Hướng dân nuôi tôm công nghệ cao

Dân mong mỏi - chính quyền trả lời

Anh Trần Văn Minh [ấp Bình Thới 2, xã Thuận Mỹ] đã có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi tôm. Mong mỏi của anh Minh cũng như người nuôi tôm vùng hạ là làm thế nào cho việc nuôi tôm không bị bấp bênh. Khi nghe địa phương triển khai thí điểm việc nuôi tôm ƯDCNC, anh Minh là một trong những hộ đầu tiên tham gia mặc dù điều đó đòi hỏi anh phải đầu tư vốn và thay đổi tập quán thả nuôi truyền thống trước đây.

Anh Minh kể: “Nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi đầu tư vốn lớn. Mật độ tôm nuôi cao, thường gấp 3 lần số lượng tôm nuôi theo cách truyền thống. Nước được lắng lọc cẩn thận và nuôi tôm theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Tính đến nay, gia đình tôi đã đầu tư khoảng 200 triệu đồng cho việc nuôi tôm ƯDCNC”.

Khu vực ao nuôi tôm của anh Trần Văn Minh được trải bạt, vật liệu được mang về đến ao, chuẩn bị lắp đặt hệ thống sục oxy đáy và hút chất thải

Hiện tại, ao nuôi tôm của gia đình anh Minh đã chuẩn bị được khoảng 80% trước khi bắt đầu vụ nuôi tôm công nghệ cao đầu tiên. Anh trải bạt trên toàn bộ diện tích ao nuôi, đầu tư hệ thống sục oxy đáy, hệ thống hút chất thải để làm sạch nước,... Các thiết bị đã được đưa về đến ao, đang chờ lắp đặt. Nhà có 5.000m2 ao, theo yêu cầu của nuôi tôm công nghệ cao, anh dành ra 3.000m2 làm ao lắng, diện tích còn lại dùng làm ao nuôi.

Anh Minh nói: “Nuôi với mật độ cao như vậy nên chắc chắn sẽ khó hơn nuôi truyền thống. Nông dân cần sự đồng hành hướng dẫn về kỹ thuật của cán bộ thủy sản. Hôm trước, chúng tôi đã được tập huấn về kỹ thuật nuôi rồi và cũng có số điện thoại của cán bộ thủy sản huyện, khi cần thiết có thể gọi để được giúp đỡ. Ít ngày nữa khi ao được chuẩn bị xong, cán bộ sẽ xuống kiểm tra lại lần cuối trước khi đem con giống về thả nuôi”.

Anh Minh cho biết thêm, anh và những người cùng tham gia mô hình thí điểm lần này rất kỳ vọng vào sự thành công của mô hình, để có thể từ đó nhân rộng, giúp nông dân yên tâm về tương lai bền vững của con tôm. Trên địa bàn xã Thuận Mỹ hiện có khoảng 650ha nuôi tôm, tập trung ở 4 ấp: Bình An, Bình Khương, Bình Thới 1, Bình Thới 2. Lợi nhuận thu được từ con tôm còn nhiều bấp bênh nên người dân rất mong tìm được một hướng đi ổn định, bền vững hơn cho con tôm.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] huyện Châu Thành, năm 2022, tỉnh có kế hoạch thực hiện thí điểm 1 mô hình nuôi tôm ƯDCNC tại huyện. Huyện thực hiện nhân rộng 8 mô hình tại 3 xã: Thanh Phú Long, Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông. Công tác chuẩn bị cho việc xuống giống vụ tôm công nghệ cao đầu tiên đã hoàn tất. Phòng NN&PTNT huyện đang phối hợp Trung tâm Khuyến nông huyện hoàn tất hồ sơ, thủ tục hỗ trợ vốn cho nông dân xuống giống kịp thời vụ.

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành - Đỗ Văn Sơn cho biết: “Thực hiện theo nghị quyết của Huyện ủy và kế hoạch của UBND huyện, mô hình Nuôi tôm ƯDCNC trên địa bàn huyện đang được triển khai, thực hiện và nhận được sự ủng hộ của người dân. Khi tham gia mô hình, nông dân bắt buộc mua con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch đầy đủ và được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện mô hình thí điểm. Con tôm thành phẩm sẽ dễ dàng xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho con tôm. Hiện nay, tôm nuôi theo cách truyền thống chỉ có thể tiêu thụ tại các chợ với mức giá không cao và kém ổn định. Muốn xuất khẩu giá cao cần phải nuôi theo hướng công nghệ cao”.

