Khó khăn của học sinh khi bước vào lớp 1

4 bước giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn khi vào lớp 1

Thời gian đầu khi lên tiểu học, trẻ gặp nhiều khó khăn khi vào lớp 1, nhất là trong việc thích nghi với các hoạt động ở trường học. Do đó, nếu hiểu được khó khăn mà trẻ gặp phải thì chúng ta sẽ có những biện pháp thích hợp giúp nhà trường và phụ huynh tạo được một tâm trạng thoải mái và sẵn sàng cho trẻ bắt đầu một hành trình mới.

Ở tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là chủ đạo, trẻ sẽ tham gia nhiều hoạt động vui chơi, kết hợp với học tập nên sẽ có sự tự do và thoải mái. Trẻ có thể được tự do chơi trò này trò kia, không thích thì sẽ dừng chứ không có sự ép buộc. Nhưng tất cả mọi thứ sẽ khó khăn khi vào lớp 1, mọi hoạt động của trẻ sẽ thay đổi hoàn toàn bởi lúc đó hoạt động học tập là chủ đạo. Trẻ bắt đầu phải học các kiến thức qua rất nhiều môn học, không có quyền được lựa chọn, hay bốc đồng như trước mà phải theo khuôn khổ, quy tắc nề nếp của lớp trường. Bản thân trẻ cũng cần cố gắng để đạt kết quả tốt, giáo viên tiểu học cũng sẽ không thể tận tâm chăm lo cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ như khi còn ở trường mầm non. Chính vì vậy, khi mới bắt đầu vào tiểu học, nhiều trẻ sẽ có những biểu hiện tiêu cực như không muốn đi học, kết quả học tập sa sút, sợ thầy cô, bạn bè….

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

1. Phụ huynh phải nói chuyện trước với trẻ

Khi trẻ đang ở năm cuối cùng của lớp mầm non, các bậc phụ huynh phải nói chuyện trước với con trẻ như “sang năm thì con sẽ là học sinh lớp 1. Và là học sinh lớp 1 thì con đã lớn rồi, và sẽ khác đi, chúng ta không thể nào như khi con đang ở lớp được chơi với bạn bè, hay chơi gì thì chơi, làm gì thì làm, mà chúng ta sẽ được học nhiều thứ thú vị hơn nhiều, được làm quen bạn mới, được học nhiều môn học hay hơn…” Hãy nói một số những hữu ích trước khi con vào tiểu học, như vậy con bạn sẽ được chuẩn bị tâm lý trước và những khó khăn khi vào lớp 1 của con sẽ được giảm hơn.

2. Nhờ giáo viên trong trường tác động.

Chúng ta cũng có thể nhờ giáo viên tác động đến trẻ, nhờ giáo viên kể cho các bạn nhỏ những sự kiện, cuộc sống khi chuẩn bị lên lớp 1. Vì ngoài gia đình, giáo viên mầm non chiếm vị trí rất quan trọng trong lòng trẻ, có khi còn quan trọng hơn so với bố mẹ. Chính vì vậy, trẻ sẽ tin tưởng mà nghe theo những gì giáo viên miêu tả viễn cảnh khi trẻ học trường mới, có bạn bè mới và cuộc sống sinh hoạt học tập ra sao… Điều này cũng chuẩn bị cho trẻ đối diện những khó khăn khi vào lớp 1 và cả những cách vượt qua chúng.

3. Bạn bè động viên nhau

Hãy nói chuyện với bố mẹ và bạn thân của con, có thể hỏi xem con họ có học cùng trường với con mình không, các bố mẹ sẽ cùng động viên con của mình. Bố mẹ có thể nhờ bạn thân con động viên khuyến khích trẻ rằng khi vào lớp 1 là các con sẽ được học cùng nhau, cùng vui chơi và cùng giúp nhau trong việc học tập. Điều này là để cho con cảm thấy không chỉ mình con mới phải lên lớp 1, học một mình hay con sẽ không cô đơn lạc lõng trong 1 môi trường mới với toàn  các bạn mới mà con vẫn có bạn để học cùng, cùng nhau sẻ chia trong con đường mới con sẽ đi. Như vậy những khó khăn khi vào lớp 1 của con sẽ giảm bớt đi nhiều và con sẽ vui vẻ hơn trong môi trường mới.

4. Tham quan và tiếp xúc

Để chắc chắn hơn, chúng ta cũng có thể đưa trẻ đi tham quan trường tiểu học mà trẻ sẽ học. Để cho trẻ nhìn thấy sân trường nhiều cây đẹp thế nào, có thể nhìn các anh chị đang học tập, vui chơi. Có thể cho con gặp các thầy cô trong trường. Phụ huynh nên cho trẻ tham quan một đến hai ngày, để cho trẻ quan sát và hiểu hết những sinh hoạt, học tập trong trường. Điều này sẽ khiến trẻ đỡ bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên đi học và có sự thích ứng và làm quen dần môi trường mới. Khi trẻ đã biết được môi trường mà trẻ sẽ được học tập đẹp đẽ như vậy thì trẻ sẽ có sự hào hứng, tự tin hơn trong ngày đầu tiên đến trường.

Kết luận

Trước khi trẻ chuẩn bị lên lớp một, các bậc phụ huynh và giáo viên cũng nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước, nên nói những giới thiệu và nói những hoạt động trong trường mà trẻ sẽ được tiếp xúc để tạo hứng thú đối với trẻ, trẻ sẽ được học nhiều điều mới, được kết bạn với nhiều người bạn mới. Chúng ta cũng có thể dẫn trẻ đi tham quan trường học mà trẻ sẽ nhập học, cho trẻ nhìn ngắm các anh chị đang học tập, và vui chơi, đây là những việc cần thiết cho trẻ. Việc chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học là việc cần thiết và yêu cầu bố mẹ phải thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch để tạo, để giảm các tác động gây khó khăn khi vào lớp 1, đảm bảo cho trẻ một điều kiện thuận lợi hơn trên con đường mới.

Bài viết liên quan:

Cập nhật : 25-01-2021 bởi tuvanannam

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

 Sự thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt và môi trường học tập là một trong những khó khăn chính của trẻ khi bước vào lớp 1. Vì vậy bố mẹ nào cũng cần phải chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1.

1. Tại sao cho trẻ đi học đọc, viết trước khi vào lớp 1 là sai lầm?

Khoảnh khắc bước vào lớp 1 vô cùng quan trọng với trẻ. Rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho con trước bước ngoặt này.

Thứ nhất, bố mẹ cho rằng một đứa trẻ 6 tuổi đã phát triển bộ não [khoảng 90%] và thể chất khá tương đối, cho nên để con tự nhiên vào lớp 1, không can thiệp, chuẩn bị gì cả.

Thứ hai, là những phụ huynh hoang mang, không tin các con có thể đọc, viết, tính toán thành thạo trong 15-30 tuần ở trường. Do đó, họ chọn cách cho trẻ đi học trước [từ 5 tháng thậm chí 1 năm] và nghĩ rằng, đó là sự chuