Khi tiếp cận nghiên cứu một hệ thống ta xem cái gì

Phương pháp tiếp cận hệ thống (tiếng Anh: Systematic approach) là cách thức quản trị mọi bộ phận của tổ chức sao cho toàn bộ tổ chức cùng hướng về một mục tiêu chung.

Khi tiếp cận nghiên cứu một hệ thống ta xem cái gì

Hình minh hoạ (Nguồn: rpx2)

Khái niệm

Phương pháp tiếp cận hệ thống hay phương pháp hệ thống trong tiếng Anh được gọi là Systematic approach.

Việc xác định, hiểu biết và quản một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.

Tổ chức không thể giải quyết bài toán chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hài hoà các yếu tố này. 

Phương pháp tiếp cận hệ thống của quản là cách huy động, phối hợp toàn bộ nguồn lực để phục vụ mục tiêu chung của tổ chức. 

Việc xác định, hiểu biết và quản một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả cho tổ chức.

Phương pháp tiếp cận hệ thống là cách thức quản trị mọi bộ phận của tổ chức sao cho toàn bộ tổ chức cùng hướng về một mục tiêu chung.

Nội dung của phương pháp tiếp cận hệ thống

Để giải quyết vấn đề chất lượng không thể tiến hành các nỗ lực riêng rẽ mà cần phải giải quyết tất cả các nhân tố tác động đến chất lượng, các quá trình chất lượng trong một hệ thống hoàn chỉnh từ lúc nhận thức các yêu cầu của khách hàng đến lúc thỏa mãn các yêu cầu đó. 

Phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản trị chất lượng khuyến khích các tổ chức phân tích các yêu cầu của khách hàng, xác định các quá trình giúp cho sản phẩm được khách hàng chấp nhận và giữ các quá trình này trong tầm kiểm soát. 

Như vậy để quán triệt quan điểm về phương pháp tiếp cận hệ thống, các doanh nghiệp và các tổ chức cần phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản trị chất lượng gồm một số bước quan trọng như sau:

- Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng và các bên quan tâm khác

- Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng

- Xác định các quá trình và trách nhiệm cần thiết để đạt được các mục tiêu chất lượng

- Xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu chất lượng

- Áp dụng các phương pháp đo này để xác định hiệu lực và hiệu quả của mỗi quá trình

- Xác định biện pháp ngăn ngừa sự không phù hợp và loại bỏ các nguyên nhân gây ra chúng

- Thiết lập và áp dụng một quá trình để cải tiến liên tục hệ thống quản trị chất lượng

Như vậy, phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản trị chất lượng có những đặc trưng khá riêng biệt: đó là hướng vào quá trình, hướng vào phòng ngừa, có cơ chế hành động khắc phục và phòng ngừa, có tiêu chuẩn và qui tắc làm chuẩn mực đánh giá, linh họa đáp ứng các biến động của môi trường.

Bằng cách tiếp cận như vậy, các doanh nghiệp và tổ chức tạo ra sự tin tưởng vào khả năng của các quá trình và chất lượng của sản phẩm, cung cấp cơ sở cho việc cải tiến liên tục. 

Điều này dẫn đến việc gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên quan tâm khác cũng như ngay cả các thành viên của tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản trị chất lượng, ĐH Duy Tân)

Diệu Nhi

1. Mô hình nghiên cứu lý luận về hệ thống chính sách pháp luật

Mô hình nghiên cứu lý luận về hệ thống chính sách pháp luật bao gồm ít nhất những nhóm vấn đề cơ bản sau: làm sáng tỏ những luận điểm cơ bản của cách tiếp cận hệ thống; phân tích những vấn đề lý luận về hệ thống chính sách pháp luật; luận giải hệ thống chính sách pháp luật hiện hành của Việt Nam; hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam hiện nay. Chương này, về cơ bản làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống chính sách pháp luật.

