Hướng dẫn cách viết visa đi nhật năm 2024

Nhật Bản – một đất nước đáng sống trên thế giới, với nền công nghiệp văn minh, hiện đại, con người nơi đây chăm chỉ, chịu khó. Đó cũng là lý do khiến không ít du học sinh chọn quốc gia này là điểm đến để được học tập và làm việc tại đây. Muốn đến Nhật Bản ai cũng phải biết viết cách điền vào mẫu đơn xin visa nhật bản. Nhằm giúp quý vị có hành trình thuận lợi, Saigon Star Travel sẽ hướng dẫn viết đơn xin visa du học nhật tới các bạn.

Hướng dẫn viết đơn xin visa du học nhật

Mẫu đơn xin visa nhật bản là thông tin quan trọng để bạn cung cấp thông tin cho đơn vị tiếp nhận du học sinh và xét duyệt thông tin của du học sinh.Vậy chúng ta cần chú ý điều gì khi viết đơn xin visa du học Nhật Bản?

Điền đơn du học Nhật như thế nào?

1. Hiểu ý nghĩa của các từ tiếng anh trong mẫu đơn xin visa nhật bản

Mẫu đơn xin visa có 2 loại, một là tiếng anh, 2 là mẫu đơn bằng tiếng Nhật. Mẫu đơn xin visa nhật bản bằng tiếng anh được sử dụng phổ biến hơn nên khi viết đơn chúng ta cần chú ý về nghĩa của các từ tiếng anh trong đơn. Đặc biệt các thông tin đều được viết bằng chữ “IN HOA”. Theo ghi nhận từ Saigon Star Travel, các trường hợp viết tay hoặc đánh máy đều được chấp nhận.

2. Cung cấp chính xác thông tin tại tờ khai xin cấp visa nhật bản

Bạn phải cung cấp các thông tin cá nhân, hộ chiếu, chuyến đi bạn cần chú ý nghĩa của từ để điền vào mẫu đơn xin visa nhật bản cho chính xác.

Trang1:

Tờ mẫu khai xin visa đi Nhật

  1. Surname: Họ
  2. Given and middle names: tên, chữ lót
  3. Other names: Tên khác [nếu không có bỏ qua]
  4. Date of Bith: Ngày sinh
  5. Place of Bith: Nơi sinh [ghi thành phố, tỉnh, quốc gia]
  6. Sex: Giới tính [trong đó nam chọn “Male” ; nữ chọn “Female”]
  7. Marital status: Tình trạng hôn nhân
  8. Single: Độc thân
  9. Married: Đã kết hôn
  10. Widowed: Vợ/chồng đã mất
  11. Divorced: Ly hôn

8. Nationality or Citizenship: Quốc tịch

9. Fomer and/or other nationalities or citizenships: Quốc tịch cũ/khác [nếu không có thì bỏ qua]

10. ID No. issued by your government: số chứng minh thư

11. Passport type: Loại hộ chiếu

  • Diplomatic: Hộ chiếu ngoại giao
  • Official: Hộ chiếu công vụ
  • Ordinary: Hộ chiếu phổ thông
  • Other: Khác

Theo kinh nghiệm của Saigon star travel, thông thường hộ chiếu mà mỗi công dân Việt Nam được cấp là loại phổ thông nên chọn “Ordinary”.

12. Pasport No: Sổ hộ chiếu

13. Place of lssue: Nơi cấp. Điền tỉnh thành nơi mà bạn đăng ký hộ chiếu

14. Issuing authority: Cơ quan cấp. Cục quản lý Xuất nhập cảnh tiếng Anh là “IMMIGRATION DEPARTMENT”

15. Date of issue: Ngày cấp hộ chiếu

16. Date of expiry: Ngày hết hạn hộ chiếu

17. Purpose of visit to Japan: Mục đích đến Nhật. Đi du lịch đơn thuần thì ghi “SIGHTSEEN”

18. Intened length of stay in Japan: khoảng thời gian dự định ở Nhật. Ví dụ: đi 7 ngày là “7 DAYS”

19. Date of arrival in Japan: Ngày sẽ đến Nhật

20. Port of entry into Japan: Nơi bạn nhập cảnh vào nước Nhật [điền tên cảng hàng không]

21. Name of ship or airline: Tên chuyến tàu hoặc chuyến bay [thường được in trên vé/tờ booking]

22. Name and address of hotels or persons with whom applicant intend to stay: Cung cấp thông tin khách sạn hoặc nơi mà bạn ở khi đến Nhật

  • Name: Tên khách sạn/ tên người quen ở Nhật mà bạn định ở cùng
  • Tel: số điện thoại khách sạn/ người ở Nhật
  • Address: Địa chỉ khách sạn/ nhà

23. Date and duration of previous stays in Japan: chi tiết ngày đến & rời Nhật lần trước, thời gian lưu trú [nếu có]

24. Your current residential address: thông tin nơi ở hiện tại của bạn

  • Address: Địa chỉ
  • Tel: điên thoại cố định
  • Mobile No: điện thoại di động

25. Current profession or occupation and position: Công việc/ ngành nghề, chức danh hiện tại

26. Name and address of employer: thông tin nơi đang công tác [tên công ty, điện thoại, địa chỉ]

Trang 2:

– Partner’s profession/occupation [or that of parents, if applicant is a minor]: Mục này có thể không cần điền. Hoặc nếu người xin visa là trẻ em, ghi công việc/ngành nghề của ba mẹ

– Guarantor or reference in Japan: Thông tin về người bảo lãnh

  • Name: tên đầy đủ
  • Tel.: số điện thoại
  • Address: địa chỉ
  • Date of birth: ngày sinh [theo thứ tự ngày/tháng/năm]
  • Sex: giới tính. Nam là ‘Male’; Nữ là ‘Female’
  • Relationship to applicant: mối quan hệ với bạn. Ví dụ: là bạn bè thì điền “FRIEND”
  • Profession or occupation and position: Công việc, chức danh
  • Nationality and immigration status: Quốc tịch và tình trạng lưu trú. [Nếu người bảo lãnh là công dân Nhật thì chỉ cần ghi “JAPANESE”, Nếu không phải thì ghi rõ quốc tịch người đó và tình trạng lưu trú, ví dụ “VIETNAM, PERMANENT RESIDENCE”]

– Inviter in Japan: Thông tin người mời

  • Nếu người mời là người bảo lãnh như trên thì chỉ cần ghi “SAME AS ABOVE” ở mục ‘Name’
  • Nếu người mời là một người khác thì cung cấp các thông tin [tên, địa chỉ…] tương tự như người bảo lãnh ở trên
  • * Remarks/Special circumstances, if any: trường hợp đặc biệt nếu có [trường hợp xem xét nhân đạo]

–Have you ever…: Các câu hỏi pháp lý cá nhân, đánh dấu ‘Yes’ hoặc ‘No’. Nếu có câu nào trả lời ‘Yes’ thì phải cung cấp chi tiết về thông tin ấy ở ô trống bên dưới

Chủ Đề