Hình thức thể chế nhà nước phong kiến phương Đông

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiến với nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giai cấp địa chủ. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân. Xã hội phong kiến có kết cấu xã hội phức tạp, giai cấp thống trị trong xã hội gồm vua, chúa, quan lại, quý tộc (công, hầu, bá, tử, nam), địa chủ, tăng lữ, cố đạo... Giai cấp bị thống trị là các tầng lớp nông dân nghèo, những người lao động tự do, tầng lớp tiểu thương và nông nô.

Kiểu nhà nước phong kiến đã tồn tại trong khoảng hơn 2000 năm ở Trung Quốc từ thế kỉ thứ Ill trước Công nguyên đến năm 1911. Ở Tây Âu nhà nước phong Kiến cũng tồn tại trong khoảng hơn 1000 năm. Ở vùng Trung Á tổn tại từ thế kỉ VII đế năm 1918, ở nước Nga từ thế kỉ thứ IX đến năm 1aB1 l Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc Xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ. Bộ máy nhà nước là công cụ phục vụ và bảo vệ quyền lợi của vua chúa phong kiến và địa chủ, đồng thời, là công cụ trấn áp giai cấp nông dân và những người lao động khác trong xã hội. Hình thức phổ biến của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của hoàng đế. Bộ máy nhà nước phong kiến mặc dù chưa có sự phân chia cũng như thực hiện quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng ở trung ương cũng đã hình thành nên các bộ với những chức năng khác nhau, còn ở địa phương, các quan lại vừa thực hiện quyền cai trị hành chính, đồng thời, vừa là các quan toà thực hiện chức năng xét xử.

Sự ra đời và phát triển nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là bước phát triển cao hơn so vớỉ nhà nước chủ nô. Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau nên sự xuất hiện của nhà nước phong kiến trên thế giới không giống nhau. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến về ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua phát canh, thu tô. Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ bản là địa chủ, phong kiến và nông dân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân... Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản... Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề, do vậy, đấu tranh giai cấp trong xã hội thường xuyên xảy ra. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp địa chủ, phong kiến đã sử dụng mọi biện pháp có thể, đẩy người nông dân vào những “đêm trường trung cổ”.

Ở phương Đông, sự ra đời của nhà nước phong kiến có nhiều khác biệt và không có mốc thời gian chung cho sự mở đầu của các nhà nước phong kiến ở khu vực này. Ở những nước này, nhìn chung, quá trình phong kiến hoá xã hội diễn ra chậm chạp, ranh giới giữa chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không rõ ràng vì không có sự khác biệt về bản chất của phương thức sản xuất giữa hai thời kì.1 Chính vì vậy, quan niệm về sự ra đời các nhà nước phong kiến phương Đông chỉ mang tính ước lệ: Dựa vào những sự kiện đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của mỗi quốc gia. Xu hướng chung ở các nước phương Đông là trong thời kì đàu chủ yếu bao gồm quan hệ sản xuất giữa nhà nước với nông dân, về sau quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân của địa chủ, phong kiến về đất đai mới hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trong xã hội phương Đông, một bộ phận nông dân có ruộng đất thuộc sở hữu riêng, tự canh tác trên phần ruộng đất đó và nộp thuế cho nhà nước, bên cạnh đó là những nông dân không có ruộng đất phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, phong kiến và nộp địa tô. Nhìn chung, nông dân chỉ phụ thuộc vào địa chủ về mặt kinh tế, tuy nhiên họ bị địa chủ, phong kiến bóc lột nặng nề, mâu thuẫn xã hội vì thế cũng hết sức sâu sắc.

