Khi bị so sánh với người khác

Khi bắt đầu so sánh bạn đời với một người khác, là thời điểm bạn chọn đẩy tổ ấm của mình vào sóng gió vô nghĩa.

So sánh giúp bạn hiểu rõ hơn những gì mình muốn và khuyến khích phát triển bản thân. Đây là một hình thức tự đo lường và là động lực giúp bạn tiến tới các mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, so sánh tiêu cực lại là kẻ đánh cắp hạnh phúc, đặc biệt là so sánh bạn đời với người khác.

Không công bằng

Hãy nghĩ về hai món ăn yêu thích của bạn. Có thể bạn thích pizza và cũng thích súp lơ. Đây là hai nhóm thực phẩm khác nhau, nhưng bạn thích cả hai.

Người bạn đời hiện tại và người yêu cũ cũng vậy. Họ có thể không có tính cách giống nhau, nhưng không có nghĩa bạn nên yêu người mới ít hơn người cũ.

Vợ/chồng của bạn là duy nhất. Họ không phải người cũ và cũng không phải là bạn đời của bạn bè bạn. Vì vậy, so sánh bạn đời với người khác là không công bằng.

Cho nên, đừng xây dựng mối quan hệ nghiêm túc với ai đó, nếu ý định duy nhất là thay đổi họ.

Ảnh minh họa: vaughanfirm.com

Đặt kỳ vọng không thực tế

Trong một số tình huống, bạn dễ bị cuốn vào quá khứ và so sánh vợ/chồng mình với những người yêu trước đây. Hãy lưu ý, làm vậy có thể báo hiệu sự kết thúc của mối quan hệ bởi làm vậy, bạn đang đặt ra những kỳ vọng không thực tế cho vợ/chồng mình. Nó chỉ khiến cả hai đau khổ, mệt mỏi và áp lực.

Khiến bạn đời thấy vô dụng

Hãy tưởng tượng, nếu bạn đời đến gặp bạn và nói "Ước gì em giống người yêu cũ của anh" hoặc "Người yêu cũ của em chiều em hơn anh. Anh yêu chiều em như vậy được không".. bạn sẽ thấy thế nào? Thực tế, nếu yêu bạn, kiểu so sánh như vậy chỉ khiến đối tác tức giận hoặc tự ti.

Bạn không thể mong chờ tình yêu của người mới giống người cũ. Mỗi mối quan hệ là một trải nghiệm độc đáo của riêng nó. Vì vậy, thay vì làm tổn thương bạn đời, hãy nhìn vào những phẩm chất tốt đẹp của người đó.

Bạn bỏ lỡ những điều tốt đẹp

Bạn càng nhìn vào những điểm yếu của vợ/chồng mình, bạn càng đau khổ trong mối quan hệ. Cuốn vào những điều tiêu cực, bạn không nhận ra nên bỏ lỡ những hạnh phúc đang hiện hữu.

Hãy viết ra cách vợ/chồng thể hiện tình cảm, những điều khiến người ấy làm giúp bạn mỉm cười hoặc phẩm chất của họ mà bạn ngưỡng mộ. Thường xuyên đọc lại những ưu điểm đó để nhớ lý do hai người yêu nhau.

Thiếu tôn trọng

Một mối quan hệ tuyệt vời luôn cần sự tôn trọng. Khi bạn so sánh vợ/chồng mình với người khác, bạn không thể hiện sự tôn trọng với anh/cô ấy.

So sánh là ích kỷ khi bạn chỉ nghĩ đến những gì đối phương có thể làm cho mình, thay vì xem lại cách cư xử của mình.

So sánh là điều dĩ nhiên khi chúng ta coi người khác là giá trị tham chiếu của mình. Tuy nhiên, so sánh cũng thường được sử dụng cho các mục đích khác ít mang tính xây dựng hơn.

Những kiểu so sánh tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy mình không đủ tốt, quá nhiều thiếu sót hoặc vô giá trị, do đó sẽ đe dọa lòng tự trọng của bạn. Điều tiếp theo xảy ra là bạn đánh mất tự tin và không còn niềm tin vào chính mình. Mặc dù có một sự thật rằng không phải ai cũng giỏi giang như nhau nhưng mỗi người đều giỏi một thứ riêng.

Thế nhưng, chúng ta đang sống trong xã hội có xu hướng tìm kiếm sự đồng nhất. Giống như có những tiêu chuẩn thẩm mỹ, thì cũng có những tiêu chuẩn về kỹ năng, thái độ và đặc điểm tính cách. Dường như không có chỗ cho sự đa dạng ở đây.

Áp lực xã hội buộc chúng ta phải thích nghi với một số quy tắc nhất định, đó là điều hiển nhiên. Trên thực tế, một xã hội đồng nhất sẽ dễ kiểm soát hơn và đặt ra ít thách thức hơn.

Điều này được thấy rõ nhất là khi chúng ta được giáo dục trên ghế nhà trường. Mô hình giáo dục hiện tại vẫn dựa trên sơ đồ lặp đi lặp lại và ghi nhớ cổ điển. Do đó, những đứa trẻ xuất sắc trong các lĩnh vực này sẽ nhận được điểm cao hơn. Ngược lại, những đứa trẻ có vẻ năng động và sáng tạo hơn, cần nhiều trải nghiệm để học hỏi hơn, lại bị coi là kém cỏi hay kém thông minh.

Xu hướng này sẽ tiếp tục trong suốt cuộc đời chúng ta. Có một lộ trình chung được vạch ra mà bạn phải tuân theo nếu muốn được công nhận. Được học ở những trường đại học tốt, có một công việc ổn định và lập gia đình là những kỳ vọng chính đặt lên vai chúng ta. Bởi vậy mà những người tự học qua trải nghiệm, làm những công việc tự do hay thậm chí chọn sống cuộc đời độc thân thường xuyên mang gánh nặng so sánh và bị mọi người coi là “thất bại”.

Những quy chuẩn xã hội này thực tế có ảnh hưởng đáng kể đến chúng ta. Chúng định hình hình ảnh mà bạn có về bản thân và cuộc sống.

Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn ngây thơ, hồn nhiên và cả tin. Bạn làm những gì bạn thích và bạn không lo lắng về những gì người khác nghĩ. Tuy nhiên, bạn nhanh chóng nhận ra rằng tình yêu và sự chấp nhận của người khác là có điều kiện và nếu bạn muốn giành được chúng, bạn không thể luôn là chính mình.

Hậu quả là có những người từ bỏ sự tự do và sáng tạo để trở thành một người ngoan ngoãn và có tổ chức. Mặc dù họ có được một cuộc sống được cho là thành công, nhưng họ lại không hài lòng và hạnh phúc.

Bạn có thể thực sự giỏi một việc gì đó, nhưng nếu bạn không giỏi việc bạn “nên” làm, bạn sẽ cảm thấy điều đó không có ích cho mình. Ví dụ, nếu bạn là người hướng nội, với thế giới nội tâm rộng lớn và phong phú, có thể trong nhiều trường hợp bạn sẽ từ chối sự nhạy cảm của mình và buộc bản thân trở nên hướng ngoại hơn.

Điều này có nghĩa là bạn đã hạ thấp giá trị của bản thân mình và cố gắng thay đổi để giống như những người khác. Tuy nhiên, điều này chỉ dẫn bạn đến việc sống không thành thật với chính mình. Hơn nữa, nỗ lực trở thành một người khác chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi.

Và bất chấp mọi nỗ lực của bạn, có lúc bạn không thể trở thành người mà bạn muốn trở thành. Điều này là hoàn toàn bình thường vì bạn là một con người, không phải là một người máy được lập trình sẵn.

Tuy nhiên, việc không thể đạt được kỳ vọng có thể khiến bạn cảm thấy bản thân là người thất bại và lòng tự trọng của bạn có thể bị tổn hại. Bạn thậm chí có thể cảm thấy lo âu và chán nản.

Để tránh những hậu quả tiêu cực của việc so sánh, bạn cần chấp nhận bản thân mình là duy nhất và xã hội này cần chấp nhận sự đa dạng. Hãy bắt đầu từ chính bạn, đó là nhận ra và chấp nhận con người mình. Hãy nhớ rằng mọi người đều giỏi một thứ gì đó.

Ngừng so sánh và hạ thấp bản thân, đồng thời hãy bắt đầu coi trọng chính mình. Bạn có thể không phải là người hướng ngoại, nhưng có lẽ bạn giỏi trong việc lắng nghe hoặc đưa ra lời khuyên. Có thể bạn không giỏi cạnh tranh, nhưng bạn là người có thiên hướng nghệ thuật và sáng tạo. Hoặc, có lẽ bạn không muốn đi du lịch khắp thế giới, nhưng bạn giỏi trong việc tạo ra một ngôi nhà ấm áp và dễ chịu.

Bạn không cần phải giống bất kỳ ai khác. Bạn không hề kém cỏi. Ngược lại, bạn là duy nhất và thế giới sẽ không hoàn chỉnh nếu không có bạn. Hãy bắt đầu nắm bắt lấy sự độc đáo của mình.

Phải làm gì khi bị so sánh với người khác?

Cách Giúp Bạn Ngừng So Sánh Bản Thân Với Người Khác.

Nhận biết và tránh các yếu tố kích động bạn..

Tập trung vào điểm mạnh của bạn..

Mở khóa sức mạnh của sự hài lòng..

Mừng cho người khác..

Sử dụng so sánh làm động lực để cải thiện những gì thực sự quan trọng..

Học cách cạnh tranh với chính mình thay vì người khác..

Tác Giả.

Tại sao nên so sánh mình với người khác?

So sánh có thể là chất xúc tác tuyệt vời cho sự thay đổi , miễn là nó lành mạnh. Thay vì cảm thấy ghen tị với thành tích của người khác, hãy nghĩ về cách họ có thể đạt được chúng. Sau đó, xem làm thế nào bạn có thể sao chép chúng.

Tại sao không nên so sánh?

Khi so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ luôn cảm thấy mình có nhiều khuyết điểm, không bằng người ta. Điều này khiến bạn cảm thấy buồn và nảy sinh mặc cảm. Bạn cứ luôn nhìn vào khuyết điểm của mình và sẽ cảm thấy không tự tin khi giao tiếp với người khác.

Con nhà người ta là như thế nào?

"Con nhà người ta" là một khái niệm hoàn hảo được các bậc cha mẹ tạo ra để so sánh với chính con cái của mình. Nhưng trái ngược với những hy vọng của bố mẹ, việc so sánh với “con nhà người ta” chỉ mang lại những hậu quả tiêu cực cho con, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.

Chủ Đề