2. Phương pháp hệ thống hóa

Phương pháp hệ thống hóa xuất hiện từ thời cổ đại.

Khi đó, để viết công trình Chính trị, Aritxtốt đã so sánh cấu trúc của các thành phố Hy Lạp cổ đại.

Nhà tư tưởng cổ đại Aritxtốt đã làm sáng tỏ các loại hình tổ chức chính trị và giải thích sự phân hóa như vậy của các loại hình tổ chức chính trị đó bằng sự ảnh hưởng của chỉnh thể thống nhất những biến đổi về thời tiết, vị trí địa lý, thành phần dân cư, phương thức tồn tại, đạo đức và tín ngưỡng đến các cộng đồng được ông nghiên cứu. Muộn hơn rất nhiều, nhưng dẫu sao cũng cách thời đại chúng ra rất lâu, Môngtétkiơ khẳng định các tư duy, quan điểm của mình bằng các ví dụ từ đời sống chính trị của Nhật Bản, Trưng Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, mà ở đó mô hình nghiên cứu so sánh hệ thống nhất định đã được xem xét. Tuy vậy, chỉ đến thế kỷ XX, vói sự xuất hiện công trình Điều khiển học (1948) của Norbert Wiener (1894-1964) - người đặt nền móng cho khoa học mới mang tính chất liên ngành, các lý luận và các mô hình hệ thống được phát triển nhanh chóng (A.Ju. Mel'vil' (chủ biên): Chính trị học, Mátxcơva, 2005, tr.101 (bản tiếng Nga).

Các lý luận và các mô hình hệ thống đó mang tính giá trị phân tích ở tầng cao, khái quát nhất và có thể được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực hiểu biết khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và khoa học xã hội. Nếu quan niệm chính sách pháp luật là một hệ thống, thì bộ máy khái niệm về hệ thống chính sách pháp luật phải được rút ra từ khoa học điều khiển học (nghệ thuật của quản lý, quản trị).

3. Vai trò phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp phân tích hệ thống rất hữu ích đối với các khoa học nghiên cứu về con người và xã hội còn bởi vì phương pháp đó cho phép ở mức độ cao nhất liên kết, hợp nhất, tích hợp được những nỗ lực của các nhà khoa học có những chuyên ngành, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau: các nhà toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, triết học, lôgic học, sử học, xã hội học, văn hóa học, ngôn ngữ học, chính trị học, luật học, tâm lý học, chính sách học và cuối cùng là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học chính sách pháp luật - các nhà nghiên cứu lý luận chính sách pháp luật, xã hội học chính sách pháp luật, tâm lý học chính sách pháp luật, nghiên cứu chính sách pháp luật so sánh,...

Nguyên tắc điều khiển học của sự tương tác giữa các hệ thống, về khách quan, hỗ trợ cho sự liên kết, họp nhất, tích hợp như vậy. Và do vậy, không chỉ chất lượng của các kiến thức liên ngành được phát triển mà các thành tựu khoa học gây âh tượng, các đột phá trong các lĩnh vực hiểu biết mới cũng có thê’ đạt được nhiều hơn.

Trong khoa học và kỹ thuật ngôn từ hệ thống được gọi là tính toàn vẹn, tính thống nhất có tổ chức phức tạp (trong ngôn ngữ Hy Lạp nó có nghĩa là "cái liên hợp lại thành một cái chỉnh thể"): hệ thống mặt trời (tổng thể các thiên thể), hệ thống triết học (tổng thể các tư tưởng, học thuyết về triết học), hệ mét (tổng thể các đơn vị đo lường của các đại lượng vật lý), hệ thống pháp luật (tổng thể các bộ phận cấu thành trong một chỉnh thể thống nhất), V.V.. Ở nghĩa rộng nhất, ngôn từ hệ thống có thể được sử dụng trong khoa học chính sách pháp luật hiện đại - khoa học cùng với sự luận giải khái niệm hệ thống chính sách pháp luật còn phải soạn thảo ra các định nghĩa chính xác và nhiều khía cạnh nội dung của khái niệm đó.

4. Bàn về “Hệ thống”

Ngôn từ "hệ thống", lúc đầu, có nghĩa là tính toàn vẹn, tính thống nhất, có tổ chức phức tạp. Dưới dạng khái quát nhất, có thể hiểu hệ thống là sự kết hợp các yếu tố mà từng yếu tố trong các yếu tố đó có khả năng đi qua những trạng thái khác nhau. Nếu như những thay đổi như vậy được diễn ra thì các bộ phận cấu thành hệ thống được tính bằng các biến số. E. Xall và p. Pazen đã bổ sung sự giải thích rộng như vậy bằng việc chỉ ra rằng, "hệ thống là tổng thể các khách thể và tổng thể các mối quan hệ giữa các khách thể đó và giữa các mặt cụ thể của chúng". Như vậy, ở đây còn một điều kiện nữa được bổ sung là: các bộ phận của hệ thống buộc phải gắn kết vói nhau và một số bộ phận trong các bộ phận đó có thể cùng thay đổi các dấu hiệu của mình.

Trong sách báo nghiên cứu về hệ thống trong lĩnh vực các khoa học xã hội, hiện nay thường nhắc đến cách tiếp cận việc nhận thức về hệ thống của Claude Levi - Strauss - nhà dân tộc học, nhà nhân học và nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp, người sáng lập lý luận về tư duy nguyên thủy. Trong công trình của mình Nhân học cấu trúc (1958) ông đã viết: "Hệ thống là tôhg thể "quần thể" các yếu tố có sự phụ thuộc lẫn nhau - chúng được gắn kết với nhau bằng các kiểu quan hệ như vậy, nếu như tính chất của một trong các mối quan hệ đó thay đổi, thì các quan hệ khác cũng thay đổi và cuối cùng toàn bộ "quần thể" được thay đổi".

Cần lưu ý rằng, không được hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau của các biến số của các bộ phận hợp thành hệ thống nào đó như là "sự hài hòa", "sự yên bình" bên trong của nó. Một số mối quan hệ trong hệ thống các mối quan hệ có thể có mâu thuẫn, đối kháng dẫn đến các hoạt động chống đối xung đột "theo tất cả các chiều cạnh" của hai hoặc của nhiều yếu tố cấu thành hệ thống. Trong những điều kiện thuận lọi, hệ thống như vậy có khả năng được cân bằng, còn trong những điều kiện khác, có khả năng trải qua những chấn động mạnh mẽ và dẫn đến trạng thái mất trật tự.

5. Cách tiếp cận hệ thống

Khi nghiên cứu các cách tiếp cận chính trị quốc tế mang cả hai yếu tố: chính trị và hệ thống. Cách tiếp cận hệ thống là gì? Một cách trả lời là so sánh cách tiếp cận phân tích với cách tiếp cận hệ thống. Phương pháp phân tích, rõ ràng là phương pháp chủ đạo của vật lí cổ điển và nhờ những thành công của nó mà ta thường nghĩ đây là phương pháp duy nhất của khoa học, yêu cầu phải tối giản những đặc tính của sự vật xuống tầm giản lược nhất để xem xét các tính chất và mối liên hệ giữa chúng. Cái toàn thể được hiểu rõ nhờ nghiên cứu các thành tố dưới trạng thái đơn giản nhất và quan sát mối quan hệ giữa các yếu tố này. Bằng cách thực hiện các thí nghiệm được kiểm soát, quan hệ giữa các cặp biến số được xem xét một cách riêng biệt. Sau khi xem xét những cặp biến số khác nhau, các kết quả được tổng hợp trong một phương trình mà trong đó các thành tố được thể hiện dưới dạng biến số trong một định luật thể hiện mối quan hệ nhân quả. Các thành tố kể trên, trong trạng thái tách biệt và được hiểu theo cách đơn giản nhất, được tổng hợp lại thành cái tổng thể, với thời gian và khối lượng là đại lượng vô hướng. Các mối quan hệ về khoảng cách và lực giữa các thành tố được tính tổng theo quy tắc cộng vector (xem Rapoport 1968, và Rapoport và Horvath 1959).

