Hướng dẫn ngồi kiết già không đau chân

Chẳng biết đây là lần thứ mấy KN phải trả lời câu hỏi này: làm sao để ngồi thiền ko đau chân? Thiết nghĩ đây cũng là đề tài chính đáng có rất nhiều người quan tâm, nên KN viết ra đây để sau này có cái mà tham chiếu.

Thiền Định có tổng cộng 5 chướng ngại, Thân là chướng ngại đầu tiên. Đau chân là 1 trong các chướng ngại của thân khi ngồi thiền.

Câu hỏi trên có nhiều phần, trước tiên KN giải quyết chuyện làm sao để ngồi kiết già được gọn, vững và thoải mái?. Vì có nhiều người mới biết ngồi thiền đã bẻ chân kiết già, sau 30p ngồi hành xác thì họ biến đi mãi mãi chẳng bao giờ động tới chuyện ngồi thiền nữa! Làm gì cũng phải cho bền vững, ngồi thiền định là việc làm tối hậu, cần càng phải chuẩn bị kỹ và thực hành một cách bền vững từng bước.

Ngồi có nhiều tư thế: bán kiết già, kiết già (tư thế hoa sen) hoặc quỳ gối, quỳ gối trên ghế,..chủ yếu làm sao cho đừng bị nghiêng đổ hoặc rung lắc. Tuy nhiên, ai cũng phải thừa nhận rằng tư thế hoa sen là vững chắc nhất vì nó khóa không cho bung chân ngã ra ngoài. Vì thế mà những ai tập tọa thiền lâu năm đều chọn tư thế này, và những người mới tập nhưng ham hố cũng khoái bắt chước theo. Bắt chước cái đúng thì cũng tốt đó, nhưng quan trọng hơn là bạn phải hiểu lý do họ ngồi kiết già. Bạn chưa đủ lý do thì đừng nên làm theo.

=========

Nhưng lỡ quý thầy bắt ngồi kiết già thì sao? Xin thưa, chả có ai BẮT BUỘC ai cả, các thầy chỉ nói nên cố gắng tập tư thế kiết già.. còn bạn thấy ai cũng ngồi kiết già nên sinh ra tự ái, quyết làm bằng được!

Thế rồi chỉ sau 5-10p, bạn bị thêm rất nhiều chướng ngại khác, toàn phát sinh từ chuyện đau chân:

Vẹo lưng, vì uốn éo cho đỡ đau. Chẳng thà ngồi ghế mà lưng thẳng, tốt hơn kiết già mà lưng cong bạn ạ.

Gồng nén, ban đầu chỉ có hông, sau đó tới cắn răng mà gồng! Ngồi thiền là thư giãn thân tâm, gồng một cơ bắp cũng là sai mất rồi, kiết già làm chi nữa?

Nhút nhít, cử động,..phát sinh từ chuyện tê đau chân. Ngồi như vậy thì còn dụng công gì nữa, chỉ cốt giữ cái thể diện kiết già cho bằng anh bằng chị mà thôi!

Các bạn mà bị như thế thì KN khuyên là đừng ngồi kiết già làm gì, đơn giản là bạn chưa có lý do chính đáng để mà ngồi như thế.

========

Đây là cách mà KN thường hướng dẫn tư thế những ai mới tập ngồi thiền cho tới bắt được chân kiết già.

-Ngồi trên mặt phẳng, trãi cho cái mềm mõng, chỉ ngồi cho thẳng lưng và ót giữ đầu không ngả nghiêng. Hai chân xếp lại nhưng không có bắt lên nhau. Tập như thế trong 5p đã bắt đầu tê chân, tới 10p thì nghỉ.

Rồi tăng dần thời gian, nếu dc tới 20p mà chưa tê chân và ko bị lắc, ko bị ngiêng lưng, cúi đầu,thì bắt đầu áp dụng bước sau.

