Học đại học thành bác sĩ mất bao nhiêu lâu năm 2024

“Việc đào tạo ngành y, dược cần tiếp cận theo nhu cầu của xã hội, nghĩa là xã hội đang cần loại nhân lực nào thì nhà trường đào tạo để đáp ứng, chứ không phải đào tạo theo nhu cầu của người đi học"

Ông Lê Quang Cường [thứ trưởng Bộ Y tế]

Theo mô hình đề xuất khung giáo dục quốc dân trong lĩnh vực y tế được TS Nguyễn Minh Lợi - phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo Bộ Y tế - trình bày, có một thay đổi lớn trong thời gian đào tạo ĐH y khoa.

Theo đó, thời gian đào tạo ngành y khoa, răng hàm mặt... không phải là 6 năm như hiện tại mà được rút xuống 5 năm. Còn chương trình đào tạo ĐH cấp bằng cử nhân điều dưỡng, y tế công cộng, kỹ thuật y học, các cử nhân khác sẽ kéo dài 4 năm.

“Chương trình đào tạo sẽ đảo lộn”

Theo ông Lợi, một trong những lý do dẫn đến việc thay đổi thời gian đào tạo ngành y khoa còn 5 năm là nhằm đảm bảo công bằng, phát huy thuận lợi cho người học khi tham gia thị trường lao động.

“Thời gian đào tạo ngành y lâu nay dài hơn, nhưng chế độ chính sách của các bác sĩ cũng chỉ tương đương hệ cử nhân khác. Rõ ràng là không công bằng” - ông Lợi phân tích.

Tuy nhiên, trước đề xuất này, các trường ĐH y đã bày tỏ không đồng tình. Hiệu trưởng nhiều trường cho rằng việc thay đổi này không phù hợp với đặc thù đào tạo của một ngành mà người học ra trường sẽ làm việc liên quan đến sức khỏe, sinh mệnh con người.

Ông Phạm Văn Thức - hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng - lại bày tỏ lo lắng sự thay đổi này sẽ khiến việc đào tạo “hoàn toàn đảo lộn”.

Còn theo ông Nguyễn Đức Hinh - hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, chủ tịch hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược, ở cả những giai đoạn khó khăn, chiến tranh ác liệt cũng chỉ có 1-2 khóa đào tạo y khoa 5 năm. Vì vậy thật khó thuyết phục trong điều kiện hiện tại lại rút ngắn thời gian đào tạo y khoa xuống còn 5 năm.

Đáp lại những ý kiến này, ông Lợi vẫn bảo lưu phương án đào tạo ĐH y trong 5 năm vì “khung trình độ quốc gia, khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã quy định đào tạo ĐH nói chung trong 3-5 năm, thì nhất định đào tạo y khoa cũng chỉ giới hạn trong 5 năm”.

Theo ông Lợi, với quy định hiện hành, để hành nghề bác sĩ người học mất 7 năm rưỡi nhưng với mô hình đề xuất, người học sẽ phải mất 8 năm mới ra hành nghề, vì sau khi tốt nghiệp, thời gian thực hành nghề nghiệp trước khi chính thức được công nhận là bác sĩ kéo dài đến 3 năm.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD-ĐT, thời gian đào tạo ĐH 3-5 năm trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân không phải là sự ấn định chủ quan, đơn phương từ phía Bộ GD-ĐT, đây chính là phương án được tiếp thu từ chính ý kiến của... Bộ Y tế.

Theo đó, khi xây dựng khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ GD-ĐT từng đề xuất thời gian đào tạo từ 3-6 năm, trong đó đào tạo ĐH 6 năm là đã tính đến đặc thù đào tạo của ngành y. Tuy nhiên, sau đó chính Bộ Y tế lại nêu ý kiến đề nghị khung đào tạo ĐH tối đa trong 5 năm!

Sẽ có kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề y

Đây cũng là vấn đề nhận được ý kiến tranh luận sôi nổi tại hội nghị. Lộ trình tổ chức kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa được hội đồng hiệu trưởng các trường y dược chia ra 3 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 đến năm 2020, kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa sẽ thi về khoa học y cơ sở và y lâm sàng sau tốt nghiệp; giai đoạn 2 đến năm 2021 sẽ thi khoa học y cơ sở sau năm thứ 3 ĐH [Y3] và khoa học y lâm sàng sau năm thứ 6 [Y6]; giai đoạn 3 đến năm 2022 sẽ thi theo 3 phần: khoa học y cơ sở sau Y3, khoa học y lâm sàng sau Y6 và kỹ năng lâm sàng sau Y6.

Trước đề xuất này, nhiều trường ĐH lại tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của phương án khi chất lượng đào tạo của các cơ sở hiện rất khác nhau.

Ông Nguyễn Đức Hinh đặt ra tình huống nếu tham gia kỳ thi này, một cơ sở đào tạo có đến 50% người tốt nghiệp bị trượt thì hậu quả xã hội sẽ ra sao?

Tuy nhiên, trước các ý kiến tranh luận này, đại diện Bộ Y tế thẳng thắn cho rằng đây là việc “không thể chậm trễ”.

Theo ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, lộ trình tiến tới kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ “càng triển khai sớm càng tốt”. Còn ông Lê Quang Cường - thứ trưởng Bộ Y tế - khẳng định kỳ thi quốc gia sẽ đánh giá và đảm bảo kỹ năng, trình độ tối thiểu cần đạt được đối với bác sĩ “trước khi sờ vào người bệnh”.

Hôm nay [27-8], hội nghị hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược Việt Nam năm 2017 tiếp tục thảo luận các nội dung liên quan đến đào tạo y dược. Trong đó, một trong những nội dung được quan tâm nhất chính là phương hướng tuyển sinh ĐH 2018.

Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược dự kiến hình thành nhóm xét tuyển theo ngành của khối các trường ĐH khối ngành khoa học sức khỏe và sử dụng phần mềm xét tuyển chung.

Để trở thành bác sĩ cần học bao nhiêu năm?

Kết thúc học 6 năm đại học lâm sàng, để có thể hành nghề được, cần có thêm 1 năm thực hành ở bệnh viện dưới sự dẫn dắt của bác sĩ. Tính ra, một bác sĩ muốn được hành nghề cần 7 năm học và phải trải qua kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề. Sau đó, bác sĩ có thể lựa chọn hoặc học nội trú hoặc học chuyên khoa 1.

Học bao lâu thì thành bác sĩ?

Học y khoa đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn các ngành nghề khác: Học y khoa [để trở thành Bác sĩ] mất 6 năm, nếu học hệ Quân y cần tới 7 năm, trong khi cử nhân các trường khác chỉ cần 4-5 năm.

Muốn trở thành bác sĩ phải học giỏi môn gì?

Do đó, để đỗ vào ngành bác sĩ, bạn cần phải học giỏi 3 môn nền tảng là Toán - Hóa - Sinh. Ngoài ra, khối ngành này thường có nhiều thí sinh đăng ký, dẫn đến điểm đầu vào thường cao. Vì vậy, mỗi thí sinh cần phải nỗ lực rèn luyện kiến thức và chọn cách xét tuyển phù hợp với khả năng của mình.

Lương của bác sĩ mới ra trường là bao nhiêu?

Lương bác sĩ mới ra trường năm 2024 là bao nhiêu?.

Chủ Đề