Hướng dẫn giải bài toán vận tốc lớp 5

Để ôn luyện sâu kiến thức, các em cần tích cực giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập từ đó tìm ra phương pháp giải hay cho các dạng toán, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Dưới đây là hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 Toán lớp 5 trang 139 Bài: Vận tốc từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.

►Tham khảo các bài học trước đó:

Giải bài tập Toán lớp 5 trang 137 138: Luyện tập chung | Hay nhất

Giải bài tập Toán lớp 5 trang 137: Luyện tập | Hay nhất

Chia số đo thời gian cho một số Toán lớp 5 - Giải bài 1, 2 | Hay nhất

Vận tốc

Hướng dẫn giải từ bài 1 đến bài 3 trang 139 SGK Toán 5 bao gồm lời giải chi tiết, phương pháp giải mỗi bài rõ ràng giúp các em hiểu sâu lời giải, các kiến thức lý thuyết ứng dụng.

Bài 1 [trang 139 SGK Toán 5]: 

Một người đi xe máy đi trong 3 giờ được 105km. Tính vận tốc của người đi xe máy.

Lời giải:

Vận tốc của người đi xe máy là:

105 : 3 = 35 [km/giờ]

Đáp số: 35km/giờ.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính vận tốc = Quãng đường / thời gian

Bài 2 [trang 139 SGK Toán 5]: 

Một máy bay bay được 1800km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của máy bay.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính vận tốc = Quãng đường / thời gian

Lời giải:

Vận tốc của máy bay là:

1800 : 2,5 = 720 [km/giờ]

Đáp số: 720km/giờ

Bài 3 [trang 139 SGK Toán 5]: 

Một người chạy được 400m trong 1 phút 20 giây. Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị đo là m/giây.

Phương pháp giải:

- Đổi đơn vị thời gian phút sang giây

- Áp dụng công thức tính Vận tốc = Quãng đường / thời gian

Lời giải:

1 phút 20 giây = 80 giây.

Vận tốc chạy của người đó là:

400 : 8 = 5 [m/giây]

Đáp số: 5m/giây.

Giải bài tập trang 139 SGK Toán lớp 5: Vận tốc bao gồm các bài tập tự luyện SGK có phương pháp giải và lời giải chi tiết cho từng dạng bài tập cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán chuyển động đều, tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian, bài tập có lời văn về vận tốc, hệ thống ôn tập kiến thức chương 4 Toán 5. 

Lý thuyết về vận tốc

1. Đơn vị vận tốc

Bài toán 1: Một ô tô đi quãng đường dài 84km hết 2 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Giải:

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số ki-lô-mét là:

84:2 = 42 [km]

Đáp số: 42km.

Nhận xét: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42km/giờ.

Vậy vận tốc của ô tô là:

84:2 = 42 [km/giờ]

Định nghĩa: Vận tốc là quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian như 1 giờ, 1 phút, 1 giây, ….

Đơn vị vận tốc có thể là km/giờ; km/phút; m/phút; m/giây; …

Đơn vị vận tốc thường dùng là km/giờ và m/giây.

2. Cách tính vận tốc

Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:

V = S : t

Lưu ý:

- Đơn vị vận tốc sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và thời gian, ví dụ quãng đường có đơn vị đo là km, thời gian có đơn vị là giờ thì vận tốc có đơn vị là km/giờ; quãng đường có đơn vị đo là m, thời gian có đơn vị là phút thì vận tốc có đơn vị là m/phút; …

- Đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau.

Ví dụ quãng đường có đơn vị là ki-lô-mét, thời gian có đơn vị là giây, đề bài yêu cầu tìm vận tốc có đơn vị là m/giây thì ta phải đổi quãng đường về đơn vị là mét rồi sau đó mới tính vận tốc theo quy tắc đã học.