Hướng tới vùng nuôi tôm công nghệ cao 250ha

Châu Thành hiện có 2 sản phẩm nông nghiệp chính là thanh long và tôm. Diện tích thả nuôi tôm của huyện hiện khoảng 1.400ha với sản lượng khoảng 6.000 tấn/năm và chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Hầu hết các khâu chọn giống, kiểm soát nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh, liên kết thu mua,... đều mang tính tự phát và rời rạc trong khi thị trường hiện nay cần các sản phẩm nông sản, thủy sản chất lượng cao, hữu cơ. Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, bảo đảm ngành nuôi tôm mang lại hiệu quả và ổn định bền vững, Châu Thành triển khai, thực hiện nuôi tôm ƯDCNC và hướng tới xây dựng vùng nuôi tôm nước lợ 250ha ƯDCNC. Điều này nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân.

Nhiều người dân tại Thuận Mỹ bắt đầu ứng dụng công nghệ vào nuôi tôm: Hệ thống cho ăn, hệ thống sục oxy,... [Trong ảnh: Một ao nuôi có hệ thống cho ăn tự động tại Thuận Mỹ]

Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Mỹ - Kiều Đông Sang cho biết: “Mặc dù chưa thực hiện nuôi tôm ƯDCNC nhưng người nuôi tôm trên địa bàn xã bước đầu đã ứng dụng kỹ thuật vào quá trình nuôi: Trải bạt trên diện tích ao nuôi, đầu tư hệ thống sục oxy và máy cho tôm ăn,... Đó được xem là một tiền đề cho việc thực hiện mô hình Nuôi tôm ƯDCNC. Năm 2022, xã thực hiện 4 mô hình Nuôi tôm ƯDCNC với diện tích 2ha và bước đầu nhận được sự đồng thuận của người dân. Khi chúng tôi tiến hành vận động người dân thực hiện mô hình thì bà con khá đồng tình ủng hộ”.

Song song với việc thực hiện thí điểm 4 mô hình Nuôi tôm ƯDCNC, xã Thuận Mỹ đang trong quá trình thành lập hợp tác xã nuôi tôm. Đến nay, công tác chuẩn bị cho đại hội của hợp tác xã cơ bản hoàn tất. Hợp tác xã được kỳ vọng sẽ cung cấp cho người dân con giống chất lượng và tìm đầu ra cho con tôm, đặc biệt là tôm nuôi theo hướng ƯDCNC.

Dù chỉ mới ở giai đoạn đầu triển khai, thực hiện nhưng mô hình Nuôi tôm ƯDCNC tại Châu Thành đang được đặt nhiều kỳ vọng. Với sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự đồng lòng của người dân, kỳ vọng rằng Châu Thành sẽ hoàn thành tốt chỉ tiêu đặt ra trong nghị quyết về nuôi tôm ƯDCNC./.

Quế Lâm

Tôm không kháng sinh, đủ tiêu chuẩn bị Mỹ, Nhật

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi tôm được đầu tư bài bản của mình, ông Trần Công Thành kể, sau những chuyến tìm hiểu các mô hình nuôi tôm khoa học, khép kín trong và ngoài nước, ông cứ trăn trở mãi, muốn áp dụng công nghệ hiện đại này trên chính mảnh đất quê hương Quảng Nam, biến cơ sở của mình thành mô hình thí điểm, mở ra triển vọng mới trong sản xuất tôm bền vững, thân thiện môi trường.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo hướng sinh học, thân thiện môi trường.

Nói là làm, năm 2018, ông bắt đầu nâng cấp trang trại nuôi tôm vốn đã theo đuổi hàng chục năm qua tại thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành. Sau thời gian miệt mài học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, hiện mô hình nuôi tôm mới CPF-Combine [giúp giảm các loại bệnh cho tôm, chủ động thời gian thả tôm, ít phụ thuộc thời tiết, mùa vụ, giúp tỷ lệ sống và năng suất cao…] đã dần hoàn thiện, mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, mô hình nuôi tôm mới CPF-Combine được ông Trần Công Thành đầu tư trên 7ha với 16 ao xử lý nước, 8 ao ương nuôi tôm giống, 21 ao nuôi tôm thương phẩm và 2 ao xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.

Mô hình nuôi tôm mới CPF-Combine giúp giảm các loại bệnh cho tôm, chủ động thời gian thả tôm, ít phụ thuộc thời tiết, mùa vụ, giúp tỷ lệ sống và năng suất cao.

Quy trình nuôi tôm chặt chẽ với 4 giai đoạn, gồm ương nuôi tôm giống với mật độ cao 2.000 con/m2, sau 15-20 ngày nuôi chuyển qua giai đoạn 2 với mật độ 700 con/m2, sau 20 ngày nuôi chuyển qua giai đoạn 3 với mật độ 300 con/m2, sau 20 ngày nuôi chuyển sang nuôi thương phẩm với mật độ 100 con/m2.

Toàn bộ quá trình nuôi tôm của ông Thành đều liên kết với doanh nghiệp cung cấp từ con giống sạch cho đến thức ăn, vật tư và được đảm bảo đầu ra khi thu hoạch. Nhờ không sử dụng kháng sinh nên tôm thương phẩm của ông Thành đáp ứng các quy định khắt khe về an toàn thực phẩm, để chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật.

Lãi chục tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao xuất Mỹ, Nhật

Nguồn vốn ông đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Tôm có thể nuôi quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15-20 tỷ đồng/năm.

"Muốn áp dụng mô hình này thì vốn đầu tư khá lớn, nhưng hiệu quả cao hơn so với phương pháp nuôi truyền thống. Khi áp dụng mô hình CPF-Combine, nguồn nước sạch được duy trì, cho tôm ăn bằng máy, thức ăn không hao hụt, tôm dễ chăm qua từng giai đoạn nuôi, tỷ lệ sống cao, tôm lớn nhanh, đồng đều kích cỡ, năng suất cao, chỉ 25-30 con/kg, có thể nuôi nhiều vụ trong năm so với cách làm truyền thống trước đây", ông Thành chia sẻ.

Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm

Với việc nuôi tôm an toàn sinh học, ở mỗi ao nuôi tôm đều có lưới che, hạn chế tác hại của nắng nóng, ngăn chim và các động vật khác xâm nhập; dưới đáy ao lót bạt, hệ thống sục khí hoạt động liên tục cung cấp đủ oxy cho tôm.

Mô hình nuôi tôm khoa học, khép kín theo 4 quy trình được áp dụng chặt chẽ, tuần hoàn.

Ông Thành đặc biệt quan tâm đến môi trường nước, quản lý nước ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Cả 16 ao xử lý nước được ông Thành bố trí tuần hoàn, bước một xử lý bằng PAC và thuốc tím, bước 2 xử lý bằng Chlorine.

Nước sạch sau khi cho vào các ao nuôi tôm được kiểm tra thường xuyên để cân bằng các chỉ tiêu nhất là độ mặn, kiềm, pH…

Từ thành công này, mô hình nuôi tôm của ông Trần Công Thành là nơi tham quan học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật nuôi tôm với những hộ nuôi tôm khác trong và ngoài địa phương. Ông Thành mong muốn, mô hình của mình sẽ là nền tảng để từng bước thay đổi phương thức nuôi tôm sinh học, an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu suất, hiệu quả từ con tôm.

Việc cho tôm ăn bằng máy tự động có thể giúp kiểm soát lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn của tôm nuôi.

"Muốn nuôi tôm bền vững, đạt hiệu quả cao thì không nên tham nhiều, mà đầu tư đúng, đủ, tùy theo nguồn lực, đảm bảo kiểm soát chắc chắn. Các hộ nguồn lực chưa lớn có thể áp dụng mô hình CPF-Combine mini hoặc hợp tác với nhau để cùng làm…", ông Thành cho hay.

Ông Trương Công Bình - Chủ tịch xã Tam Hòa nhận xét, thành công nhất của mô hình nuôi tôm thâm canh 4 giai đoạn theo hướng sinh học của ông Trần Công Thành là xử lý tốt các khâu vệ sinh môi trường. Ông Thành không dùng kháng sinh, chỉ sử dụng men vi sinh, các chế phẩm sinh học để xử lý và quản lý môi trường ao nuôi. Đây là mô hình cần được nhân rộng.

"Qua kiểm tra, Chi cục Thủy sản Quảng Nam đánh giá cao về hiệu quả, chất lượng và sản phẩm an toàn của phương thức nuôi tôm 4 giai đoạn theo hướng sinh học được ông Thành áp dụng thành công. Mở ra triển vọng mới nuôi tôm theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững và thân thiện môi trường", ông Bình nói.

Sơ đồ xử lý nước tại cơ sở nuôi tôm của ông Trần Công Thành.

Video liên quan

Chủ Đề