, nhưng không có quyềnlập pháp, không có quyền thành lập hay bãi miễn chính phủ. Tại Bru-nây, phải đến tháng9 - 2004, Hội đồng lập pháp mới được thành lập lại sau 20 năm không tồn tại. Các thànhviên Hội đồng do Quốc vương bổ nhiệm, sau đó sẽ được thay thế bằng một Hội đồng mớivới một số nghị sỹ được bầu trực tiếp. Chủ trì công việc của Hội đồng là Quốc vương. Ôman cũng có một cơ quan lập pháp hai viện, nhưng trên thực tế chỉ đóng vai trò tư vấn ...Trừ Va-ti-căng là trung tâm Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, ba nước quân chủ chuyênchế còn lại đều là các nước quân chủ Hồi giáo, tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thốngpháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Hồi, những tàn tích phong kiến còn lưu lại đậmnét trong đời sống xã hội. Gần đây, mặc dù có một số cải cách dân chủ được thực hiện,nhưng sự phát triển toàn diện của đất nước vẫn phụ thuộc vào “đấng minh quân”, ngườinắm giữ quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước. Cơ quan lập pháp nếu có cũng chỉ làcơ quan tư vấn chứ không phải là một nhánh quyền lực đối trọng với Nhà vua.3.1.2 Quân chủ lập hiến [quân chủ Đại nghị]Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vuanhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hộido thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Trong các nhà nước theo chínhthể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao mộtphần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấpkhác (như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳngcấp trong nhà nước phong kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tưsản gọi là quân chủ lập hiến. Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến,quyền lực của nguyên thủ quốc gia (vua, nữ hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cáchnguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống,cho sự thống nhất của quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà vua trị vịnhưng không cai trị". Chính thể quân chủ lập hiến theo quy mô hình đại nghị đang tồn tạiở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, v.v... donhững nguyên nhân lịch sử nhất định.Là hình thức chính thể phổ biến hiện nay. Việc tổ chức quyền lực nhà nước vừa cóvua vừa có hiến pháp. Nhà vua chỉ có quyền lực thật sự khi không có hiến pháp. Một khiđã có hiến pháp thì nhà vua không có quyền lưc tuyệt đối, như trong chế độ phong kiếnnữa. lúc ban đầu những nguyên tắc cơ bản của quân chủ lập hiến là dựa trên cơ sở củahoc thuyết phân quyền của Montesquieu: Lập pháp do nghị viện có cơ cấu hai viện, mộtviện thứ dân và một viện quý tộc; nắm hành pháp là hoạt động chỉ huy thực hiện bao giờcũng phải nhanh nhạy nên do một ông vua tốt hơn là nhiều người đảm nhiệm. Ngày naykhi nói đến những nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp, người ta gọi những “ông vualập hiến”, tức là có hàm ý chỉ những ông vua hình thức, không có thực quyền theo côngthức “ Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị”. Quyền lực nhà nước chủ yếu nằm trong taybộ máy hành pháp và người đứng đầu hành pháp.Cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của chính thể quan chủ lập hiến không phảiở chổ có chế độ trách nhiệm hình sự của từng vị bộ trưởng trước nghị viện mà là chế độchịu trách nhiệm chính trị của toàn bộ chính phủ trước nghị viện. Theo thông lệ, chínhphủ ở các nước theo chính thể này chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện và được thànhlập từ cơ sở của thành phần Hạ nghị viện.Quân chủ lập hiến có hai loại: Thứ nhất quân chủ nhị nguyên và loại thứ hai làquân chủ đại nghị. Quân chủ nhị nguyênLà loại hình tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho haicơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước - quyền lực nhà vua và quyền lực của nghị viện.Đây là loại hình tồn tại không lâu ở thời đầu của cách mạng tư sản. Thời kì quá độchuyển chính quyền từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản. Các bộ trưởng do nhàvua bổ nhiệm, vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện.Hiện nay, còn mười nước có hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên: Mô-na-cô,Ma- rốc, Xoa-di-len, Nê-pan, Bu-tan, Cô-oét, Ba-ranh, Qua-ta, Gioóc-đa-ni và Tông-ga.Tại các nước này, mặc dù vị trí của Quốc vương vẫn là tối cao nhưng quyền lực lập pháp,hành pháp, tư pháp phải chia sẻ cho các cơ quan khác. Cơ quan lập pháp các nước này cóquyền lực nhiều hơn so với cơ quan lập pháp các nước quân chủ chuyên chế cả trong lĩnhvực lập pháp cũng như kiềm chế quyền hành pháp. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan lậppháp tại các nước quân chủ nhị nguyên cũng không giống nhau.Tại Gioóc-đa- ni, Ma-rốc,Nghị viện có quyền lực đáng kể nhưng tại Ba-ranh, Qua-ta là những nước mới thành lậpNghị viện dân cử trong thời gian gần đây, cơ quan lập pháp trên thực tế vẫn chỉ đóng vaitrò cơ quan tư vấn. Quân chủ đại nghịLà loại quân chủ phổ biến hiện nay ở các nước tư bản kể cả các nước tư bản pháttriển (Anh, Nhật, Tây ban nha,…). Ở chính thể này nguyên thủ quốc gia là các vị hoàngđế được truyền ngôi cho con và chính phủ, bộ máy hành pháp được thành lập và đượchoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứngđầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế việc thànhlập và hoạt động của chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện.Nhà Vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước theo mộtloạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành những thành ngữ dân gian:"Nhà vua trị vì nhưng không cai trị""Nhà vua không bao giờ làm sai""Nhà vua không hại ai cả""Nhà vua không chịu trách nhiệm gì""Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm"....Nhà vua được tuyệt đối hoá trở thành một nhân vật siêu phàm, tượng trưng cho sựđộc lập vĩnh hằng của dân tộc.Mô hình quân chủ Anh quốc được coi là xuất phát điểm của mọi mô hình tổ chứcnhà nước hiện nay. Có thể nói rằng, mọi thể chế dân chủ đương đại đều có gốc tích từAnh quốc. Và Anh quốc có thể được xem như là quê hương của các thiết chế dân chủ cổđiển. Nhà nước Mỹ quốc hiện nay là điển hình của các nhà nước được tổ chức theo hìnhthức chính thể tổng thống cộng hoà, nhưng lại có sự rút kinh nghiệm từ chính nhà nướcAnh quốc.Điều kỳ lạ là ở chỗ, các thiết chế của nhà nước Anh quốc được hình thành và tồntại cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng bước một của lịchsử thực tế, như “một bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên tắc hết viên gạchthứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, không có điều ngược lại”, không theo một lýthuyết nào cho trước. Chính Montesquieu, một trong những người sáng lập học thuyếtphân quyền, đã quan sát thực tế việc tổ chức nhà nước Anh, chứ không phải của nướcPháp (quê hương ông) để phân tích sự phân chia quyền lực nhà nước. Vì vậy, đặc điểmcủa loại hình quân chủ đại nghị cũng là đặc điểm của nhà nước Anh quốc.Nhà vua hay nữ hoàng bị tước bỏ dần dần mọi quyền năng. Lúc đầu thì phảinhường quyền năng lập pháp cho Quốc hội, sau đó dần dần lại phải nhường tiếp quyềnđiều hành đất nước cho hành pháp (Chính phủ), mà đứng đầu là Thủ tướng. Nhà vua haynữ hoàng chỉ còn lại một phần của quyền hành pháp. Đó là hành pháp tượng trưng. Sựnhường quyền dần dần này của nhà vua hay nữ hoàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thắnglợi của Cách mạng Tư sản.Khi còn ở thời kỳ đầu của cách mạng, giai cấp tư sản không đủ sức đánh đổ hoàntoàn giai cấp phong kiến nên buộc phải chia sẻ quyền lực nhà nước cho người đại diệngiai cấp này là nhà vua. Sau này, theo tiến trình lịch sử, cùng với sự khẳng định chỗ đứngcủa giai cấp tư sản và sự suy tàn của giai cấp phong kiến, đã dẫn đến vai trò ngày cànghình thức của nhà vua.Sự hình thức này có một ví dụ điển hình là: Nữ hoàng Elizabeth II không những lànguyên thủ quốc gia của nước Anh, mà còn là nguyên thủ quốc gia của Canada vàAustralia. Mặc dù là một quốc gia độc lập, Australia cũng như Canada vẫn duy trì mốiquan hệ chặt chẽ với nước Anh và trung thành với nữ hoàng Anh - người về mặt danhnghĩa chính thức cũng là nữ hoàng của Australia và của Canada. Giúp việc cho nữ hoàngở các nước trên có chức danh Toàn quyền của nữ hoàng.Tính hình thức của nữ hoàng Anh quốc đã dẫn đến một sự kiện: Cách đây khônglâu, khoảng năm cuối thế kỷ XX, một nghị sĩ thuộc Công đảng, ông W.Benn trình lênNghị viện bản dự luật đề nghị xoá bỏ chế độ quân chủ khỏi đời sống chính trị - xã hội củanước Anh. Nhưng xét thấy nữ hoàng vẫn còn có những vai trò quyết định trong xã hội,Nghị viện Anh đã gạt bỏ dự luật này. Với đầu óc “hoài cổ thực dụng”, dân chúng Anh vẫnmến mộ nữ hoàng và hoàng gia. Đây là biểu tượng của nước Anh thống nhất. Trong lúcnội các tượng trưng cho uy quyền, thì nữ hoàng tượng trưng cho sự chính đáng.Với chức năng là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc giacủa các chính thể quân chủ có một vị trí rất quan trọng trong những thời điểm mà nền anninh, chủ quyền độc lập của các quốc gia bị xâm phạm. Khi nền an ninh của các quốc giabị vi phạm, với tư cách là người đứng đầu, biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nhàvua phải đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy sinh của thần dân bảo vệ đất nước.Đây cũng là một lý do quan trọng cho việc tồn tại của chế định nguyên thủ quốcgia trong chế độ quân chủ đại nghị. Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước này đượcnhiều nhà khoa học phân tích là hành pháp tượng trưng - một phần của hành pháp. Trongkhi đó, Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, có quyền điều hành thực sự - gọi là hànhpháp thực quyền.Trong chính thể quân chủ đại nghị, nghị viện là cơ quan có vai trò tối cao. Chínhvì sự tối cao này mà mô hình tổ chức của nhà nước được gọi là chính thể đại nghị. Nghịviện có quyền giải quyết mọi vấn đề của nhà nước, hay chí ít thì những vấn đề của nhànước phải được giải quyết dựa trên cơ sở của nghị viện.Từ đặc điểm này mà một đặc điểm quan trọng của chính thể quân chủ đại nghị đãđược hình thành: chính phủ phải được Nghị viện thành lập từ thành phần Hạ nghị viện.Từ đó hình thành nên một đặc điểm quan trọng nhất của loại hình tổ chức nhà nước này:Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Trong trường hợpkhông còn sự tín nhiệm của Nghị viện, thì Chính phủ phải từ chức, Nghị viện thành lập raChính phủ mới. Trong trường hợp không thành lập được Chính phủ mới thì Nghị viện bịgiải tán. Mặc dù Nghị viện là cơ quan lập pháp, nhưng có một nhiệm vụ quan trọng trênhết và phải thực hiện trước khi lập pháp là phải thành lập ra Chính phủ, (trong trường hợpkhông thành lập được Chính phủ, Nghị viện có thể phải giải tán).Khác căn bản với chế độ tổng thống, ngoài việc phải thực hiện chức năng cơ bảncủa mình là lập pháp, Nghị viện còn phải thành lập chính phủ và phải giám sát chính phủ.Ở đây, chính phủ có thể bị lật đổ theo quyết định của Nghị viện, hoặc có thể tự rút luitheo quyết định của người đứng đầu chính phủ.Giải thích hiện tượng này, nhiều học giả viện lý do nguồn gốc của nó là xuất pháttừ nước Anh. Vì rằng, nước Anh không những có chế độ quân chủ lập hiến sớm nhất, màcòn là nơi thử nghiệm đầu tiên chế độ quân chủ nghị viện, một hình thức cao của quânchủ lập hiến, ở đó thực hiện một quyền lực nhà nước đầy đủ của giai cấp tư sản, nhưngvẫn tồn tại một nhà vua làm đại diện cho giai cấp địa chủ, phong kiến đã lỗi thời. Trongkhi đó, Nghị viện Anh được cơ cấu hai viện, chỉ có Hạ viện mới được nhân dân trực tiếpbầu ra, thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Vì vậy, Chính phủ được thành lập dựa trên cơsở của Hạ viện và chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ viện, mà không chịu trách nhiệm thực sựtrước nhà vua.Trong hiến pháp của nhiều nước theo chính thể này quy định Nghị viện có quyềnluận tội các quan chức có hàm bộ trưởng ( Hiến pháp Đan mạch, Hiến pháp Na uy, Hiếnpháp Bỉ,…). Thủ tục luận tội được pháp luật tư sản gọi là thủ tục đàn hạch. Mặc dù thủtục đàn hạch có khác nhau nhưng nói chung buộc tội thuộc quyền Hạ viện, luận tội và kếttội thuộc quyền Thượng viện. Bên cạch thông lệ nêu trên vẫn còn một số biệt lệ về vấn đềnày. Cũng là chính thể quân chủ nghị viện (đại nghị) nhưng Hiến pháp Nhật, Hiến phápThụy điển không quy định quyền luận tội và buộc tội của các quan chức cao cấp củaNghị viện.1.2 Chính thể cộng hòaHình thức chính thể cộng hòa có hai loại chủ yếu là chính thể cộng hòa tổng thốngvà chính thể cộng hòa đại nghị.1.2.1 Cộng hòa tổng thốngHình thức chính thể cộng hòa tông thống là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đótổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vưa là người đứng đầu bộ máy hành pháp do nhândân trục tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Mỗi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổnhiệm và chịu trách nhiêm trước tổng thống không chịu trách nhiệm trước nghi viện,không có chức danh thủ tướng. Người ta gọi đây là chính phủ một đầu. Không phải làchính phủ lưỡng đầu như ở loại hình quân chủ, cộng hòa đại nghị, bên cạnh nguyên thủquốc gia còn có thủ tướng người đứng đầu bộ mày hành pháp. Ở những nước này ápdụng triệt để học thuyết phân chia quyền lực nhà nước một cách tuyệt đối hay còn gọi làcách phân quyền cứng rắn và tăng cường quyền lực của tổng thống. Loại hình này đượcáp dụng một cách tương đối phổ biến ở các nước tư bản châu Mỹ La Tinh, mà khuôn mẩucủa nó là Hợp chúng quốc Hoa Kì.Khái niệm về vùng ảnh hưởng riêng biệt giữa ngành hành pháp và lậppháp đã được nói rỏ trong Hiến pháp Hoa Kỳ cùng với sự ra đời của chức vụTổng thống Hoa Kỳ được bầu lên riêng biệt không lệ thuộc vào quốc hội. Mặc dù đâykhông phải là hệ thống đặc trưng riêng của các nước cộng hòa vì hệ thống này vẫn có thểđược áp dụng trong trường hợp của các nước quân chủ lập hiến bán phần mà trong đónhà vua thực thi quyền lực của mình (cả trong tư cách nguyên thủ quốc gia và ngườiđứng đầu ngành hành pháp của chính phủ) bên cạnh một ngành lập pháp nhưng thuật từnày thường có liên hệ đến các hệ thống cộng hòa ở châu Mỹ.