Hướng dẫn chứng minh trẻ học mà chơi chơi mà học

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, trong đó chơi, hoạt động ở các góc là một trong những  phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mĩ, lao động…Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chơi chính là phương tiện, là con đường trẻ học tập, là cách đáp ứng nhu cầu khám phá và sáng tạo tự nhiên của trẻ. Chơi tạo cho trẻ kỹ năng tư duy và kỹ năng xã hội như kỹ năng giải quyết vấn đề, kiên nhẫn giao tiếp, hợp tác với người khác. Trong suốt quá trình chơi, trẻ được trao đổi, chia sẻ ý tưng của mình với bạn, được tự do lựa chọn nhiều hoạt động từ nhiều góc chơi khác nhau như : góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, hay góc thiên nhiên. Từ đó trẻ phát huy được khả năng cá nhân của mình, hiểu được những điều trẻ đã trải nghiệm, thể hiện được bản thân, xây dựng mối quan hệ với người khác, đặc biệt  là trẻ thỏa mãn nhu cầu “Học bằng chơi - chơi mà học". Chính vì điều đó các bạn nhỏ lớp 5 tuổi A đã được cô giáo chuẩn bị và tổ chức hoạt động chơi ở các góc một cách đa dạng, linh hoạt, sáng tạo giúp các con thỏa mãn nhu cầu vui chơi học tập của mình.

          Góc phân vai: Giúp cho trẻ có cơ hội để tr"tập làm người lớn’’ và được thử làm các nghề khác nhau. Trò chơi đóng vai khuyến khích ở trẻ sự tìm tòi sáng tạo, trẻ tự thể hiện vai chơi đã lựa chọn cũng như các kỹ năng xã hội và tình cảm khác. Trẻ tham gia vào xã hội của người lớn theo cách riêng của chúng, trẻ tự đóng vai một vị trí của người lớn trong xã hội mà chúng biết như ông, bà, bố, mẹ, bác sỹ hay cô giáo… 

Các bé chơi bán hàng

Trẻ đóng vai bác sỹ trẻ thể hiện là một bác sỹ tốt hết lòng chăm sóc bệnh nhân của mình, nhưng hoạt động của trẻ không nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mản nhu cầu của trẻ tham gia vào xã hội người lớn.

Các bé chơi trò chơi bác sỹ   

 Các bé chơi nấu ăn

Góc xây dựng: Thông qua chơi các hình khối, những viên gạch,mô hình lắp ghép, trẻ thể hiện trí tưởng tượng,  sáng tạo của mình và học cách hợp tác với bạn để tạo ra được sản phẩm theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.

Bé đang chơi trò chơi xây khuôn viên trường học

Góc thư viện: Học tập khoa học giúp trẻ phát triển tư duy và kỹ năng ngôn ngữ. Một khu vực yên tĩnh để luyện tập kỹ năng đọc, viết khả năng tư duy, ghi nhớ và kỹ năng đọc hiểu giúp trẻ thể hiện ý tưởng, khám phá sở thích bản thân vế thế giới xung quanh. 

Các bé đang xem tranh sách và làm an bum về chủ đề

Góc học tập: Trẻ sẽ tái tạo lại những gì đã được cô dạy trên tiết học nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn. Từ đó, tư duy trừu tượng của trẻ được phát triển kèm theo tư duy logic và tư duy ngôn ngữ cũng phát triển.     

               Bé xếp chữ số bằng hột hạt

           Góc Nghệ Thuật: Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có như hột hạt, hoa khô, vỏ cây, vỏ sò, vỏ hến để tạo nên bức tranh đẹp theo sự sáng tạo của trẻ.

          Trẻ làm bức tranh sáng tạo.

Góc thiên nhiên .Ngoài việc tô điểm thêm màu xanh và sức sống cho lớp học, góc thiên nhiên còn là nơi trẻ tự trải nghiệm được làm những công việc chăm sóc như, gieo hạt, tỉa lá vàng lau lá, bắt sâu, tưới nước cho cây…qua đó giúp trẻ yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống xung quanh mình.

Hình ảnh các bé đang chăm sóc cây

Như vậy giờ chơi, hoạt động ở các góc của các bạn nhỏ lớp 5 tuổi A được các cô giáo luôn quan tâm, chú trọng nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu ‘Học bằng chơi, chơi mà học’’ phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt , thể chất, nhận thức ngôn ngữ, thẩm mỹ tình cảm xã hội… và là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non.

                                  Tác giả: Nguyễn Thị Bích Tình

​​​​​​

Chủ Đề