Hướng dẫn cân 7 câu 3

Trước khi đi vào bài, xin thống nhất 1 số từ ngữ trong bài này như sau [do dùng quen các từ này thôi không có gì đặc biệt]:

“Nhạy”: không cần nói ai cũng biết.

- “Lụt”: tức là kém nhạy, không nhạy.

- “Chỉnh cao”: chỉnh phao nổi nhiều nấc trên mặt nước.

- “Chỉnh thấp”: chỉnh phao nổi ít nấc trên mặt nước.

- “CHỈNH”: Phao trong trạng thái chưa được gắn mồi vào.

- “CÂU”: Phao trong trạng thái đã được gắn mồi vào.

- “Đóng cá”: tức là giật cần để đóng cá.

Cách điều chỉnh phao để đạt được điều trên.

Thật ra thì để làm được điều trên rất là đơn giản, có thể do nhiều người không lưu ý thôi, cách làm như sau: [VD: ta muốn chỉnh 1 câu 5]

- chỉnh phao sao cho đạt được 1 nấc [chỉnh phao ở đây đương nhiên không là không có gắn mồi vào nhá.].

- Sau đó, gắn mồi vào, quăng ra vị trí câu do sức nặng của mồi phao sẽ chìm mất.

- Thu thẻo câu về, kéo phao lên cao [di chuyển các nút chặn và nút gắn cái phao về phía đầu cần nha. Không phải về phía cái khoan số 8 nha.]

-- kéo phao lên tới khi nào [nhớ là có gắn mồi nha] lên được số nấc mình muốn câu.

Túm lại là: không cần biết mình lúc đầu chỉnh bao nhiêu nấc, muốn câu nhiều hơn số nấc mình chỉnh thì kéo phao lên.

Đối với nhiều người khi câu theo phương pháp này, đều khó tránh khỏi 1 số thắc mắc, đại loại như:

- Tại sao phải chỉnh phao nổi lên 4 nấc, khi câu thì chỉ có 2 nấc, nếu câu khác 2 nấc thì ảnh hưởng như thế nào?

- Chỉnh 4 câu 2 có gì khác so với các chỉnh 2 câu 4?

- Tín hiệu phao như thế nào thì đóng cá được?

- Muốn câu nhạy nhơn thì điều chỉnh phao như thế nào?

- V.v...

Vấn đề tiếp theo: chỉnh phao như thế nào là “nhạy” và “không nhạy”

Mọi người hãy nói xem chỉnh phao càng cao càng nhạy hay càng thấp càng nhạy??? [ở đây tôi nói về chỉnh phao thôi nha].

xem hình 1:

\==> “Phao số 1” và “Phao số 2”, cái nào nhạy hơn ? [lưu ý rằng khi làm phép so sánh thì phải đảm bảo mọi thứ giống nhau từ thiết bị đến môi trường nha, ở đây chỉ khác nhau về sức nặng của chì để đạt được độ nổi của phao giống như trên hình.]

Qua thí nghiệm nhỏ sau đây sẽ có kết quả rõ ràng:

chuẩn bị 2 cái phao và chỉnh phao theo 2 trường hợp như hình trên, 1 cái chỉnh cao, 1 cái chỉnh thấp [gần bằng với mặt nước].

-- ta giả sử lực kéo khi con cá cắn mồi là 0.5 gram, tương ứng với 1 miến chì nhỏ 0.5 gram, khi ta quấn miếng chì nhỏ 0.5 gram này vào khoen số 8 [do làm thí nghiệm thử cho nên ta quấn chì trực tiếp vào cái khoen so 8 luôn] và sau đó để lại xuống nước, lúc này sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

+ "Cái phao chỉnh cao" sẽ chỉ lún xuống 2 -3 nấc thôi.

+ "Cái phao chỉnh thấp" sẽ chìm và cho đến khi cái khoen số 8 chạm đáy.

Từ cái thí nghiệm này, cho thấy khi chỉnh phao gần bằng mặt nước, chỉ cần 1 lực tác động nhỏ thôi, cái phao cũng đủ chìm xuống tận đáy.

\==> Điều này đã chứng minh được cho ta thấy "chỉnh phao càng thấp [gần bằng mặt nước]" thì càng nhạy, "chỉnh phao càng cao" càng lụt.

Một số trạng thái dưới nước của bộ thẻo câu.

Thông qua 1 số hình ảnh dưới đây sẽ cho các bạn thấy được sự thay đổi như thế nào của bộ thẻo câu khi ta điều chỉnh phao lên cao trong lúc câu.

Trong ví dụ này, tôi lấy chỉnh 4 câu 2 làm chuẩn và các bạn lưu ý rằng đây là lúc đã chỉnh phao 4 nấc và đang câu 2 nấc rồi đó nha, vì trên hình 3 đã có gắn thêm 2 cục mồi vào rồi.

*******************

Bây giờ ta bắt đầu thay đổi số nấc của phao thành 5 nấc, điều chỉnh thành chỉnh 4 câu 5. như hình 4 sau:

Phao đã được chỉnh lên 5 nấc. Đoạn dây từ 2 cục mồi tới khoan số 8 bị chùng đi 1 phần.

********************

và cũng tương tự như thế đoạn dây nói trên càng chùng đi nhiều hơn khi ta kéo phao lên 7 nấc.

********************

Xuất phát từ các nghiên cứu ban đầu trong câu đài, người ta luôn tìm cách để cho bộ thẻo câu đạt được trạng thái nhạy nhất. Điển hình như chỉnh 4 câu 2 hoặc chỉnh sao cho 1 cục mồi chạm đáy 1 cục mồi treo lơ lững trong nước. Nhưng trải qua nhiều năm câu thực tế, người ta lại phát hiện rằng “Nhạy quá” có vấn đề:

Câu trong môi trường nhiều cá con, phao nhảy như khiêu vũ, nhiều tín hiệu giả ảnh hướng tới việc câu cá lớn. Câu nhạy không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp, các môi trường và các loại cá khác nhau...

Cho nên người ta đã tìm cách kiềm hãm sự nhạy đó. Dựa vào các hiểu biết sẵn có và quan sát trên mặt nước lẫn dưới nước, người ta phát hiện rằng khi điều chỉnh sao cho đoạn dây từ cục mồi cho tới cái khoan số 8 bị chùng dây thì nó sẽ bớt nhạy lại và độ chùng càng lớn thì càng kém nhạy hơn.

Cho nên càng về sau phương pháp truyền thống chỉnh 4 câu 2 càng bị lờ đi, thay vào đó là sự điều chỉnh “nhạy” và “lụt” bổ sung qua lại sao thích hợp với từng loại cá, từng đều kiện môi trường.

Xin tóm tắt lại số ý chính trước khi qua nội dung khác.

  1. Trong trạng thái chỉnh phao:

+ Bộ thẻo lưỡi không có gắn mồi

+ Bộ thẻo lưỡi không đụng đáy và trong trạng thái lơ lửng trong nước.

\==> thì ta chỉnh phao càng thấp càng nhạy.

2. Trong trạng thái câu:

+ Nếu mồi chạm đáy, thì yếu tố ảnh hưởng tới sự nhạy bén của toàn bộ cấu trúc là độ chùng ở đoạn dây từ mồi đến khoen số 8, đoạn dây này càng chùng thì càng lụt, và nếu càng kéo phao lên cao, dây bị chùng tới mức chì chạm đáy, thì nó sẽ về lại cái kiểu câu truyền thống của mình.

Kết hợp chỉnh và câu:

Ta có thể phân chia cách điều chỉnh và câu trong phương pháp Câu đài thành 2 hướng như sau:

Chỉnh lụt câu nhạy [câu nhạy]: tất là lúc chỉnh phao thì chỉnh nhiều nấc nhưng câu thì câu ít hơn số nấc mình chỉnh. kiểu này đã khá quên thuộc với mọi người, như chỉnh 4 câu 2, chỉnh 5 câu 1, chỉnh 7 câu 4 ... tất cả kiểu câu theo hướng này là lợi dụng sức nặng của mồi, lấy mồi làm điểm neo để cân bằng toàn bộ cấu trúc bộ thẻo câu, để đạt được độ nhạy phù hợp.

Đặc điểm của nó là:khi hết mồi, nó sẽ chở về lại số nấc ban đầu mình chỉnh.Trong kiểu câu này nếu muốn nó bớt nhạy hơn, như đã đề cập ở trên ta sẽ kéo phao lên, làm cho dây bị chùng nó sẽ bớt nhạy lại. Cụ thể như ta chỉnh 5 câu 1, muốn bớt nhạy lại ta sẽ kéo phao lên điều chỉnh thành chỉnh 5 câu 3, muốn lụt hơn nữa cứ kéo phao lên thành chỉnh 5 câu 6, cứ thế mà thay đổi.

Chỉnh nhạy câu lụt [câu lụt]: lúc chỉnh phao thì chỉnh ít nấc nhưng câu thì câu nhiều hơn số nấc mình chỉnh.Cụ thể như chỉnh 2 câu 4, chỉnh 3 câu 5, chỉnh 1 câu 3... đều thuộc về kiểu này. Trong kiểu câu này, sức năng của mồi không còn giữ chức năng là vật neo chính nữa và đó được chia bớt cho chì. Thường người ta gọi phương pháp này là câu lụt [câu kém nhạy], và điểm cần lưu ý trong phương pháp này là khi hết mồi phao sẽ không nổi lên khác hoàn toàn với PP chỉnh lụt câu nhạy nha. Phương pháp có các ưu điểm như:

- Thích hợp cho người mắt kém, vì câu phao nổi lên nhiều nấc nên dễ quan sát hơn.

- Tránh được phao báo nhiều tín hiệu giả khi câu trong hồ nhiều cá con, vì nó kém nhạy nên chỉ có cá tương đối lớn mới cho ra tín hiệu rõ ràng. - ...

Trong quá trình câu thực tế, chúng ta thường hay so sánh 2 phương pháp trên, ví dụ như chỉnh 5 câu 3 so với chỉnh 2 câu 4 cái nào nhạy hơn, chỉnh 5 câu 2 với chỉnh 2 câu 2 cái nào nhạy hơn...

để so sánh được từng kiểu câu khác nhau, mọi người cứ dựa vào 2 khái niệm [chỉnh phao càng gần mặt nước càng nhạy, và khi CÂU độ chùng của dây càng nhiều càng kém nhạy] đã nêu trên tiến hành thí nghiệm quan sát và câu thực tế sẽ dễ dàng phân biệt được sự khác nhau.

Nhưng khi làm phép so sánh, ta cần chú ý 1 số điểm rất quan trọng như sau, đó là điều kiện so sánh của 2 cái có giống nhau không?,

sau đây là 1 ví dụ rất hay để mọi người hiểu rõ hơn.

VD1:Giả định: Trọng lượng của 2 viên mồi tương đương với 3 nấc phao.

Lúc này nếu ta chỉnh 5 câu 2

và chỉnh 2 câu 2

Phân tích:

xin nhắc lại nguyên tắc chỉnh [cân] phao: lưỡi câu không được chạm đáy, không gắn mồi vào lưỡi câu.

Chỉnh 5 câu 2:

Trước tiên ta chỉnh phao nổi lên 5 nấc, như giả định ban đầu trọng lượng của 2 viên mồi là 3nấc phao, khi ta gắn 2 viên mồi này vào, sức nặng của mồi sẽ cân bằng đi sức nổi của phao là 3 nấc, vậy tại thời điểm này ta đã thực hiện được chỉnh 5 câu 3, nhưng ở đây có 1 điểm ta cần lưu ý là 2 viên mồi vẫn còn trong trạng thái lơ lửng trong nước mồi chưa có chạm đáy.

Chỉnh 2 câu 2:

Cũng như trên ta chỉnh phao nổi lên 2 nấc, gắn 2 viên mồi vào, do sức nặng của mồi là 3 nấc cho nên phao sẽ chìm cho đến khi mồi chạm đáy, muốn câu được 2 nấc ta phải kéo phao lên cao cho tới khi nào phao nổi lên được 2 nấc.

\==> vậy trong VD1 ta có “chỉnh 5 câu 2 là” là câu lửng, “Chỉnh 2 câu 2” là câu mồi chạm đáy. Trong 2 trường hợp này ta không thể so sánh với nhau được vì điều kiện kiên quyết ban đầu đã không bằng nhau. Đây là điểm cần lưu ý mà mình muốn nhấn mạnh tới mọi người.

Nhưng nếu ta vẫn muốn làm phép so sánh thì sao?

Trong trường hợp này tôi nói “chỉnh 5 câu 2” nhạy hơn, nói tới đây sẽ có người thắc mắc: nếu kết luận “chỉnh 5 câu 2” nhạy hơn “chỉnh 2 câu 2” thì chẳng khác nào anh đồng ý với quan điểm “Chỉnh phao càng cao càng nhạy” và hoàn toàn đi ngược lại với quan điểm trong bài này “Chỉnh phao càng gần mặt nước càng nhạy”??

Xin thưa là không. Mọi người nên nhớ rằng “Chỉnh 5 câu 2” trong trường hợp này nó rơi vào trạng thái lơ lững, còn “chỉnh 2 câu 2” thì mồi chạm đáy. Mà cái gì khi đã trong trạng thái lững thì chỉ 1 lực tác động nhỏ cũng đủ làm cho toàn bộ thẻo câu dịch chuyển. Đây là 1 chi tiết rất nhỏ nếu không lưu ý rất dễ hiểu sai và có nhận xét không chính xác cho việc so sánh các cách điều chỉnh phao.

VD2:Giả định: Trọng lượng của 2 viên mồi tương đương với 2 nấc phao.

Ta chỉnh 5 câu 3

và chỉnh 3 câu 1

kiểu nào nhạy hơn?

Như đã phân tích ở VD1, ở đây giả định trọng lượng của mồi là 2 nấc phao.

Chỉnh 5 câu 3 và chỉnh 3 câu 1 điều nằm trong trạng thái mồi lơ lửng trong nước mồi không chạm đáy, 2 cái điều kiện hoàn toàn giống nhau và ta có thể so sánh được.

\==> Chỉnh 3 câu 1 nhạy hơn.

VD3:Giả định: Trọng lượng của 2 viên mồi tương đương với 2 nấc phao.

Ta chỉnh 5 câu 5

và chỉnh 2 câu 2

Kiểu nào nhạy hơn?

Trong 2 kiểu chỉnh này mồi đều chạm đáy, cho nên cũng so sánh với nhau được.

\==> chỉnh 2 câu 2 nhạy hơn.

Ta nói như thế này:

Câu Đài là 1 QUÁ TRÌNH điều chỉnh phao từ Nhạy sang lụt hoặc ngược lại từ Lụt sang nhạy.

Lấy 1 số ví dụ cụ thể như sau: [những ví dụ sau là ý kiến cá nhân của Tôi, có thể có nhiều cách điều chỉnh và câu hay hơn khác tuỳ từng người áp dụng cho phù hợp].

a/. Nếu hồ câu có nhiều cá lớn lẫn cá nhỏ, thường thì cá nhỏ sẽ phá làm cho phao xuất hiện nhiều tín hiệu giả, thì ta nên áp dụng "chỉnh nhạy câu lụt" [có thể chỉnh 2 câu 6, hoặc chỉnh 3 câu 5] mức độ nhạy và lụt phải tùy thuộc vào tình hình câu thực tế mà thay đổi. chỉnh tới khi nào cá ăn, phao có tính hiệu > đánh > tỷ lệ dính cá nhiều hơn là hụt [đánh 10 lần có tới 6-7 lần có cá

--> thì chứng tỏ đi đúng hướng rồi.

b/.Nếu hồ câu ít cá nhỏ, thì ta làm ngược lại "Chỉnh lụt câu nhạy" [theo kiểu cơ bản chỉnh 4 câu 2, chỉnh 4 câu 3].

