Học viện Ngân hàng Bắc Ninh học phí

Học viện Ngân hàng được thành lậo từ những năm 1961. Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trụ sở chính tại Hà Nội và phân viện tại Bắc Ninh, Phú Yên.

Chính vì thế, để được học tập tại Học viện Ngân Hàng là một trong những mục tiêu của rất nhiều sĩ tử mỗi mùa thi. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Học phí Học viện Ngân hàng năm 2022.

Tìm hiểu chung về Học viện Ngân hàng

– Khẩu hiệu của Học viện là “Tuệ sáng, Tâm cao”

– Sứ mạng của Học viện là trường đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong các lĩnh vực của nền kinh tế tri thức là nơi người học được chủ động, sáng tạo để thích nghi và phát triển toàn diện.

– Tầm nhìn đến năm 2030 Học viện là trường Đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, nằm trong nhóm các trường hàng đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế.

– Triết lý là “Toàn diện – Sáng tạo – Hội nhập”.

– Giá trị cốt lõi được xác định là:

+ Hợp tác: Liên kết ý tưởng và cùng hành động để đạt mục tiêu chung.

+ Tôn trọng: Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, niềm tin và quan điểm cá nhân.

+ Cống hiến: Học tập, giảng dạt và nghiên cứu để đóng góp cho xã hội.

+ Trách nhiệm: Nói và hành động từ ý thức trách nhiệm trên tinh thần xây dựng.

+ Sáng tạo: Không ngừng cải thiện, đổi mới và vượt qua các giới hạn.

– Mục tiêu chiến lược của trường là:

+ Đa dạng hóa lĩnh vực, phương thức đào tạo, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và quốc tế.

+ Thực hiện tự chủ đại học phù hợp quy định của pháp luật.

+ Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế với trọng tâm là lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

+ Tăng cường sự gắn kết với cộng đồng đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành và nền kinh tế.

+ Thực hiện mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển môi trường số cho các hoạt động quản trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện.

Học phí Học viện Ngân hàng năm 2022

– Học phí hệ đại trà: Khoảng 9.800.000 đồng/năm học.

– Học phí chương trình Cử nhân Việt – Nhật khoảng 27.000.000 đồng/năm học.

– Học phí chương trình CLC trong nước khoảng 30.000.000 đồng/năm học.

– Học phí chương trình CLC quốc tế CityU:

+ Năm cuối học tại nước ngoài: 120.000.000 đồng cho 03 năm đầu học tại Học viện, học phí năm cuối tại Đại học CityU.

+ Năm cuối học tại Học viện: 350.000.000 cho 04 năm học.

– Học phí chương trình CLC quốc tế Coventry:

+ Năm cuối học tại Học viện là khoảng 315.000.000 đồng cho 04 năm tại Học viện.

+ Năm cuối học tại nước ngoài: Khoảng 175.000.000 đồng cho 03 năm đầu tại học viện, học phí năm cuối tại Đại học Coventry khoảng 480.000.000 đồng.

– Cơ hội học bổng tại Học viện Ngân hàng:

Quỹ học bổng Ngân hàng được sử dụng để cấp học bổng, tiền thưởng cho sinh viên trong các trường hợp sau đây:

+ Học bổng của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam”

Về học tập: Điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ 9.0 trở lên, không có môn học nào dưới 7.0; tích lũy đủ số tín chỉ theo đúng thời gian thiết kế cho chương trình học.

Mức Học bổng Thống đốc là 1.800.000 đồng/tháng. Tổng số học bổng được Hội đồng cấp hàng năm không quá 20 suất.

Về rèn luyện đạo đức, tác phong: Đại điểm rèn luyện từ 80 trở lên, có ý thức tốt trong học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy; tham gia đóng góp tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động tập thể.

+ Học bổng Ngân hàng Thương mại:

Học bổng từ các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được gọi chung là học bổng ngân hàng thương mại phân bổ theo các tiêu chí cụ thể được thỏa thuận bằng văn bản giữa Học viện Ngân hàng và từng đơn vị cụ thể. Các đơn vị cấp học bổng sẽ tự có quy định về việc xét cấp học bổng cho sinh viên [cụ thể xem quy trình riêng phía dưới].

