Hướng dẫn chơi game tốt hay xấu

  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Người FPT
  • Văn hóa
  • Multimedia
  • FPT 13 Under 35
  • Top 100
  • Chế độ ban đêm

Một con dao là dụng cụ làm bếp hay là một hung khí phụ thuộc vào cách người sử dụng nó được giáo dục như thế nào.

Không phải tôi nói, mà khoa học đã chứng minh, chơi game [cụ thể là video game] tốt cho trẻ nhỏ, rèn luyện khả năng tư duy, phản xạ, óc quan sát, khả năng tự xử lý tình huống... Các bạn có thể tham khảo link từ một page dành cho cha mẹ của Tây: //www.parents.com/kids/development/benefits-of-video-games/

Tôi làm việc ở Keangnam [Mỹ Đình, Hà Nội], toà nhà văn phòng tương đối hiện đại, tập trung nhiều tầng lớp trí thức trong xã hội. Bước vào thang máy phải tới 70% số người đang cầm điện thoại chơi game. Game giúp con người lấy lại thăng bằng với công việc, điều đó không phải bàn cãi. Dễ có tới 80% lập trình viên sau giờ làm căng thẳng chọn game để giải toả. Thế giới cũng đã công nhận eSport [thể thao điện tử, game đối kháng] trở thành một môn thể thao trí óc, tương đương với cờ vua.

Mọi người bảo game bạo lực ảnh hưởng đến tính tình, khiến con người điên loạn. Tôi thì lại thấy quá nửa môn thi đấu eSport chả hiểu sao lại toàn là trò bạo lực, và chưa thấy vận động viên eSport nào có xu hướng bạo lực và thích giết người cả. Lưu ý, một vận động viên eSport luôn có lịch luyện tập 10-15 tiếng/ngày, 5-7 ngày/tuần. 

Vậy tại sao xã hội lại có nhiều hệ lụy từ game như vậy? Trấn lột chặn tiền bạn học để chơi game, lừa tiền học thêm để chơi game, con chém cha vì không cho tiền chơi game, mẹ xích con lại để nó không ra ngoài chơi game... Vấn đề nằm ở đâu? Nó nằm ở vấn đề quản lý. Ở Việt Nam lâu nay thịnh hành câu “không quản lý được thì cấm”, ám chỉ sự bất lực của chính quyền với các vấn đề xã hội. Các bậc cha mẹ cấm con cái chơi game cũng không là ngoại lệ, đang thể hiện sự bất lực của họ với nhu cầu này của con cái. Bạn có bao giờ hình dung, chính những lần bắt con tắt máy, những trận đòn về tội ham chơi, những lần xích chân vào giường để con cái không trốn đi chơi game nữa... tác động tới tâm lý con bạn gấp triệu triệu lần các trò chơi bạo lực?

Như đã nói ở trên, chơi game mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Do đó, chơi game với trẻ nhỏ nó cũng là một nhu cầu để phát triển, như uống vitamin vậy. Cái gì quá liều cũng không tốt, kể cả thuốc bổ. Do đó cha mẹ nên xem đó là nhu cầu phát triển của con cái, để nghiêm túc cùng con giải quyết nhu cầu đó một cách khoa học và bài bản, giống như uống thuốc bổ đúng liều và đúng giờ vậy:

-Thay vì vứt cho con chiếc điện thoại hay iPad để nó ngồi một chỗ cho mình rảnh rang làm việc khác, hãy ngồi chơi cùng con, hướng dẫn con cách chơi. Hãy trao đổi và tốt nhất trở thành một bạn chơi cặp với con mình. 

-Thay vì bảo con “không chơi nữa, tắt máy đi”, hãy thoả thuận với chúng sau khi đi hết bài này sẽ ngừng nhé. Việc này giáo dục trẻ cách làm đến nơi đến chốn. Bạn đang dở một việc gì, sẽ rất ức chế khi bị bắt buộc phải bỏ nó giữa chừng.

