Khí thải cfcs là gì

Trong hơn một thập niên qua, những tác động do sự biến đổi khí hậu toàn cầu đối với nền kinh tế thế giới ngày càng rõ rệt hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu này là do sự phát thải các loại khí thải nguy hại của các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người trên toàn cầu. Vậy khí thải là gì, bạn hiểu như thế nào về khí thải và những tác hại của nó. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết về khí thải là gì? một số tiêu chuẩn khí thải phổ biến hiện nay của chúng tôi.

Khí thải là gì, định nghĩa về khí thải, một số tiêu chuẩn khí thải phổ biến hiện nay là gì?. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khí thải là gì


Khí thải có thể hiểu đơn giản là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ các hoạt động của động cơ, lò đốt, vận hành... của các phương tiện, máy móc, hoặc các sinh hoạt hằng ngày của con người.

Các động cơ của các phương tiện, máy móc, các lò đốt công nghiệp hiện nay phần lớn sử dụng nguồn nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch như: xăng, dầu, khí tự nhiên, than đá... để vận hành. Quá trình đốt cháy nhiên liệu để tạo ra năng lượng vận hành máy móc thường phát sinh rất nhiều khí thải. Các loại khí thải này có thể chứa những chất gây nguy hại đến sức khỏe con người và gây ra những tác động xấu đến môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý.

Khí thải có nhiều loại, nhưng đa dạng và phổ biến nhất có thể kể đến 3 loại khí thải sau, khí thải CFCs, CO2 và NOx. Đây là nhóm khí thải phổ biến nhất và có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường và con người.

Khí thải là gì?

> > Xem thêm: Bí quyết chăm sóc nhà cửa hiệu quả vun vén hạnh phúc

Khí thải CFCs là gì?


CFC là từ viết tắt của Chlorofluorocarbon, đây là một hợp chất hữu cơ cấu thành bởi các nguyên tố, cacbon, clo và flo. CFC có nhiều loại khác nhau như CFC 11, CFCL2, CFCL3... Đây là hợp chất được con người sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong công nghiệp làm lạnh.

Khí thải CO2 là gì?


Cacbon đioxit, khí cacbonic hay còn gọi theo tên công thức hóa học là CO2. Đây là hợp chất khí khá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta, CO2 bình thường là một dạng khí có trong khí quyển trái đất, phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có cả hoạt động hô hấp của con người.

CO2 có rất nhiều tính ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp làm lạnh, công nghiệp thực phẩm, tuy nhiên ở một nồng độ cao trong khí quyển, khí CO2 gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người và môi trường. Nồng độ CO2 tăng cao trong khí quyển được xem là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính.

Khí thải CO2

> > Xem thêm: Những giải pháp xử lý rác thải xây dựng hiệu quả, tiết kiệm

Khí thải NOx là gì?


Khí thải NOx là tên gọi chung cho nhóm khí thải nitơ oxit bao gồm NO và NO2, là một trong nhóm những khí cực độc hại, có thể gây tử vong đối với con người.

NOx hình thành do quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao của các hợp chất chứa nito hoặc trong các cơn dông do sự phóng điện.

Các nguồn phát sinh khí thải chủ yếu hiện nay


Khí thải công nghiệp

Đây là nguồn phát sinh khí thải ra môi trường lớn nhất, ngành công nghiệp trên thế giới hàng năm thải ra hàng trăm triệu tấn khí thải độc hại, gây ra nhiều biến đổi đối với khí hậu.

Khí thải công nghiệp là hỗn hợp chất thải tồn tại ở dạng khí hoặc hơi, phát sinh từ các hoạt động của ngành công nghiệp như: đốt than, luyện kim, khai khoáng, chế biến, sản xuất,khí thải từ các lò nhiệt điện...


Khí thải từ phương tiện giao thông

Các loại phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, thuyền bè, máy bay... đa số vẫn sử dụng nhiên liệu nguồn gốc hóa thạch để vận hành động cơ. Đây là nguồn phát sinh khí thải lớn ra môi trường, nhất là trong điều kiện ngày càng gia tăng số lượng các phương tiện giao thông trên thế giới ngày càng có xu hướng tăng đột biến

Khí thải công nghiệp

Khí thải sinh hoạt

Một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người như đốt lò, nấu ăn, sưởi ấm... cũng có thể phát sinh ra một lượng khí thải nhất định thải vào môi trường.


Khí thải từ hoạt động nông nghiệp

Các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy, đốt rơm rạ, rác thải, rò rỉ khí biogas... là một trong những nguyên nhân phát thải khí thải ra môi trường.

Khí thải từ các thiết bị làm lạnh

Các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy lạnh, tủ đông, máy làm mát... thường sử dụng các hợp chất khí CFCs, HCFC trông làm lạnh. Sự rò rỉ hoặc loại bỏ những thiết bị này cũng là nguyên nhân phát tán những khí thải độc hại ra môi trường.


Khí thải tự nhiên

Phát sinh từ các hoạt động tự nhiên của trái đất như hoạt động của núi lửa phun trào, cháy rừng, các cơn dông, sét...

Các tiêu chuẩn khí thải phổ biến nhất hiện nay


Hiện nay trên thế giới, nhằm ngăn chặn, hạn chế việc phát thải khí thải ra môi trường, nhiều nước trên thế giới đã ban hành những tiêu chuẩn đánh giá khí thải áp dụng cho các loại phương tiện giao thông. 

3 bộ tiêu chuẩn khí thải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay được ban hành bởi: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu. 

Tại Việt Nam, các phương tiện giao thông phải đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro và tiêu chuẩn khí thải Việt Nam.


Tiêu chuẩn khí thải Euro

Đây là bộ tiêu chuẩn tiên tiến nhất, áp dụng rộng rãi trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Vì mục đích bảo vệ môi trường, nhằm tạo ra những chiếc xe xanh, sạch và thân thiện với môi trường. Các tiêu chuẩn khí thải Euro được ban hành và thông qua bởi các nước thành viên liên minh EU .

Là bộ tiêu chuẩn quy định nồng độ tối đa cho phép của các loại khí sinh ra trong quá trình hoạt động của phương tiện như nitơ oxit [NOx], hydrocarbons [HC], cacbon monoxit [CO] và particulate matter [PM].

Hiện tại bộ tiêu chuẩn mới nhất là Euro có 6 phiên bản, từ Euro 1 đến Euro 6, bộ tiêu chuẩn mới nhất hiện nay là Euro 6 ban hành năm 2014 và áp dụng từ 09/2015 đến nay.

Tiêu chuẩn khí thải Euro 5


Tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam

Đối với các loại phương tiện giao thông: 

Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 thay cho TCVN 6438:2005.

Quy định giới hạn tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm không khí: Cacbon monoxit [CO], Hydrocacbon [HC] trong khí thải của động cơ cháy cưỡng bức và độ khói trong khí thải của động cơ lắp trên các phương tiện giao thông tại Việt Nam.

Đối với khí thải công nghiệp:

Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp QCVN 19: 2009/BTN&MT ban hành bởi bộ Tài Nguyên & Môi Trường quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

Ảnh hưởng của khí thải đối với đời sống con người và môi trường

Ô nhiễm không khí đang là mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Những tác hại của ô nhiễm không khí hay ô nhiễm khí thải đối với đời sống con người và môi trường là vô cùng to lớn và đang ngày càng thể hiện rõ hơn.

Ảnh hưởng của khí thải đến sức khỏe con người

Đối với sức khỏe con người. Nếu thường xuyên tiếp xúc, hít thở các loại khí thải độc hại sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, da liễu... số liệu thống kê ủa tổ chức y tế thế giới WHO cho thấy, hằng năm có khoảng 7 triệu người trên thế giới tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.

Đối với kinh tế, xã hội. Ô nhiễm không khí gây ra những thiệt hại to lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, các chi phí khắc phục môi trường, chi phí khám chữa bệnh, an sinh xã hội... là những khoản chi phí vô cùng lớn.