+ Học bổng của ngành ngân hàng:

Mức học bổng ngành là 900.000 đồng/tháng.

Về rèn luyện đjao đức, tác phong: Đạt điểm rèn luyện từ 80 trở lên, có ý thức trong học tập, rèn luyện, chấp hành nội quy, tham gia đóng góp tích cực, có hiệu vào các hoạt động tập thể.

Về học tập [Căn cứ vào điểm thi lần 1]: Điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ 8.0 trở lên, không có môn học nào dưới 7.0; tích lũy đủ số tín chỉ theo đúng thời gian thiết kế cho chương trình học.

Trường hợp điểm trung bình chung học tập bằng nhau thì ưu tiên sinh viên, học sinh đạt được số tín chỉ cao hơn trong năm học báo cáo, trường hợp điểm trung bình chung học tập và số tín chỉ đạt được bằng nhau thì ưu tiên sinh viên, học sinh có điểm rèn luyện cao hơn. Học bổng Thống đốc và Học bổng Ngành Ngân hàng được cấp kèm theo Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, Học phí Học viện Ngân hàng năm 2022 là nội dung đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết hôm nay. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

  • Giới thiệu
  • Chương trình đào tạo
  • Văn bản quy chế
  • Học bổng hàng năm
  • Liên hệ

  • Điểm chuẩn các năm
  • Các ngành đào tạo
  • Học phí

Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh [nguyên là Trường Trung học Ngân hàng I TW được thành lập theo Quyết định số 23/QĐ ngày 30/5/1969 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam].
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh là cơ sở đào tạo của Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học, bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ Ngân hàng; Tham gia đào tạo các bậc học khác theo yêu cầu, phù hợp với khả năng và phân cấp uỷ quyền của Giám đốc Học viện; Tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng.

Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Giai đoạn từ 1969 – 1998: – Từ 1969 đến 1993: Trường mang tên Trung học ngân hàng I TW theo QĐ số 23/QĐ ngày 30/5/1969 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Từ 1993 đến 1998: Thực hiện mô hình đào tạo của ngành, Trường Trung học Ngân hàng I TW được đổi thành Trung tâm Đào tạo và NCKH ngân hàng – Chi nhánh Bắc Ninh” Giai đoạn từ 1998 đến nay:

Từ 1998 đến nay: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 30/1998-TTg về thành lập Học viện Ngân hàng. Từ đó Trung tâm Đào tạo & Nghiên cứu Khoa học ngân hàng – Chi nhánh Bắc Ninh được đổi tên thành Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh.

Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, từ một cơ sở chuyên đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh đã mở rộng đào tạo các hệ Cao đẳng liên thông, Đại học liên thông, Đại học chính quy ngành Tài chính – Ngân hàng và kế toán. Trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao. Sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế và góp phần khẳng định vị thế của Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh trên thị trường lao động.
Đánh giá cao công lao đào tạo đội ngũ cán bộ, HS-SV có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các thành phần kinh tế nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng, Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng: Huân chương lao động hạng Ba năm 1981, Huân chương lao động hạng Nhì năm 2004, Huân chương lao động hạng nhất năm 2009, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2011, Cờ thi đua của tỉnh Bắc Ninh năm 2012, 2014; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2012 và nhiều bằng khen của Thống đốc NHNN.

Mục tiêu phấn đấu của Trường đến năm 2020 là trở thành một cơ sở đào tạo hiện đại, bề thế khang trang với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ giáo dục.

Đào tạo dài hạn:

  • Đại học, Cao đằng chính quy
  • Đại học Văn bằng 2
  • Đại học VLVH
  • Đại học liên thông

Đào tạo ngắn hạn

Địa chỉ: Số 331, Đường Ngô Gia Tự, Phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 02223.821.214 – Fax: 02223.824.297

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NĂM 2018

*******

– Tên trường: Học viện Ngân hàng.

