Hướng dẫn sinh hoạt hè cho thiếu nhi

Mỗi dịp hè về có hàng nghìn thiếu nhi, học sinh trên địa bàn tỉnh tham gia sinh hoạt hè tại các khu dân cư, tổ dân phố, thôn, bản. Ngoài việc tổ chức sinh hoạt hè dựa trên các chủ điểm của từng tháng, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thể thao thanh thiếu nhi, các huyện, thành đoàn tổ chức các lớp năng khiếu trong hè như học bơi, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi trên địa bàn tham gia học tập. Bên cạnh đó, các buổi sinh hoạt hè diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn như: Hướng dẫn các em tham gia sinh hoạt tập thể, làm việc nhóm,… Qua đó, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, giúp các em trang bị những kỹ năng sống cần thiết, tránh mắc vào các tệ nạn xã hội.


Một buổi sinh hoạt hè bằng hoạt động trò chơi dân gian của các em học sinh
 trường Tiểu học 19-8 [Sơn Dương].

Chị Trần Thị Hoàn, Bí thư Huyện đoàn Sơn Dương cho biết, vào dịp hè Huyện đoàn tiếp nhận gần 11 nghìn đoàn viên, thiếu niên là học sinh, về sinh hoạt tại 49 cơ sở đoàn. Thực hiện phương châm đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở và nâng cao chất lượng các phong trào ở khu dân cư, với chủ đề “Hè vui và bổ ích”, hoạt động hè trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ từ huyện đến xã, từ xã đến các chi đoàn thôn, bản, tổ dân phố. Các cơ sở tổ chức những hoạt động trong hè như: Liên hoan văn nghệ; tổ chức hội thi, trại hè; chương trình tiếp sức mùa thi; các chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, hoa phượng đỏ, kỳ nghỉ hồng, hành quân xanh, lồng ghép các chương trình hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục truyền thông dân tộc... Qua đó, tạo cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi và nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội.

Anh Đặng Văn Thịnh, Bí thư Đoàn xã Kim Bình [Chiêm Hóa] nói, để thu hút, tạo hứng khởi cho các em học sinh khi tham gia sinh hoạt hè, 10/10 thôn của xã đã lấy nhà văn hóa, khu vực trường học, khu vui chơi trên địa bàn làm địa điểm sinh hoạt hè cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, Đoàn xã còn phối hợp với liên đội các trường học trên địa bàn tổ chức các buổi sinh hoạt hè tại trường cho học sinh, nhằm đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt. Trong đó, tập trung tuyên truyền giáo dục pháp luật, giới tính, sức khỏe sinh sản; chống rác thải nhựa, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích cho thanh thiếu nhi trên địa bàn… Thông qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, ý nghĩa, thu hút các em tham gia.

Nhiều chi đoàn thôn, bản, khu dân cư còn tổ chức cho học sinh tham gia những hoạt động với tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” như: Vệ sinh đường làng, tổ dân phố, thôn bản, giúp công việc gia đình, trồng và chăm sóc cây xanh… Cùng với đó tổ chức tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi. Em Trần Thị Thoa, lớp 6A, trường THCS Tràng Đà [TP Tuyên Quang] chia sẻ, đây là năm thứ 2 em tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. Em đã được tham gia văn nghệ, chơi các trò chơi, được tuyên truyền về nhiều kiến thức bổ ích như: Cách phòng tránh đuối nước, xâm hại trẻ em… Đó đều là những kiến thức rất bổ ích đối với chúng em, để chúng em biết tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt, thông qua các hoạt động, em được giao lưu và quen thêm nhiều bạn ở mới trên địa bàn xã.

Qua các hoạt động hè cho thanh thiếu nhi tại địa phương đã góp phần cùng gia đình, nhà trường quản lý các em trong thời gian nghỉ hè. Đồng thời, giúp các em có một mùa hè bổ ích, ý nghĩa, tạo tâm lý thoải mái trước khi bước vào năm học mới.    

