Hình thức xăm mình xưa và nay khác nhau như thế nào

TỤC XĂM MÌNH XƯA VÀ NAY

Tác giả: Hoàng Linh - Thứ sáu - 31/07/2015 09:13

hình xăm Nhật Bản [*Ảnh sưu tầm]

Xăm mình ra đời từ ý nghĩa để lưu giữ hình vẽ được lâu và không bị rửa trôi. Tục xăm mình của người Việt cổ ra đời cách đây từ 2000- 3000 năm trước, kéo dài đến khoảng cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV, là tục lệ lâu đời nhất, cổ xưa nhất của dân tộc ta.

Xăm mình là người ta dùng những đầu nhọn, sắc bằng gỗ cứng hay ngà voi, xương, kim loại.. châm thành hình người, thần, muông thú, hoa lá, chữ, các dấu hiệu, biểu tượng... lên bề mặt da [có trường hợp xăm đến 96% tổng diện tích da], rồi rắc than, bột đen, bôi chàm hay phẩm màu lên. Khi vết xăm lành, để lại hình và màu. Lúc đầu, người ta xăm mình với mục đích tự vệ vì cho rằng khi lặn xuống nước các loài thuỷ quái trông thấy phải sợ [cư dân Lạc Việt] và các thú dữ khác, tà ma, bệnh tật, gió độc, tai biến, rủi ro... đều phải kị. Điều này được viết trong sách Lĩnh Nam chích quái [phần Hồng Bàng thị truyện] như sau:

“Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:

Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.

Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy”.
Đến thời Trần, để cổ vũ tinh thần chiến đấu của binh sĩ và nhân dân chống quân xâm lược Nguyên Mông, vua Trần cho người săm lên cánh tay binh sĩ hai chữ “Sát Thát” [giết giặc Nguyên], còn dân thì săm lên bụng hàng chữ “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” [Vì nghĩa liều thân, báo đền ơn nước].

Ngày nay, tục xăm mình để chống thủy quái hay thể hiện tinh thần đoàn kết, dũng cảm chống giặc ngoại xâm không còn nữa. Thay vào đó là những trào lưu, thói quen xăm mình của giới trẻ thể hiện sự yêu thích những hình xăm “nghệ thuật” hay thể hiện cá tính riêng của bản thân. Do đó, ra đời nhiều hình thức săm nghệ thuật khác nhau.

Săm 3D khác săm 2D ở chỗ, săm 2D là những hình khối đơn giản, những mảng màu đơn sắc thì săm 3D đòi hỏi người thợ phải tạo được chiều sâu cho hình săm qua phương thức đánh bóng, tạo khối, mảng miếng và đòi hỏi tay nghề cao của người thợ và sự sáng tạo của họ. Chính từ những hình ảnh từ săm 3D tạo cảm giác như thật nên người xem sẽ có cảm giác “lạnh gáy”. Để cho ra đời một tác phẩm 3D hoàn chỉnh mất thời gian gấp rưỡi so với săm 2D, có khi nhiều hơn nếu như tác phẩm đó có nhiều chi tiết tỉ mỉ. Xăm 3D cũng như các phương thức xăm khác, đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu như không sử dụng những phương thức an toàn y tế. Để xóa một hình săm 3D phải chấp nhận để lại sẹo, gây khó khăn đau đớn, còn nếu xóa xăm bằng việc đốt laze sẽ phải mất từ 5 đến 6 tháng với số tiền bỏ ra gấp hơn rất nhiều lần so với săm ban đầu.

Săm sẹo lồi là cách mà các bạn trẻ thể hiện đẳng cấp “dân chơi” của mình. Săm sẹo được thực hiện bằng cách các thợ săm dùng dụng cụ... lột da để tạo nên những hình xăm bằng sẹo. Với kiểu săm này, để tạo được những đường nét tạo dáng hình săm, người thợ vệ sinh rất kỹ vùng da bằng cồn, sau đó dán đề can lên da và dùng các công cụ để tạo thành từng đường nét cho “tác phẩm”. Với quan niệm cho rằng, ai sở hữu hình xăm sẹo thì người đó đủ gan lỳ, dũng cảm để vượt qua những đau đớn trong cuộc sống, các bạn trẻ lao vào thú chơi này như để khẳng định mức độ “chịu chơi” của mình. Thực tế, theo đánh giá, nhận xét của các chuyên gia sức khỏe, săm sẹo chỉ là một hình thức biến tướng của kiểu săm truyền thống, chứa nhiều yếu tố gây hại cho sức khỏe nếu không được khử trùng các dụng cụ y tế, khiến da hoại tử và khả năng lây truyền bệnh HIV cao, hoàn toàn không mang tính nghệ thuật.

Săm phản quang được dân chơi ưa chuộng và thích thú bởi sự khác lạ của nó. Cách thức săm cũng giống như những kiểu săm truyền thống khác. Tuy nhiên, loại mực dùng để săm là loại mực UV phản quang được mua về từ Thái Lan, Trung Quốc,... Khi săm loại mực này, thoạt nhìn sẽ không có gì khác biệt nhưng khi mặt trời tắt dần, những hình săm sẽ tự phát sáng. Theo nhiều người, thì khi đưa loại mực này vào cơ thể sẽ dễ khiến cơ thể bị phát ban, kích ứng, gây ung thư cao bởi chúng có chứa hóa chất gây ung thư. Nguy hiểm là vậy, nhưng do tính chất khác lạ nên hình thức săm này vẫn được các bạn trẻ ưa thích và săn lùng.

Săm đá thu hút chủ một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Đặc biệt là bộ phận giới trẻ nữ do đây là hình thức săm mang tính thời trang cao, nhiều độc đáo, ấn tượng và dễ thực hiện. Xăm đá [Vajazzle] thực chất là một cách dán đá, cườm tạm thời lên da. Để đính các viên đá lên cơ thể, đầu tiên người thợ sẽ bôi một lớp sáp chuyên dụng có khả năng kết dính cao và sau đó, người thợ sẽ dán từng viên đá lên da theo một tạo hình nhất định một cách khéo léo. Đây là hình thức săm không quá khó nên các bạn trẻ thường ra những khu chợ bình dân để mua các loại đá và keo về tự làm. Hình thức săm đá này rất bắt mắt nên nhiều bạn trẻ lạm dụng gắn đá vào những vị trí nhạy cảm trên cơ thể hay thời hạn gắn những viên đá không nhiều nên khi tháo ra nhiều lần gây ảnh hưởng xấu tới da, dẫn tới sẹo lõm, sẹo lồi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Trong quá khứ, tổ tiên cha ông ta sử dụng hình săm như một thứ thể hiện những văn hóa tốt đẹp. Ngày nay, trào lưu săm hình không còn giữ được nguyên vẹn những giá trị đó mà biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau, với những suy nghĩ “khác người”. Dù sử dụng bất cứ hình thức săm nào, nhưng những hệ quả của nó để lại không hề nhỏ. Mất tiền bạc, mất thời gian, mất sức khỏe, mất thẩm mỹ,... Hơn nữa, việc phơi bày những hình săm cũng khiến người đối diện có cái nhìn không mấy thiện cảm.

Tác giả: Hoàng Linh

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //tadri.org là vi phạm bản quyền

Xăm mình có lịch sử kéo dài từ thời kì đồ đá cho tới thời đại mới, không còn bị “ghẻ lạnh” như trước kia, xăm mình đã trở thành một loại hình nghệ thuật - một trong những xu hướng của thế kỉ hiện đại.

Chia sẻ

Môn nghệ thuật hàng ngàn năm tuổi

Xăm mình là một hình thức ghi dấu bằng mực lên cơ thể, từ đó làm thay đổi sắc tố da, vì nhu cầu thẩm mỹ, tạo ấn tượng hoặc những mục đích khác. Xăm mình xuất hiện từ thời Đồ Đá mới. Rất nhiều những xác ướp được tìm thấy từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công Nguyên ở Ai Cập hay Siberia. Một số những xác ướp nổi tiếng có hình xăm như Ötzi the Iceman, xác ướp của Amunet,...

Nghệ thuật xăm mình xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới: người Ainu ở Nhật Bản, người Berber ở Bắc Phi, người Maori ở New Zealand, những bộ lạc ở vùng đào Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Âu, Philippin, Campuchia,... Bất chấp những điều cấm kỵ xung quanh việc xăm mình, nghệ thuật này vẫn trở nên ngày càng phổ biến hơn.

Ngay tại Việt Nam, trong sách Việt sử giai thoại, Nguyễn Khắc Thuần viết: một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình, kéo dài đến cuối thế kỉ thứ XIII, đầu thế kỉ thứ XIV mới chấm dứt. Có người nói rằng, bởi tục này mà tên nước đầu tiên của người Việt là Văn Lang.

Xăm mình đã tồn tại từ rất lâu

Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái [phần Hồng Bàng thị truyện] chép: Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói: “Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại”. Thế rồi, nhà vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.

Nhằm khẳng định lý do xăm mình của người Việt cổ, Từ điển Lễ tục Việt Nam cũng ghi: Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có tục xăm hình những con thủy quái [rồng, rắn..] lên bụng, ngực, lưng, chân, tay…. Tương truyền, thuở xa xưa con người lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để không bị thủy quái làm hại và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn bắt được chúng.

Hình xăm Trống đồng Đông Sơn nổi bật trên bắp chân người đàn ông

Ngày nay, tục xăm mình để chống thủy quái hay thể hiện tinh thần đoàn kết, dũng cảm chống giặc ngoại xâm không còn nữa. Thay vào đó là những trào lưu, thói quen xăm mình của giới trẻ thể hiện sự yêu thích những hình xăm “nghệ thuật” hay thể hiện cá tính riêng của bản thân. Do đó, ra đời nhiều hình thức săm nghệ thuật khác nhau.

Theo anh Vương, một thợ xăm lâu năm trong nghề [thường trú tại Hà Đông, Hà Nội] thì những hình xăm được xếp vào hàng “cổ truyền” có thể kể đến như hình hoa sen, hình hạc trên trống đồng Đông Sơn, hình rồng, hình phượng... Đây đều là những hình xăm đã có từ ngàn năm, qua thời gian mà có thể “cách tân”, sáng tạo hơn, nhưng đều mang ý nghĩa linh thiêng.

Không phải chỉ của riêng "Dân anh, chị"

Hiện nay, định kiến cổ hủ về hình xăm đã trở nên mờ nhạt. Mọi người không còn coi hình xăm như là dấu hiệu tội phạm hay tầng lớp văn hóa thấp. Thay vào đó, mọi người đã có suy nghĩ tích cực hơn xem nó như là bộ môn nghệ thuật làm đẹp đặc biệt.

Tuy vậy đến thời điểm hiện tại, thế kỷ thứ 21 hình xăm vẫn chưa được toàn bộ xã hội công nhận như những bộ môn nghệ thuật bình thường khác nhất là những quốc gia Á Đông như ở Việt Nam. Tuy được chấp nhận và cho phép nhưng vẫn còn tồn tại số ít những người vẫn “dè bỉu” việc xăm hình. Những lời lẽ vô cùng khiếm nhã đối với những người có hình xăm hay những nghệ nhân xăm hình của một bộ phận không nhỏ trong xã hội khiến cái nhìn với bộ môn nghệ thuật này đang ở mức vô cùng phiến diện.

Những hình xăm trước đây thường được dân “đàn anh”, “đàn chị” sử dụng để thể hiện sức mạnh, sự nổi trội của mình. Nhưng theo năm tháng quan niệm đó vẫn còn tồn tại trong xã hội - bất cứ ai xăm hình cũng trở thành những người ăn chơi, thích thể hiện mà có máu giang hồ trong người. Sự thật, xăm hình cũng như hình xăm không phải mặc định là xấu. Đó đích thị là một bộ môn nghệ thuật làm đẹp. Những nghệ nhân xăm hình cũng là một người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp.

Một nghiên cứu do các chuyên gia từ Đại học Miami [Mỹ] thực hiện, cho rằng việc sở hữu một hình xăm bây giờ đã không còn bị kỳ thị nữa. Trái lại, nó giúp các ứng viên trông thời trang và cá tính hơn, dễ chiếm được thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Đáng ngạc nhiên hơn, là tỷ lệ những người có hình xăm được thuê đang ngày càng cao, thậm chí ở một số ngành nghề còn có tỷ lệ lớn hơn những người không xăm.

"Những định kiến liên quan đến hình xăm có vẻ như đã dần biến mất, đặc biệt là với những người xem hình xăm là nghệ thuật và là cách để thể hiện bản thân"- giáo sư Michael French, nhà kinh tế học tại ĐH Miami cho biết,"khi hình xăm xuất hiện ngày càng nhiều, thì các doanh nghiệp vẫn kỳ thị hình xăm sẽ gặp bất lợi khi muốn tuyển dụng những nhân viên chất lượng tốt nhất."

David Beckham có cực kỳ nhiều hình xăm trên cơ thể

Ít nhất trong 2 năm gần đây tại Mỹ, thu nhập của những nhân viên xăm mình không có sự khác biệt với người không có hình xăm. Điều này chứng tỏ sự phân biệt giữa họ đã không còn. Ước tính, khoảng 1/5 người Anh trưởng thành có hình xăm. Còn ở Mỹ, 20% người trẻ xăm mình. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có con số ước tính cụ thể, nhưng không thể phủ nhận việc ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến các cơ sở xăm mình để có cho mình một hình xăm theo ý muốn, hay thậm chí là để học cách xăm mình.

Văn hóa xăm - văn hóa đa sắc tộc

Một điều dễ nhận thấy là những hình xăm hiện nay không chỉ giới hạn với những hình ảnh “cổ truyền” đậm màu sắc huyền ảo, tôn giáo mà đã có cả sự “vay mượn” hay sáng tạo nên từ các nền văn hóa khác nhau. Một số nền văn hóa điển hình này có thể kể đến Nhật Bản với hình ảnh các võ sĩ đạo, mặt quỷ, kỹ nữ..., các nước Châu Âu với hiệp sỹ, thánh giá, cánh thiên thần...

Tuy chỉ mới ra đời từ thế kỉ XIX nhưng nghệ thuật xăm hiện đại đã có cho riêng mình nhiều bước tiến mới trong nghệ thuật xăm hình. Nghệ thuật xăm hiện đại thừa hưởng tất cả tinh hoa của nghệ thuật xăm cổ đại và trung đại. Vẫn áp dụng phương pháp xăm truyền thống là đưa mực vào dưới da bằng kim xăm, nhưng đã có sự cải tiến về các mũi kim được làm nhỏ hơn, mực xăm được sử dụng đặc biệt hơn.

Xăm mình đã trở thành một bộ môn nghệ thuật

Do những định kiến về văn hóa không tốt nên xăm nghệ thuật Việt Nam bắt đầu khá trễ. Trước kia những người xăm hình được xem là giang hồ, dân ăn chơi hoặc thành phần bất hảo. Tuy nhiên, giờ đây mọi người đã có cái nhìn khác, nhiều người còn xem xăm hình như một nghệ thuật.

Tuy bắt đầu trễ nhưng nghệ thuật xăm tại Việt Nam lại phát triển khá nhanh và đang dần thu hút được nhiều bạn trẻ có hứng thú với hình xăm. Số lượng thợ xăm trẻ theo học các lớp xăm mình ngày một gia tăng, cùng với sự phát triển vô cùng đa dạng về loại hình, từ nghệ thuật xăm tattoo, nghệ thuật xăm hiện đại, nghệ thuật xăm Nhật Bản, nghệ thuật xăm phương Tây,...

Anh M.H, nhân viên tại một doanh nghiệp tư nhân cho biết: “Bản thân tôi và vợ đã có đến 3 hình xăm, đều là vì yêu thích cái đẹp, sự độc đáo của những hoa văn trên cơ thể và ý nghĩa của mỗi hình, không hề có ý khoe khoang mình “hổ báo” hay “nghịch ngợm” gì. Không ít người bạn đồng trang lứa, và rất nhiều bạn trẻ tuổi hơn tôi từng xăm và coi xăm mình là một hình thức nghệ thuật.”

Văn hóa xăm mình ngày càng được nhiều bạn trẻ biết đến, đặc biệt là thông qua các sự kiện, cuộc thi liên quan, được tổ chức tại cả Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt hơn, là khi chính Việt Nam cũng có những “thợ xăm” thi đấu và đạt những giải thưởng lớn. Gần đây nhất, tại cuộc thi Taiwan I Love Tattoo diễn ra tại Đài Loan, Trung Quốc ngày 19/11/2018, thí sinh Nguyễn Đức Hoàng đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi, hạng mục Best Realistic với bức hình kín lưng có tên “Narcos”.

Nguyễn Đức Hoàng giành giải nhất cuộc thi xăm tại Đài Loan

Được biết, Taiwan I Love Tattoo là cuộc thi do Nghệ nhân Orientching tổ chức, với quy mô 10 năm một lần bắt đầu từ năm 2008. Đây là một trong những triển lãm xăm hình uy tín và lớn nhất châu Á cho đến nay, với sự tham gia của hơn 300 nghệ sĩ xuất sắc nhất trên khắp thế giới.

Thực tế, việc đánh giá con người cần dựa vào người đó thể hiện thế nào, chứ không phải những hình xăm trên cơ thể. Không chỉ là hình thức mà sâu sắc hơn là lời nói, hành động và sự cư xử cũng như việc làm của họ. Tất cả điều đó dựa trên một quá trình chứ không phải là việc của một giờ hay một ngày.

Chia sẻ
Xem thêm: xăm mình xăm hình nghệ thuật xăm hình xăm vẽ trên cơ thể nghệ nhân tattoo hiện đại cổ truyền
Theo Minh Đỗ/ Đô Thị Mới

Nguồn gốc và ý nghĩa tục xăm mình của người Việt cổ

Tác giả: Nhật Hạ

Những ngày qua, hình xăm của một nhà giáo đã nhận được nhiều chú ý. Cùng quay ngược lịch sử để tìm hiểu về ý nghĩa và tục xăm mình của người Việt cổ.

Những ngày qua, hình xăm của cô hiệu phó Văn Thuỳ Dương trong bức ảnh ngày khai giảng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên tục xăm mình đã có từ thời cha ông ta và ở mỗi một thời kỳ lịch sử, việc xăm hình lại có những ý nghĩa riêng.

Hình ảnh nhận được nhiều bình luận trái chiều trong thời gian gần đây.

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Một tộc trưởng của bộ lạc Maori với hình xăm trên mặt

Xăm mình xuất hiện từ thời Đồ Đá mới. Rất nhiều những xác ướp được tìm thấy từ thiên niên kỷ thứ 5 trước Công Nguyên ở Ai Cập[1] hay Siberia. Một số những xác ướp nổi tiếng có hình xăm như Ötzi the Iceman, xác ướp của Amunet,...