• Tổng thống không đề nghị các đạo luật. Tuy nhiên tổng thống có quyềnphủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp, và rồi sau đó đến lượt ngành lập pháp, bằngmột đa số phiếu, có thể được dùng đến để vô hiệu quá sự phủ quyết của tổng thống.Thông lệ này được sao chép lại từ truyền thống tán thành vương quyền của Vương quốcAnh mà theo đó một đạo luật từ quốc hội không thể trở thành luật nếu không có sự tánthành của nhà vua.• Tổng thống có nhiệm kỳ nhất định. Các cuộc bầu cử được tổ chức theonhững thời gian đã được định rỏ và không thể bị đưa ra để bỏ phiếu bất tín nhiệm haynhững qui trình lập pháp khác có mục đích như vậy. Tại một số quốc gia, có một ngoại lệđối với qui luật mà trong đó một vị tổng thống sẽ bị truất phế nếu xét thấy đã phạm luật.• Ngành hành pháp là do một người nắm (tổng thống). Các thành viên nộicác chỉ phục vụ theo ý của tổng thống và phải thực thi các chính sách của ngành hànhpháp và lập pháp. Tuy nhiên, tổng thống chế thường xuyên cần có sự chấp thuận củangành lập pháp đối với các nhân sự mà tổng thống đề cử cho các chức vụ trong nội cáccũng như nhiều vị trí phức tạp khác của chính phủ, thí dụ như các quan tòa. Một vị tổngthống thông thường có quyền lực điều hành các thành viên nội các, quân sự hay bất cứcác viên chức hoặc nhân viên của ngành hành pháp, nhưng thông thường không cóquyền lực bãi nhiễm hay ra lệnh cho các quan tòa.• Quyền lực ân xá hay giảm bớt hình phạt đối với các tội phạm bị kết ánthường nằm trong tay của những nguyên thủ quốc gia trong các chính phủ có ngành lậppháp và hành pháp tách biệt.Các quốc gia có chính phủ theo tổng thống chế không nhất thiết là những quốc giaduy nhất sử dụng danh xưng Tổng thống hay hình thức chính phủ cộng hòa. Chẳng hạn,một kẻ độc tài có thể hay không có thể được dân chúng bầu lên chính thức nhưng vẫnthường được gọi là tổng thống. Tương tự, nhiều quốc gia dân chủ đại nghị là cộng hòa vàcó tổng thống nhưng chức vụ tổng thống này phần lớn là nghi thức thí dụ nổi bật gồm cóĐức, Ấn Độ, Ireland, Israel và Bồ Đào Nha.Hai chức danh nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành pháp tập trung vàomột người – Tổng thống, cho nên tổng thống có quyền trong việc quyết định các nhân sựtrong chính phủ. Và vì thế tự mình lựa chọn , tự mình bổ nhiệm và tự mình bãi nhiệm vàobất cứ thời gian nào. Về nguyên tắc các bộ trưởng không hợp thành cơ quan bàn bạc chịutrách nhiệm tập thể trước Nghi viện mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. các bộtrưởng chỉ là người giúp việc cho Tổng thống không được mâu thuẩn với đường lối,chính sách của tổng thống.Do Tổng thống có thể được nhân dân bầu ra bằng hình thức trực tiếp hoặc giántiếp nên tức là với lượng tuyển cử đoàn rộng rãi hơn.Đặc điểm quan trọng của chính thể cộng hòa tông thống là áp dụng tuyệt đốinguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Chính việc áp dụng này là cơ sơ cho việckhông chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa hành pháp và lập pháp. Thay cho cơ chế chịu tráchnhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp là cơ chế kiềm chế và đối trọng. Không cơquan nào lợi dụng quyền lực. Tổng thống và các bộ trưởng toàn quyền trong lĩnh vực làmluật. Nghị viện không có quyền lật đổ chính phủ và ngược lại Tổng thống – nguyên thủquốc gia cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Ở chính thể này, nếutổng thống và đa số Nghị viện ở cùng một đảng thì quyền lực nhà nước tập trung tuyệtđối vào trong tay Tổng thống. Còn nếu không cùng một đảng thì rất dễ dẫn đến sự mâuthuẩn giữa lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên trong luật hiến pháp tư sản không chứađựng những quy định giải quyết những mâu thuẩn này.Một số tổng thống trên thế giới là những nguyên thủ quốc gia mang tính nghithức cũng giống như các nhà vua tại các quốc gia quân chủ lập hiến. Những vị tổng thốngnày không phải là những người đứng đầu ngành hành pháp của các chính phủ (tuy nhiênmột số nhà vua tại các quốc gia quân chủ lập hiến vẫn có quyền lực đặc biệt). Ngược lại,đối với một quốc gia tổng thống chế toàn phần, một vị tổng thống được nhân dân bầu lênđể trở thành người đứng đầu ngành hành pháp. Các chính phủ tổng thống chế không cóphân biệt giữa chức vụ nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ vì cả hai chứcvụ này đều do tổng thống nắm. Nhiều chính phủ đại nghị chế có một nguyên thủ quốc giabiểu tượng trong hình thức là một vị tổng thống hay một nhà vua (một số nhà vua vẫnduy trì quyền lực đặc biệt). Người này có trách nhiệm hình thức hóa các chức năng củaquốc gia hay trong trường hợp của các nhà vua với những quyền lực đặc biệt không canthiệp vào công việc của một nghị viện đang hoạt động hiệu quả trong khi đó đặc quyềnhiến định trong vai trò là người đứng đầu chính phủ thì thường thường do thủ tướng đảmnhiệm. Những tổng thống biểu tượng có chiều hướng được bầu trong cách ít trực tiếp hơnlà các tổng thống thuộc tổng thống chế toàn phần, thí dụ họ chỉ được bầu lên từ ngành lậppháp. Một vài quốc gia như Ireland và Bồ Đào Nha lại có các tổng thống biểu tượngđược dân chúng bầu lên trực tiếp. Một vài quốc gia như Nam Phi có tổng thống đầyquyền lực nhưng do ngành lập pháp bầu lên. Các tổng thống này được chọn trong cáchthức tương tự như cách bầu một Thủ tướng. Tuy nhiên sự khác biệt là các tổng thống nàyvừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ. Những người giữ vai tròhành chính trưởng này có danh xưng là "Tổng thống", nhưng trong thực tế thì tương tựnhư các Thủ tướng. Những quốc gia khác có cùng hệ thống còn có Botswana, Quần đảoMarshall, và Nauru. Thật là ngẫu nhiên, phương thức về việc ngành lập phápbầu lên tổng thống là một phần trong Kế hoạch Virginia của James Madison và nótừng được những người viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ xem xét nghiêm túc.Các Tổng thống trong các hệ thống tổng thống thì luôn luôn là những ngườitham gia tích cực trong các tiến trình chính trị mặc dù phạm vi quyền lực tương đối củahọ có thể bị ảnh hưởng bởi thành phần chính trị hợp thành ngành lập pháp và việc nhữngngười ủng hộ hay những người đối lập với họ có một vị trí chi phối trong đó hay không.Trong một số hệ thống tổng thống như Weimar Đức Quốc và Hàn Quốc,có một chức vụ thủ tướng nhưng không như bán-tổng thống chế hay đại nghịchế, vị thủ tướng này có trách nhiệm trước Tổng thống hơn là viện lập pháp.Theo quan điểm của không ít các nhà luật học, ở chính thể cộng hòa tông thốngphương tiện kiểm tra hoạt động hành pháp của nghị viện không đa dạng bằng chính thểđại nghị nhưng lại có kết quả hơn. Vì nghị viện truy cứu trách nhiệm của hành pháp đếncùng mà không bị giải thể cũng vì lẽ Nghị viện là một thiết chế bền vững hơn.Tóm lại, nguyên thủ quốc gia ở chính thể này có nhiều quyền lực trong việc lãnhđạo quốc gia, lãnh đạo lực lượng vũ trang, cũng như bộ máy hành chính dân sự. Ngoài raTổng thống còn can thiệp sâu vào hoạt động lập pháp của nghi viện.Một thể chế như vậy sẽ cho phép quyền lực nhà nước tập trung vào bộ máy hànhpháp, mà người đứng đầu là bộ máy là tông thống. Với việc tập trung quyền lực nhà nướcvào trong tay một người đã tạo điều kiện khách quan cho việc giải quyết nhanh nhạynhiều tình huống xảy ra trong thời đại khoa học – kỹ thuật – công nghệ, góp phần khôngnhỏ giúp cho sự phát triển của đất nước. Nói như vậy không có nghĩa là nước nào ápdụng hình thức này cũng phát triển điển hình như các nước LaTinh như Bra-xin cũngkhông thu được kết quả tốt đẹp mấy.1.2.2 Cộng hòa đại nghịChính thể cộng hòa đại nghị là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia không đượchình thành bằng con đường thế tập truyền ngôi mà bằng phương pháp bầu cử.Cộng hòa đại nghị hay còn gọi là cộng hòa nghị viện là một hình thức cộnghòa mà nguyên thủ quốc gia được bầu ra và quốc gia đó có một nghị viện mạnh và cácthành viên chính của bộ phận hành pháp được chọn ra từ nghị viện đó. Ngượclại với nền cộng hòa tổng thống và nền cộng hòa lưỡng tính, nguyên thủquốc gia thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi vì nhiều quyền trongđó được trao cho người đứng đầu chính phủ ( thường được gọi là thủ tướng). Tuynhiên, người đứng đầu chính phủ và nguyên thủ quốc gia có thể là một chức vụ ở nềncộng hòa đại nghị (như ở Cộng hòa Nam Phi và Botswana), nhưng tổng thống vẫn đượcbầu theo một cách gần tương tự đối với nhiều nước theo hệ thống Westminster. Có một sốtrường hợp cá biệt, theo luật, tổng thống được có quyền hành pháp để điều hành côngviệc hàng ngày của chính phủ (ví dụ Phần Lan hay Ireland). Nhưng thông thường họkhông dùng những quyền này. Do đó, một số nền cộng hòa đại nghị được xem như làmột chế độ bán tổng thống nhưng hoạt động dưới quyền nghị viện.Có thể nói trong chính thể này thì Nguyên thủ quốc gia không có thực quyền.Phân tích dấu hiệu chính thể cộng hoà đại nghị, nhiều nhà nghiên