Khi nào cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, tăng công suất đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Thế nhưng, hoạt động này lại chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, phát sinh nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nhằm hướng đến mục đích thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp bắt buộc thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy những đối tượng nào phải thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường và thủ tục lập kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào? Cùng Môi trường Lighthouse tham khảo bài viết dưới đây.

Kế hoạch bảo vệ môi trường [KHBVMT] được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hóa chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện KHBVMT. Một nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Cơ quan nào xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Có 02 cấp xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

  • Sở TNMT tỉnh/thành phố;
  • Phòng TNMT quận/huyện.
  • Để xác định doanh nghiệp bạn thuộc cơ quan nào phê duyệt, bạn tra cứu theo hướng dẫn ở mục sau nhé.

Đối tượng nào sẽ phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM hay không. Các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:

Tra cứu cột [2]: loại hình dự án.

Tra cứu cột [5]: quy mô dự án.

Nếu dự án của bạn thuộc cột [2] và quy mô nằm trong quy định tại cột [5] thì dự án này thuộc đối tượng phải lập KHBVMT. Bên cạnh đó, nếu dự án của bạn không thuộc cột [2] của Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì bạn xem xét đến lượng phát thải của dự án như sau:

  • Dự án có phát sinh nước thải từ 20m3/ngày đến dưới 500m3/ngày;
  • Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000m khí thải/giờ đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ;
  • Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày;

Quy trình lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch BVMT có được tạo lập bởi chủ dự án mà không phải thông qua đơn vị tư vấn. Quy trình thực hiện như sau:

  • Khảo sát hiện trạng dự án & các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh;
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu của dự án;
  • Lập Kế hoạch BVMT;
  • Kiểm tra Kế hoạch BVMT tại dự án dưới sự tham gia của lãnh đạo Sở TNMT/ Phòng TNMT và các chuyên gia;
  • Hoàn thiện, chỉnh sửa Kế hoạch BVMT và trình xác nhận.

Một số lưu ý về lập kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Thứ nhất về trách nhiệm chủ dự án. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi KHBVMT được xác nhận.
  • Thứ hai, trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện KHBVMT đã được xác nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi.
  • Thứ ba, trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên. Việc đăng ký KHBVMT được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

Trên đây là một số thông tin về việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường, Môi trường Lighthouse hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Mọi thông tin thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì lập kế hoạch và gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Như vậy, khi công ty bạn phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và giử đến cơ quan có thẩm quyền trướng khi triển khai thực hiện dự án nhé.

Lưu ý:

Cơ quan có thẩm quyền xem xét và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

*Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:

- Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

- Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

- Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

*Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.

Chủ Đề