-Vắt chân phải lên đùi chân trái, kiểm tra cái eo của người ngồi, khi nào thấy lưng cong và eo vẹo ra sau tức là hắn bắt đầu tê mõi rồi. Khi nào thấy tê thì cố chịu thêm 5p mới xã.

Đừng dại dột tháo chân ra ngay khi tê nhức! Nó sẽ làm bạn càng tê hơn! Cứ ứng dụng đúng từng bước xả thiền (nếu ai từng đi ngồi thiền có thầy hướng dẫn sẽ biết bài này) cho hết 3p rồi mới kéo chân ra, lúc này bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Sau khi thấy ngồi bán già dc 30p mới tê chân, thì áp dụng tư thế kiết già.

-Trước khi ngồi thiền kiết già, bạn phải làm 1 bài khởi động các khớp và dây chằng khớp, gọi là làm nóng các khớp chân. Khi các dây chằng được kéo dãn ra từ trước, các khớp đã đủ chất bôi trơn,..thì bạn bắt chân kiết già mới sát và đúng tư thế, nhìn đẹp. Chân ốm là 1 lợi thế, dẽo dai càng có lợi. Nhưng chân to và thịt như KN cũng chẳng sao, tập dần sẽ quen. Ban đầu thiền 15p, tháo chân ra đổi thành bán già 15p sau.

Rồi cố chịu 30p mới đổi. Cứ tập chịu quá sức của mình 5-10p, khả năng của cơ thể sẽ tăng dần. Đó là cách chúng ta dạy bảo cơ thể của mình.

=============

Dưới đây là kinh nghiệm của KN khi ngồi thiền cùng đại chúng:

-Đừng dùng mặt trên của tọa cụ khi ngồi, lật mặt trái ngồi dễ chịu hơn.

-Mang theo 1 cái khăn nhõ, xếp lại và kê dưới đầu gối chân phải, nó ko giúp giảm tê nhưng cơn đau sẽ tới chậm hơn. KN sẽ đề cập tới ĐAU trong ngồi thiền kỹ hơn ở một bài khác.

-Đừng ngồi ở góc quá khuất, các giám thiền rất khó tới sửa sai cho bạn.

-Vận động nhiều giữa mỗi lần ngồi thiền là điều rất cần thiết, nó giúp bạn ko bị đau tê khi ngồi, dù là hơn 45p. Vì vậy, ai đi dự khóa thiền mà kiêm làm công quả thì rất tốt cho cả 2.

-Đau tê quá thì cứ đổi chân hoặc bung chân ra, nhưng đừng làm phiền những ng xung quanh. Các thầy cô cũng rất thông cảm, chả ai phiền trách gì đâu. Đau tê chân ko có gì sai, cắn răng gồng nén mới sai.

-Khi nghe chuông xả thiền thì đừng có vội bung chân ra ngay, dù là đang đau nhức. Tối kỵ ngồi thiền ở nhà mà có chuyện đột xuất phải đứng dậy.

Nếu ngồi thiền mở mắt, nhìn xuống gan bàn chân sẽ thấy chuyển màu từ trắng, hồng, đỏ, tím, đen. Đừng quá hoảng sợ! Chưa có ai vì ngồi thiền kiết già mà hư đôi chân, trừ khi ngồi sai cách.

Cũng không nên theo các thầy bên TQ, ngồi thiền có bồ đoàn kê mông. Ngồi như thế cho đẹp, cho êm, chứ chẳng có lợi ích cho tâm linh chút nào.

Ngồi thiền tê và đau chân là chuyện bình thường, nên chấp nhận nó như là một thực tế trong bao nhiêu điều trên đời này.

24-11-3013

==============

Tranh thủ quảng cáo tí, ai có nhu cầu thì ủng hộ nhá.

Cửa hàng Trà và Gốm Sứ Vương Minh

CHUYÊN: CUNG CẤP SỈ VÀ LẺ TRÀ THÁI NGUYÊN VÀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG

  • ĐC: 188 Huỳnh Văn Đảnh, P.3, Tp. Tân An, Long An.
    Sdt: 0981858505, 01689020045
  • Email: