Học sinh tiểu học cơ phải đóng học phí không

Kết luận của 2 Phó Thủ tướng về học phí và sách giáo khoa

TP. Hải Phòng đã miễn học phí cho bậc mầm non và THCS từ năm học 2020 - 2021 và học sinh bậc THPT được giảm học phí từ năm học 2021 - 2022. Đến năm học 2022 - 2023, 100% học sinh các cấp ở thành phố Hải Phòng được miễn học phí [trừ bậc tiểu học được miễn theo Luật Giáo dục]. Được biết, mỗi năm, thành phố trích hơn 400 tỷ đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho giáo dục.

Tại Quảng Ninh, theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, năm học 2021 - 2022, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, tỉnh giảm 100% học phí cho học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trường công lập và tư thục đều được hỗ trợ. Số tiền này được trích ra từ ngân sách của tỉnh. Năm học 2022 - 2023, địa phương tiếp tục nghiên cứu, cân đối ngân sách để quyết có miễn học phí hay không.

Tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân TP.  Đà Nẵng, các đại biểu thông qua nghị quyết hỗ trợ 100% học phí 9 tháng của năm học 2022-2023 cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập. Các đối tượng được giảm học phí theo các chính sách của trung ương và thành phố được cấp bù phần hỗ trợ cho bằng 100% mức thu học phí công lập năm học 2022 - 2023.

Đà Nẵng trích hơn 4.685 tỷ đồng mua sách giáo khoa cho 8.438 học sinh con hộ nghèo, học sinh mồ côi do COVID-19 và 4.400 học sinh con hộ cận nghèo đang học tại các trường phổ thông công lập và ngoài công lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên trong năm học 2022 - 2023.

Bộ GD&ĐT đã kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS toàn quốc ngay từ năm học 2022 - 2023.

Với Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định miễn toàn bộ học phí cho trẻ em 5 tuổi, học sinh tiểu học và THCS công lập, tư thục giai đoạn 2022 - 2025. Trong đó trẻ mầm non 5 tuổi được hưởng từ năm học 2022 - 2023 đến hết năm học 2023 - 2024, học sinh THCS được hưởng từ năm học 2022 - 2023 đến hết năm học 2024 - 2025. Dự kiến ngân sách tỉnh sẽ chi hơn 568 tỷ đồng cho cả giai đoạn 2022 - 2025. Riêng mức học phí dự kiến chi cho năm học 2022 - 2023 hơn 110 tỷ đồng.

UBND TP. Cần Thơ vừa có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Hội đồng dân dân thành phố quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn năm học 2022 - 2023 gửi Hội đồng nhân dân thành phố.

Mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên dự tính như sau: Mức học phí đối với các cấp mầm non, tiểu học, THCS và THPT ở phường, thị trấn là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Mức học phí đối với các cấp mầm non, tiểu học, THCS ở xã là 100.000 đồng/học sinh/tháng, còn với cấp THPT là 200.000 đồng/học sinh/tháng.

Mức học phí đối với các cấp mầm non, tiểu học, THCS thuộc vùng dân tộc thiểu số là 50.000 đồng/học sinh/tháng, còn với cấp THPT là 100.000 đồng/học sinh/tháng. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Mức học phí đối với giáo dục tiểu học công lập theo quy định này được dùng làm căn cứ để thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng hưởng chính sách miễn, giảm học phí.

UBND tỉnh Cà Mau quyết định tạm thời chưa thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022 - 2023. Còn với các khoản thu khác đầu năm học [nếu có] tỉnh yêu cầu thực hiện theo đúng quy định hiện hành, không được thu bất cứ khoản thu nào ngoài quy định.

UBND tỉnh Cà Mau giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nội dung trên; đồng thời chủ động theo dõi, liên hệ Bộ GD&ĐT để nắm thông tin về mức thu học phí năm học 2022 - 2023; trường hợp cấp thẩm quyền ban hành mức thu học phí năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan chủ động tham mưu, đề xuất UBND tỉnh.

Để tiếp tục hỗ trợ kịp thời đối với học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát góp phần phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống của người dân, mới đây UBND TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất điều chỉnh lộ trình học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập đối với năm học 2022 - 2023 và từ năm học 2023 - 2024 theo đề xuất của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể, đối với năm học 2022 - 2023, mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập bằng mức học phí đã ban hành năm học 2021 - 2022 ở tất cả cấp học. Từ năm học 2023 - 2024, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí mầm non, phổ thông công lập theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh cũng đề xuất với Bộ GD&ĐT miễn học phí đối với học sinh THCS. Riêng về các khoản thu khác ngoài học phí tiếp tục duy trì và giữ nguyên các nội dung và mức thu các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục, theo quy định đang thực hiện trong năm học 2021 - 2022 để tiếp tục thực hiện cho năm học 2022 - 2023. 

Cụ thể, trong kiến nghị của Bộ GD&ĐT gửi tới Chính phủ, đề nghị ban hành Nghị quyết đối với học phí năm học 2022 - 2023 để các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện; đồng thời giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện sửa Nghị định số 81/2021/NĐ-CP [Nghị định 81] để làm căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2023-2024.

Theo đó, về học phí của hệ THCS, Bộ GD&ĐT đề xuất thực hiện ngay việc miễn học phí cho toàn bộ [100%] học sinh THCS từ năm học 2022 - 2023 [ước tính ngân sách cấp bù miễn học phí 5,5 triệu học sinh nhân với học phí bình quân 2 triệu đồng/năm học là 11.199,8 tỷ đồng/năm học]. Nếu thực hiện đề xuất này thì ngân sách nhà nước phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 3 năm [từ năm 2022 đến năm 2024, sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81].

Trước đề xuất của Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan phối hợp, nghiên cứu đánh giá kỹ tác động. Bộ Tài chính tính toán các vấn đề liên quan tới ngân sách, theo tinh thần chung đã được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo là cần rà soát, có lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, không gây khó khăn hơn cho người dân và học sinh.

Miễn học phí cấp THCS không phải đề xuất mới của Bộ GD&ĐT. Năm 2016, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình.

Đỗ Vi

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có lộ trình tăng học phí với bậc tiểu học, việc này hiểu đúng là thế nào?

Luật sư tư vấn

Theo khoản 2 điều 61 Hiến pháp năm 2013, giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí.

Theo khoản 3 điều 99 Luật Giáo dục năm 2019, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí. Ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Đồng thời, theo điểm d khoản 6 điều 99 Luật Giáo dục năm 2019, cơ sở giáo dục tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, năm học theo quy định của pháp luật.

Căn cứ các quy định nêu trên, con chị học tiểu học trường tư thục vẫn phải đóng học phí theo quy định của pháp luật; chỉ có học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập mới không phải đóng học phí.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có đưa ra Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để lấy ý kiến góp ý của nhân dân.

Cụ thể, tại khoản 1 điều 18 nêu rõ học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Khung học phí bậc tiểu học đề cập tại dự thảo này là áp dụng với cơ sở giáo dục ngoài công lập; đó cũng là cơ sở để Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại cơ sở giáo dục tư thục...

Bởi vậy, nội dung của dự thảo này không ảnh hưởng đến học sinh tiểu học trường công lập và hoàn toàn không vi phạm Hiến pháp năm 2013.

Theo tôi, về việc có tăng học phí bậc tiểu học ngoài công lập nói riêng và các bậc khác nói chung hay không; nếu tăng thì mức nào sẽ dựa vào tình hình thực tế, góp ý của nhân dân, đánh giá của chuyên gia, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo nội dung của Nghị định chính thức phù hợp với thực tiễn.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

>> Dự thảo nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí.

Video liên quan

Chủ Đề