>> Bài học tiếp theo: Giải Toán lớp 5 trang 139, 140: Luyện tập - Bài 1, 2, 3, 4 | Hay nhất

►►Tải free hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 Toán lớp 5 trang 139 Bài: Vận tốc file word, pdf tại đường link dưới đây:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán như đề kiểm tra học kì, 1 tiết, 15 phút trên lớp, hướng dẫn giải sách giáo khoa, sách bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Bài 1: Một ô tô khỏi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154 km.

Bài 2: Quãng đường AB dài 99km. Một ô tô đi với vận tốc 45km/giờ và đến B lúc 11 giờ 12 phút. Hỏi ô tô đi từ A lúc mấy giờ? Biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút

Bài 3: Một xe tải với vận tốc 34,5km/giờ bắt đầu đi lúc 7 giờ 30 phút và đến nơi lúc 14 giờ 45 phút, nghỉ dọc đường mất 1 giờ 15 phút. Hỏi quãng đường dài bao nhiêu ?

Xem lời giải

CÁC BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG

Bài giảng

Bài 1: Bài toán chuyển động đều cơ bản

Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu một số bài toán chuyển động cơ bản, về mối liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.

Bài tập ví dụ: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Người đó bắt đầu đi lúc 6 giờ sáng và đến nơi lúc 8h30 phút, trên quãng đường đi, người đó không nghỉ.

Tính quãng đường AB.

Bài 2: Bài toán chuyển động cơ bản [tiếp]

Trong bài học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số bài toán vận dụng mối liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.

Bài tập ví dụ:Mỗi buổi sáng Huy đi từ nhà lúc 6 giờ 30 phút thì đến trường lúc 7 giờ kém 15 phút. Sáng nay Huy đi khỏi nhà được 250m thì phải quay lại lấy vở bài tập về nhà, vì thế bạn đến trường lúc 7 giờ kém 5 phút.

Hỏi vận tốc của Huy là bao nhiêu biết thời gian Huy vào nhà lấy vở bài tập về nhà là không đáng kể, vận tốc Huy không đổi khi đi cũng như khi quay về lấy vở bài tập về nhà.​

Bài 3: Mối liên hệ giữa quãng đường và vận tốc

Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các bài toán liên quan đến mối liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.

Bài tập ví dụ:

Một người đi từ A đến B với vận tốc 15km/h. Sau đó 1h30 phút, người thứ 2 cũng đi từ A về B, vận tốc 20km/h và đến B trước người thứ nhất 30 phút. Tính quãng đường AB?

Bài 4: Bài toán chuyển động ngược chiều

Bài giảng về dạng toán chuyển động ngược chiều.

Bài tập ví dụ:

Hai thành phố cách nhau 205 km, một xe máy đi từ Thành phố A đến Thành phố B với vận tốc là 38 km/h.

Một ô tô khởi hành cùng lúc với xe máy đi từ Thành phố B đến Thành phố A với vận tốc 44 km/h.

Hỏi sau mấy giờ xe máy và ô tô gặp nhau ?​

Bài 5: Bài toán chuyển động ngược chiều [tiếp]

Trong bài giảng này, thầy sẽ giới thiệu với các em các bài toán chuyển động ngược chiều có thời điểm xuất phát khác nhau.

Bài toán ví dụ:

Lúc 7 giờ 15 phút sáng một ô tô khởi hành từ A đến B với vận tốc 65 km/giờ. Đến 8 giờ 15 phút, một xe ô tô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 70km/giờ. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Biết quãng đường AB = 402,5km.

Bài 6: Chuyển động cùng chiều

Bài 6: Chuyển động cùng chiều

Ví dụ: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12 km/h. Cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B 48 km với vận tốc 36 km/h đuổi theo xe đạp.

Hỏi sau bao lâu thì xe máy đuổi kịp xe đạp?

Bài 7: Bài toán chuyển động cùng chiều

Bài 7: Bài toán chuyển động cùng chiều

Ví dụ: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18 km/giờ. Lúc 9 giờ, một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 45 km/giờ. Hỏi xe máy đuổi kịp xe đạp vào lúc mấy giờ ?

Địa điểm hai xe gặp nhau cách B bao xa ? Biết rằng A cách B 115 km.

