Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là gì?

Bài 3 trang 160 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí...

Bài 3 trang 160 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí 8: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu [hoặc duy nhất]...

Bài 3 trang 160 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí 8. Chọn đáp án C.. Bài: Chủ đề 22: Đối lưu – Bức xạ nhiệt

Advertisements [Quảng cáo]

Hãy chỉ ra phát biểu sai.

Hình thức truyền nhiệt chủ yếu [hoặc duy nhất]

A. trong chất rắn là dẫn nhiệt 

B. trong chất lỏng là đối lưu

Advertisements [Quảng cáo]

C. trong chất khí là bức xạ nhiệt 

D. trong chân không là bức xạ nhiệt

Cách thức truyền nhiệt trong chất lỏng và chất khí gồm cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt nhưng chủ yếu là đối lưu.

Câu 39: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng [khoảng 240C], nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào?

A/ Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B/ Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

C/ Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

D/ Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.

Câu 40: Để nhiệt năng của một vật tăng lên trong quá trình truyền nhiệt thì:

A/ Vật phải nhận thêm nhiệt độ.

B/ Vật phải nhận thêm nhiệt năng.

C/ Vật phải nhận thêm nhiệt lượng

D/ Vật phải thực hiện công lên một vật khác

Câu 41: Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng.

A/ Vì nhôm mỏng hơn.

B/ Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.

C/ Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

D/ Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

Câu 42: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở:

A/ Chỉ ở chất rắn.

B/ Chỉ ở chất lỏng và chất rắn.

C/ Chỉ ở chất khí

D/ Ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Câu 43:Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào là đúng?

A/ Đồng, nước, thủy ngân, không khí.

B/ Thủy ngân, đồng, nước, không khí.

C/ Đồng, thủy ngân, nước, không khí.

D/ Không khí, nước, thủy ngân, đồng.

Câu 44: Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao?

A/ Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn khi ta sờ bàn gỗ.

B/ Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên.

C/ Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

D/ Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.

Câu 45: Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là:

A/ Chân không

B/ Chất rắn

C/ Chất lỏng

D/ Chất khí

Câu 46: Để giữa các thức ăn được tươi, người ta để vào một thùng xốp nhựa mà không dùng thùng kim loại và có lẫn các cục nước đá là vì:

A/ Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng dẫn nhiệt kém.

B/ Thùng làm bằng xốp nhựa có khả năng hút nhiệt.

C/ Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ làm lạnh thức ăn.

D/ Thùng làm bằng xốp nhựa sẽ toả nhiệt ra bên ngoài nhanh hơn.

Câu 47: Chọn câu sai:

A/ Người ta thường dùng kim loại làm vật liệu cách nhiệt.

B/ Mặc dù thủy ngân ta thấy nó ở dạng lỏng nhưng dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.

C/ Thông thường, chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất khí.

D/ Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất

Câu 48: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt?

A/ Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày.

B/ Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc [hoặc nhôm].

C/ Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm.

D/ Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.

Câu 49: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.

A/ Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

B/ Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

C/ Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.

D/ Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức:

Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? chất rắn ,chất lỏng, chất khí và chân không có hình thức truyền nhiệt nào là chủ yếu?

Đáp án:

Các hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.

- Chất rắn: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt;

- Chất lỏng và chất khí: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu;

- Chân không: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ nhiệt.

Giải thích các bước giải:

Đáp án:

Kể tên các hình thức truyền nhiệt ?

- Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

Chất rắn ,chất lỏng, chất khí và chân không có hình thức truyền nhiệt nào là chủ yếu ?

- Chất rắn: Dẫn nhiệt [chủ yếu].

- Chất lỏng: Đối lưu [chủ yếu], bức xạ nhiệt, truyền nhiệt.

- Chất khí: Đối lưu [chủ yếu], truyền nhiệt, bức xạ nhiệt.

- Chân không: Bức xạ nhiệt [chủ yếu].

Chủ Đề