Hướng dẫn chăm sóc hoa mai vàng Informational, Transactional năm 2024

Những nhành hoa mai vàng trong gió xuân là một hình ảnh đẹp vào ngày tết Nguyên Đán. Sau khi chưng Tết, cây mai vàng sẽ cần được hồi phục và nuôi dưỡng để cây có thể tiếp tục phát triển và ra hoa cho mùa sau. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc mai sau tết vào tháng 3 âm lịch đúng cách chưa? Hãy cùng vườn mai vàng Hoàng Long đi vào tìm hiểu bí kíp chăm sóc mai vàng vào tháng 3 âm lịch để cây tiếp tục phát triển tốt và cho hoa nhiều hơn nhé!

Cách chăm sóc hoa mai vàng tháng 3 âm lịch

Đặc điểm chung của cây hoa mai vàng

Cây hoa mai vàng có tên khoa học là Ochna integerrima. Thuộc họ thực vật Ochnaceae. Cây mai vàng là loại cây hoa kiểng. Cây không kén đất trồng và sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại đất thịt, đất pha cát,…Miễn là đất giàu chất dinh dưỡng và không bị ngập lụt thì cây mai sẽ sống tốt.

Cây mai vàng được trồng thích hợp ở các nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ từ 25oC – 30oC, những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10oC thì cây mai vàng sẽ phát triển kém. Cây mai thuộc loại ưa nắng nên khả năng chịu khô hạn tốt nhưng không thể chịu ngập úng trong thời gian quá lâu, vì bộ rễ mai sẽ bị thối, cây sẽ chết dần.

Hệ thống tưới nước tự động cho cây mai vàng

Vào tháng 3 sẽ là thời điểm bắt đầu mùa mưa, mai bung tược nhanh và rễ non sẽ phát triển mạnh. Các bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây mai vàng ngay từ đầu tháng 3 âm lịch với các loại phân hữu cơ như phân cá, phân hữu cơ sinh học,… kết hợp cùng với phân hóa học có hàm lượng đạm cao. Nếu muốn bón phân vô cơ cho cây mai thì có thể bón chậm hơn đến khoảng sau ngày 20 tháng 3.

Tìm hiểu về nguồn gốc mai siêu bông bình lợi

Cách bón phân cho cây hoa mai vàng vào tháng 3 âm lịch

Đây là khoảng thời gian sau tết cây hoa mai vàng đã dần tàn và bắt đầu cho mùa vụ mới. Nếu không có cách chăm sóc hoa mai vàng kịp thời thì cây sẽ nhanh yếu, bị bệnh và khó cho hoa lại.

Sau đây là quy trình bón phân cho từng loại đối tượng mai khác nhau vào tháng 3:

  • Đối với cây mai hoa vàng có tàn lá ít: Nếu đã dùng kích rể 3 lần thì không cần sử dùng nữa. Chỉ cần xài 1 lần dưỡng rễ nữa là xong. Hoặc dùng 2 lần kích rễ và 1 lần dưỡng rễ, tối đa 3 lần. Mỗi lần phun cách nhau 15 ngày với liều lượng đã được ghi trên bao bì. Tuyệt đối không được bón phân.
  • Đối với cây mai hoa mai vàng có tàn lá nhiều: Nếu đã bón phân gà nén thì có thể bón phân hữu cơ. Sau đó thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây mai.
  • Đối với cây hoa mai vàng rin tàn lá nhiều và đang ra lá non thì không nên dùng phân bón gốc. Nếu sử dụng phân bón lá thì với liều lượng nhỏ hơn nhà sản xuất quy định. Vi gốc hoa mai vàng đã có đủ chất dinh dưỡng thì mới ra được lá non. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm hoạt chất humic để tăng độ hiệu quả khi phun.
  • Đối với cây mai ghép thì dùng phân bón lá 30-10-10 hoặc NPK 20-10-10. Pha phân bón lá với nước rồi xịt lên lá mai vàng, tránh xịt thẳng vào gốc mai vàng vì phân bón lá có nồng độ rất mạnh có thể là hư gốc. Bón phân cho cây mai vàng

Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa mai vàng vào tháng 3 âm lịch

Tháng 3 âm lịch sẽ xuất hiện rất nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây mai, vì vậy các bạn cần phải phòng ngừa và bảo vệ cây mai. Khi đưa cây hoa mai vàng ra môi trường có đầy đủ nắng và không khí, mai sẽ đâm nhiều chồi non và mọc lá non. Đây là thời điểm khiến sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ, dễ xâm nhập và gây hại cho cây mai vàng.

Để phòng ngừa sâu bệnh trên cây hoa mai vàng, các bạn có thể pha hỗn hợp thuốc có 2 hoạt chất là Hexaconazole [Anvil] và Fipronil [Regent] để phun cho cây mai. Sau đó, các bạn phun lần 2 khi cây mai vàng vừa nảy chồi và lần cuối lúc lá cây vừa già.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, các bạn đã phần nào biết được các bước chăm sóc mai vào tháng 3 âm lich. Chúc các bạn sẽ có được những chậu mai vàng thật đẹp tại nhà mình nhé!

TPO - Sau Tết, cây mai cần được chăm sóc tốt để tạo nền tảng ra hoa vào năm sau. Việc chăm sóc mai khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.

Với những chậu mai chưng trong nhà ngày Tết, vì không được tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời, cây sẽ không quang hợp được, sau một thời gian lá sẽ mỏng hơn, lá có màu xanh nhạt, cành vươn dài yếu ớt.

Một số chậu mai hiện nay được phun thuốc kích thích để ra hoa và giữ hoa, điều này gây ảnh hưởng đến chu trình phát triển của mai. Trong những ngày này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa nên sẽ bị kiệt sức. Nếu sau thời gian này, mai không được chăm sóc tốt thì có thể sang năm mai sẽ không ra hoa được nữa.

Mai trồng trong chậu

Sau Tết, việc đầu tiên mà người chơi mai cần làm là xử lý cây mai, phục hồi cho nó. Đem chậu mai ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát để phơi khoảng 3-5 ngày. Lưu ý tránh để cây nơi ánh nắng gắt, bởi có thể làm cháy lá, khô cành.

Tiếp theo, cây mai nào có hoa chưa tàn hoặc nụ chưa nở thì dùng kéo bấm cắt bỏ, tránh hoa tạo hạt. Đồng thời, những cành quá dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần bị loại bỏ.

Sang đầu tháng 2, hãy dùng dụng cụ chuyên dụng tỉa bớt rễ già hoặc nhiễm nấm cho cây. Tỉa rễ bằng cách cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng để tạo bầu.

Sử dụng kéo bén để cắt những cọng rễ còn quá dài bên dưới bầu, chú ý giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng. Nên nhẹ tay đánh rơi bớt đất trong bầu cũ để rễ cây con mới có thể phát triển.

Bên cạnh đó, nên chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay chậu đổi đất cho cây. Chậu mới cần lớn hơn chậu cũ và là chậu cạn càng tốt.

Mai trồng ở ngoài trời

Cắt tỉa cành phụ

Sau Tết, bạn cần mang cây ra ngoài và đặt trong bóng râm; vì nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mai sẽ bị bị cháy lá. Bạn cắt tỉa bớt các cành dài, tước bỏ nụ và hoa. Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 và chậm nhất là 20 âm lịch. Thông thường, người ta sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa, còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì.

Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh.

Vệ sinh cây

Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây.

Cách làm rất đơn giản có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc.

Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc [bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc]. Sau khi phun được khoảng 10 phút, dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.

Cách chăm sóc mai vàng từng tháng

Từ 1 đến 2 tháng

Mai sau khi chưng tết xong bạn nên đem chậu mai ra sân đặt nơi có bóng mát và thoáng đãng, không nên đặt cây nơi có ánh nắng trực tiếp vì sẽ khiến lá dễ bị cháy. Sau đó, bạn nên hái hết trái hoa trên cây chỉ chừa lại lá non cho cây thở. Đến rằm tháng giêng, cây sẽ phát triển khoẻ mạnh hơn bạn có thể tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn tàn.

Sau đó, thay đất để bạn có thể cắt bớt phần rễ già cũng như cây có thể hút các chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, bón phân là một trong những công đoạn không thể thiếu. Đây công đoạn giúp mai hồi phục và sinh trưởng mạnh hơn. Bạn có thể dùng phân NPK 30-10-10 và một ít phân lân để bón cho mai vàng.

Từ tháng 3 đến tháng 4

Lúc này sẽ là khoảng đầu mùa mưa, mai cũng bắt đầu sinh trưởng và phát triển mạnh. Do đó, nếu muốn cây mai của bạn phát triển tốt hơn thì khoảng đầu tháng 3 bạn nên bón thêm các loại phân như phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học,...cùng lúc đó có thể kết hợp thêm các loại phân hoá học với thành phần có hàm lượng đạm cao. Còn nếu bạn muốn sử dụng phân vô cùng thì có thể bón sau 20 tháng 3 cũng được.