Đối với môi trường. Lượng khí thải vượt quá giới hạn an toàn sẽ gây ra nhiều hậu quả như: ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng hệ sinh thái, gây nguy hại đến các hệ sinh vật khác... cho đến những tác động to lớn hơn như: gây thủng tầng ozon, gây biến đổi khí hậu, làm cho trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, gây ra các cơn mưa axit...

Trong tương lai gần, nhằm khắc phục và hạn chế những hậu qua do biến đổi khí hậu gây ra. Đảm bảo một môi trường phtá triển kinh tế bền vững, ổn định. Vấn đề khí thải cần phải được quan tâm nhiều hơn, đòi hỏi những hành động cụ thể của tất cả mọi người, của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tags: khí thải là gì, tiêu chuẩn khí thải, khí thải CFCs là gì, khí thải NOx là gì, khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt, khí thải nông nghiệp, tiêu chuẩn khí thải euro, tiêu chuẩn khí thải euro 4, tiêu chuẩn khí thải euro 5, tiêu chuẩn khí thải euro 6, tiêu chuẩn khí thải 2018...

Page 2

Xử lý khí thải đang là vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Khi vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của ô nhiễm khí thải mang lại. Đối với từng loại khí thải sẽ có những phương pháp xử lý khí thải riêng biệt. Có rất nhiều những phương pháp xử lý khí thải tiên tiến hiện đại đang được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng đâu mới là phương pháp tối ưu và an toàn nhất?.

Xử lý khí thải đang là vấn đề cấp bách của nhiều doanh nghiệp, nhằm tạo được môi trường làm việc an toàn, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đáp ứng được các quy định của nhà nước. 

Quy trình xử lý khí thải nào là tối ưu nhất, công nghệ xử lý khí thải nào đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay, hay những nguyên tắc xử lý khí thải nào cần phải tuân thủ để đảm bảo an toàn cho con người và cho môi trường.

Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết giới thiệu về các phương pháp xử lý khí thải hiện đại và an toàn nhất hiện nay nhé.

Xử lý khí thải công nghiệp

Khí thải là gì, quy trình xử lý khí thải công nghiệp hiện nay


Khí thải được định nghĩa là hỗn hợp các thành phần vật chất thải vào không khí từ các hoạt động của các phương tiện giao thông, thiết bị, máy móc hoặc các lò đốt công nghiệp, từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người...

Khí thải thường chứa nhiều yếu tố gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. Những tác hại của khí thải đổi với sức khỏe con người và môi trường là rất lớn và rất rõ rệt. Hiện nay, việc xử lý khí thải đang dần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của tất cả các ngành, địa phương và các doanh nghiệp.

Quy trình xử lý khí thải công nghiệp hiện nay thường được áp dụng theo quy trình sau:

Bước 1: Thu gom khí thải

Bước 2: Xử lý loại bỏ yếu tố gây hại, giảm thiểu yếu tố gây hại về ngưỡng an toàn.

Bước 3: Xử lý chất thải rắn còn lại sau quá trình xử lý khí thải

Bước 4: Đưa không khí sạch trở lại môi trường.

Quy trình xử lý khí thải

> > Xem thêm: Khí thải là gì? Một số tiêu chuẩn khí thải phổ biến nhất hiện nay

Những nguyên tắc xử lý khí thải cần lưu ý


Với những công nghệ khác nhau, các phương pháp xử lý khí thải sẽ có những cách loại bỏ những tạp chất độc hại có trong khí thải khác nhau. Tuy nhiên, về nguyên tắc xử lý khí thải. Các loại tạp chất có hại trong khí thải thường được xử lý bằng cách hấp thụ, kết tinh lại thành chất thải rắn hoặc bùn, hoặc tạo xúc tác để biến đổi khí thải thành khí an toàn trước khi thải ra môi trường.

5 phương pháp xử lý khí thải hiện đại và an toàn nhất hiện nay


Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để xử lý khí thải công nghiệp, dưới đây là top 5 phương pháp xử lý khí thải hiện đại và an toàn nhất được rất nhiều các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới áp dụng trong xử lý khí thải. Cùng điểm qua những công nghệ này nhé.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ[phương pháp ướt - wet crubber]


Là phương pháp sử dụng các loại vật liệu rắn hoặc dung môi, có tính chất hấp thụ hoặc hòa tan các khí cần loại bỏ, tách các thành phần khí gây hại ra khỏi nguồn khí thải.