Xin hãy nhớ, một con dao là dụng cụ làm bếp hay là một hung khí phụ thuộc vào cách người sử dụng nó được giáo dục như thế nào.

Trương Anh Tú

Chơi game ở với tần suất hợp lý thậm chí còn giúp cho game thủ học hỏi được kha khá kỹ năng sống. Đó là chia sẻ từ nhiều game thủ khi được hỏi chơi game có lợi hay có hại. Trái với suy nghĩ của nhiều người, game thực sự là một kênh học tập tương đối bổ ích và dễ hiểu.

1. Tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận

Nor Reza, một game thủ đã có 10 năm gắn bó với các trò chơi trên PC, tin rằng game tốt hay xấu phụ thuộc vào cách người ta nhìn nhận nó.

Nor cho rằng trò chơi điện tử cũng giống như thức ăn trong cuộc sống. Ăn quá nhiều một món có thể khiến người ta bị thừa cân, đau tim, tổn hại sức khỏe. Vì vậy, game chỉ "xấu" nếu người chơi để cho nó "xấu." Suy cho cùng thì nó cũng chỉ là một sản phẩm giải trí, và người chơi mới là kẻ nắm quyền quyết định ở đây.

2. Game dạy cho người chơi nhiều kỹ năng thiết thực trong cuộc sống

Game thủ Lim Kagen khẳng định, đúc rút từ chính kinh nghiệm cá nhân. Là một fan hâm mộ của trò chơi thế giới mở từng hoàn thành kha khá tựa game. Lim đã học được cách định vị hướng đi, xem bản đồ và dò đường nhờ chơi game. Những kiến thức xác định tuyến đường, tính toán lộ trình ngắn nhưng tối ưu nhất được Lim áp dụng từ game ra ngoài đời thực.

Một lần Lim và gia đình cố gắng đến quán ăn. Sau khi lái xe được khoảng 10 phút, game thủ này đã nhanh trí sử dụng các kỹ năng chơi game để xác định tuyến đường đi nhanh nhất cho cả nhà bằng cách tính toán vị trí các giao lộ. Lần này cả gia đình Lim đã đến quán ăn nhanh chóng thay vì phải chật vật tìm đường hay đọc bản đồ.

3. Game còn giúp rèn luyện mắt và tay

Người chơi có nickname khá dài dòng, Lorenzo Elijah Sarmiento Hernandez, nhiệt tình chia sẻ về trò chơi Osu. Ở trò chơi này người chơi có nhiệm vụ chạm hoặc trượt các dấu chấm trong khoảng thời gian nhất định theo nhịp nhạc.

Trò chơi này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt, vì người chơi cần phải nhấn hoặc nhấp nút một cách chính xác để theo kịp nhịp bài hát. Chính vì vậy đây là một cách tốt để rèn luyện phản xạ.

4. Game là một sở thích gắn liền với tuổi thơ

Len Robbie, một game thủ bắt đầu chơi game từ năm 4 tuổi, khẳng định rằng mình sẽ rất buồn chán nếu tuổi thơ không có game. Len chơi game dưới sự giám sát của phụ huynh, tất nhiên cũng có những lúc game thủ này bị ảnh hưởng bởi những trận thua hay cãi cọ với bạn chơi game. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống lẫn mối quan hệ ngoài đời thực của Len.

5. Nếu không phải là game thì TV cũng sẽ gây tranh cãi thôi

Xavier Levin, một người chơi game console và PC, lại có chia sẻ hài hước hơn. Xavier cho rằng nếu không có game thì TV cũng sẽ gây tranh cãi và bị mọi người xem như lý do gây ra nhiều hệ quả tiêu cực mà thôi. Ngoài việc phụ thuộc vào người dùng thì khoảng cách giữa các thế hệ cũng dẫn đến việc người ta có cái nhìn khắt khe hơn với game. Vì thế vấn đề không nằm ở game mà nằm ở việc đa số các bậc phụ huynh cần tìm một lý do nào đó để đổ lỗi cho sự thiếu trách nhiệm của họ.

Chủ Đề