+ Trụ sở chính [mã trường NHH]:

Số 12 đường Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

+ Phân viện Bắc Ninh [mã trường NHB]:

Số 331 đường Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

+ Phân viện Phú Yên [mã trường NHP]:

Số 441 đường Nguyễn Huệ, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

– Trang thông tin tuyển sinh: //hvnh.edu.vn/tuyensinh/

– Trang fanpage facebook: //www.facebook.com/hocviennganhang1961/

Phạm vi tuyển sinh

– Tại Hà Nội [mã trường: NHH] tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

– Tại Phú Yên [mã trường: NHP] tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

– Tại Bắc Ninh [mã trường: NHB] tuyển sinh đối tượng có hộ khẩu thuộc các tỉnh khu vực Tây Bắc, Đông Bắc Bộ và tỉnh Bắc Ninh.

Phương thức tuyển sinh

– Học viện Ngân hàng dành ít nhất 90% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

– Học viện Ngân hàng dành không quá 10% chỉ tiêu xét tuyển thẳng, xét tuyển đại học chính quy căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông [xét học bạ trung học phổ thông] vào các ngành phù hợp, áp dụng cho các đối tượng sau:

Ngành học, mã ngành, tổ hợp xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018:

Mã quy ước Tổ hợp các môn xét tuyển sinh 2018

– A00 [Toán, Vật Lý, Hóa Học];

– A01 [Toán, Vật Lý, Tiếng Anh];

– D01 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh];

– D07 [Toán, Hóa Học, Tiếng Anh];

– D09 [Toán, Lịch sử, Tiếng Anh];

– C00 [Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí]

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:

Học viện Ngân hàng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng theo Quy chế tuyển sinh.

Quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển:

– Điểm xét tuyển thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh. Học viện Ngân hàng áp dụng chung một mức điểm xét tuyển giữa các tổ hợp cho từng ngành đào tạo.

– Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ: ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

Tổ chức tuyển sinh:

Học viện Ngân hàng áp dụng theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án tuyển sinh 2018.

Chính sách ưu tiên:

– Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Học viện Ngân hàng áp dụng theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh và được công bố hướng dẫn chi tiết tại trang thông tin điện tử.

– Lệ phí xét tuyển: Học viện Ngân hàng áp dụng theo Quy chế tuyển sinh và Quy định của Nhà nước về lệ phí.

TUYỂN SINH HỆ CAO ĐẲNG NĂM 2018:

Học viện Ngân hàng dành 50% chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của hệ cao đẳng để xét tuyển thẳng cho các thí sinh quốc tịch Việt Nam đã tốt nghiệp phổ thông trung học có điểm trung bình chung từng năm của ba năm phổ thông trung học đạt từ 5,5 điểm trở lên.

+ Hệ Đại học:

– Theo niên chế: 740.000 đồng/tháng.

– Theo tín chỉ: 205.000 đồng/tín chỉ.

* Lưu ý: học phí ngoài giờ hành chính cao gấp 1,3 lần so với trong giờ hành chính.

+ Hệ Cao đẳng:

– Theo niên chế: 590.000 đồng/tháng.

– Theo tín chỉ: 165.000 đồng/tín chỉ.

+ Học phí lớp dưới 8 sinh viên, mở theo nhu cầu của người học: 8.000.000 đ/ lớp/ môn/ số SV.

+ Học ngành 2, học cải thiện, học lại: học phí bằng 1,5 lần học lần 1.

>> Xem thêm đánh giá của học viên về Học viện Ngân hàng

2. Hệ không chính quy

+ Đại học VLVH, đại học liên thông VLVH, đại học bằng II [học trong giờ hành chính]: 4.070.000 đ/ kỳ.

+ Đại học VLVH, đại học liên thông VLVH, đại học bằng II [học ngoài giờ hành chính]: 5.290.000 đ/ kỳ.

3. Chương trình chất lượng cao

+ Khóa 1: 415.000 đ/ tín chỉ.

+ Khóa 2: 80.000.000 đ toàn khóa.

+ Khóa 3: 90.000.000 đ toàn khóa.

+ Khóa 4: 95.000.000 đ toàn khóa.

4. Đào tạo sau đại học

+ Tiến sỹ: 1.850.000 đ/ tháng.

+ Thạc sỹ: 1.110.000 đ/ tháng.

+ Học ngoài giờ hành chính mức học phí nhân hệ số 1,3 so với trong giờ hành chính.

Video liên quan

Chủ Đề