Khí clo không có tính chất hóa học nào

Toán 9

Ngữ văn 9

Tiếng Anh 9

Vật lý 9

Hoá học 9

Sinh học 9

Lịch sử 9

Địa lý 9

GDCD 9

Lý thuyết GDCD 9

Giải bài tập SGK GDCD 9

Trắc nghiệm GDCD 9

GDCD 9 Học kì 1

Công nghệ 9

Tin học 9

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 9

Tư liệu lớp 9

Xem nhiều nhất tuần

15:35:0216/01/2019

Clo (cl) được ứng dụng để Khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải, sợi, bột giấy; Điều chế nước Gia-ven, clorua vôi, ...Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, cao su,... Vậy Clo (cl) có những tính chất vật lý và tính chất hoá học nào chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết quả bài viết này nhé.

I. Tính chất vật lý của Clo (cl)

- Clo ký hiêu là Cl, là chất khí có màu vàng lục và mùi hắc, clo là khí độc.

- Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước.

- Ở 20oC, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí clo.

II. Tính chất hoá học của Clo (cl)

1. Clo tác dụng với kim loại

- Các halogen hoạt động hoá học mạnh do phân tử của chúng phân li tương đối dễ dàng thành nguyên tử, nguyên tử có tính chất hoá học rất mạnh.

- Phản ứng kết hợp halogen với kim loại xảy ra đặc biệt nhanh và thoát ra nhiệt lượng lớn.

2Na + Cl2 → 2NaCl

- Khi kết hợp với kim loại, các halogen oxi hoá các kim loại đến hoá trị cực đại của kim loại.

3Cl2(khí) + 2Fe(rắn) → 2FeCl3(rắn)

(Nếu Fe dư: Fedư +  2FeCl3 → 3FeCl2)

Cl2(khí) + Cu(rắn) →CuCl2(rắn)

Kết luận: Clo tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua.

2. Clo tác dụng với hyđro

Cl2(k) + H2(k) → 2HCl(k)

- Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit hiđrocloric.

Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim. Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh, clo không trực tiếp phản ứng với oxi.

3. Clo tác dụng với nước

Cl2(khí)+ H2O (lỏng) ⇌ HCl(dd) + HClO(dd) (phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau).

Chú ý: Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO và Cl2 nên có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo. Nếu cho quỳ tím vào dd đó, lúc đầu quỳ tím hóa đỏ, sau đó nhanh chóng bị mất màu là do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.

4. Clo tác dụng với dung dịch NaOH

Cl2(k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)

Chú ý: Dung dịch hỗn hợp gồm NaCl (natri clorua) và NaClO (natri hipoclorit) được gọi là nước Gia-ven. Dung dịch này có tính tẩy màu vì tương tự như HClO, NaClO có tính oxi hóa mạnh.

III. Điều chế khí Clo (cl)

1. Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm

 4HCl(dd đặc) + MnO2(r) → MnCl2(dd) + Cl2(k) + 2H2O(l)

2. Điều chế Clo trong công nghiệp

- Điện phân dung dịch bão hòa NaCl, có màng ngăn xốp:

 2NaCl(dd) + 2H2O(l) → 2NaOH(dd) + Cl2(k) + H2(k)

IV. Bài tập về Clo (cl)

Bài 6 trang 81 sgk hoá 9: Có ba khí được đựng riêng biệt trong ba lọ: clo, hiđrua clorua, oxi. Hãy nêu ba phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong ba lọ.

Lời giải: Lấy mẫu thử từng khí:

- Dùng quỳ tím ẩm cho vào các mẫu thử:

+ Nhận biết được khí clo: làm mất màu giấy quỳ tím ẩm

+ Nhận ra được khí hiđro clorua: làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.

+ Không có hiện tượng gì là khí oxi

Bài 10 trang 81 sgk hoá 9: Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Lời giải: Theo bài ra ta có:

 nCl2 = V/22,4 = 1,12/22,4 = 0,05 mol.

Phương trình phản ứng:

 Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Theo PTPƯ: nNaOH = 2.nCl2 = 2.0,05 = 0,1 mol

 VNaOH = n/CM = 0,1/1 = 0,1 lít

 nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,05 mol.

 CM (NaCl) = CM (NaClO) = 0,05/0,1 = 0,5 M.

Bài 11 trang 81 sgk hoá 9: Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

Lời giải: Gọi M là khối lượng mol của kim loại

Ta có PTPƯ: 2M   +  3Cl2   →  2MCl3

                  10,8 g                53,4 g

Theo PTPƯ: nM = nMCl3 ⇒ 10,8/M = 53,4/(M + 35,5.3)

Giải phương trình trên được M = 27 (g) ⇒ Vậy M là nhôm (Al)

Hy vọng với bài hệ thống lại kiến thức về tính chất hoá học của Clo ở trên hữu ích cho các em, mọi thắc mắc cần hỗ trợ các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy like và chia sẻ nhé các em. Chúc các em học tập tốt!

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

18:39:5623/01/2019

Clo (Cl) là chất khí có màu vàng lục mùi xốc, rất độc. Clo là nguyên tố halogen tiêu biểu và quan trọng nhất.

Vậy Clo (cl) có tính chất hóa học và tính chất vật lý như thế nào? Điều chế Clo bằng cách nào và Clo có những ứng dụng gì trong thực tế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

* Thông tin tóm tắt về Clo (Cl):

  • Ký hiệu hóa học: Cl
  • Khối lượng nguyên tử: 35,5
  • Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5
  • Công thức phân tử: Cl2
  • Khối lượng phân tử: 71

I. Tính chất vật lý của Clo (Cl)

- Clo là chất khí độc, màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn không khí.

- Khí clo tan vừa phải trong nước tạo thành nước clo có màu vàng nhạt. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

- Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị bền là 35Cl và 37Cl

II. Tính chất hóa học của Clo

- Do lớp e ngoài cùng đã có 7e nên clo là phi kim điển hình, dễ nhận thêm 1e (thành Cl-) thể hiện tính oxi hóa mạnh (chỉ kém F và O).

- Trong các hợp chất, clo thường có mức oxi hóa -1; trong hợp chất với F hoặc O, clo còn có mức oxi hóa +1; +3; +5; +7. Vì vậy trong một số phản ứng, clo còn có tính khử.

1. Clo tác dụng với kim loại

- Clo (Cl) phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối halogenua. Muối thu được thường ứng với mức hóa trị cao của kim loại.

- PTPƯ tổng quát: 2M + nCl2 → 2MCln

* Ví dụ:

Khí clo không có tính chất hóa học nào

Khí clo không có tính chất hóa học nào

Khí clo không có tính chất hóa học nào

2. Clo phản ứng với hiđro tạo thành hiđro clorua

Cl2 + H2 

Khí clo không có tính chất hóa học nào
 2HCl

- Khí hiđro clorua HCl không màu và dễ tan trong nước.

- Trong phản ứng với kim loại và hiđro Clo đóng vai trò chất oxi hóa.

3. Clo tác dụng với nước

- Khi tan trong nước 1 phần clo phản ứng với nước tạo thành hỗn hợp 2 axit clohiđric và axit hypoclorơ.

Cl2 + H2O  HCl + HClO

- Trong phản ứng với H2O Clo vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa.

4. Clo tác dụng với dung dịch kiềm

- Nếu dung dịch kiềm loãng ngoại

Cl2 + NaOH loãng, nguội → NaCl + NaClO + H2O   (nước javen)

Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O

- Nếu dung dịch kiềm đặc nóng

3Cl2 + 6KOH 

Khí clo không có tính chất hóa học nào
 5KCl + KClO3 + 3H2O

5. Clo đẩy Brom và iot khỏi muối bromua và iotua (không đẩy được Florua)

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

6. Clo tác dụng với các hợp chất có tính khử

Cl2 + NH3 → N2 + 6HCl (phản ứng được dùng để khử độc clo trong phòng thí nghiệm)

4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4

III. Điều chế Clo

1. Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm

- Dùng chất oxihóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3 ,… tác dụng dung dịch HCl đặc hoặc muối Clorua

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O

2. Điều chế Clo trong công nghiệp

- Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn bằng xốp với điện cực dương bằng than chì và điện cực âm làm bằng sắt.

 2NaCl + 2H2O

Khí clo không có tính chất hóa học nào
 2NaOH + H2 + Cl2

IV. Bài tập về Clo (Cl)

Bài 5 trang 101 sgk hóa 10: Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O.

c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.

d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.

Lời giải bài 5 trang 101 sgk hoá 10:

a) 

Khí clo không có tính chất hóa học nào

Khí clo không có tính chất hóa học nào

b) 

Khí clo không có tính chất hóa học nào

Khí clo không có tính chất hóa học nào

c) 

Khí clo không có tính chất hóa học nào

Khí clo không có tính chất hóa học nào

d) 

Khí clo không có tính chất hóa học nào

Khí clo không có tính chất hóa học nào

Bài 7 trang 101 sgk hóa 10: Cần bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu ml dung dịch axit clohiđric 1M để điều chế khí clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25g FeCl3?

Lời giải bài 7 trang 101 sgk hóa 10:

- Theo bài ra, ta có: nFeCl3 = m/M = 16,25/162,5 = 0,1 (mol)

- Phương trình hóa học của phản ứng:

3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3

Theo PTPƯ: nCl2 = (3/2).nFe = (3/2).0,1 = 0,15 (mol)

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Theo PTPƯ: nKMnO4 = (2/5).nCl2 = (2/5).0,15 = 0,06 (mol)

 nHCl = (16/5).nCl2 = (16/5).0,15 = 0,48 (mol).

 mKMnO4 cần = 0,06. 158 = 9,48 (g).

 ⇒ Vdd HCl = n.CM = 0,48.1 = 0,48 (lít).

Hy vọng với phần hệ thống lại tính chất hóa học của Clo và bài tập ứng dụng ở trên hữu ích với các em. Mọi thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ, nếu thấy bài viết hay các em hãy chia sẻ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 10 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 10 Lý thuyết và Bài tập