Khả năng làm sạch của môi trường là gì

Cùng nghiên cứu và phân tích các chức năng của môi trường đối với con người để giúp bạn phần nào hiểu được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành động phá hủy môi trường.

Phân tích các chức năng của môi trường

1. Môi trường chính là “ngôi nhà chung” của con người và toàn thể sinh vật trên trái đất

Nếu không có môi trường, chúng ta chẳng thể nào sinh sống và phát triển được. Tuy nhiên, chính sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con người đã vô tình gây nên hàng loạt những tác động xấu, làm môi trường ngày càng tồi tệ đi.

2. Nguồn cung ứng tài nguyên cần thiết cho đời sống, các hoạt động sản xuất của con người

Đây chính là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của môi trường. Nhờ có chức năng này, cuộc sống con người mới được đảm bảo, phát triển.

  • Rừng: cung cấp nước, bảo tồn độ phì nhiêu và đa dạng sinh học của đất, cung cấp nguồn củi gỗ, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
  • Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
  • Các nguồn thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí.
  • Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất.
  • Các quặng kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất

3. Nơi chứa đựng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sống, lao động và sản xuất

Các loại chất thải, nước thải phát sinh từ sinh hoạt hay hoạt động công nghiệp sẽ được phân hủy thành chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Thế nhưng nhìn chung, quá trình này không còn diễn ra theo đúng cơ chế tự nhiên của nó nữa. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển chóng mặt đã dẫn đến lượng chất thải xả ra môi trường vượt mức kiểm soát, chưa kể, hành động vô ý thức của một phận con người đã khiến môi trường ô nhiễm đến mức báo động.

Thậm chí, các nhà khoa học đã cảnh báo, nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục và nâng cao ý thức bảo vệ thì thiên nhiên sẽ quay trở lại trừng phạt con người. Hiện nay, sự ra đời của nhiều công ty môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đang góp phần đáp ứng yêu cầu xử lý thải ngày càng tăng cao.

4. Nơi lưu trữ, cung cấp nguồn thông tin cho con người

Mọi hoạt động kể từ khi con người xuất hiện, trải qua các thời kỳ tiến hóa từ ngàn đời xưa, các nền văn minh đế chế đều được ghi lại rõ ràng bằng những vật chứng cụ thể. Có được điều này chính là nhờ cuốn sách khổng lồ của môi trường.

Nhờ có môi trường, chúng ta mới có thể lưu trữ những nguồn gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Vì vậy chức năng của môi trường này luôn được đánh giá cao.

5. Nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài

Nơi con người sinh sống và phát triển chính là một trong những hành tinh của hệ mặt trời – Trái đất. Chính vì vậy, hành tinh này cũng sẽ chịu các tác động từ vũ trụ như tia cực tím, lực hút… Nhờ có môi trường, chúng ta hoàn toàn an toàn trước các tác nhân nguy hiểm.

5 chức năng của môi trường được phân tích trên đã cho chúng ta thấy môi trường chính là một yếu tố vô cùng quan trọng và căn bản để đảm bảo cuộc sống của con người. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường không còn là việc của riêng một dân tộc, đất nước hay vùng miền nào. Chính chúng ta, những con người đơn lẻ hãy cùng chung tay để mang màu xanh và sự yên bình đến môi trường sống của mình.

Cách thức đơn giản nhất mà bạn và gia đình có thể làm được để góp phần bảo vệ môi trường:

  1. Hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần như: chai nước, hộp đựng, bao bì nilon các loại… Thật là khó để tránh hoàn toàn, nhưng chỉ đơn giản là đi siêu thị bạn mang theo giỏ đựng/ túi thân thiện môi trường để sử dụng nhiều lần…
  2. Phân loại rác: nhà bạn đã có thùng chứa thức ăn thừa chưa? các túi nilon và vật liệu có thể đốt, các chất thải nguy hại như pin/ bóng đèn/ thủy tinh vỡ hãy lưu trữ riêng nhé, bên thu gom rác sinh hoạt sẽ nhàn hơn rất nhiều nếu bạn đã phân loại sẵn. Các đơn vị thu gom chất thải công nghiệp như bìa carton, vải vụn, bùn thải, dày da thừa… bạn có thể gọi cho các đơn vị thu gom như: Môi trường Á Châu, Huỳnh Kim Nhật hoặc Môi trường đô thị để chuyển giao, các chất này rất khó phân hủy trong môi trường, nếu không xử lý đúng sẽ là nguồn ô nhiễm lớn cho đất, nước…

Sau khi chất ô nhiễm xâm nhập vào nước, thông qua hàng loạt tác dụng về vật lí, hoá học, sinh vật nồng độ ô nhiễm sẽ dần dần giảm xuống. Sau một thời gian, nước có thể khôi phục trở lại trạng thái không bị ô nhiễm ban đầu. Cơ chế tự điều tiết, làm sạch này chính là khả năng tự làm sạch của nước.

1. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch

Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nước có rất nhiều. Đó là địa hình và điều kiện thuỷ văn của dòng sông, ao hồ, hải dương, v.v…; chủng loại và số lượng vi sinh vật trong nước; nhiệt độ nước và tình hình oxi trong nước; tính chất và nồng độ của chất ô nhiễm.

2. Các quá trình tự làm sạch

Cơ chế tự làm sạch của nước bao gồm các quá trình vật lí như: trầm tích, làm loãng hoà tan, v.v…, các quá trình hoá học và lí hoá như oxi hoá hoàn nguyên, hoá hợp phân giải, hấp thụ tích tụ, v.v… và các quá trình sinh hoá. Các quá trình đồng thời phát sinh, đan xen nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Nói chung các quá trình vật lí và sinh vật học chiếm vị trí chủ yếu trong khả năng tự làm sạch của nước.

Anh kỹ sư môi trường đang bổ sung vi sinh và chất dinh dưỡng cho hệ thống XLNT

3. Vì sao nói khả năng tự làm sạch là có hạn?

Khả năng tự làm sạch của nước là có hạn. Khi lượng chất ô nhiễm vượt quá năng lực tự làm sạch thì nước sẽ trở thành có hại cho sức khoẻ con người hoặc phá hoại môi trường sinh thái, gọi là nước ô nhiễm. Tình hình ô nhiễm nước của Việt Nam khá nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm chủ yếu là nước bẩn của đô thị và các khu công nghiệp thải ra, trong đó nước thải công nghiệp là chính.

Chủ Đề