Thứ sáu - 27/05/2016 09:42 | Đã xem: 17626

Hè về là thời điểm các em học sinh về sinh hoạt tại địa phương từ các trường. Chính vì vậy việc tạo các hoạt động hè cho thiếu nhi cần được quan tâm thực hiện tốt.

        Việc tổ chức các hoạt động hè là tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi, qua đó góp phần giáo dục nhân cách trẻ, tránh để các em sa vào các trò chơi vô bổ, thậm chí là có hại. Thực tế cho thấy trẻ em rất thiếu thời gian vui chơi, nhất là vui chơi có tổ chức, chính vì vậy các cơ sở Đoàn – Hội – Đội trên địa bàn dân cư phải quan tâm tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em đặc biệt là vào dịp cuối tuần và xem đó là phương thức chủ yếu để hình thành hoạt động giáo dục thiếu nhi trên địa bàn dân cư.          Để tổ chức tốt các hoạt động hè cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư có mấy vấn đề cần quan tâm:

       Thứ nhất: Vai trò của người phụ trách thiếu nhi trong cuộc chơi là không thể thiếu. Bởi đó là sự kết nối giữa trẻ với xã hội, là người khởi đầu, định hướng và cầm nhịp của cuộc chơi và cũng phải tham gia vào trò chơi với trẻ như một thành viên. Vì vậy người phụ trách thiếu nhi đòi hỏi sự nhiệt tình, năng động, yêu trẻ, năng khiếu và là người có tinh thần tự nguyện. Vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi trên địa bàn dân cư là vô cùng cần thiết.

       Thứ hai: Về vấn đề cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động vui chơi của thiếu nhi là một vấn đề rất quan trọng. Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất như trụ sở [ nhà thôn, nhà khóm [xóm], sân bóng...] ở các đơn vị trên địa bàn huyện Vĩnh Linh về cơ bản đều đã có, do đó đòi hỏi các cơ sở Đoàn – Hội – Đội trên địa bàn dân cư quan tâm, tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em thiếu nhi với nội dung đa dạng, phong phú và lôi cuối...
        Thứ ba: Về mô hình tổ chức: Những năm gần đây, việc xây dựng và tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi theo mô hình các liên đội, chi đội trên địa bàn dân cư là một định hướng đúng đắn trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Tuy nhiên một số cơ sở Đoàn nhận thức chưa đầy đủ về công tác Đội TNTP trong nhà trường và trên địa bàn dân cư coi hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư chỉ là tính mùa vụ trong thời gian nghỉ hè của các em học sinh, dẫn tới địa bàn dân cư ít quan tâm tổ chức hoạt động cho thiếu nhi trong những tháng hè và xong 3 tháng hè lại bài giao cho nhà trường.


Lớp năng khiếu hè cho các em thanh thiếu nhi

        Thứ tư: Sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể: Cũng cần phải thống nhất rằng: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có chức năng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trở thành người công dân tốt của đất nước nhưng công việc này phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và có sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội khác, nhất là Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ... Chính vì vậy, bước vào kỳ nghỉ hè, các cấp ủy Đảng cần dành thời gian nghe và cho ý kiến vào kế hoạch hoạt động hè cho thiếu nhi ở dân cư, giao trách nhiệm cho các đoàn thể phối hợp với tổ chức Đoàn để thực hiện có hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, số lượng đoàn viên ở nông thôn không nhiều thì sự phối hợp này thực sự là cần thiết.
        Thiếu nhi, lứa tuổi măng non của đất nước là thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai và để các em có một mùa hè thật sôi động thiết nghĩ các cơ sở Đoàn trong toàn huyện cần nghiên cứu tình hình thực tiễn ở địa phương và có phương pháp tổ chức các hoạt động cho các em trong dịp hè thật sự vui, khoẻ, bổ ích...

        BBT xin gửi đến các đ/c một số trò chơi khởi động trong buổi sinh hoạt tập thể có tên gọi rất dễ thương như: Làm chậm một động tác, lồng chim, vịt đẻ trứng, tiếng gọi nơi hoang dã, muỗi đốt, nhảy dây tập thể, chụp cá, nhạc trưởng.

---------
1. LÀM CHẬM MỘT ĐỘNG TÁC
 - Mục đích: Vui, khởi động
 - Đối tượng: 7-30 tuổi
 - Số lượng: 10-30 người
 - Không gian: Ngoài sân
 - Thời gian: 15-20p
 - Dụng cụ: Không
 - Cách chơi:
MC đứng giữa vòng tròn. 
Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt [nên chọn những bài nhanh, mạnh]. 
MC bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY [2 cái], lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên.
MC chuyển sang DẬM CHÂN [2 cái], lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. 
MC tiếp tục chống hai tay lên hông [2 cái], đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của MC đó là DẬM CHÂN... 
trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của MC thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.
- Luật chơi: Ai làm sai, làm khác, làm chậm sẽ bị phạt
- Cách tạo kịch tính: Để tăng thêm tính vui nhộn, MC có thể thực hiện những động tác liên tục, và vận động mạnh như hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục [mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp] và không bị trùng lặp.
- Chú ý: Tăng dần mức độ vận động
----------
2. LỒNG CHIM
- Mục đích: Khởi động, tạo không khí thoải mái
- Đối tượng: Học sinh, sinh viên
- Số lượng: Không hạn chế
- Không gian: Nhỏ và vừa
- Thời gian: 10 - 15 phút
- Dụng cụ: Không
- Cách chơi:
Chia thành các nhóm 3 người. Hai người nắm tay tạo thành lồng chim và người còn lại ở giữa làm chim.
Người điều hành hô đổi lồng thì các con chim phải đổi lồng và người điều hành sẽ chui vào một lồng chim . Người còn lại sẽ tiếp tục điều khiển
Có thể MC tạo sự vui vẻ, hài hước bằng các yêu cầu cho lồng hoặc chim
- Luật chơi: Như trên
- Bài học: Tạo sự vui vẻ thoải mái cho người chơi
- Cách tạo kịch tính: Tìm ra những trò mới cho lồng và chim
- Chú ý: Mức độ vận động nhẹ
-------------
3. VỊT ĐẺ TRỨNG
- Mục đích: Vui vẻ, khởi động
- Đối tượng: 7-30 tuổi
- Số lượng: 10-20 người
- Không gian: Trong phòng hoặc ngoài trời
- Thời gian: 5-7 phút
- Dụng cụ: Giấy vụn vo tròn, hoặc hòn đá cuội
- Cách chơi:
Xếp vòng tròn nam nữ xen kẽ. tay chắp sau lưng. Cùng đi vòng tròn và hát “1con vịt xòe ra hai cái cánh…”
Nam đóng vai vịt đực, nữ - vịt cái.
Vịt cái có 1 quả trứng trong tay
Đang hát khi MC hô đẻ trứng thì vịt cái thả ngay quả trứng ra, vịt đực phải nhanh chóng đón lấy. MC bất ngờ hô “đằng sau quay”.
- Luật chơi:
Nếu trứng rơi xuống đất - phạt cả đôi
Nếu thả trứng chậm - phạt vịt cái
- Cách tạo kịch tính: MC hô bất ngờ, nhanh dần
- Chú ý: Vận động nhẹ
-----------------
4. TIẾNG GỌI NƠI HOANG DÃ
- Mục đích: Vui vẻ, khởi động
- Đối tượng: 10-30 tuổi
- Số lượng: 20-30 người
- Không gian: Sân rộng
- Thời gian: 15-20p