Cũng như nhà nước chủ nô, các nhà nước phong kiến thường xuyên phát động các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính lẫn nhau, dẫn đến sự suy vong của một số nhà nước và sự lớn mạnh của một số nhà nước khác. Ở nhiều nước, quá trình tồn tại và phát triển của nhà nước phong kiến luôn gắn liền chế độ trung ương tập quyền. Ở nhiều nước khác, nhà nước phong kiến đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, ban đầu là chế độ phân quyền cát cứ, về sau chế độ trung ưong tập quyền mới được thiết lập. Ở những nước này, chính sách phân phong ruộng đất là nguồn gốc của sự phân chia đẳng cấp cũng như tạo ra các lãnh chúa lớn, nhỏ trong xã hội, dần dần thế lực của các lãnh chúa ngày càng lớn mạnh, trở thành những ông “vua con” ở địa phương, không chịu phục tùng chính quyền trung ương, dẫn đến sự chia cắt đất nước kéo dài trong nhiều thế kỉ. về sau, dưới tác động của nhiều nguyên nhân, tình trạng phân quyền cát cứ từng bước được xoá bỏ, đất nước thống nhất, nền chính trị trung ương tập quyền được thiết lập, tuy nhiên, đó cũng là giai đoạn suy vong của nhà nước phong kiến.

Qua hàng nghìn năm tồn tại, quan hệ sản xuất phong kiến dần dần tỏ ra lỗi thời, mâu thuẫn xã hội gia tăng, trong xã hội dần dần hình thành kiểu quan hệ sản xuất mới, kết cấu giai cấp mới. Chính vì vậy, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến bị thay thế bởi hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, kiểu nhà nước phong kiến bị thay thế bởi kiểu nhà nước tư sản.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Hình thức thể chế nhà nước phong kiến phương Đông

THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN ĐÔNG – TÂY


I. PHƯƠNG ĐÔNG

Đặc điểm của thể chế chính trị phong kiến Phương Đông

- Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được kế thừa, phát triển từ thể chế chính trị cổ đại, được duy trì trong suốt thời kì phong kiến, tuy nhiên xu thế cát cứ luôn trỗi dậy khi có điều kiện.

- Xu thế phân tán cát cứ xuất hiện khi chính quyền phong kiến bị khủng hoảng. sự khủng hoảng của chế độ phong kiến xuất phát từ nhiều lí do: xã hội mâu thuẫn, kinh tế suy giảm, chính trị hốn loạn, triều đình phong kiến ăn chơi xa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân, để đáp ứng quyền lợi của mình chính quyền phong kiến ra sức bóc lột sức dân, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến chính quyền trung ương thêm suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng cát cứ phát triển mạnh.

+ Trung Quốc

TQ: năm 221 TCN, Tần thủy hoàng đã lần lượt tiêu diệt các nước yên, tề, sở, triệu, ngụy, hàn hoàn thành việc thống nhất trugn quốc, trên cơ sở đó triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên của trung quốc được thành lập – triều tần

Dưới thời tần “mọi việc đều dùng phát luật để quyết định,khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa”, Tần thủy hoàng còn thích “chém giết để ra uy” nếu “hai người dám bàn với nhau về kinh thi, kinh thư, thì chém giữa chợ, lấy đời xưa để chê đời nay thì giết cả họ”. tần thủy hoàng còn bắt nhân dân xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ: vạn lí trường thành, lăng lí sơn, cung a phòng..khiến đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Vì vậy “Thực hóa chí” của hán thư chép:

“ đến thời tần thủy hoàng…thuế thu đến 2/3 mức thu hoạch, đàn ông hết sức cày cấy không đủ lương thực, đàn bà dệt vải không đủ áo quần, vét hết của cải trong thiên hạ để cung đốn cho chính quyền của ông ta, thế mà vẫn chưa đủ thỏa mãn làng ham muốn của ông ta. Do vậy nhân dân cả nước sầu oán nên phải lưu vong, phiến loạn”. sự thống trị tàn bạo của nhà tần khiến nhân dân cực khổ khốn cùng đến nỗi “phải mặc như bò ngựa, ăn như chó lợn” nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân thời Tần nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng – Ngô Quảng (ở Hà Băc), Hạng lương, hạng vũ ở đất ngô và lưu bang nổi dậy ở đất bái…ngọn lửa chống tần lan rộng ra khắp cả nước.

