Hướng dẫn sử dụng máy may 1 kim

Máy may gia đình giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ nhỏ gọn, thiết kế đầy tính thẩm mỹ mà còn đáp ứng tối ưu nhu cầu may vá của các chị em nội trợ. Nếu bạn là người lần đầu sử dụng loại máy may này, hãy tham khảo ngay cách dùng trong bài viết sau.

Xỏ chỉ

Cách xỏ chỉ trên máy may gia đình không mấy phức tạp

- Đẩy chân vịt với cần chân vịt.

- Tiến hành xoay bánh đa theo hướng ngược chiều kim đồng hồ đến khi cần giật chỉ di chuyển lên vị trí cao nhất có thể là ổn.

- Nâng trục giữ chỉ lên và cắm ống chỉ bạn muốn dùng vào thanh giữ chỉ.

- Tại móc dẫn, bạn kéo đầu sợi chỉ qua theo hướng từ sau ra trước.

- Khi kéo sợi chỉ xuống theo đường rãnh, tiếp tục móc qua nút điều chỉnh độ căng chỉ theo hướng từ phải vòng sang trái rồi kéo lên trên.

- Kéo chỉ lên rồi móc qua cần giật, tiếp theo kéo sang trái sao cho chỉ trượt lên cần giật về hướng của bạn và cho vào mắt của cần giật chỉ.

- Kéo sợi chỉ xuống móc vào thanh kẽm ở trụ kim rồi xâu qua lỗ kim, sau đó kéo chỉ ra phía sau 1 đoạn khoảng 5 cm.

Lắp kim và thay kim

Lắp kim và thay kim là những thao tác cơ bản khi sử dụng máy may gia đình

- Bật công tắc máy may đến vị trí “O” rồi rút điện.

- Xoay bánh đa theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để tăng trụ kim lên vị trí cao nhất có thể.

- Đối với chân vịt, bạn hạ xuống thấp.

- Nếu máy may đã có kim lắp sẵn, thì dùng tay phải vặn ốc theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng kim và đồng thời dùng tay trái kéo kim xuống.

- Cuối cùng, thay kim khác vào và vặn ốc chặt lại là xong.

Thay chân vịt

Các chị em nội trợ dễ dàng tự mình thay chân vịt máy may tại nhà

- Bật công tắc máy may đến vị trí “O”.

- Xoay bánh đa theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để nâng kim lên vị trí cao nhất có thể rồi nâng chân vịt lên.

- Tại cần phía sau của trụ chân vịt, nhấn giữ để nhả chân vịt ra.

- Tiếp theo, lắp chân vịt thay thế vào sao cho phần lõi ở trụ chân vịt nằm thẳng với thanh kẽm nằm ngang trên chân vịt.

- Hạ cần chân vịt xuống sao cho lõi chân vịt khớp với thanh kẽm nằm ngang của chân vịt là hoàn thành.

Vệ sinh máy may

Bất kì thiết bị nào cũng cần được vệ sinh định kì

- Trước khi thực hiện, tương tự những thiết bị gia dụng khác, bạn buộc phải ngắt điện máy may.

- Nâng kim may và chân vịt lên cao.

- Vặn ốc để tháo kim và chân vịt ra.

- Tại tấm phủ ổ chao, bạn tiến hành kéo sao cho trượt về hướng của mình để tháo ra khỏi máy.

- Mở tiếp 2 con ốc và trượt nắp về bên trái để mở.

- Nâng thoi ra khỏi máy theo hướng bên trái.

- Sử dụng bàn chải chà sạch bụi bám phía trong ổ chao và xung quanh.

- Sau khi làm sạch xong, bạn tiến hành lắp lại thoi, nắp đậy, vặn ốc, lắp tấm phủ ổ chao vào vị trí cũ.