cứu luật học và chínhtrị học cho rằng, chính thể cộng hoà đại nghị là chính thể có nhiều đặc điểm giống nhưchính thể quân chủ đại nghị, chỉ khác về nguyên thủ quốc gia. Nếu nguyên thủ quốc giađược hình thành do thế tập, truyền ngôi thì gọi là quân chủ đại nghị và nếu được hìnhthành thông qua bầu cử (thường là dựa trên cơ sở của Nghị viện) thì được gọi là cộng hoàđại nghị.Vì vậy, cộng hoà đại nghị là chính thể được tổ chức ở những nhà nước có nguyênthủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu tráchnhiệm trước nguyên thủ quốc gia, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Bên cạnhviệc đồng ý với những dấu hiệu trên, một số dấu hiệu không thể thiếu được của chính thểnày, đó là việc tuyên bố nguyên tắc quyền lực tối cao của Nghị viện thành chế độ đạinghị; có chức danh Thủ tướng và sự tham gia một cách hình thức của nguyên thủ quốcgia vào việc thành lập chính phủ; nguyên thủ quốc gia được hiến pháp quy định rất nhiềuquyền hạn, nhưng trên thực tế không trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các công việccủa nhà nước.Nguyên thủ quốc gia của chính thể này được thành lập dựa trên cơ sở của Nghịviện, do Nghị viện bầu ra, hoặc dựa trên cơ sở của Nghị viện (có thêm các thành phầnkhác như là đại diện của các lãnh địa trực thuộc), mà không do nhân dân trực tiếp bầu ra.Chính việc không do nhân dân trực tiếp bầu ra Tổng thống, theo quan điểm của các nhàluật học, là nguyên nhân không cho phép nguyên thủ quốc gia có thực quyền.Ở tất cả các nước theo chính thể này, hiến pháp (hoặc tục lệ) không quy địnhnguyên thủ quốc gia là người đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của hànhpháp. Nếu có quy định đi chăng nữa thì nguyên thủ quốc gia không bao giờ thực hiệnđược một cách đích thực những quyền này.Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện do đặc điểm hình thành cũnggiống như đăc điểm như ở chính thể quân chủ đại nghị, chính phủ – hành pháp, trung tâmcủa bộ máy nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở của Nghị viện, nên Chính phủ phảichịu trách nhiệm trước Nghị viện. Đây là đặc điểm chính yếu của chính thể đại nghị, kểcả cộng hoà đại nghị lẫn của quân chủ đại nghị.Nguyên tắc “Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện” là cơ sở cho việcNghị viện có thể lật đổ Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ có quyền hoặc yêu cầunguyên thủ quốc gia giải tán Nghị viện.Về cơ bản, các nước theo chính thể cộng hoà đại nghị, giống như các nước theochính thể quân chủ đại nghị, đều tuyên bố nguyên tắc: nguyên thủ quốc gia “không chịutrách nhiệm”. Điều 90 của Hiến pháp Italia tuyên bố: “Tổng thống nước cộng hoà khôngchịu trách nhiệm các hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trườnghợp phản bội Tổ quốc hoặc hành động xâm phạm tới Hiến pháp”. Hiến pháp của Hy Lạpcũng quy định một điều khoản tương tự (Khoản 1 Điều 49). Bên cạnh thông lệ này, còncó nước vẫn quy định trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia. Ví dụ, Hiến pháp của nướcCộng hoà Áo quy định việc chịu trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia: “Tổng thống liênbang chịu trách nhiệm việc thực hiện chức năng của mình trước Quốc hội liên bang”(Điều 142).Nói chung, khi bàn về nhiệm vụ, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia ở chính thểcộng hoà đại nghị, các nhà luật học tư sản đều thừa nhận rằng, thực chất nguyên thủ quốcgia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia, không có quyền đích thực ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật và cũng không có những quyền hạn đặc biệt nào. Trong tácphẩm của mình, Bayme viết: “Chức danh Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức gắn liềnvới nhiệm vụ có tính cách đại diện hơn là thẩm quyền quyết định các công việc của nhànước”. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hoà đại nghị không khác nào địa vị củanhà vua hoặc nữ hoàng trong chính thể quân chủ đại nghị, theo nguyên tắc:“Nhà Vua trị vì nhưng không cai trị”Một số hiến pháp quy định tính trung lập không đảng phái của nguyên thủ quốcgia ở loại hình chính thể này, để tỏ rõ sự vô tư của nguyên thủ quốc gia. Khi một ngườiđược bầu làm tổng thống thì người đó phải từ bỏ đảng phái (CHLB Đức, Italia). Nhưngtrên thực tế, quy định này rất khó thực hiện. Bởi vì, việc được bầu vào chức danh tổngthống, trước hết bắt đầu bằng việc được đảng giới thiệu ra ứng cử tổng thống, hoặc chí ítphải được sự ủng hộ của đảng khi ra tranh cử.Đặc biệt, khi phân tích chế định “phó thự”, có thể thấy rằng, nguyên thủ quốc giakhông thể hoạt động trung lập. Mọi văn bản của Tổng thống chỉ có hiệu lực thực thi trênthực tế khi có chữ ký “phó thự” của các hàm bộ trưởng hoặc trên bộ trưởng (Thủ tướngngười đứng đầu bộ máy hành pháp). Quy định này đã tước hẳn quyền quyết định đíchthực của Tổng thống. Và cũng chính vì vậy, Tổng thống mới có cơ sở “là vô tráchnhiệm”, chính người ký phó thự mới là người chịu trách nhiệm văn bản do Tổng thốngban hành. Theo thông lệ, không thể bắt người không có quyền lại phải đứng ra gánh chịutrách nhiệm.Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, đa số các nước tư sảntheo loại hình chính thể cộng hoà đại nghị đều quy định Tổng thống có quyền bổ nhiệmngười đứng đầu chính phủ. Nhưng quy định bổ nhiệm và tiêu chuẩn của người đứng đầuchính phủ như thế nào lại không được pháp luật quy định rõ.Thay cho sự thiếu hụt này của hiến pháp thành văn là quy định của tập tục khôngthành văn: Người đứng đầu bộ máy hành pháp phải có sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trongnghị viện. Hay nói một cách khác hơn, nguyên thủ quốc gia – Tổng thống nước cộng hoàđại nghị – không thể bổ nhiệm một người nào đó khác hơn là thủ lĩnh của đảng chiếm đasố ghế trong nghị trường làm người đứng đầu bộ máy hành pháp.Những điều phân tích trên có bao hàm nghĩa, nguyên thủ quốc gia không còn mộtvị trí vai trò nào đích thực trong chính thể đại nghị. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiêncứu, vai trò của nguyên thủ quốc gia của chính thể cộng hoà đại nghị cũng như của nhàvua trong chính thể quân chủ đại nghị chỉ có thể được đánh giá cao trong những trườnghợp đất nước bị khủng hoảng. Trong tình trạng khủng hoảng, Tổng thống mới có điềukiện độc lập hành động mà không phụ thuộc vào các đảng phái chính trị. Nguyên thủquốc gia như là một chế định tiềm tàng của nhà nước hòng giải quyết những tình trạngkhủng hoảng chính trị có thể xảy ra.Đơn cử như theo quy định của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức, Tổng thốngliên bang có quyền đề nghị ứng cử viên Thủ tướng để Hạ nghị viện bỏ phiếu. Trong vòng14 ngày, nếu ứng cử viên của Tổng thống không nhận được đa số tuyệt đối số phiếu thuậnthì Hạ nghị viện có quyền bầu ứng cử viên của mình. Trong trường hợp vẫn không bầuđược Thủ tướng, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng theo ý mình người nào cónhiều phiếu hơn hoặc giải tán Hạ nghị viện.Nói tóm lại, ở loại hình chính thể cộng hoà đại nghị có nhiều đặc điểm cơ bản nhưchính thể quân chủ đại nghị, chỉ khác chính thể quân chủ ở chỗ, nguyên thủ quốc giakhông do thế tập truyền ngôi, mà do Nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra, mặcdù được hiến pháp quy định là một quyền hạn hết sức rộng rãi, nhưng mọi hoạt động củanguyên thủ đều có sự đề nghị, yêu cầu từ phía hành pháp. Nhánh hành pháp cùng vớingười đứng đầu hành pháp ngày càng trở thành cơ quan trung tâm thực hiện chủ yếuquyền lực nhà nước, được thành lập dựa trên cơ sở của Nghị viện và phải chịu tráchnhiệm trước Nghị viện; Chính phủ – hành pháp chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tínnhiệm của Nghị viện. Khi không còn sự tín nhiệm, thì chính phủ có thể bị lật đổ và kèmtheo đó, Nghị viện có thể bị giải tán.1.2.3 Cộng hòa hỗn hợp [cộng hòa Lưỡng tính]Chính thể cộng hòa hỗn hợp là chính thể mà ở đó việc tổ chức nhà nước vừa cóđặc điểm của cộng hòa đại nghị vừa có đặc điểm của cộng hòa tổng thống.Giống như chính thể cộng hòa đại nghị, chính phủ có thủ tướng đứng đầu. Nhưngthực ra chính phủ đặc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng thống. Tổng thống chủ tọa cácphiên họp Hội đồng bộ trưởng để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉđược quyền lãnh đạo các phiên họp này khi được tổng thống cho phép. Thủ tướng chỉđược quyền chỉ đạo các phiên họp Nội các để chuẩn bị cho các phiên họp của Hội đồngbộ trưởng (Chính phủ) và lãnh đạo chính phủ thực thi các chính sách đã được Tổng thốnghoạch định và phải chịu trước Quốc hội và Tổng thống việc thực thi các chính sách này.Tổng thống càng có nhiều quyền lực hơn trong trường hợp Tổng thống và đa số nghị việncùng một đảng. Quyền hành của Thủ tướng và của Chính phủ chỉ được gia tăng khi đa sốnghị viện không cùng một đảng với Tổng thống. Hình mẫu cho hình thức chính thể cộnghòa hỗn hợp này là nước Pháp nền cộng hòa thứ V của hiến pháp 1958 đang hiện hành.Theo nhận định của các nhà khoa học: hiến pháp 1958 của Pháp, bên cạnh việctuyên bố một đặc trưng của chế độ nghị viện, có thiết lập một chế độ chính quyền cá nhâncủa Tổng thống. Tổng thống không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghi viện bầu ra nhưcác nước theo chính thể cộng hòa đại nghị mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Nhiệm kỳ củaTổng thống là 7 năm, có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện củacộng hòa đại nghị, lần quyền tự thành lập chính phủ của cộng hòa tổng thống. Hiến phápnăm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện. Điều23 của hiến pháp này quy định: “chức năng của bộ trưởng không thể trùng hợp với chứcnăng của nghị sĩ và với một chức năng chuyên nghiệp nào khác”. Điều này đã làm hạnchế sự chịu trách nhiệm của bộ trưởng trước nghị viện.II. SỰ BIẾN DẠNG CỦA CÁC CHÍNH THỂTrong mỗi chính thể nào cũng vậy đều có sự biến dạng của nó mà chính thể đạinghị là một đặc trưng và dễ nhận biết nhất.Ở chính thể đại nghị, chính phủ được thành lập dựa vào cơ sở thành phần của nghịviện. Nhưng trên thực tế với đa số ghế trong nghị viện, đảng cẩm quyền, đảng đứng rathành lập chính phủ, đã chi phối nghị viện và kiểm tra hoạt động của các nghị viện. Ởđây sự phân chia quyền lực nhà nước giữa lập pháp và hành pháp theo quy định của hiếnpháp không còn nữa mà có chăng chỉ là phân chia giữa một đảng cầm quyền và một đảngđối lập có trách nhiệm.Trong các cuộc bầu cử Hạ viện (Nghị viện), cử tri toàn quốc không những bầu racác nghị sĩ làm đại diện cho mình mà còn tìm ra một đảng cầm quyền. Thủ lĩnh đảng cầmquyền nghiễm nhiên sẽ là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Việc đặc vấn đề tín nhiệmcủa quốc hội đối với chính phủ chính là vấn đề tín nhiệm đối với chính đảng đang cầmquyền. Nhưng trên thực tế thì vấn đề này hiếm khi sảy ra vì với một kỹ luật đảng chặtchẽ,đảng đối lập có đặt vấn đề tín nhiệm thì không bao giờ thu được số phiếu ủng hộ quábán tổng số ghế Hạ nghị viện. Vấn đề giải tán nghị viện cũng diễn ra tương tự.Do nhánh hành pháp của chính quyền phụ thuộc vào sự hậu thuẫn trực tiếp hoặcgián tiếp của quốc hội, thường được biểu thị qua quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Như thế,không có sự phân biệt rạch ròi giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, dẫn đến tìnhtrạng thiếu sự giám sát và cân bằng quyền lực là nguyên lý căn bản trong thể chế tổngthống. Tuy nhiên chính thể đại nghị có tính linh hoạt và nhanh nhạy đối với phản ứng củacông luận. Mặc khác, hệ thống này thường bị xem là thiếu ổn định như trong trường hợpcủa nền Cộng hòa Weimar của Đức và Đệ Tứ Cộng hòa của Pháp. Trong thể chế đại nghịcó sự phân biệt rõ ràng giữa chức danh đứng đầu chính phủ và chức danh đứng đầu nhànước, với thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và người đứng đầu nhà nước thường làmột nhân vật được bổ nhiệm hoặc một quân vương với chút ít quyền lực hoặc chỉ là mộtvị trí có tính nghi lễ. Dù vậy, một số quốc gia theo đại nghị chế đã thiết lập chức vụ tổngthống dân cử là người đứng đầu nhà nước với một số thẩm quyền nhằm duy trì thế cânbằng quyền lực cho hệ thống chính trị (gọi là thể chế cộng hòa đại nghị). Trong số cácquốc gia theo đại nghị chế có những nước được cai trị bởi một liên minh cầm quyền cấuthành bởi nhiều chính đảng, do chế độ bầu cử đại biểu theo tỷ lệ (proportionalrepresentation). Trong khi đó, những nước chấp nhận hệ thống chọn ra một đại biểu chomột đơn vị bầu cử (first past the post ) thường có chính phủ được thành lập bởi một chínhđảng. Anh Quốc là một thí dụ cho trường hợp này. Kể từ sau Đệ Nhị Thế chiến, chỉ cómột kỳ tổng tuyển cử (tháng 1 năm 1974) mà không có chính đảng nào giành được thếđa số tại quốc hội. Song, các thể chế đại nghị tại châu Âu đại lục chấp nhận hệ thống đạidiện theo tỷ lệ, thường dẫn đến các kết quả bầu cử mà không có chính đảng nào có thểgiành được thế đa số.Biến thể này là hậu quả của một hiện tượng chính trị quan trọng. Đó là sự hiệndiện của một hệ thống lưỡng đảng hoàn hảo. Sinh hoạt chính trị ở Anh dựa trên hai chínhđảng có tổ chức, kỷ luật, đủ khả năng đảm bảo một hành động thống nhất của chính đảngtrong chính phủ cũng như ở Quốc hội. Hệ thống lưỡng đảng này đã làm thay đổi hẳn ýnghĩa chế độ đại nghị.Từ những điều này nhiều người đã đi đến một nhận định. Mặc dù hiến pháp quyđịnh sự phân quyền cứng rắn nhưng trên thực tế giữa các cơ quan quyền lực lập pháp vàhành pháp vẩn có sự thỏa thuận, trao đổi thương thuyết, chịu trách nhiêm lẫn nhau khôngkhác gì trong chế độ nghị viện. Chính vì vậy người ta thường gọi đây là “chế độ đại nghịhành lang”- tức là chịu trách nhiệm hợp tác ngoài quy định của pháp luật. Nhưng chungquy lại đó là sự tập trung quyền lực nhà nước vào bộ máy hành pháp, do một đảng, mộtngười cầm quyền, cùng chịu trách nhiệm trước cử tri.