sau Tần với cuộc chiến tranh Hán – sở, triều Hán được thiết lập, tuy nhiên cuối thời đông hán chính quyền trung ương suy yếu, trật tự xã hội hỗn loạn, dẫn đến tình trạng cát cứ xảy ra làm đảo lộn triều chính:

năm 189, hán linh đế chết.kẻ nắm quyền bính là đại tướng quân hà tiến ngầm liên kết với cac tướng quân phiệt Viên Thiệu, Đổng Trác để tiêu diệt bọn hoạn quan…đổng trác kéo quân vào kinh đô nắm lấy mọi quyền hành trong triều đình. Năm 200 Tào tháo đánh đổng trác, viên thiệu thâu tóm được cả miền bắc trung quốc. Lúc bấy giờ ở miền nam có hai thế lực lớn tôn quyền ở đông nam, Lưu Bị ở miền tây nam, năm 208 tào tháo đưa hơn 20 vạn quân xuống giao chiến với 5 vạn liên quân của tôn quyền và lưu bị nhưng thất bại, các thế lực nổi lên tranh đoạt quyền lực, chém giết lẫn nhau khiến tình trạng cát cứ xảy ra liên miên không dứt….

+ Việt Nam

Từ thời bắc thuộc,chế độ phong kiến đã manh nha hình thành. Khi này ruộng đất chủ yếu tập trung trong tay địa chủ phong kiến phương bắc, bước đầu xuất hiện quá trình tư hữu về sản xuất là tiền đề để hình thành sự tư hữu về ruộng đất của địa chủ phong kiến về sau. Mối quan hệ bóc lột ruộng đất giữa địa chủ phương bắc và nông dân việt nam dần hình thành tạo cơ sở nền tảng bước đầu cho mối quan hệ phụ thuộc về sau giữa nông dân và địa chủ phong kiến. thêm vào đó thời kì này sự truyền bá của đạo nho với những mối quan hệ ràng buộc với tư tưởng “trung quân ái quốc” trung thành với giai cấp thống trị cũng là công cụ hữu hiệu phục vụ cho chính quyền phong kiến việt nam.

Quá trình hình thành chế độ phong kiến bắt đầu từ thế kỉ X - XV thời kì phong kiến độc lập. Đến thế kỉ XV đặc biệt dưới thời lê thánh tông đã đạt đỉnh cao của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế, quan liêu. Vua vẫn nắm trong tay mọi quyền hành (phong chức tước, sở hữu tối cao ruộng đất, chỉ huy quân đội….). kinh tế công – thương nghiệp thời kì này rất phát triển, nhà nước trung ương rất quan tâm đến tình hình nông nghiệp,thi hành chính sách trọng nông, chú trọng khẩn hoang, lập đồn điền...đời sống nhân dân được ổn định:

“đời vua thái tổ, thái tông

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”

Tuy nhiên cuối thời lê, thời vua lê uy mục (1504 – 1509), tương dực (1509 – 1516), chiêu tông (1516 – 1522)…kinh tế sa sút, chính trị, xã hội lê sơ lâm vào khủng hoảng:

Lê uy mục: “nghiện rượu, hiếu sat, hoang dâm, tàn hại người tông thần…trăm họ oán hận, người bấy giờ gọi là quỷ vương” vua không chăm lo chính sự, chơi bời vô độ bắt cung nhân uống rượu đến say rồi giết chết.

Tương dực tính hiếu dâm, thích ăn choi nên dốc tiền của xây dựng công trình tốn kém, dựng cửu trùng đài bóc lột tiền của và sức dân khiến người đời oán hận

Như vậy đến cuối lê sơ, chính quyền trung ương không quan tâm đến đời sống nhân dân khiến đời sống nhân dân khổ cực, nhiều phong trào đấu tranh nông dân nổ ra chống chính lại chính quyền phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa 1511 của Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng (Kinh Bắc), 1515 Phùng Chương nổi dậy ở Tam Đảo (Vĩnh Yên), 1516 cuộc khởi nghĩa Trần Cảo..nhiều cuộc bạo động của nông dân ở các nơi và nhân dân miền núi bùng nổ. trong bối cảnh của tình hình chính trị, xã hội trên trong triều đình nhiều phe cánh, thế lực nổi lên hãm hãi, chém giết nhau nhằm tranh giành quyền lực trong đó thế lực mạnh nhất mà người cầm đầu là mạc đăng dung. Năm 1527 mạc đăng dung thâu tóm mọi quyền hành trong triều, nhận thấy sự bất lực của nhà lê, mạc đăng dung bức nhà lê phải những ngôi lập ra nhà mạc.