Bài viết này đã được cùng viết bởi . Andrea Beaulieu là thợ may, nhà thiết kế thời trang và chủ sở hữu của MOORE, một cửa hàng bán quần áo thời trang đường phố [đương đại và trung tính] cũng như sản phẩm đặt may riêng tại Brooklyn, New York. Andrea có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế thời trang và tiếp thị, chuyên tạo hoa văn, draping và phát triển trang phục. Cô có bằng cử nhân về thiết kế thời trang và xúc tiến thương mại của Đại học Bắc Carolina tại Greensboro.

Bài viết này đã được xem 42.292 lần.

Máy may trông vô cùng phức tạp đối với những người không biết sử dụng. Tuy nhiên, đừng để nỗi sợ này [dù là không biết vận hành máy hay không biết may] cản trở bạn tạo ra những bộ trang phục lộng lẫy. Hãy sử dụng hướng dẫn chi tiết dưới đây về cấu tạo, cách cài đặt và sử dụng máy may để bạn có thể tự may những thứ cần thiết.

  1. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bước quan trọng đầu tiên là phải xác định vị trí công tắc! Công tắc được đặt tại các vị trí khác nhau tùy vào loại máy may, nhưng thường thì ở bên phải thân máy.
  2. Đó là một thanh trụ nhỏ bằng nhựa hay kim loại lắp trên đỉnh máy may, có nhiệm vụ giữ ống chỉ.
  3. Bộ phận này dẫn hướng chỉ đi từ ống chỉ trên đỉnh máy đến trụ đánh suốt. Đây là miếng kim loại có thiết kế hình học được lắp trên đỉnh máy ở phía bên trái.
  4. Ở bên phải trụ giữ ống chỉ là một thanh trụ khác nhỏ hơn bằng nhựa hay kim loại, bên cạnh đó có bánh xe nhỏ nằm ngang. Đây là trụ đánh suốt và bộ phận ngừng đánh suốt. Chúng làm việc cùng nhau [với ống chỉ] để quấn chỉ vào suốt trước khi may.
  5. Các nút này nằm tại vị trí khác nhau tùy vào loại máy may, nhưng thường có một màn hình nhỏ nằm cạnh vài nút vặn vật lý ở mặt trước máy may. Các nút này cho phép bạn chọn loại mũi may, chiều dài mũi may và hướng may [về phía trước hay lùi lại]. Xem sách hướng dẫn của loại máy may cụ thể để biết chức năng của từng nút.
  6. Để xỏ chỉ vào máy may, bạn sẽ kéo chỉ từ ống chỉ trên đỉnh máy qua móc dẫn hướng chỉ, sau đó xỏ vào bộ cò. Bộ cò [có hai rãnh sâu] thường nằm bên trái máy may. Người ta thường in các con số và mũi tên bên cạnh bộ cò để giúp bạn xác định hướng xỏ chỉ vào máy.
  7. Đây là một bánh xe nhỏ có khắc số nằm gần bộ cò. Nó kiểm soát lực căng của chỉ khi bạn may; nếu lực căng quá lớn, kim sẽ bị kéo về bên phải. Nếu lực căng quá nhỏ, chỉ sẽ bị phồng lên ở mặt dưới lớp vải đang may.
  8. Đây là bộ phận kim loại có nhiệm vụ giữ cố định kim khi may. Nó nằm bên dưới thân máy may, trông giống như một con ốc lớn và nhô ra bên phải của kim.
  9. Đây là bộ phận kim loại nằm dưới ốc hãm kim và trông giống như ván trượt tuyết nhỏ. Trong khi may, nó giúp định vị lớp vải và dẫn vải đi vào máy.
  10. Đó là cái cần nằm bên phải hay phía sau cơ cấu kim. Để điều chỉnh chân vịt, bạn nâng nó lên hoàn toàn hay hạ nó xuống hoàn toàn.
  11. Mặt nguyệt là đĩa kim loại màu bạc nằm ngay bên dưới kim. Quá đơn giản phải không?
  12. Bàn lừa [tên nghe rất ngớ ngẩn!] là mặt răng dẫn hướng nhỏ bằng kim loại nằm dưới chân vịt và trên mặt nguyệt, nó dẫn vải qua máy trong khi may. Bàn lừa có dạng hai hàng kim loại nhỏ nằm ngay dưới chân vịt.
  13. Suốt là một cuộn chỉ nhỏ được cung cấp ở bên dưới máy may, và có nhiệm vụ cung cấp chỉ cho kim ở mặt dưới vải. Bên dưới tấm kim loại nơi có kim là nắp đậy suốt, và cạnh nắp đậy suốt là chốt hay nút tháo nắp đậy. Bạn sẽ sử dụng nó để đưa suốt vào vị trí trước khi may. Quảng cáo
  1. Ngồi vào ghế có độ cao phù hợp với độ cao của bàn máy may. Đặt máy sao cho đầu có kim nằm bên trái bạn, và thân máy nằm bên phải. Đầu tiên bạn phải kiểm tra vài thứ và tìm hiểu chút ít về máy nên khoan hãy cắm điện.
  2. Kim có một bên phẳng mặt để nó chỉ có thể di chuyển một hướng, thường thì mặt phẳng hướng về phía sau. Một bên của kim có rãnh chạy dọc xuống, thường nằm đối diện với mặt phẳng của cuống kim - khi lắp kim, rãnh này phải nằm đối diện với hướng bạn xỏ chỉ vào kim [chỉ chạy trong rãnh khi kim đâm lên và xuống mặt vải]. Đẩy kim vào trụ hoàn toàn và siết chặt núm ốc. Nếu bạn không lắp được thì xem sách hướng dẫn sử dụng máy.
  3. Máy may sử dụng hai nguồn chỉ, một nguồn chỉ cấp từ bên trên và một nguồn chỉ cấp từ bên dưới, và suốt là nguồn chỉ cấp từ bên dưới. Để đánh suốt, bạn đặt lõi suốt vào trục đánh trên đỉnh máy. Làm theo hướng dẫn in trên máy, bạn kéo chỉ từ ống chỉ để quấn vòng qua bộ phận dẫn hướng và đi tới suốt. Chạy trụ đánh suốt và chờ nó tự ngừng khi suốt đầy.

