Hướng dẫn dăng ký dịa diem kinh doanh năm 2024

Hướng dẫn đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh [Hình từ internet]

Hướng dẫn đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Nội dung hướng dẫn tại Công văn 2749/TCT-KK năm 2023 triển khai liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT do Tổng cục Thuế ban hành.

Trong đó, có hướng dẫn xử lý các giao dịch đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của hộ kinh doanh.

Đơn cử, hướng dẫn đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

[1] Đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh:

Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế nhận thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh từ Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền sang tự động kiểm tra sự phù hợp của thông tin và gửi kết quả phản hồi sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Việc tiếp nhận, kiểm tra thông tin để ghi sổ nhận hồ sơ tại ứng dụng QHS được thực hiện tự động tương tự như đối với DN theo hướng dẫn tại điểm 2.1 phụ lục 01 ban hành kèm theo Công văn 1057/TCT-KK ngày 28/03/2019 của Tổng cục Thuế.

- Trường hợp thông tin phù hợp, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động tạo mã số thuế [mã số hộ kinh doanh] và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với hộ kinh doanh đồng thời truyền thông tin về mã số hộ kinh doanh, cơ quan thuế quản lý đối với hộ kinh doanh sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

- Trường hợp thông tin không phù hợp, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động phản hồi về việc thông tin không phù hợp và truyền sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Bộ phận đăng ký thuế của cơ quan thuế được phân công quản lý người nộp thuế và ứng dụng đăng ký thuế thực hiện trình tự các bước tương tự như đối với DN theo hướng dẫn tại điểm 3 phụ lục 01 ban hành kèm theo Công văn 1057/TCT-KK ngày 28/03/2019 của Tổng cục Thuế để truyền thông tin sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

[2] Đăng ký địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh:

Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế nhận thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh từ Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền sang tự động kiểm tra sự phù hợp của thông tin và gửi kết quả phản hồi sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Việc tiếp nhận, kiểm tra thông tin để ghi sổ nhận hồ sơ tại ứng dụng QHS được thực hiện tự động tương tự như đối với DN theo hướng dẫn tại điểm 2.1 phụ lục 01 ban hành kèm theo Công văn 1057/TCT-KK ngày 28/03/2019 của Tổng cục Thuế.

- Trường hợp thông tin phù hợp, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động tạo mã số thuế địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và truyền thông tin về mã số thuế địa điểm kinh doanh, thông tin cơ quan thuế quản lý đối với địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

- Trường hợp thông tin không phù hợp, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động phản hồi về việc thông tin không phù hợp và truyền sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Bộ phận đăng ký thuế của cơ quan thuế được phân công quản lý người nộp thuế và ứng dụng đăng ký thuế thực hiện trình tự các bước tương tự như đối với DN theo hướng dẫn tại điểm 3 phụ lục 01 ban hành kèm theo Công văn 1057/TCT-KK ngày 28/03/2019 của Tổng cục Thuế để truyền thông tin sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Xem thêm nội dung tại Công văn 2749/TCT-KK năm 2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Theo đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh [khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm] thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.

Ưu, nhược điểm của địa điểm kinh doanh so với các hình thức kinh doanh trực thuộc khác của doanh nghiệp

  • Có thể thành lập dễ dàng tại các tỉnh thành trong cả nước;
  • Được phát sinh hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện và thủ tục kê khai thuế đơn giản hơn chi nhánh công ty;
  • Thủ tục khi chấm dứt, thay đổi địa điểm kinh doanh [nhất là thay đổi khác quận] đơn giản hơn so với chi nhánh và văn phòng đại diện;
  • Nhược điểm địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện là phải đóng thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm;
  • Nhược điểm của địa điểm kinh doanh với chi nhánh là bất tiện do không có con dấu riêng nên địa điểm kinh doanh sử dụng chung con dấu với công ty. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu nên nhược điểm này cũng đã phần nào được hạn chế, doanh nghiệp cần của hoặc ủy quyền người ký hợp đồng cho địa điểm kinh doanh để tiện giao dịch, ký kết hợp đồng [nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với trụ sở chính công ty mẹ].

Các bước thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, Việt An sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký tên.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Công ty luật Việt An sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách.

Kết quả Quý khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Công ty luật Việt An.

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng.

Lưu ý:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi địa điểm thành lập.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.
  • Kê khai và đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
  • Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh [nếu khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ].

Lưu ý về nghĩa vụ thuế khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Mỗi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm [khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài].
  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
  • Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;
  • Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đăng ký hoạt động.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Có. Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thành lập địa điểm kinh doanh năm 2022 có được miễn thuế môn bài không?

Năm 2022, khi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn thuế môn bài thì địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm 2022 cũng sẽ được miễn thuế môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản. Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động từ các năm trước nhưng năm 2022 mới thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh thành lập năm 2022 vẫn phải nộp thuế môn bài.

Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh được lập cho 01 công ty.

Địa điểm kinh doanh có phải mua chữ ký số riêng không?

Nếu địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh thì không cần mua chữ ký số, nếu phát sinh mua bán hàng hóa thì cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải kê khai thuế hàng quý không?

  • Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.
  • Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chủ Đề