Về bản chất, phương pháp hấp thụ là chuỗi gồm một hoặc nhiều phản ứng hóa học giữa vật liệu hấp thụ và khí bị hấp thụ tạo thành vật chất mới ở thể lỏng hoặc rắn, giúp giữ lại các khí gây hại này.

Có 2 loại hấp thụ đó là hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học. Tuy nhiên trong xử lý khí thải công nghiệp, hấp thụ hóa học thường được sử dụng rộng rãi hơn, do tính hiệu quả và tiết kiệm hơn so với phương pháp hấp thụ vật lý. 

Có 3 loại tháp xử lý hấp thụ khí thải phổ biến:

- Tháp hấp thụ sử dụng lớp đệm vật liệu rỗng, đây là loại tháp thường được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp, với ưu điểm cho phép làm việc với dòng khí lớn mà không lo về vấn đề bị nghẽn, hiệu quả xử lý tối ưu.

- Tháp hấp thụ sủi bọt, thường được sử dụng để xử lý khí thải có tải lượng cao, áp suất lớn. Quá trình hấp thụ thường tỏa nhiều nhiệt và cần được làm lạnh, có các kiểu tháp chính: sủi bọt qua lưới, sủi bọt qua đĩa chụp sắp xếp xen kẽ...

- Tháp hấp thụ dạng phun, buồng phun, là loại tháp đơn giản nhất. Trong thiết bị, các chất lỏng hấp thụ được phun thành dạng sương từ trên xuống, dòng khí đi từ dưới lên giúp tăng hiệu quả hấp thụ. Có 3 kiểu tháp phun chủ yếu sau: tháp phun kiểu thùng rỗng, tháp phun thuận dòng, và tháp phun sương kiểu cơ khí.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ[phương pháp khô]


Khác với phương pháp xử lý hấp thụ, hấp phụ là phương pháp xử lý khí thải sử dụng vật liệu hấp phụ ở dạng rắn như than hoạt tính, silicagel, zeolit, các vật liệu có tính hấp phụ khác... để giữ lại các khí và hơi độc có trong khí thải khi dòng khí đi qua lớp vật liệu này bằng các tương tác vật lý của vật liệu hấp phụ, không gây ra các phản ứng hóa học làm biến đổi bản chất của khí hoặc hơi có trong khí thải[phương pháp hấp thụ].

Có 2 nhóm hấp phụ khí thải chính:

- Nhóm hấp phụ không tái sinh, thường áp dụng với nguồn thải nhỏ, khí thải không có giá trị thu hồi.

- Nhóm hấp phụ tái sinh, thường áp dụng với nguồn thải lớn, khí thải có giá trị cần phải thu hồi.

Phương pháp này có khả năng làm sạch cao. Thu hồi được chất hấp thụ có giá trị tái sử dụng, đây là ưu điểm lớn nhất của phương pháp này.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ

> > Xem thêm: Rác thải y tế là gì? Quy trình xử lý rác thải y tế an toàn, hiệu quả

Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ


Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào đặc tính: các loại khí hoặc hơi khác nhau khi gặp phải điểu kiện nhiệt độ môi trường giảm xuống đến giới hạn nhất định, các khí hoặc hơi sẽ ngưng tụ lại thành dạng chất lỏng, giúp cho việc thu hồi, xử lý khí thải độc hại được dễ dàng và thuận tiện.

Có 2 phương pháp xử lý khí thải ngưng tụ chính:

- Phương pháp ngưng tụ gián tiếp [ngưng tụ bề mặt], thiết bị xử lý sẽ có tường ngăn cách giữa tác nhân làm lạnh và hỗn hợp khí thải, quá trình trao đổi nhiệt và ngưng tụ thành chất lỏng sẽ diễn ra trên bề mặt thiết bị, vì vậy để tăng hiệu quả xử lý người ta thường tăng diện tích tiếp xúc giữa tác nhân làm lạnh và khí thải cần xử lý bằng cách chế tạo thiết bị kiểu nhiều lớp, nhiều tầng.