Vùng Viễn Đông của châu Á cũng có một lịch sử riêng về nghệ thuật này. Chính nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản, irezumi đã cung cấp một số lượng lớn các họa tiết dùng cho các hình xăm có độ tương phản hoàn hảo giữa màu sắc và ánh sáng. Tuy nhiên, các dấu vết để lại trên những pho tượng nhỏ bằng đất nung được tìm thấy tại Nhật Bản cho thấy những hình xăm trên khuôn mặt của tượng đã được khắc hoặc vẽ từ 5.000 năm trước Công nguyên. Những hình xăm đặc biệt này mang một ý nghĩa tôn giáo hoặc huyền bí. Tại Trung Quốc, người ta cũng khai quật được những bằng chứng đầu tiên về hiện tượng xăm hình lên cơ thể từ một triều đại của Trung Hoa vào khoảng năm 297 sau Công nguyên.

Vào năm 1769, các thủy thủ của thuyền trưởng James Cook và sau đó là thủy thủ của bá tước người Pháp Bougainville đã bị mê hoặc bởi nghệ thuật Tatau lạ mắt - vẽ trên cơ thể - của thổ dân các quần đảo nam Thái Bình Dương nơi họ đi qua. Và chính từ Tatau đó là xuất xứ của từ tattoo [tiếng Anh] và tatouage [tiếng Pháp] có nghĩa là xăm mình. Xăm trở nên phổ biến trong cộng đồng những người thuỷ thủ, sau đó đã lan rộng khắp châu Âu.

Khám phá phương pháp xăm hình thủ công cổ xưa

Nghệ sĩ xăm hình Nara Ishikawa sẽ cho chúng thấy những góc nhìn mới và những mặt giấu kín của phương pháp xăm hình thủ công cổ xưa mà không phải những máy móc hiện đại mà bạn từng thấy.

Sự đồng thuận chung về hình xăm đã thay đổi rất nhiều trong vài năm qua. Ngày nay, chúng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và các thiết kế đang trở nên phức tạp và gây ấn tượng một cách nghiêm trọng. Ngoài ra còn có một loạt các phương pháp khác nhau ngày càng trở nên phổ biến hơn, và một trong số đó là những hình xăm được lựa chọn cẩn thận - còn được gọi là gậy và chọc, hoặc stick'n'poke.Hình xăm của Handpoke là nơi nghệ sĩ đẩy mực vào da mà không cần sử dụng máy xăm điện, và nó giống với các phương pháp cổ xưa trước khi điện được phát minh, ông Nara Ishikawa, một nghệ sĩ xăm mình đã tự học trong khi học nghề.

Nguồn:stylist.co.uk

Kiểu xăm này bắt nguồn từ đâu?

Nó được cho là có nguồn gốc từ tiếng Polynesia. Hình xăm truyền thống của người Polynesia đã sử dụng một chiếc lược có tên là au au, được gõ bằng một cái vồ bằng gỗ sausau để đẩy mực vào da.

Đẩy mực vào da bằng tay là một cách làm cổ xưa. Zitzi, một cơ thể băng giá được tìm thấy ở dãy Ötzal Alps có niên đại từ 5200 năm và được cho là đã sống trong khoảng 3400 đến 3100 BCE có 61 hình xăm bồ hóng. Các vết cắt được thực hiện trên da và bồ hóng sau đó cọ xát. Không ai biết chính xác liệu chúng là để tô điểm cho cơ thể hay nếu chúng có liên quan đến y tế, nhưng một số người nói rằng vị trí của các dấu hiệu là một hình thức châm cứu cổ xưa.

Nguồn:stylist.co.uk

Xăm chọc vào da là gì?

Dấu hiệu cơ bản của handpoking là một dấu chấm. Dấu chấm là nền tảng cho rất nhiều khả năng. Một dấu chấm có thể trở thành một đường nếu chúng được đặt đủ gần nhau hoặc chúng có thể hoạt động như bóng tùy thuộc vào mức độ dày đặc của chúng, hoặc có thể đạt được độ dốc đẹp từ màu đen đặc nhất đến màu xám rất nhạt. Một máy xăm truyền thống cũng sẽ tạo ra các chấm khi nó chọc thủng da, nhưng vì nó nhanh hơn rất nhiều nên dễ quên chúng được sản xuất theo cùng một cách.

