Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ ai

thầy giáo làng

Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ ai


Tổng số bài gửi : 129
Join date : 21/11/2011

Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ ai
Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ ai
Tiêu đề: Từ nguyên mẫu Cao Bá Quát đến hình tượng Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ ai
Wed Nov 23, 2011 6:15 pm


Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật luôn vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ - văn học là một trong bảy loại hình nghệ thuật, phản ánh cuộc sống, xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ cũng không nằm ngoài sự phản ánh ba tiêu chí trên. Muốn như vậy, văn học phải gắn với hiện thực xây dựng, phản ánh trung thực cuộc sống nhưng không phải là sự sao chép y nguyên mà phải có sự nhào nặn, hư cấu để làm rõ tính cách của nhân vật và tư tưởng của tác giả kí thác vào tác phẩm đó. Đây cũng là đặc trưng của văn học. Đặc trưng này đã giúp các nhà văn thế giới nói chung và nhà văn Việt Nam nói riêng có rất nhiều thành công trong lĩnh vực xây dựng nhân vật văn học từ nguyên mẫu cuộc sống: M. Gorky, Anh, Đức, Nguyên Ngọc trong bài viết này tôi đề cập tới một nhân vật yêu cái Đẹp mang cái Tài, cái Tâm - Thiên Lương cao cả - kẻ tử tù nhưng mãi sống trong lòng người đọc đó là nhân vật Huấn Cao trong văn phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyên Tuân được xây dựng từ nguyên mẫu danh Nho Cao Bá Quát thế kỷ XVIII.
Nguyên mẫu và nhân vật văn học có những đặc điểm chung tương đồng - nguyên mẫu là cơ sở, là nền tảng, chất liệu để người nghệ sĩ bằng tài năng nghệ thuật của mình, bằng bàn tay và khói óc tạo nên cho mình một tác phẩm hình tượng nghệ thuật riêng. Bằng ngôn ngữ của riêng mình làm cho đứa con tinh thần của mình có sức sống mãnh liệt. Tuy nhiên, nguyên mẫu và nhân vật văn học cũng có điểm khác nhau: Có nhiều điểm ở nguyên mẫu có nhưng không thể đưa vào nhân vật văn học được bởi vì lý do và có những chi tiết có ở nhân vật văn học lại không tìm thấy ở nguyên nhân. Điều này, thể hiện nghệ thuật hư cấu tưởng tượng trong trang viết của tác giả. Sự hư cấu nhằm làm cho nhân vật của tác giả trở thành chỉnh thể nghệ thuật, chân lý, thước đo thẩm mỹ trong văn học và làm cho con người thực trở nên hoàn mỹ hơn. Do vậy, yếu tố nguyên mẫu cuộc sống và yếu tố hư cấu văn học có mối quan hệ khăng khít nhau, bổ sung cho nhau tạo nên vẻ đẹp cuộc sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân - nhà văn duy mĩ lại lấy nguyên mẫu Cao Bá Quát để tạc nên một Huấn Cao vừa yêu cái Đẹp lại có cái Tài và cái Tâm. Bởi nhà văn có thể xây dựng nhân vật của mình bằng cách không dựa vào nguyên mẫu mà có thể tổng hợp từ nhiều con người trong đời sống để xây dựng nền nhân vật điển hình cho các tiêu chí nghệ thuật đề ra và cái Tài của Nguyễn Tuân có thể giúp ông thành công rực rỡ ở sự sáng tạo tưởng tượng ấy. Nhưng ở đây Nguyễn Tuân đang giúp chúng ta tìm về cội nguồn của cái Đẹp xuất phát từ những con người có khí phách trong hiện thực cuộc sống. Bằng sự sáng tạo tưởng tượng của mình ông đã cung cấp cho độc giả thấy được mối quan hệ sâu sắc của yếu tố nguyên mẫu với yếu tố hư cấu của nhân vật cho ta thấy được bóng dáng thật, con người thật Cao Bá Quát qua nhân vật Huấn Cao đồng thời làm cho hình tượng Huấn Cao trở nên sinh động hơn, thật hơn và bản chất của ông nổi rõ hơn, đời sống được tập trung hơn.
Thâm nhập vào tác phẩm, ta mới từng bước khám phá ra cái tài của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng nhân vật từ nguyên mẫu. Tất nhiên một người như Nguyễn Tuân không có chuyện bê nguyên Cao Bá Quát đặt vào Chữ người tử tù mà ông đã phải lọc đi và pha vào một số dung môi chi tiết khác để tạo nên một Huấn Cao của riêng mình.
Sự thành công trong việc xây dựng nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân, là sự bù đắp của nghệ thuật vào phần thiếu hụt của cuộc sống nó làm cho Huấn Cao sống mãi trong lòng người đọc và cũng sáng mãi danh Nho Cao Bá Quát - Bản thân, việc làm tài nhân của Cao Bá Quát khiến nhân dân tôn thờ ngày càng ngày từ trong cuộc đời thường - một con người thực giữa cuộc đời giờ lại được hóa thân vào văn học - loại hình nghệ thuật ngôn từ xây dựng một tượng đài Cao Bá Quát bằng đặc trưng riêng của mình. Cuộc sống và nghệ thuật cách nhau không xa nên người ta biết sử dụng và chế tác tư liệu sống dựa vào nghệ thuật.
Từ con người của đời thực Cao Bá Quát đến con người trong văn học Huấn Cao là cả một sự nhào nặn, sáng tạo ngth của Nguyễn Tuân. Phải chăng Nguyễn Tuân có tình cảm vô cùng sâu đậm, tôn kính Cao Bá Quát thì mới vận bút lực của mình để xây dựng nên Huấn Cao - con người vừa có cái Đẹp, vừa có cái Tài, cái Thiên Lương cao cả? Sáng tạo nhân vật Huấn Cao từ Cao Bá Quát là Nguyễn Tuân đang trở về tìm lại cội nguồn của cái Đẹp nay chỉ còn trong quá vãng, đồng thời ông muốn kí thác tâm sự, tư tưởng tình cảm của mình đối với một vị danh nho ở thế kỷ XVIII qua nhân vật của mình. Có thể nói đây là quà tinh thần mà Nguyễn Tuân thay mặt lớp hậu thế dâng lên trước vong linh Cao Bá Quát - con người trượng nghĩa.