Hồ sơ đánh giá lại tài sản cố định năm 2024

Mục đích: Xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch [tăng, giảm] do đánh giá lại TSCĐ.

Hồ sơ

Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định

Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị [hoặc đóng dấu đơn vị], bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách [cấp hạng] số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi.

Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Tìm hiểu: Trường hợp nào cần đánh giá lại TSCĐ? Hồ sơ, thủ tục & cách hạch toán đánh giá lại TSCĐ, thanh lý TSCĐ, chuyển đổi TSCĐ sang công cụ dụng cụ.

Nội dung chính:

I. Các trường hợp đánh giá lại tài sản cố định

Các trường hợp đánh giá lại tài sản cố định [TSCĐ] bao gồm:

  • Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi lại cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, thay đổi sở hữu doanh nghiệp, thay đổi hình thức kinh doanh: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa. Hoặc thực hiện các nghiệp vụ bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại;
  • Khi dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;
  • Khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư và nâng cấp TSCĐ;
  • Khi thực hiện tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này thuộc sự quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

II. Thủ tục, hồ sơ và cách hạch toán đánh giá lại tài sản cố định

1. Thủ tục, hồ sơ đánh giá lại tài sản cố định

Theo quyết định của các cấp có thẩm quyền, giám đốc thành lập hội đồng kiểm kê, thực hiện đánh giá lại TSCĐ.

Khi có sự thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ về sự thay đổi. Từ đó, xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản trên sổ kế toán, sổ khấu hao lũy kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

2. Cách hạch toán đánh giá lại tài sản cố định

➤ Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 211, 213, 217 - Nguyên giá TSCĐ [phần nguyên giá điều chỉnh tăng]; Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ [phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng]; Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ [Giá trị còn lại tăng].

➤ Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá thực hiện hạch toán:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ [phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm]; Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ [giá trị còn lại điều chỉnh giảm]; Có TK 211, 213, 217 - Nguyên giá TSCĐ [phần nguyên giá điều chỉnh giảm].

➤ Cuối năm tài chính tiến hành xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền

Nếu TK 412 có số dư bên có, doanh nghiệp có quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ; Có TK 411 - Vốn đầu tư chủ sở hữu.

Nếu TK 412 có số dư bên nợ, doanh nghiệp có quyết định giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu; Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá TSCĐ.

Ví dụ:

Ngày 01/01/2019, Công ty ABC đã mua 1 máy phát điện trị giá 350.000.000 đồng [chưa VAT] có thời gian sử dụng từ 8 - 15 năm và đã được khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao ước tính khoảng 10 năm.

Vào ngày 31/12/2022, sau một thời gian sử dụng, công ty quyết định nâng cấp máy phát điện, tổng chi phí cho việc nâng cấp là 80.000.000 đồng, xác định thời gian khấu hao còn lại là 8 năm. TSCĐ sau khi được nâng cấp thì đưa vào sử dụng từ ngày 01/01/2023.

➥ Kế toán xử lý và thực hiện các bút toán hạch toán đánh giá lại tài sản cố định như sau:

  • Trước khi đánh giá lại TSCĐ:
    • Nguyên giá TSCĐ: 350.000.000 đồng;
    • Mức khấu hao hàng năm: 350.000.000 / 10 = 35.000.000 đồng;
    • Khấu hao lũy kế của tài sản [từ 01/01/2019 đến 31/12/2022, tức 4 năm] là: 35.000.000 x 4 = 140.000.000 đồng;
    • Giá trị còn lại của TSCĐ: 350.000.000 - 140.000.000 = 210.000.000 đồng.
  • Sau khi nâng cấp, thực hiện bút toán đánh giá lại TSCĐ:
    • Giá trị TSCĐ sau khi sửa chữa là: 210.000.000 + 80.000.000 = 290.000.000 đồng;
    • Mức khấu hao hàng năm từ 01/01/2023 trở đi: 290.000.000 / 8 = 36.250.000 đồng.
  • Hạch toán đánh giá lại tài sản cố định: Nợ TK 211: 80.000.000; Có TK 214: 10.000.000 [*]; Có TK 412: 70.000.000;
  • Cuối năm tiến hành xử lý đánh giá lại TSCĐ: Nợ TK 412: 70.000.000; Có TK 411: 70.000.000.

[*]: [36.250.000 - 35.000.000] x 8 = 10.000.000

III. Trường hợp chuyển đổi tài sản cố định sang công cụ dụng cụ

Khi có TSCĐ hiện thời không còn đủ điều kiện để ghi nhận là TSCĐ theo chuẩn mực kế toán hoặc khi doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại TSCĐ [theo quyết định của các cấp có thẩm quyền] mà các TSCĐ không còn đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ thì cần thực hiện chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ [CCDC].

Cách hạch toán chuyển đổi tài sản cố định sang CCDC:

➧ Trường hợp TSCĐ chưa được sử dụng:

Nợ TK 153: Giá trị CCDC tăng lên; Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.

➧ Trường hợp TSCĐ đang được sử dụng tại các bộ phận, nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ thì được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ:

Nợ TK 623, 627, 641, 642: Giá trị còn lại TSCĐ [TT200]; Nợ TK 154, 6412, 6422: Giá trị còn lại TSCĐ [TT133]; Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế; Có TK 211: Nguyên giá.

➧ Trường hợp TSCĐ đang được sử dụng tại các bộ phận, nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn thì cần phải tiến hành phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ:

  • Ghi nhận chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ để phân bổ:

Nợ TK 242: Giá trị còn lại; Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế; Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.

  • Định kỳ phân bổ giá trị CCDC vào chi phí kinh doanh cho từng bộ phận:

Nợ TK 623, 627, 641, 642: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ [TT200]; Nợ TK 154, 6421, 6422: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ [TT133]; Có TK 242: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ.

Ví dụ:

Ngày 01/01/2022, công ty ABC đã tiến hành đổi hình thức và đánh giá lại máy chiếu sử dụng tại phòng giám đốc sang công cụ dụng cụ. Máy chiếu có nguyên giá là 35.000.000 đồng, giá trị còn lại là 21.000.000 đồng. Căn cứ vào biên bản đánh giá lại tài sản hoặc quyết định chuyển đổi, kế toán thực hiện bút toán:

➥ Bút toán 1: Ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 242: 21.000.000; Nợ TK 214: 14.000.000; Có TK 211: 35.000.000.

➥ Bút toán 2: Định kỳ, phân bổ vào chi phí kinh doanh, thời gian phân bổ 12 tháng:

Nợ TK 642: 1.750.000; Có TK 242: 1.750.000.

IV. Thủ tục, hồ sơ và cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

1. Thủ tục, hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Khi TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tiến hành nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ.

Khi nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, nhượng bán, thành lập hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc theo trình tự và lập biên bản theo mẫu quy định.

2. Các bút toán hạch toán thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hóa đơn và các chứng từ liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán thực hiện hạch toán thanh lý TSCĐ:

➤ Bút toán 1: Ghi nhận khoản thu do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Nợ TK 131: Phải thu khách hàng; Có TK 711: Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản; Có TK 3331: Thuế GTGT.

➤ Bút toán 2: Ghi giảm TSCĐ được thanh lý, nhượng bán

Nợ TK 214: Khấu hao luỹ kế; Nợ TK 811: Giá trị còn lại sau [nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế]; Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.

➤ Bút toán 3: Ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Nợ TK 811: Chi phí khác; Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ; Có TK 111, 112, 331, 334, 338: Tổng giá trị thanh toán.

Ví dụ:

Công ty ABC nhượng bán 1 nhà kho cho công ty XYZ. Nhà kho có nguyên giá 1.500.000.000 đồng, đã khấu hao lũy kế 500.000.000 đồng. Theo hợp đồng đã ký kết ngày 01/01/2022, hai bên thỏa thuận và đồng ý giá mua 2.000.000.000 đồng [chưa VAT, VAT 10%]. Chi phí trong quá trình nhượng bán là 2.000.000 đồng. Căn cứ vào biên bản thẩm định giá TS, hợp đồng mua bán và hóa đơn tài chính, kế toán thực hiện bút toán:

➥ Bút toán 1: Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 131: 2.200.000.000; Có TK 711: 2.000.000.000; Có TK 3331: 200.000.000.

➥ Bút toán 2: Ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 811: 1.000.000.000; Nợ TK 214: 500.000.000; Có TK 211: 1.500.000.000.

➥ Bút toán 3: Chi phí nhượng bán

Nợ TK 811: 2.000.000; Có TK 111: 2.000.000.

\>> Xem thêm: Cách hạch toán, tính khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng.

V. Các câu hỏi về hạch toán thanh lý TSCĐ & hạch toán đánh giá lại TSCĐ

1. Khi phát hiện TSCĐ bị mất thì xử lý như thế nào?

Khi TSCĐ bị mất thì phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, xác định đối tượng chịu trách nhiệm và hướng xử lý. Khi có quyết định xử lý thì tiến hành lập biên bản. Căn cứ vào biên bản và các chứng từ liên quan, kế toán thực hiện hạch toán:

Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế; Nợ TK 811: Nếu công ty chịu tổn thất; Nợ TK 111, 334, 1388: Nếu xác định được người làm mất bồi thường; Nợ TK 344: Trừ lương người lao động; Nợ TK 411: Nếu được phép giảm vốn sở hữu; Có TK 211: Nguyên giá.

Trường hợp không xác định rõ nguyên nhân, kế toán hạch toán:

Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế; Nợ TK 1381: Giá trị còn lại; Có TK 211: Nguyên giá.

2. Xử lý hạch toán đánh giá lại khi TSCĐ được đem đi đầu tư góp vốn như thế nào?

Nếu doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ khi đưa tài sản đi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, thay đổi hình thức sở hữu thì khoản chênh lệch lúc này được phản ánh vào TK 711 [nếu lãi] hoặc TK 811 [nếu lỗ].

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định là gì?

[2] - Biên bản đánh giá lại tài sản cố định [gọi tắt là TSCĐ] là chứng từ nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch [tăng, giảm] do đánh giá lại TSCĐ.

Tài sản cố định có nguyên giá bao nhiêu?

Căn cứ vào điều kiện số 3 trong điều kiện ghi nhận TSCĐ, để được ghi nhận là TSCĐ thì tài sản đó phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên. Như vậy, các trường hợp thỏa mãn những điều kiện còn lại nhưng không thỏa mãn điều kiện về nguyên giá thì cũng không được ghi nhận là TSCĐ mà sẽ ghi nhận là CCDC.

Giá trị bao nhiêu thì được coi là tài sản cố định?

Hiện nay, trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên...

Tại sao phải đánh giá lại tài sản cố định?

Mục đích của việc đánh giá lại tài sản cố định - Để thấy tỷ lệ lợi nhuận thực sự trên vốn được sử dụng. - Bảo toàn đủ số tiền trong kinh doanh để thay thế tài sản cố định khi hết thời hạn sử dụng. - Dự phòng khấu hao dựa trên chi phí lịch sử sẽ cho thấy lợi nhuận tăng cao và dẫn đến việc trả cổ tức quá mức.

Chủ Đề