Nguồn:stylist.co.uk

Có phải tất cả các nghệ sĩ handpoke tự học?

Nói chung, vâng, đặc biệt là vì việc học nghề được tuyển chọn là không bình thường nhưng vì nhiều người học nghề tự học nên họ sẽ không học nghề gì cả.

Nguồn:stylist.co.uk

Điều tốt nhất về việc trở thành một nghệ sĩ xăm tự học là gì?

Mặt tích cực của việc tự học là sự tự do khỏi phương pháp và thiếu một nguồn hướng dẫn duy nhất có thể mở ra một mức độ thử nghiệm trong nghệ sĩ sớm hơn so với việc họ có cách học thông thường. Tất nhiên có rất nhiều nghệ sĩ thử nghiệm vượt qua ranh giới và đã học nghề truyền thống! Đổ tất cả những nghệ sĩ này vào một lò luyện kim là instagram và bạn có một nguồn cảm hứng hiện đại, sự ngưỡng mộ, sao chép, kịch tính, lo lắng và theo quan điểm của tôi.

Nguồn:stylist.co.uk

Những hình xăm được lựa chọn cẩn thận luôn phải nhỏ và tinh tế?

Tất cả phụ thuộc vào việc bệnh nhân chơi bài xì phé bằng tay có thể mất nhiều thời gian như thế nào vì các kim được sử dụng nhỏ hơn, do đó tạo ra các chấm nhỏ hơn và để tạo ra hình ảnh của các khối xây dựng rất nhỏ là một quá trình chậm. Tôi bắt đầu nhắm đến việc đạt được những hình ảnh nhỏ và tinh tế và tôi đã thử nghiệm với những chiếc kim nhỏ nhất để thấy nó quá nhỏ và đạt đến giới hạn! Khi tôi tìm thấy giới hạn của mình, tôi cũng bắt đầu khám phá những chiếc kim lớn hơn. Tôi thích làm những mảnh pha trộn màu đen táo bạo với bóng mềm và độ tương phản tạo ra.

Nguồn:stylist.co.uk

Làm thế nào để hình xăm thủ công được lựa chọn so với những hình xăm được thực hiện bởi một máy?

Thật khó để so sánh vì có rất nhiều biến số, nhưng trong một tổng quan rộng, tôi muốn nói rằng nói chung, hình xăm chọc bằng tay mất nhiều thời gian hơn so với hình xăm máy. Quá trình chọc tay ít gây đau đớn cho khách hàng, nhưng trải nghiệm đau hoặc vẫn ở một vị trí sẽ kéo dài hơn vì hình xăm thường mất nhiều thời gian hơn! Hình xăm chọc bằng tay có xu hướng lành nhanh hơn vì có ít chấn thương và tổn thương cho da.

Nguồn:stylist.co.uk

Bạn có nghĩ rằng phương pháp này sẽ tốt hơn phương pháp kia không?
Đối với cá nhân tôi, tôi không nghĩ như vậy. Cả hai đều khác biệt và cả hai đều có những phẩm chất và hạn chế riêng. Tôi hiện đang học cách sử dụng máy là tốt. Tôi không có ý định ngừng việc lựa chọn nhưng tôi hy vọng cỗ máy sẽ là một công cụ khác cho nghệ thuật của tôi, mở khóa nhiều khả năng hơn và mở rộng bộ kỹ năng của tôi.

Nguồn:stylist.co.uk

Nguồn:stylist.co.uk

Từ khóa

hướng dẫn xăm hình
  • 20/11/2018 20:36
  • Auto
13 ý tưởng hình xăm đơn giản và nhẹ nhàng cho những người mới bắt đầu
  • 23/11/2018 09:43
  • Auto
Những hình xăm phải đi theo cặp mới giúp bạn trở nên đặc biệt

Follow Us

Subscribe to our free daily newsletter and never miss a post.

We won't spam, mate


TRENDING POSTS

Instagram

@regular_theme

Video liên quan

Chủ Đề