Hướng dẫn cách ly hôn trong audition

Nói một cách đơn giản, ly hôn là sự giải thể chính thức của một cuộc hôn nhân, thế nhưng khi xét đến những tác động to lớn về tình cảm, nuôi dạy con cái và tài chính của việc ly hôn, các gia đình có thể gặp khó khăn trong việc đạt được một giải pháp tài chính thân thiện, nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Tại Úc, vợ hoặc chồng được yêu cầu chứng minh cuộc hôn nhân của họ không thể cứu vãn được, như một phần trong đơn ly hôn.

Họ phải chứng minh đã ly thân hơn 12 tháng và đồng ý về việc nuôi dạy con cái, cũng như thu xếp tài chính.

Bà Eleanor Lau là đối tác của công ty luật Úc có tên là Lang and Rogers, đã hành nghề luật gia đình được 15 năm và có kinh nghiệm trong các vụ dàn xếp ly hôn quốc tế.

Bà Lau cho biết, trước khi các cặp vợ chồng muốn ly hôn có thể kiện tụng, họ phải cố gắng giải quyết chính thức các vấn đề về nuôi dạy con cái và tài chính trước tiên, trừ khi có những trường hợp ngoại lệ.

“Nếu bạn muốn ra tòa liên quan đến các vấn đề nuôi dạy con cái, trước hết, hai người cha mẹ phải tham gia giải quyết tranh chấp gia đình".

"Đó là một hình thức hòa giải, trong đó họ được một chuyên gia giải quyết tranh chấp gia đình trợ giúp, để xem liệu họ có thể đạt được thỏa thuận liên tục liên quan đến con cái".

"Với các vấn đề tài chính, chúng tôi khuyến khích các bên cố gắng giải quyết tranh chấp thay thế trước và các tòa án ngày nay muốn thấy các bên của họ, ít nhất đã cố gắng thương lượng, trước khi khởi kiện”, Eleanor Lau.

According to the Australian Bureau of Statistics, the median age for divorces in 2020 was 45.6 for males and 42.8 for females. The median duration of marriage to divorce was 12.2 years, and almost half of the divorces granted were of couples with children under 18. Credit: fabio formaggio / 500px/Getty Images

Việc ra tòa có thể tốn hàng chục ngàn đô la và thủ tục tố tụng có thể kéo dài hàng tháng.

Bà Valerie Norton đã từng là Chuyên gia Giải quyết Tranh chấp Gia đình hay Family Dispute Resolution Practitioner, viết tắt là FDRP được công nhận trong 12 năm.

Bà cho biết các số liệu cho thấy, khoảng 90% vợ chồng ly hôn tự giải quyết tranh chấp của họ mà không cần ra tòa.

Trước khi cố gắng hòa giải, bà Norton đánh giá khả năng có thể thành công.

"Tôi gặp riêng từng người trước, vì vậy tôi đang đánh giá xem hòa giải có phù hợp không".

"Nếu có nhiều khó chịu ở đó, liệu có sự phản bội không? Có nhiều tức giận không? Có vấn đề về sức khỏe tâm thần không? Ma túy, rượu hay bạo lực gia đình? Những kiểm tra an toàn đó cực kỳ quan trọng".

"Sau đó nếu tôi quyết định rằng, "Được rồi, tôi có thể thấy một số điểm chung ở đây".

"Có thể họ sẽ đồng ý mà không cần phải ra tòa", thì tất cả chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác cho một phiên họp chung, để thảo luận từng chủ đề một”, Valerie Norton.

There are many considerations to balance when you are going through a divorce. Australian state, territory and federal governments fund several emotional, financial and legal support services to assist those going through a separation. Source: Moment RF / Kmatta/Getty Images

Trong các phiên hòa giải, bà Norton giúp khách hàng và luật sư của họ thương lượng các thỏa thuận dàn xếp.

Bà cố gắng hướng họ tránh xa cảm xúc khó chịu, thay vào đó tập trung vào những kết quả thiết thực, sẽ mang lại lợi ích cho các bên và con cái của họ, nếu có.

“Hòa giải là tìm ra nơi ổn thỏa, nó không hoàn hảo và sẽ phải có sự thỏa hiệp của cả hai bên, nhưng điều đó có thể chịu đựng được".

"Cả hai đều có thể chung sống với nó, và đó là một sự hòa giải tốt khi họ cả hai đều bỏ đi, không phải với niềm vui trong bước đi của họ, hay trông hoàn toàn nôn nao".

"Họ bỏ đi và nói, 'được rồi, đó là một kết quả công bằng', Valerie Norton.

Hòa giải là tìm ra nơi ổn thỏa, nó không hoàn hảo và sẽ phải có sự thỏa hiệp của cả hai bên, nhưng điều đó có thể chịu đựng được. Cả hai đều có thể chung sống với nó, và đó là một sự hòa giải tốt khi họ cả hai đều bỏ đi, không phải với niềm vui trong bước đi của họ, hay trông hoàn toàn nôn nao. Họ bỏ đi và nói, 'được rồi, đó là một kết quả công bằng', Valerie Norton. Valerie Norton, Family Dispute Resolution Practitioner and mental health expert

MORE FROM THE SETTLEMENT GUIDE

How to get a divorce in Australia?

SBS English

19/09/201906:34

Thanh toán tài sản và thỏa thuận tài chính

Úc có quy định 'ly hôn không có lỗi', điều này có nghĩa là, một bên vợ hoặc chồng có thể nộp đơn xin ly hôn, mà không cần sự đồng ý của bên kia và không cần nêu rõ lý do muốn chấm dứt hôn nhân.

Trái ngược với niềm tin phổ biến, bất động sản và các tài sản khác không nhất thiết phải được chia đôi.

Luật sư Eleanor Lau cho biết, các bên phải nhờ tư vấn pháp lý và áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể.

“Trong một vụ dàn xếp tài sản, bước đầu tiên là chúng ta cần tính xem có những gì để phân chia, vì vậy rõ ràng là của cải bên trong nước Úc, cũng như của cải bên ngoài nước Úc đều sẽ được tính đến".

"Sau đó, có nhiều loại đóng góp khác nhau mà chúng tôi sẽ xem xét và đánh giá".

"Đóng góp tài chính, đóng góp phi tài chính và đóng góp với tư cách là người nội trợ và cha mẹ”, Eleanor Lau.

The Australian legal system considers a number of variables to determine how property and assets are to be divided between separating parties. Source: Moment RF / boonchai wedmakawand/Getty Images

Còn bà Valerie Norton cho biết, việc xác định xem mỗi người phối ngẫu đã đóng góp như thế nào cho một mối quan hệ, có thể là một bài toán phức tạp và có tính công thức.

“Nếu một trong số các bạn mang lại một triệu đô la cho mối quan hệ, hoặc người kia mắc nợ, đó là điều cần cân nhắc khi các bạn chia tay".

"Điều thứ hai là những đóng góp của bạn trong mối quan hệ, và đó là cả về tài chính và phi tài chính".

"Đó không phải là số tiền bạn kiếm được khi đi làm, bởi vì khi ở nhà người bố hay mẹ được coi là ngang với làm giám đốc với thu nhập triệu đô một năm, mà là người bố hay mẹ bạn có cho bạn tiền mua nhà không?".

"Hay bạn đã sống với họ trong nhiều năm, để dành dụm mua một ngôi nhà? Bạn có được thừa kế không? Và những thứ đại loại như thế”, Valerie Norton.

Còn bà Valerie Norton cho biết, việc xác định xem mỗi người phối ngẫu đã đóng góp như thế nào cho một mối quan hệ, có thể là một bài toán phức tạp và có tính công thức.

“Nếu một trong số các bạn mang lại một triệu đô la cho mối quan hệ, hoặc người kia mắc nợ, đó là điều cần cân nhắc khi các bạn chia tay".

"Điều thứ hai là những đóng góp của bạn trong mối quan hệ, và đó là cả về tài chính và phi tài chính".

"Đó không phải là số tiền bạn kiếm được khi đi làm, bởi vì khi ở nhà người bố hay mẹ được coi là ngang với làm giám đốc với thu nhập triệu đô một năm, mà là người bố hay mẹ bạn có cho bạn tiền mua nhà không?".

"Hay bạn đã sống với họ trong nhiều năm, để dành dụm mua một ngôi nhà? Bạn có được thừa kế không? Và những thứ đại loại như thế”, Valerie Norton.

Vấn đề xem xét thứ ba trong việc dàn xếp tài sản, là tính đến nhu cầu trong tương lai của mỗi người phối ngẫu.

Phân tích này xem xét độ tuổi, khả năng kiếm tiền và sức khỏe tổng thể của mỗi người phối ngẫu trong số các khía cạnh khác, để xác định tỷ lệ phần trăm cách phân chia các nhóm tài sản.

“Điều đó có nghĩa là có bất kỳ lý do nào trong trường hợp này, nên cho phép một bên nhận nhiều hơn một chút, vì người đó có thể cần có thể có nhu cầu lớn hơn trong tương lai".

"Vì vậy, điển hình là nếu một bên có dịch vụ chăm sóc chính của trẻ nhỏ và trong tương lai bên đó sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò làm cha mẹ chính đó, do đó họ không thể kiếm tiền, làm việc, hoặc tái gia nhập lực lượng lao động, hay kiếm được thu nhập thấp hơn nhiều so với bên kia".

"Do đó một sự đóng góp tài chánh hay đóng góp không liên quan đến tài chánh, với tư cách là một người lo chính cho gia đình và cũng là cha mẹ nữa, cần được quan tâm đến”, Eleanor Lau.

Các bên có thể đạt được thỏa thuận về tài chính, hoặc nuôi dạy con cái trong tiến trình hòa giải, nhằm giải quyết tranh chấp gia đình.

Các luật sư thường tư vấn cho khách hàng như một phần của tiến trình này, hoặc thậm chí tham gia thảo luận.

Sau khi đạt được đồng thuận, các kết quả có thể được nộp một cách hợp pháp, dưới dạng lệnh chấp thuận.

Family Dispute Resolution Practitioners often work together with spouses and their lawyers during mediation to reach an agreement. Experts advise divorcing couples with children to consider their kids' wellbeing and needs during negotiations. Credit: Maskot/Getty Images

Tư vấn pháp lý và hỗ trợ tinh thần

Bà Lau nói rằng, điều cực kỳ quan trọng đối với những người phải đối mặt với sự ly thân, là gạt cảm xúc sang một bên và tìm kiếm lời khuyên pháp lý càng sớm càng tốt.

“Đôi khi các bên có thể trì hoãn vì họ chưa sẵn sàng, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là phải biết bạn đang đứng ở đâu, quyền lợi và nghĩa vụ của bạn là gì, sau đó bạn có thể dành thời gian suy nghĩ về những gì bạn muốn làm".

"Thế nhưng tôi nghĩ điều rất quan trọng, là bạn cần được tư vấn pháp lý càng sớm càng tốt, điều này quan trọng đặc biệt nếu có liên quan đến tài sản ở nước ngoài”, Eleanor Lau.

Việc ký kết một thỏa thuận tài chính ràng buộc, trước khi bắt đầu mối quan hệ hoặc trong suốt tiến trình của nó, có thể hữu ích cho những ai muốn tránh căng thẳng về khả năng chia tay trong tương lai.

Trong khi đó các thỏa thuận tài chính ràng buộc, có thể được sử dụng như các thỏa thuận cuối cùng.

Family Dispute Resolution Practitioners are registered and certified professionals, accredited by the Australian Attorney-General's Office. Source: Moment RF / d3sign/Getty Images

Những người không có nhiều của cải và không đủ khả năng thuê luật sư riêng, hoặc người hòa giải có thể xin lời khuyên từ Trợ giúp pháp lý Legal Aid hoặc các trung tâm pháp lý cộng đồng.

Họ cũng có thể liên hệ với Relationships Australia, một dịch vụ do chính phủ tài trợ, có thể giúp các gia đình vượt qua giai đoạn ly thân, bằng cách cung cấp tư vấn pháp lý hạn chế và kết nối họ với các nhà hòa giải và cố vấn, được công nhận miễn phí hoặc chi phí thấp.

Giám đốc điều hành của Relationships Australia hay Mối quan hệ Úc, là ông Nick Tebbey giải thích.

“Trải qua một loại dịch vụ của tổ chức Relationship Australia, có thể giảm thiểu rất nhiều chi phí, mà lẽ ra bạn phải chịu khi tìm đến luật sư".

"Vì vậy rõ ràng, nếu bạn có thể tránh phải trả tất cả các khoản phí pháp lý đi kèm với việc ra tòa, thì sẽ có nhiều hơn số tiền còn lại, để giải quyết tất cả những thứ khác mà bạn muốn giải quyết”, Nick Tebbey.

Mặc dù Relationships Australia không thể đại diện cho khách hàng trước tòa, nhưng họ có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tinh thần cho các gia đình, đang trải qua các vụ kiện tụng.

“Chúng tôi không chỉ là một dịch vụ dựa trên giao dịch, vì vậy chúng tôi không chỉ xem xét vụ ly hôn và giải quyết xem ai được gì".

"Chúng tôi giúp mọi người vượt qua mọi thứ, đi kèm với điều đó".

"Có rất nhiều cảm xúc cần phải xử lý và giải quyết vấn đề đó".

"Nếu có dính líu đến trẻ em, thì rõ ràng là có mối quan hệ vẫn tiếp diễn giữa cha mẹ đó, ngay cả khi họ đã ly hôn”, Nick Tebbey.

Bạn có thể liên hệ với văn phòng Relationships Australia tại địa phương và đặt lịch hẹn.

Ngoài ra, bạn có thể gọi cho đường dây Tư vấn về các mối quan hệ gia đình.

Trong khi đó các chuyên gia pháp lý và sức khỏe tâm thần cho biết, điều quan trọng nhất bạn cần cân nhắc khi ly hôn, là nhu cầu và phúc lợi trong tương lai của con cái bạn, nếu có.

Một phần của tiến trình hàn gắn, đến từ việc chấp nhận rằng các mối quan hệ sẽ thay đổi.

“Một số mối quan hệ không kéo dài mãi mãi, chúng có thể là những mối quan hệ thực sự tích cực và thành công trong thời gian tồn tại, nhưng mọi người có thể tiếp tục và vẫn có cuộc sống thực sự hạnh phúc và thành công, rồi có thể có những mối quan hệ mới sau đó".

"Bằng cách chấp nhận điều đó và loại bỏ một số sự kỳ thị cũng như xấu hổ chung quanh việc ly hôn, chúng tôi chấp nhận rằng đó thực sự chỉ là một tiến trình xã hội bình thường".

"Hãy tập trung nhiều hơn, vào những gì cần phải làm từ góc độ thực tế, hơn là quá trình đổ lỗi cho cảm xúc”, Nick Tebbey.

Để được hỗ trợ về tinh thần, bạn có thể liên hệ với Lifeline theo số 13 11 14, hoặc Beyond Blue theo số 1300 22 4636.

Chủ Đề