- Phương pháp ngưng tụ trực tiêp[ngưng tụ hỗn hợp]. tiến hành bằng cách cho tác nhân làm lạnh tiếp xúc trực tiếp với khí thải cần xử lý, các phần tử cần tách sẽ chuyển thành dạng lỏng do sự thay đổi nhiệt độ bên trong thiết bị, hỗn hợp khí sạch còn lại sẽ được thải ra ngoài.

Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ


Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học


Đây là phương pháp xanh, giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp xử lý khác, thường được sử dụng để xử lý khí thải có mức độ ô nhiễm thấp.

Về nguyên lý, phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng các loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh... để phân hủy, biến đổi hoặc hấp thụ các khí thải độc hại.

Có nhiều cách để xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, tuy nhiên hiện nay, có 3 cách xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu sau:

Xử lý khí thải bằng công nghệ lọc sinh học Bio-filter:

Bằng cách tạo môi trường thích hợp cho các vi sinh vật xử lý khí thải. Hệ thống lọc sinh học bao gồm buồng kín chứa các vi sinh vật và khí thải, các chất gây ô nhiễm sẽ được giữ lại trong nguyên liệu lọc sau quá trình xử lý của các vi sinh vật.

Sử dụng thiết bị làm sạch sinh học[Bio-cruber]:

Khác với công nghệ Bio-filter, khí thải và vi sinh vật sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau trong điều kiện môi trường thích hợp, ở phương pháp này chất ô nhiễm được hấp thụ bằng nước và được xử lý bằng các vi sinh vật nằm trong màng lọc. Nước sử dụng ở phương pháp này sẽ bị nhiễm bẫn.

Xử lý khí thải bằng các Biocreactor chứa màng lọc polymer:

Các bình chứa quá trình xử lý sinh học[biocreactor] chứa các màng lọc polymer gắn tế bào sinh vật còn được gọi là biocreactor bọc lớp rửa, ở phương pháp này, việc làm sạch không khí được dựa vào việc sử dụng các vi sinh vật được cố định trên màng lọc.

Đây là phương pháp xử lý khí thải tiên tiến nhất hiện nay, mức độ hiệu quả và tính ổn định cao, tuy nhiên trở ngại lớn nhất của phương pháp này là chi phí  đầu tư cao và yêu cầu nhiều thiết bị hiện đại.

Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học


Xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt


Đây là phương pháp thường được xử lý khí thải chứa các khí độc hại như CO, SO2, NOx... khí thải chứa các hợp chất hữu cơ, hơi dung môi, các khí thải chứa vi khuẩn, vi sinh vật gây hại.

Bằng cách sử dụng nhiệt độ cao [kèm chất xúc tác] để biến đổi các khí độc hại có trong khí thải thành hỗn hợp khí an toàn, hoặc chất rắn an toàn không gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tối đa nồng độ các khí độc hại có trong khí thải. Bên cạnh đó nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, các vi sinh vật gây hại.

Có 2 phương pháp đốt xử lý khí thải chính đó là đốt không sử dụng chất xúc tác và đốt sử dụng chất xúc tác.

Với đốt sử dụng chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt diễn ra nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn, hoặc cung cấp nguyên liệu giúp quá trình biến đổi khí thải thành vật liệu thu hồi mong muốn.


Tags: Xử lý khí thải công nghiệp, xử lý khí thải hiệu quả an toàn, xử lý khí thải bằng phương pháp ướt, xử lý khí thải bằng phương pháp khô, phương pháp xử lý khí thải, quy trình xử lý khí thải, mô hình xử lý khí thải, xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ, công ty xử lý khí thải, thiết bị xử lý khí thải, xu ly khi thai, xu ly khi thai bang phuong phap sinh hoc, xu ly khi thai bang phuong phap ngung tu, phuong phap hap thu, phuong phap hap phu

Video liên quan

Chủ Đề