- Dụng cụ: Khăn đỏ hoặc khẩu trang
- Cách chơi:
Chia đội
Mỗi đội chọn 1 con vật và tiếng kêu đặc trưng của nó.
Thống nhất tiếng đó cho cả đội.
Phát khăn bịt mắt.
Di tản đội hình.
Các đội tìm lại nhau chỉ bằng tiếng kêu.
Đội nào tìm được nhau trước- thắng.
- Luật chơi:
Đội nào có thành viên gian lận sẽ bị thua.
Phải bịt mắt cho đến khi đội đủ hết người.
- Cách tạo kịch tính: Bắt người chơi di chuyển nhiều MC có thể giả tiếng kêu của đội đó để lừa người chơi
- Chú ý: Mức độ vận động nhẹ
--------------
5. MUỖI ĐỐT
- Mục đích: Vui vẻ hoạt náo
- Đối tượng: Trẻ em - sv
- Không gian: Hội trường trong nhà - ngồi 1 chỗ
- Thời gian: 5 - 10p
- Dụng cụ: Không
- Cách chơi: Thực hiện theo yêu cầu của ng MC
- Luật chơi:
MC hô: Muỗi bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì vu vì vù. [chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại]
MC: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: [đặt bàn tay phải lên má người bên phải]
Cứ thế tiếp tục MC cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạn nhân".
Nếu nghe MC hô "cắn" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình [nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng].
- Cách tạo kịch tính: Tạo những tình huống gây cười, bị cắn những chỗ đặc biệt
- Chú ý: Vị trí nhạy cảm hài hước theo mức độ tăng dần
---------------
6. NHẢY DÂY TẬP THỂ
- Mục đích: Khởi động, kêu gọi người chơi
- Đối tượng: 7-30 tuổi
- Số lượng: 15-30 người
- Không gian: Sân rộng
- Thời gian: 10-15p
- Dụng cụ: Dây thừng to, dài
- Cách chơi:
Có 2 người quay dây, từng ng vào một sao cho có số ng đông nhất nhảy mà ko bị vướng dây
- Luật chơi: Người nào bị vướng dây sẽ phải vào quay dây
- Cách tạo kịch tính: Cố gắng để đông ng vào nhảy nhất
- Chú ý: Mức độ vận động bình thường
----------------------
7. CHỤP CÁ
- Mục đích: Vui, tạo sự thân thiện
- Đối tượng: 7-30 tuổi
- Số lượng: 20-50 người
- Không gian: Ngoài sân
- Thời gian: 15-20p
- Dụng cụ: Không
- Cách chơi: Có các bạn làm nơm cá, khi MC hô thì nơm sẽ chụp cá. Các bạn làm cá sẽ di chuyển theo MC hô
- Luật chơi:
Làm theo những gì MC yêu cầu
Bạn nào bị chụp sẽ bị phạt, nơm nào ko có cá cũng bị phạt
- Cách tạo kịch tính: Di chuyển nhanh hơn. Thay đổi liên tục các hướng di chuyển
- Chú ý: MC cho di chuyển từ từ ko sẽ dễ bị ngã
- Mức độ vân động mạnh
---------------
8. NHẠC TRƯỞNG
- Mục đích: Cách quan sát, phân tích logic
- Đối tượng: Ko giới hạn
- Không gian: Vòng tròn
- Thời gian: 5-7p
- Dụng cụ: Ko cần
- Cách chơi: Chọn 1 người đứng giữa vòng trong và 1 người là lãnh đạo[bí mật chỉ không cho người kia biết] Tất cả những người còn lại làm theo những gì lãnh đạo làm. Người đứng giữa đi tìm xem ai là lãnh đạo.
- Luật chơi: Không tìm được hoặc tìm sai người lãnh đạo,người đó sẽ bị phạt
- Cách tạo kịch tính: Cho ng lãnh đạo làm những hành động lỳ cục,khó
- Chú ý: Mức độ vận động nhẹ

Tác giả bài viết: Văn Quân

Video liên quan

Chủ Đề