Như vậy lịch sử chế độ phong kiến cuối thời đại là sự thoái trào, song song với nó là thế lực cát cứ luôn trỗi dậy, hình thành nên tinh chất hợp quy luật của lịch sử đó là sự thay thế và tiếp nối của các triều đại trong lịch sử phong kiến.

II. PHƯƠNG TÂY

Đặc điểm của thể chế chính trị phong kiến phương tây là quá trình phát triển từ thể chế phong kiến phân quyền tiến đến thiết lập phong kiến tập quyền. Thể chế chính trị phân quyền tồn tại xuyên xuất hét thời sơ kì, tiếp tục tồn tại sang hết thời trung kì.

Cụ thể: Ngay từ thời đế quốc Frang đã nảy sinh hiện tượng phân quyềncát cứ. Sau khi Clovit chết năm 511, Vương quốc Frang đã bị chi phối thành bốn phần do những người con của ông cai quản. Từ cuối thế kỉ VI, quyền lực của các ông vua ngày càng suy yếu bởi nội chiến diễn ra thường xuyên. Trong khi đó thế lực của bọn quý tộc ngày càng mạnh, lấn át cả nhà vua, từ đó nhiều vùng đã thoát li khỏi phạm vi thế lực của nhà vua.Đến tận thế kỉ VIII,trật tự cũ trong toàn vương quốc mới được thiết lập. Đặc biệt từ sau hòa ước

Vecdoong thì Tây Âu hoàn toàn ở trạng thái phân quyền cát cứ. Đế quốc Frang

tan rã và bị chia cắt thành nhiều mảnh. Các lãnh chúa nắm hết quyền lực và lấn

át nhà vua, nội chiến lại diễn ra triền miên, đời sống của nhân dân ngày càng khổ cực.



Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kì hình thành đặcbiệtlà thời kì cuối,thời kì suy vong và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, TBN

Còn ở một số nước như ItaLia, Đức.trạng thái phân quyền cát cứ tồn tại suốt cả chế độ phong kiến. Từ thế kỉ XV – XVI chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến ra đời ở hai nước Anh – Pháp.

Với chế độ phong kiến tập trung lãnh thổ được thống nhất và bắt đầu địa vực hoá… quốc gia dân tộc ra đời với một nhà nước trung ương có thực quyền với các địa phương. Với sự tập trung như vậy cũng phát triển sự giao lưu làm xuất hiện thị trường chung, tạo ra khả năng phát triển lên chủ nghĩa tư bản. Trong xã hội phong kiến tập trung tuy thế lực thống trị thuộc về hoàng đế và các vị vương hầu của triều đình nhưng tư sản ở đô thị như các nhà buôn, các chủ xưởng, các nhà trí thức tự do… đã có một vai trò xã hội và kinh tế rất lớn. Tất cả các nước đều nhanh chóng phát triển từ thời kì Phong kiến Phân quyền lên chế độ phong kiến trung ương Tập quyền rất sớm nhưng riêng Đức Và Ý chế độ phong kiến phân quyền cát cứ lại tồn tại rất lâu và dai dẳng tới tận thế kỉ XIX

+ phân tích Đức, Italia (tham khảo tư liệu phần cuối – có một bài riêng cho phần này)

Có thể nói phân quyền cát cứ là trang thái cơbản, nổi bật nhất trong thời kì phát

triển của chế độ phong kiến Tây Âu. Nó bao trùm và chi phối mọi lĩnh vực kinh tếxã hội và chính trị phong kiến .

III. SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ PĐ - PT

Giống: Đều tồn tại chế độ phong kiến, sự ra đời chế độ phong kiến như một tất yếu khách quan của lịch sử. đó là một bước phát triển của thể chế chính trị, sự củng cố quyền lực của nhà nước với các đặc trưng. Chế độ phong kiến tồn tại ở bất kì nơi nào trên thế giới kể cả phương đông lẫn phương tây. Tuy nhiên do điều kiện chính trị - xã hội khác nhau nên ở mỗi khu vực, lãnh thổ quá trình phong kiến hóa lại diễn ra mang những đặc điểm riêng.

Khác:

1. Chế độ chuyên chế

- Phương Đông: chế độ quân chủ chuyên chế có sự kế thừa mô hình chính trị thời cổ đại có sự kế thừa, củng cố, nâng cao tính chất chuyên chế.

- Phương Tây: chế độ quân chủ chuyên chế có điểm khác so với phương đông.

+ thời cổ đại: tồn tại nền cộng hòa dân chủ, cộng hòa quý tộc quyền lực tối cao nhà nước thuộc về công dân (tổ chức đại hộ nhân dân) và hội đồng trưởng lão.

+ thời cận đại: thể chế quân chủ lập hiến được thiết lập, vua lên nắm quyền nhưng không có thực quyền,quyền lực thực sự nằm trong tay các nghị viện.

2. Tính tập quyền

- Phương đông: tính quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền rất cao độ

- Phương tây: từ thể chế phong kiến phân quyền chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền, trải qua nhiều thời kì trung gian người ta gọi nó là “quân chủ đẳng cấp”, hình thức nghị viện, hội nghị đẳng cấp ra đời thế kỉ XIII.

VD: Ở Pháp có hội nghị 3 đẳng cấp (tăng lữ, quý tộc và đằng cấp thứ ba)

3. Sự tồn tại

- Phương Đông: chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại từ đầu đến cuối, củng cố rất chặt chẽ.

- Phương Tây: trong quá trình phát triển của thể chế chính trị phong kiến thì có sự phân hóa thành hai nhóm.

1 nhóm: thiết lập được thể chế phong kiến tập quyền một cách vững chắc (Anh, Pháp…)

Nhóm còn lại: chế độ phong kiến phân quyền tồn tại lâu dài, khi cách mạng tư sản nổ ra thì tình trạng này mới chấm dứt.

4. Cơ sở kinh tế

- Phương Đông: dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế tụ nhiên. Thành thị ra đời nhưng không có vai trò lớn, nên không thể phá vỡ cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế tự nhiên là cơ sở ủng hộ phong kiên tập quyền. Bởi vậy nên ở phương Đông chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được hình thành sớm.

- Phương Tây: giai đoạn sơ kì phong kiến chế độ phong kiến phân quyền dựa trên cơ sở kinh tế lãnh địa. sang giai đoạn trung, nền kinh tế hàng hóa phát triển, nhiều thành thị ra đời. ở anh, pháp được sự ủng hộ của thị dân cuộc đấu tranh xóa bỏ phong kiến phân quyền, hình thành phong kiến tập quyền diễn ra và chế độ phong kiến tập quyền được xác lập.

5. Cơ sở tư tưởng – tôn giáo

Cả phong kiến phương đông cũng như phương tây đều sử dụng và lợi dụng tôn giáo như một công cụ vững chắc để ủng cố chế độ phong kiến của mình.

- Phương Đông: “vương quyền” và “thần quyền” vẫn bắt tay với nhau để nhằm củng cố quyền lực. nhưng chưa bao giờ “thần quyền” thắng thế và lấn át được vương quyền.

- Phương Tây: mối quan hệ giữa vương quyền và thần quyền luôn song hành.

+ thời cổ đại: đọa ki tô đã được sử dụng như một thứ công cụ sắc bén để bảo vệ chế độ, thế lực ki tô đã trở thành thế lực phong kiến lớn, sở hữu nhiều ruộng đất.

+ thời trung đại: với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, quan hệ sản xuất phát triển mạnh. Khi này tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị- văn hóa – xã hội. Với nhiều cuộc cải cách tôn giáo (Đức), đạo tin lành xuất hiện, đối lập với thiên chúa giáo của chính quyền phong kiến. nơi nào có quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển thì nơi đó đạp tin lành phát triển.

Có thời kì quyền lực của “thần quyền” rất lớn, lấn át cả “thế quyền”. nhất là vào thế kit XIII, ảnh hưởng của thiên chúa giáo là rất lơn không chế tư tưởng- kinh tế - chính trị của Tây Âu, mọi ông vua phong kiến lên ngôi đều được phong làm giáo hoàng.