Đây chính là phương pháp phân tích. Phương pháp này có hiệu quả tuyệt vời khi mối quan hệ giữa nhiều yếu tố có thể được chia thành các quan hệ giữa các cặp biến số và “những điều kiện khác không đổi”, và khi ta có thể giả định các ảnh hưởng gây nhiễu không được xem xét trong các biến số là đủ nhỏ. Vì qui trình phân tích đơn giản hơn nên nó được yêu thích hơn so với phương pháp hệ thống. Nhưng phân tích không phải lúc nào cũng đầy đủ. Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi những ảnh hưởng ở tầm hệ thống không có hoặc rất ít nên ta có thể bỏ qua được. Chỉ phương pháp phân tích là không đủ và ta cần phương pháp hệ thống nếu kết quả bị ảnh hưởng không chỉ bởi tính chất và mối quan hệ đan xen giữa các biến mà còn bởi cách thức chúng được sắp xếp.

Nếu cách tổ chức các thành tố ảnh hưởng đến hành động và mối quan hệ giữa chúng thì ta không thể phán đoán kết quả hay hiểu được chúng chỉ bằng cách biết được đặc điểm, mục tiêu và tương tác giữa các thành tố của hệ thống. Thất bại của các lí thuyết giản lược đề cập trong chương 2 cho chúng ta một số lí do để tin vào sự cần thiết của cách tiếp cận hệ thống. Khi sự tương đồng trong kết quả diễn ra bất chấp những thay đổi trong các thành tố vốn có vẻ tạo ra các kết quả này, ta có thể nghi ngờ rằng phương pháp tiếp cận phân tích sẽ thất bại. Có một điều gì đấy đóng vai trò như là một hạn chế áp đặt lên các thành tố hay xen vào giữa các thành tố và kết quả của hoạt động của chúng. Trong chính trị quốc tế, các lực lượng ở cấp hệ thống dường như đang tồn tại. Vì vậy chúng ta có thể thử nghiên cứu các hệ thống chính trị theo cách tương thích với lí thuyết hệ thống và điều khiển học.[1] Hệ thống được định nghĩa là tập hợp những phần tử tương tác với nhau. Ở một cấp độ, hệ thống bao gồm một cấu trúc, và cấu trúc là thành tố ở cấp độ hệ thống giúp cho ta nhận biết các phần tử đang thuộc một hệ thống chứ không phải đơn thuần là một tập hợp (không có mối liên kết nội tại – NBT). Ở một cấp độ khác, hệ thống gồm các thành phần tương tác với nhau.

Mục đích của lí thuyết hệ thống là chỉ ra 2 cấp độ này vận động và tương tác như thế nào, vì vậy ta cần phải tách biệt chúng với nhau. Nếu một người đặt câu hỏi làm thế nào mà A và B tác động lẫn nhau thì ta chỉ có thế trả lời khi ta tách biệt rõ ràng A và B. Phương pháp tiếp cận hay lí thuyết nào, một khi đã mang “tính hệ thống” phải phân biệt được rõ ràng cấp độ hệ thống-cấu trúc và cấp độ tương tác giữa các phần tử. Nếu không làm được điều này, thì đó không phải là một lí thuyết hay cách tiếp cận hệ thống. Định nghĩa cấu trúc cần phải lược bỏ đi tính chất và mối tương quan giữa các phần tử. Chỉ bằng cách này ta mới có thể phân biệt được những thay đổi của cấu trúc với những thay đổi trong lòng cấu trúc.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).