Khi người sản xuất đưa hàng hóa ra thị trường

Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất sản phẩm hàng hóa Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp. ....

Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất sản phẩm, hàng hóa

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất sản phẩm, hàng hóa

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

Nội dung tư vấn:

     Khoản 1,2 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.

2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.

1. Quyền của người sản xuất sản phẩm, hàng hóa

  • Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp.
  • Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
  • Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.

  • Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
  • Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị cá nhân, tổ chức có liên quan.

2. Nghĩa vụ của người  sản xuất sản phẩm, hàng hóa

  • Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
  • Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
  • Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
  • Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
  • Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.
  • Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.
  • Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Trong trường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định.
  • Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định  của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: .

       Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

       Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa gồm những nội dung gì? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

Một số khái niệm chung

Người sản xuất là ai?

Khoản 6 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định Người sản xuất là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất.

Sản phẩm và hàng hóa là gì?

Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.

Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì?

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Quyền của người sản xuất

Điều  9 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định người sản xuất có những quyền sau:

1. Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp.

2. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sản phẩm.

3. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.

4. Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.

6. Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của người sản xuất

1. Tuân thủ điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

2. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tài liệu kèm theo hàng hóa.

3. Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.

5. Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

6. Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng.

7. Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng, người tiêu dùng trả lại.

8. Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

9. Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng. Chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa.

10. Bồi thường thiệt hại.

11. Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra.

12. Trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định.

13. Chứng minh kết quả sai và lỗi của tổ chức đánh giá sự phù hợp.

Trên đây là nội dung Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Bồi thường thiệt hại về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về hàng hóa và sản xuất hàng hóa.
  • 2. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì ?
  • 2.1 Giá trị sử dụng
  • 2.2 Giá trị hàng hóa
  • 3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
  • 4. Phân tích những điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.\
  • 4.1 Phân công lao động xã hội
  • 4.2 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

1. Khái quát về hàng hóa và sản xuất hàng hóa.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm do lao động tạo ra nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán.

Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của loài người. Sản xuất hàng hóa làm xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và làm nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.

Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Từ khái niệm này, ta có thể rút ra kết luận một đồ vật muốn trở thành hàng hoá cần phải thỏa mãn 3 yếu tố:

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động

- Hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người

- Thông qua trao đổi, mua bán

Hàng hóa có thể được phân thành nhiều loại như:

- Hàng hóa đặc biệt

- Hàng hóa thông thường

- Hàng hóa thứ cấp

- Hàng hóa hữu hình

- Hàng hóa vô hình

- Hàng hóa công cộng

- Hàng hóa tư nhân …

2. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì ?

2.1 Giá trị sử dụng

Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của con người. [có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất…]. Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc điểm như sau:

- Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định

- Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau.

- Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.

- Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho người tiêu dùng hàng hóa [xã hội]. Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa theo mục đích của họ. Hay nói cách khác, sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội.

2.2 Giá trị hàng hóa

Trước tiên, để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng xét một ví dụ đơn giản như sau:

Giả sử một con gà có thể được đổi lấy 10kg táo. Có nghĩa là gà và táo là vật mang giá trị trao đổi. Trong trường hợp này, có hai câu hỏi đặt ra:

Thứ nhất: Tại sao gà và táo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi với nhau?

Thứ hai: Tại sao chúng ta lại trao đổi theo tỷ lệ nhất định 1:10

Cụ thể trong ví dụ này, hao phí lao động của người nuôi gà sẽ bằng với hao phí lao động của người trồng táo. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để nuôi một con gà sẽ bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng được 10kg táo => 1 con gà có giá trị bằng 10kg táo.

=> Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:

+ Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa

+ Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa

3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

+ Mặt thống nhất: Hai thuộc tính này tồn tại đồng thời trong một sản phẩm, hàng hóa. Phải có đủ hai thuộc tính này sản phẩm, vật phẩm đó mới được gọi là hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai thuộc tính, thì sản phẩm, vật phẩm không được coi là hàng hóa.

+ Mặt mâu thuẫn: Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, mục đích của họ là mặt giá trị [tức là lợi nhuận] chứ không phải là giá trị sử dụng. Trong tay người bán có giá trị sử dụng, tuy nhiên cái mà họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Ngược lại, đối với người mua, họ lại rất cần giá trị sử dụng. Nhưng để có giá trị sử dụng, trước hết họ cần thực hiện giá trị hàng hóa sau đó mới có thể chi phối giá trị sử dụng. Vì vậy mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này chính là quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được thực hiện trước [trên thị trường], quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau [trong tiêu dùng]. Nếu giá trị của hàng hóa không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất.

Nói tóm lại, giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.

4. Phân tích những điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.\

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là có phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

4.1 Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra đời. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất.

Cơ sở của phân công lao động xã hội đó là: dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kĩ thuật, năng khiếu, sở trường của từng người cũng như của từng vùng; dựa trên những đặc điểm, ưu thế về mặt xã hội như phong tục, tập quán, ăn ở,… của từng vùng.

Phân công lao động có vai trò đó là làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau. Ngoài ra, phân công lao động xã hội còn làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, do đó ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư lên trao đổi.

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại. Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai.

4.2 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

Bên cạnh điều kiện cần là sự phân công lao động xã hội, thì cần phải có điều kiện đủ, đó là phải có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.

Có ba cơ sở của điều kiện này. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.

Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa.

Cơ sở thứ ba đó là do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất quy định. Sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt về quyền sở hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa.

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của người sản xuất đó, do đó họ mới có quyền mang nó đi bán. Thêm vào đó, sự tách biệt ấy còn làm cho quan hệ trao đổi của chủ thể đó tất yếu mang hình thái trao đổi hàng hóa, vì sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế làm cho những chủ thể sản xuất ấy có lợi ích kinh tế độc lập với nhau. Chính vì vậy, sản phẩm làm ra phải mang hình thức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá mới công bằng, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các chủ thể đó.

Trên đây là hai điều kiện cần và đủ để có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì vậy, sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử tức là nó chỉ tồn tại khi có cả hai điều kiện và mất đi khi một trong hai điều kiện đó mất đi.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề