Huyệt ấn đường ở đâu

Vị trí huyệt ấn đường. Ảnh secretchina.com

Kỳ thực Trung Y cũng cho rằng, thông qua quan sát màu sắc của Ấn đường của một người có thể biết được tình trạng sức khỏe của họ. Cụ thể, trong “Hoàng đế nội kinh linh khu · Ngũ sắc thiên” có viết:

Ấn đường màu đỏ: Nếu Ấn đường đỏ lên rất rõ ràng, chứng tỏ máu mỡ bất thường, huyết áp tăng cao, và rất dễ bị trúng gió.

Ấn đường màu trắng hoặc ố vàng: Chứng tỏ khí huyết của cơ thể yếu nhược, tỳ vị suy yếu… Người thiếu máu thì Ấn đường thường chuyển sang trắng, mà khí là biểu hiện cho sự thừa thiếu của máu, chỉ khi dư khí thì màu mới thừa, có khi biểu hiện ra ngoài là đầy hơi!

Huyệt Ấn đường có màu xanh hoặc đen: Thông thường huyệt Ấn đường chuyển sang màu xanh thì có thể là khí huyết bị ứ đọng, khi khí huyết không thông thì Ấn đường sẽ chuyển sang màu xanh đen. Cũng có thể là do chức năng của tim không tốt, hoặc do não không được cũng cấp đủ máu.

Ảnh secretchina.com

Tác động lực vào huyệt Ấn đường sẽ giúp tinh thần hưng phấn đầu óc tỉnh táo hơn, có thể làm cho mắt sáng hơn.

Nhấn vào Ấn đường với một lực vừa phải có công hiệu giúp đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, dùng ngón cái và ngón trỏ bấu vào làn da bên trên Ấn đường rồi kéo lên trên, chúng ta sẽ cảm thấy hơi trướng trướng, sau đó liền cảm thấy đầu óc của mình tỉnh táo hơn, mắt cũng sáng và có thần hơn.

Ảnh secretchina.com

Thường xuyên day huyệt này có thể kích thích tốc độ phản ứng của đầu não, giúp trí nhớ tốt hơn. Khi đầu bị choáng váng do các loại bệnh khác nhau, day lên huyệt Ấn đường sẽ có tác dụng làm giảm nhẹ rất nhiều.

Theo Trung Y, mệt nhọc là một chứng bệnh suy yếu, kích thích vào huyệt Ấn đường sẽ giúp giảm bớt.

Cách day huyệt Ấn đường:

1. Ngón giữa tay phải duỗi thẳng, các ngón tay khác để cong.

2. Bụng ngón tay giữa đặt nằm ngang với lông mày.

3. Mỗi ngày vân vê hai lần vào sáng và tối, mỗi lần massage khoảng 2-3 phút.

4. Cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải, bấu vào phần da bên trên Ấn đường, nhéo lên mỗi ngay 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần véo từ 50 – 100 cái.

Lê Hiếu dịch từ Secret China

Theo tinhhoa.net



Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Ấn đường là huyệt vị quan trọng trên cơ thể con người theo lý thuyết về cấu tạo cơ thể con người của phương Đông.

Huyệt ấn đường là điểm nằm chính giữa hai đầu lông mày, nằm trên sống mũi.[1][2]

Trong Đông y thì ấn đường là huyệt vị chữa các chứng đau đầu, an định tâm thần, làm thông lợi mũi và mắt,[2] có thể bấm ấn đường để chữa các triệu chứng của cảm cúm. Ít thấy tài liệu ghi về châm cứu ấn đường.

Trong khí công dưỡng sinh, ấn đường được xem như là vùng thượng Đan điền.

Trong môn điểm huyệt bí truyền của người Phương Đông thì ấn đường là một trong 36 đại huyệt vô cùng quan trọng của cơ thể [nói cách khác là một trong các tử huyệt]. Nếu như bị điểm, đả trúng huyệt này với cường độ lực và tốc độ đòn đánh mạnh có thể khiến nạn nhân tử vong nều như không chạy chữa kịp thời và đúng phương pháp.

  • Đan điền

  1. ^ Vũ Quốc Trung [12 tháng 7 năm 2014]. “Day bấm huyệt chữa đau đầu”. suckhoedoisong.vn. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ [liên kết]
  2. ^ a b Hoàng Khánh Toàn [13 tháng 8 năm 2004]. “Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính”. vnexpress.net dẫn lại Sức khỏe & Đời Sống. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ [liên kết]

  Bài viết chủ đề y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

  Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ấn_đường&oldid=68419660”

ẤN ĐƯỜNG

Vị trí: - Ở chỗ lõm giữa 2 lông mày [Đại thành]

- Lấy ở điểm chính giữa đường nối hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên.

Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của 2 cơ tháp, chỗ tiếp khớp của 2 xương sống mũi và xương trán. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
     - Tại chỗ: Đau đầu, bệnh ở mũi.

     - Toàn thân: Kinh phong trẻ em, co giật.

Cách châm cứu: Châm 0,1- 0,2 tấc. Cứu 5-10 phút.

Chú ý: - Kết hợp với Nghinh hương, Hợp cốc để chữa Viêm mũi. Khi cần cứu không được gây bỏng, khi châm có thể nặn ra vài giọt máu khi bệnh giảm chậm.

 Từ khóa: có thể, kinh phong, xương sống, chú ý, tác dụng, lông mày, vị trí, toàn thân, trẻ em, thần kinh, kết hợp, tại chỗ, chi phối, giải phẫu, động cơ, giọt máu, sống mũi


PHÚC TÂM ĐƯỜNG
Số: 4 B đường Phan Bội Châu, Phường 1, TP Tuy Hòa
Mail: | ĐT: 0905 147 543

 

Vị trí huyệt Ấn đường
  1. Ý nghĩa tên huyệt: Ấn = dấu đóng; Đường = nơi rực rỡ. Ngày xưa, người ta thường dùng son [mực đỏ] đóng dấu vào giữa 2 chân mày, vì vậy gọi là Ấn Đường.
  2. Vị trí: Tại chính giữa đường nối 2 đầu lông mày và đường thẳng giữa sống mũi.
  3. Đường kinh: nằm trong hệ thống kỳ huyệt, không nằm trên 12 đường kinh chính
  4. Xoa bóp bấm huyệt: có thể ấn huyệt, day huyệt hoặc gõ huyệt bằng ngón giữa vào huyệt từ 1 - 3 phút
  5. Tác dụng trị liệu:
    • Thư giãn thần trí, sử dụng trong điều trị mất ngủ, căng thẳng, mỏi mệt kéo dài
    • Trị đau đầu vùng trước trán
    • Trị các triệu chứng liên quan đến xoang như: viêm xoang, nghẹt mũi
    • Là huyệt thường được sử dụng để tăng cường năng lượng vùng đầu trong quá trình luyện tập khí công

!!! Tuyển tập bài viết truyền cảm hứng về chăm sóc sức khoẻ bằng Y học truyền thống

Video liên quan

Chủ Đề