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống thì cũng là lúc cây mai phát triển tươi tốt và có nhiều mầm non mới cây cần nhiều lượng dinh dưỡng hơn để nuôi thân nên bạn thể dùng phân bón hấp thụ qua lá để hỗ trợ chồi non phát triển mạnh hơn.

Tuy nhiên, vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng tư, đây là thời gian cây dễ bị bệnh nấm hồng, nên bạn cần chăm sóc và tỉa bỏ bớt những cành hư, tạo độ thoáng cho cây.

Từ tháng 5 đến tháng 6

Đây là giai đoạn cây phát triển ổn định và có thể định dáng, uốn nắn thân cây theo ý thích riêng của mình. Đặc biệt ở giai đoạn này bạn không nên cành ra quá dài rồi mới cắt tỉa, hơn nữa những cành nào không có dấu hiệu phát triển tốt thì hãy bấm ngay để không làm hao phí chất dinh dưỡng nuôi cây.

Từ tháng 5 đến tháng 6 lượng mưa sẽ nhiều hơn nên bạn cần phải chăm sóc mai thật kỹ, chú ý các bệnh nấm thân cây, chú ý phun thuốc loại bỏ mầm bệnh. Đây là cách chăm sóc mai sau tết hiệu quả bạn cần phải biết.

Từ tháng 7 đến tháng 8

Thời gian này là khoảng thời gian cây mai bắt đầu phát triển nụ hoa. Tuy nhiên từ tháng 7 đến tháng 8 là khoảng thời gian mưa dầm nên bạn cần kiểm tra thân cây có bị nấm không, kiểm tra chậu đất để xem tình trạng ngập úng là hư hại rễ. Chú ý hạn chế cắt tỉa cành, lá để cây có đủ điều kiện để quang hợp, nụ hoa phát triển mới khoẻ mạnh.

Từ tháng 9 đến tháng 10

Đến khoảng tháng 9 và tháng 10 thì cây mai sẽ ngừng sinh trưởng và lá mai vàng cũng dần già đi. Nhiệm vụ cần làm của bạn đó chính là hãy giữ làm sao đến cho bộ lá cây mai luôn xanh cho đến rằm tháng 12. Mẹo giúp bạn có thể làm được điều này đó chính là bón phân NPK với dynamic theo tỷ lệ ¼ liều dùng đầu năm và 2 tuần 1 lần. Hoặc nếu không rành bạn chỉ cần bón dynamic là được không cần dùng NPK.

Đặc biệt ở giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 10 lượng mưa giảm dần và nụ hoa cũng sẽ có điều kiện để bung nở. Do đó việc giữ lá làm sao cho phù hợp là điều nhiều người đau đầu.Thực tế, cây mai đẹp xấu là dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của từng người ở giai đoạn này, ít lá thì hoa sẽ nở nhanh mà nhiều lá thì nụ hoa không phát triển tốt.

Chính vì vậy, một mẹo nhỏ có thể giúp bạn đó chính là ở giai đoạn này không nên dùng phân có hàm lượng đạm cao.

Từ tháng 11 đến tháng 12

Bạn cần bón thúc cho cây từ cuối tháng 10 hoặc nếu chậm thì có thể đầu tháng 11. Khi bón thúc tốt nhất là nên sử dụng phân vô cơ. Nếu muốn tăng chất lượng hoa thì bỏ phân kali kết hợp với phân lân rãi trên mặt đất hoặc pha nước tưới xung quanh gốc mai.

Đầu tháng 12 để giúp mai có sau khi ra hoa không bị yếu, mất sức thì bạn có thể bón thêm một ít phân Úc. Việc này đồng thời cũng giúp hoa mai ít bị rụng hơn.

Chơi mai thì dễ nhưng chăm sóc mai không phải là một việc đơn giản.

Một vài lưu ý khi chăm sóc mai vàng sau Tết

Khi thay đất cho cây, bạn nên chọn loại đất phù sa giàu dinh dưỡng, không nhiễm chua, phèn, mặn. Có thể dùng cát trộn với đất thịt hoặc xơ dừa, trấu để tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng.

Tuyệt đối không bón phân khi cây vừa được thay đất vì điều này có thể làm hỏng bộ rễ. Chỉ sử dụng phân lót và một ít phân bón lá. Những cơn mưa đầu mùa với khí trời mát mẻ và lượng đạm tự nhiên tổng hợp do sấm sét cũng đủ để cây phát triển mạnh mẽ.

Một số mẹo để nuôi dáng mai đẹp

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ.

Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn, làm mất đi dáng hình cũ.

Không được bỏ qua công đoạn thay đất khi chăm sóc cây mai, thay thế bằng loại đất mới cho cây. Việc làm này nhằm bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.

Chủ Đề