\==> các ví dụ trên không cần phải tuân thủ tuyệt đối, mà phải tùy điều kiện thực tế, thời tiết, loại cá cần câu, vị trí câu,... mà thay đổi cho thích hợp. trong ví dụ [b], nếu hồ ít cá nhỏ, nhưng cá lớn thì nhát, ta muốn: chỉ cần phao có 1 phản ứng nhỏ thôi là đánh liền , thì ta nên điều chỉnh theo hướng "chỉnh nhạy câu nhạy" [chỉnh 2 câu 1, chỉnh 3 câu 2, hoặc chỉnh 0 câu 2...]. còn có Bác thì muốn đánh cái nào chắc cái đó thì ta sẽ điều chỉnh theo hướng bớt nhạy. [như thí nghiệm trên phao càng lụt thì cá phải cắn mạnh thì phao mới có phản ứng rõ.]

c/. Lúc mới câu, cá ăn dạng, mình câu "lụt" để cho phao có tín hiệu rõ ràng. Đánh cái nào chắc cái đó. nhưng khi ta câu 1 hồi cá bắt đầu cảnh giác, ăn mồi cẩn thận và nhẹ hơn, thấy phao không có tín hiệu nào rõ ràng hết thì phải điều chỉnh lại câu theo hướng nhạy hơn, thì mới bảo đảm hiệu suất lên cá.

d/. Đang câu nhạy, bị sảy cá, làm cho cá lớn chạy hết, và cá con vào nhiều, phao cho ra tín hiệu rõ ràng nhưng đánh không trúng và mình biết rõ đó là cá con phá, thì ta nên điểu chỉnh lại theo hướng câu lụt.

Một số phương pháp chỉnh và câu khác:

Câu nổi [không đụng đáy]:

Thực hiện:

- Sử dụng phao có thân ngắn là tốt nhất.

- Dây buộc lưỡi không quá mảnh và không được quá dài. [khỏang 12cm].

- Khoảng cách 2 lưỡi phải lớn. [cách nhau khoản 3-4cm].

- Lưởi nhỏ.

- Mồi phải có độ dính cao hơn kiểu câu thường.

- Mồi phải có tỉ trọng nhẹ. Chỉnh phao cao [ 8- 9 nấc .

- Khi mốc mồi vào, câu 6-7 nấc. []

**Lưu ý: đây là cách câu lửng trong câu đài, để thực hiện được phương pháp này ta cần chú ý đến tỷ trọng của mồi phải nhẹ, vd ta chỉnh 8 nấc, tỷ trọng của 1 viên mồi tương đương với 1 nấc phao vậy khi ta mốc mồi vào 2 lưỡi câu, phao sẽ bị chìm xuống thêm 2 nấc ==> ta sẽ được chỉnh 8 câu 6 và trong trạng thái này mồi sẽ lơ lửng trong nước.

Nên bắt các tín hiệu sau:

- Khi quăng thẻo ra điểm câu, phao chạm mặt nước đứng lên, phao không chìm xuống hoặc mới chìm được 1 hoặc 2 nấc mà phao đã bị đẩy lên. - cá ăn mồi phao bị kéo xuống nhưng không trả về số nấc ban đầu mà đứng yên trong giây lát. Kiểu Câu khoen số 8 đụng đáy.

[Đây là kiểu câu có thể xem là "lụt" nhất trong kiểu câu Đài, nhưng khác với kiểu câu truyền thống của VN, vì so ra nó vẫn còn nhạnh hơn kiểu câu của mình.]

Cách thực hiện:

- Không cột lưỡi khi chỉnh phao. [khi chỉnh phao không buộc lưỡi vào khoan số 8].

- Chỉnh phao sao cho bằng với mặt nước.

- Câu trong phạm vi 1-3 nấc thôi.

- không nên câu quá 3 nấc vì nó sẽ ảnh hưởng tới tín hiệu cá ăn mồi.

- nếu muốn chỉnh "lụt" hơn nữa thì thêm chì.

Bắt tính hiệu đóng cá:

- bình phao hoặc phao nổi lên nguyên cây.

- phao bị kéo đi từ từ và mất phao.

Xin tạm dừng bài viết ở đây. Trong phạm vi bài viết này còn rất nhiều chi tiết nhỏ không nêu lên được hết, chủ yếu là các ý chính để mô tả được 1 số khái niệm căn bản trong Câu đài.

Chủ Đề