Bài 8: Bài toán chuyển động đồng hồ

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài toán về chuyển động của các kim trên đồng hồ.

Bài tập ví dụ: Bây giờ là 12 giờ, hỏi sau thời gian ít nhất bao lâu nữa thì hai kim đồng hồ lại trùng nhau.

Bài 9: Bài toán chuyển động đồng hồ [phần 2]

Trong bài học này, thầy hướng dẫn các em giải các bài toán chuyển động đồng hồ khi hai kim thẳng hàng nhau.

Bài tập ví dụ:

Bây giờ là 3 giờ, hỏi sau ít nhất bao lâu thì hai kim đồng hồ đối nhau.

Bài 10: Bài toán chuyển động đồng hồ [phần 3]

Trong bài học này, thầy hướng dẫn các em làm các bài toán liên quan đến vị trí vuông góc của kim phút và kim giờ trên đồng hồ.

Bài tập ví dụ

Bây giờ là 5 giờ, hỏi sau ít nhất bao lâu hai kim đồng hồ vuông góc?

Bài 11: Vận tốc trung bình

Bài 11: Một số bài toán về vận tốc trung bình.

Bài 12: Vận tốc trung bình [tiếp]

Bài 12: Vận tốc trung bình [tiếp]

Bài 13: Vận tốc trung bình [tiếp]

Bài 13: Vận tốc trung bình [tiếp]

Bài 14: Chuyển động dòng nước

Bài 14: Chuyển động dòng nước

Ví dụ: Một chiếc ca nô đi từ A đến B rồi ngược lại từ B về A. Khi đi với vận tốc 16km/h, khi về với vận tốc 12km/h. Hỏi 1 chiếc bèo trôi từ A đến B hết mấy giờ?  Biết AB = 48km.

Bài 15: Chuyển động dòng nước [Tiếp theo]

Bài 15: Chuyển động dòng nước [Tiếp theo]

Ví dụ: Một tàu xuôi 1 khúc sông hết 5 giờ và ngược dòng khúc sông đó hết 7 giờ. Tính chiều dài khúc sông đó biết vận tốc dòng nước là 60m/ph ?

Bài 16: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể

Bài 16: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể

Ví dụ: Một đoàn tàu chạy ngang qua 1 cây cột điện hết 8 giây. Với cùng vận tốc đó, đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu ?

Bài 17: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể [Tiếp theo]

Bài 17: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể [Tiếp theo]

Ví dụ: Một ô tô gặp 1 xe lửa chạy ngược chiều. Một hành khách ngồi trên ô tô thấy từ lúc đầu tàu đến toa cuối của xe lửa chạy qua khỏi mắt mình mất 7 giây.

Tính xem mỗi giờ xe lửa đi được bao nhiêu km, biết xe lửa có chiều dài 196m và trung bình 1 phút ô tô đi được 960m.

Bài 18: Chuyển động vòng tròn

Bài 18: Chuyển động vòng tròn

Ví dụ:  Hai người cùng xuất phát từ 1 điểm A trên đường tròn có chu vi là 30km. Người 1 đi với vận tốc 15km/h, người 2 đi với vận tốc 10km/h.

  1. Nếu 2 người đi ngược chiều, hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau?
  2. Nếu 2 người đi cùng chiều, sau bao lâu họ lại gặp nhau, sau lần gặp lúc xuất phát

Bài 19: Chuyển động vòng tròn [Tiếp theo]

Bài 19: Chuyển động vòng tròn [Tiếp theo]

Ví dụ: Hai xe máy tham gia đua vòng quanh sân vận động. Một vòng sân vận động có chiều dài là 5km. Xe 1 đi với vận tốc 10km/h, xe 2 đi với vận tốc 8km/h. Hai xe phải đi trong 10 giờ. Hỏi sau 2 giờ kể từ khi xuất phát, khoảng cách 2 xe là bao nhiêu? Sau 10 giờ, hai người đã gặp nhau bao nhiêu lần, không kể lần xuất phát?

Video liên quan

Chủ Đề