    • Sau khi đánh suốt xong, bạn đặt suốt vào thuyền bên dưới kim, nằm ở nửa dưới của máy may. Đôi khi suốt tự rớt vào một cách đơn giản [thuyền được tích hợp vào máy]. Trong trường hợp này bạn phải lồng chỉ qua một khe nhỏ phía trước thuyền và kéo chỉ về bên trái. Để đầu chỉ nằm bên ngoài. Bạn sẽ phải xỏ đầu chỉ qua lỗ trên mặt nguyệt sau khi xỏ chỉ vào kim bên trên.
    • Nhấp vào liên kết trên đây để xem hướng dẫn chi tiết về cách đánh suốt và lắp suốt.
  4. Ống chỉ nằm trên đỉnh máy may nhưng bạn phải tháo chỉ ra và kéo đến kim. Để xỏ chỉ vào máy, bạn lấy chỉ từ ống và kéo qua móc dẫn hướng nằm trên đỉnh máy, sau đó luồn chỉ xuống và đi vòng quanh bộ cò. Trên máy thường có in các con số và mũi tên nhỏ để hướng dẫn cách xỏ chỉ vào máy.

    • Bạn cũng có thể làm theo các hướng dẫn in trên máy.
    • Thường thì chỉ sẽ được xỏ theo dạng chung sau: "qua trái, đi xuống, đi lên, vào móc, đi qua kim". Bạn có thể dựa vào một cách khác để biết cách xỏ chỉ, đó là "Trụ giữ ống chỉ, bánh xe chỉnh lực căng, bộ cò, kim, và làm theo hướng dẫn xỏ chỉ giữa các bộ phận này".
    • Kim có thể được xỏ chỉ từ bên trái, bên phải hay từ trước ra sau. Nếu máy đã xỏ chỉ sẵn thì bạn nên ghi nhớ hướng xỏ; nếu không thì bạn để ý bộ phận dẫn hướng cuối cùng trước khi đến kim, nó nằm gần nhất với hướng xỏ chỉ vào kim.
  5. Dùng tay trái kéo căng đầu chỉ từ kim về phía bạn. Dùng tay phải xoay bánh đà về phía bạn để kim đi hoàn chỉnh một lượt xuống/lên. Bây giờ bạn kéo đầu chỉ từ kim mà nãy giờ nó vẫn đang nằm trong tay trái của bạn. Chỉ từ suốt sẽ bị bắt lấy khi kim đi xuống và lên, và hiện tại nó bị móc vào cọng chỉ của kim. Kéo một bên vòng chỉ để lôi đầu chỉ của suốt lên, hoặc bạn thả đầu chỉ của kim ra và luồn cái kéo vào giữa chân vịt và mặt nguyệt để kéo vòng chỉ từ suốt ra ngoài. Bây giờ bạn đã có hai đầu chỉ, một đầu từ kim và một đầu đi từ suốt bên dưới.
  6. Nhiều máy may được lắp đèn để cho bạn biết nguồn điện đã được kết nối vào máy hay chưa. Nếu có công tắc thì nó thường được đặt bên phải hay phía sau máy. Một số máy không có công tắc riêng, nghĩa là chúng đã sẵn sàng chạy khi bạn cắm điện.
    • Lắp bàn đạp vào máy. Đặt bàn đạp tại vị trí thuận tiện dưới chân. Daniela Gutierrez-Diaz là nhà tạo mẫu và thiết kế thời trang chuyên nghiệp của DGpatterns. Cô tạo ra các phom dáng quần áo hiện đại và độc đáo, phù hợp cho cuộc sống bận rộn hằng ngày. Trang blog của cô, On the Cutting Floor, cung cấp các lời khuyên về may mặc và mẫu thiết kế may dưới dạng tập tin PDF.
      Hãy giữ máy may sạch sẽ. Daniela Gutierrez-Diaz, nhà thiết kế mẫu cho biết: "Hãy quét sạch các sợi vải kẹt ở suốt chỉ và bôi dầu vào con thoi móc. Việc này sẽ khiến máy may chạy tốt và êm hơn!" Quảng cáo
  • Xem sách hướng dẫn để biết cách chọn đối với loại máy may của bạn. Với loại máy may này, mũi may được cài đặt bằng cách xoay núm bên dưới, nằm phía tay phải của máy đến khi khớp vào nấc cần chỉnh. Luôn luôn cài đặt mũi may khi kim đang ở trên và nằm ngoài mặt vải, vì khi chỉnh kim có thể di chuyển.
  • Mũi may thẳng được sử dụng phổ biến nhất. Phổ biến thứ hai là mũi may hình chữ chi, thường được dùng để chống sờn cho mép vải.
  • Chọn loại vải dệt đơn giản, không phải loại đan bằng tay, để tập may trong thời gian đầu. Đừng sử dụng vải quá dày cho những lần tập may ban đầu. Vải jean và flanen khó may vì chúng quá dày khi xếp chồng nhiều lớp lên nhau.
  • Bạn phải may với phần vải chính nằm ở bên trái của máy; nếu bạn cố dồn phần vải chính sang bên phải thì đường may sẽ rất xấu.
  • Cần nâng chân vịt được đặt ở phía sau hay bên hông cơ cấu kim, nó giúp bạn nâng hạ chân vịt.
  • Nếu bạn kéo nhẹ vải khi chân vịt đã hạ xuống, bạn sẽ cảm thấy máy giữ vải khá chắc. Trong khi may, máy sử dụng bàn lừa dưới chân vịt để kéo vải vào với vận tốc phù hợp. Bạn không cần phải kéo vải vào máy; thật ra nếu bạn kéo vải, lực kéo có thể làm cong kim hay làm hỏng đồ của bạn. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ và độ dài mũi may của máy.
  • Trong những mũi may đầu tiên, bạn phải giữ hai đầu chỉ để chúng không bị rút vào vải. Sau khi đã may được một đoạn, bạn có thể thả chúng ra và sử dụng hai tay điều khiển vải và máy.
  • Bàn đạp là bộ phận điều khiển tốc độ. Cũng như chân ga trong xe ô tô, bạn nhấn càng mạnh thì máy càng chạy nhanh. Ban đầu bạn nên nhấn nhẹ, vừa đủ để máy bắt đầu chạy.
  • Máy may có thể được trang bị thanh gạt đầu gối thay vì bàn đạp. Trong trường hợp đó bạn phải dùng đầu gối gạt nó về bên phải.
  • Bạn có thể sử dụng bánh đà ở trên, bên phải thân máy để quay máy hoặc di chuyển kim mà không cần có điện.
  • Máy sẽ tự động kéo vải vào. Bạn có thể "chỉnh hướng" vải theo đường thẳng hay đường cong bằng cách dùng tay dẫn vải vào máy. Tập may theo đường thẳng và thử may một số đường cong. Sự khác biệt duy nhất chỉ là cách dẫn vải vào máy.
  • Đừng kéo vải trong khi máy đang chạy. Việc này có thể khiến vải bị giãn hoặc làm gãy kim, hoặc gây kẹt chỉ trong suốt. Nếu bạn cảm thấy vải chạy chậm thì có thể nhấn bàn đạp mạnh hơn, điều chỉnh độ dài mũi may hoặc [nếu cần thiết] mua loại máy may chạy nhanh hơn.
  • Nó giúp đảo ngược hướng kéo vải vào máy, do đó vải sẽ bị kéo về phía bạn khi máy chạy. Thường thì nút hay cần đảo ngược có lò xo, vì vậy bạn phải nhấn giữ nó trong khi may ngược.
  • Tại cuối đường may, may vài mũi đảo ngược đè lên các mũi cuối cùng bạn vừa may. Đây là cách kết thúc đường may để ngăn chỉ không bị bung ra.
  • Sau đó nâng chân vịt lên. Khi đó bạn có thể kéo vải ra dễ dàng. Nếu chỉ bị kéo lại khi bạn cố lấy vải ra, hãy kiểm tra vị trí kim.
  • Nhiều loại máy may có một khía chữ V nhỏ nằm sau trụ giữ chân vịt. Bạn có thể nắm hai đầu chỉ và kéo nó xuống khía chữ V này để cắt. Nếu máy không có khía chữ V hay bạn muốn cắt gọn gàng hơn thì sử dụng kéo cắt chỉ. Chừa lại một đoạn chỉ trên máy để may đường tiếp theo.
  • Ghim hai mảnh vải với mặt phải áp vào nhau, tại vị trí gần mép. Đường may sẽ ăn vào mép một đoạn 1,3-1,5cm. Bạn có thể may trên một mảnh vải duy nhất [giả sử để chống sờn cho mép vải] nhưng mục đích chủ yếu của việc may là để nối hai mảnh vải với nhau, do đó bạn nên làm quen với cách may nhiều lớp vải chồng lên nhau.
  • Vải được ghim với mặt phải áp vào nhau để đường may nằm bên trong sau khi hoàn thành. Mặt "phải" là bất kì mặt vải nào mà bạn muốn nằm bên ngoài sau khi hoàn thành. Đối với vải có in hoa văn, thường thì mặt có màu đậm hơn sẽ là mặt phải. Vải thuần một màu có thể không có mặt phải rõ ràng.
  • Đặt kim ghim vuông góc với mép vải nơi đường may sẽ chạy qua. Bạn có thể may đè lên kim ghim thẳng và sau đó tháo chúng ra mà không gây tổn hại cho máy, vải hay bản thân chiếc kim. Nhưng tháo kim ghim ra trước khi nó chạy vào máy vẫn an toàn hơn, vì kim may có thể bị gãy hay cùn khi vô tình va vào kim ghim. Tuy nhiên, bạn cần tránh may lên đầu kim ghim.
  • Trong khi quan sát vải, bạn cần để ý hướng vải chạy. Đường may có thể chạy theo bất kì hướng nào, nhưng đa số các dự án may vá đều được cắt sao cho đường may chính đi song song với đường dệt. Bạn cũng cần để ý hướng in các họa tiết nếu có, và căn chỉnh để nó "đúng hướng", chẳng hạn hình in bông hoa hay động vật, hoặc căn sao cho các đường sọc hay hoa văn chạy theo một hướng nhất định.
  • Sử dụng bánh đà ở trên, bên phải thân máy để di chuyển kim lên vị trí cao nhất trước khi bắt đầu một đường may, và để lấy vải ra khỏi máy sau khi hoàn thành đường may. Khi kim được nâng lên, bạn có thể di chuyển đến phần khác của vải.
  • Nếu kim không nằm tại vị trí cao nhất thì chỉ có thể không di chuyển khi bạn kéo hai đầu chỉ.
  • Tìm các vạch trên máy để xác định khoảng cách mép đường may. Đây là khoảng cách "bình thường" giữa mép vải và đường may. Thông thường bạn nên dùng mép đường may 1,5cm hay 1,3cm. Sử dụng thước đo nằm ở một bên kim. Thước đo này thường đã được khắc sẵn trên mặt nguyệt của máy [tấm kim loại mà kim đi qua]. Nếu không có thì bạn tự đánh dấu bằng băng keo.
  • Khi may đến vị trí cần cua góc, bạn hạ kim đâm sâu xuống vải hết mức. Bạn có thể dùng bánh đà để hạ kim xuống. Nâng chân vịt lên. Tiếp tục để kim nằm tại vị trí thấp nhất. Sau đó bạn xoay vải đến vị trí mới trong khi kim vẫn nằm trong vải. Cuối cùng hạ chân vịt xuống khi vải nằm ở vị trí mới và tiếp tục may.

Sau khi đã tập may một số đường và bắt đầu quen với kỹ năng may cơ bản, bạn hãy thử may gối, áo gối hay túi đựng quà.

Máy may 1 kim dùng để làm gì?

Máy may 1 kim có thể được dùng để cắt chỉ, lại mũi và may vá sản phẩm nhanh hơn. Ngoài ra máy may 1 kim còn được dùng để may vá và lắp ghép các bộ phận của áo, quần và đồ dùng.

May vắt sổ giá bao nhiêu tiền?

Ở tầm trung thì từ 2-5 triệu bạn đã có thể sở hữu một chiếc máy may có vắt sổ giá rẻ đến từ các thương hiệu uy tín và chất lượng với đầy đủ tính năng.

Máy may công nghiệp điện tử là gì?

Máy may điện tử là loại máy được vận hành và hoạt động nhờ vào hệ thống motor được lắp đặt ngay trong thân máy [không cần dây curoa hay dây đai truyền chuyển động], máy được điều khiển hay lập trình bằng bảng điện tử. Có thể dễ dàng điều khiển tốc độ máy khi may.

May 1 kim là như thế nào?

Máy 1 kim điện tử: Là loại máy may đời mới, nhiều thao tác được đơn giản hóa thông qua bảng điều khiển điện tử và các hoạt động của motor được lắp sẵn trong thân máy. Người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh chế độ may, kiểu may, tốc độ may một cách dễ dàng.

Chủ Đề