K manh tràng là gì

Viêm manh tràng là bệnh lý hiếm gặp, khó điều trị. Bệnh dễ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm như tắc hoặc thủng ruột. Theo dõi nội dung dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh viêm manh tràng. Từ đó có phương án thăm khám và điều trị kịp thời.

Đại tràng được cấu tạo từ 3 phần chính là manh tràng, trực tràng và kết tràng. Trong đó, manh tràng [còn được gọi là van hồi] nằm ở ngã ba của ruột non và ruột già. Đây là đoạn ngắn nhất có chiều dài chỉ khoảng 6cm nối liền với hồi tràng của ruột non.

Vị trí của manh tràng

Vai trò của manh tràng:

  • Ngăn chặn sự trào ngược của các chất trong ruột già vào ruột non và ngược lại.
  • Hấp thụ nước, tạm lưu trữ thức ăn và đào thải các chất có hại như muối kim loại nặng, thuỷ ngân, muối mật thừa từ gan,…
  • Các vi sinh vật trong manh tràng có thể biến đổi các chất đơn giản trong ruột thành những chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể như vitamin B, vitamin K,…

Chức năng của manh tràng theo thời gian sẽ suy yếu dần. Lúc này, manh tràng rất dễ bị tấn công và xuất hiện các ổ viêm loét manh tràng. Như vậy, viêm manh tràng là tình trạng tổn thương hoặc viêm ở niêm mạc manh tràng. Mức độ viêm nhiễm ở từng người sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ.

Viêm manh tràng là bệnh gì?

Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, thường hiếm gặp nhưng lại để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, viêm manh tràng được xếp vào những bệnh lý di truyền hiện nay.

Cho đến ngày nay, các công trình nghiên cứu Y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm manh tràng. Theo các chuyên gia, bệnh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý.
  • Do các vi khuẩn gây hại tồn tại ở ruột non và ruột già như: Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Bacteroides fragilis…
  • Do di truyền gây viêm manh tràng ở trẻ em.

Ngoài ra những người mắc bệnh viêm đại tràng cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.

Các triệu chứng của bệnh thường khó phát hiện. Bên cạnh đó, chúng có nét tương đồng với các bệnh lý về đường tiêu hoá khác. Chính vì vậy gây khó khăn rất nhiều trong việc chẩn đoán. Một số dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như:

Các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh đường tiêu hoá khác

Ở giai đoạn này, viêm manh tràng và viêm ruột thừa có triệu chứng khá giống nhau:

  • Sốt cao lên tới 40 độ, kèm theo đau bụng ở vùng chậu phải.
  • Đau bụng tăng lên sau khi ăn, đi vệ sinh xong thì cơn đau giảm xuống.
  • Buồn nôn, khó chịu.
  • Tiêu chảy, phân lẫn máu.
  • Cơ thể đổ mồ hôi nhiều về đêm.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu.

Lúc này bệnh đã chuyển biến nặng, các dấu hiệu rõ rệt và xuất hiện với cường độ nhiều hơn. Các triệu chứng có thể giảm bớt nếu người bệnh sử dụng thuốc giảm đau hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống. Tuy nhiên chỉ được một thời gian bệnh lại tái phát trở lại.

Các triệu chứng viêm manh tràng rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý tiêu hoá khác. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, nếu kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm, thiếu máu, giảm trí nhớ. Thậm chí người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm tới sức khoẻ như:

Biến chứng nguy hiểm của viêm loét manh tràng

Viêm manh tràng có thể gây ra những vết viêm loét. Khi không được điều trị kịp thời, các ổ viêm lan rất nhanh. Lâu dần khiến bề mặt ruột bị xơ cứng. Ruột trở nên hẹp hơn và gây tắc nghẽn khiến người bệnh thường xuyên đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.

Vết loét quá sâu làm thủng ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại tấn công vào trong ruột và lây nhiễm sang các bộ phận khác. Khi ruột bị thủng, kèm theo các triệu chứng chảy máu nặng sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Thủng ruột

Bệnh kéo dài gây tăng sinh hoặc loạn sản tế bào dẫn đến ung thư đại tràng. Ở giai đoạn muộn của ung thư, người bệnh liên tục sụt cân, thiếu máu trầm trọng, khối u phát triển lớn gây tắc ruột.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ dùng một số phương pháp như sau:

  • Nội soi: Sử dụng một ống nhỏ có gắn camera luồn qua miệng đến dạ dày rồi xuống manh tràng,… Qua hình ảnh truyền về, bác sĩ sẽ quan sát được vị trí tổn thương, từ đó xác định được bệnh.
  • Chụp X-quang: Trước khi chụp người bệnh nên nhịn ăn khoảng 8 tiếng để không ảnh hưởng tới kết quả phim chụp.
  • Siêu âm hay chụp CT: Bác sĩ có thể dùng phương pháp siêu âm hoặc chụp để quan sát các ổ viêm tại manh tràng.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, viêm manh tràng là bệnh hiếm gặp. Chính vì vậy, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn bằng một số cách sau:

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số thuốc kháng sinh, giảm viêm đau và các triệu chứng của bệnh tạm thời:

  • Thuốc cầm tiêu chảy: Diphenoxylate, Loperamid, Cholestyramin,… Người bệnh cũng nên kết hợp thêm với oserol.
  • Kháng sinh: Giúp điều trị viêm manh tràng do vi khuẩn gây nên, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Một số loại kháng sinh thường được chỉ định như: Ciprofloxacin, Metronidazol,…
  • Thuốc chống viêm: Như các thuốc thuộc nhóm Corticosteroid có tác dụng giảm viêm ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm.

Để biết viêm manh tràng uống thuốc gì, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để nhận được sự chỉ định hợp lý.

Khi người bệnh không thể đáp ứng việc điều trị bằng thuốc hoặc xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp phẫu thuật. Nhân viên y tế sẽ sử dụng kỹ thuật mổ nội soi hoặc mổ hở để lấy phần manh tràng bị viêm ra khỏi cơ thể.

Mổ viêm manh tràng

Người bệnh cần được điều trị sớm để tránh bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, cũng cần dự phòng tái phát bằng lối sống khoa học và chế độ ăn uống hợp lý.

>> Tham khảo thêm: Nội soi đại tràng là gì? Cách thực hiện ra sao và nguy hiểm không?

Chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người bệnh. Để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, bạn cần nắm vững một số nguyên tắc trong ăn uống như sau:

Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, sữa không lactose,…

  • Khi bị tiêu chảy nên ăn các thực phẩm chứa chất xơ hoà tan như rau xanh, đậu đen, khoai lang,…
  • Nên chế biến thức ăn ở dạng hấp luộc để tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
  • Không ăn các thực phẩm còn sống như: gỏi, tiết canh, rau sống,…
  • Các chất xơ không hoà tan.
  • Các loại hoa quả sấy khô cứng.
  • Không ăn đồ cay nóng.
  • Các đồ uống có ga, cồn, chất kích thích,…

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên kết hợp thêm với việc tập thể dục đều đặn. Việc vận động hợp lý rất tốt cho sức khoẻ cũng như hệ tiêu hoá, hạn chế các bệnh về đường ruột.

Viêm manh tràng là bệnh lý nguy hiểm, khó chữa. Ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình một lối sống tích cực cũng như chế độ dinh dưỡng khoa học. Ngoài ra, hãy tiến hành thăm khám và tầm soát ung thư đại tràng định kỳ nếu trong gia đình có người mắc bệnh.

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Video liên quan

Chủ Đề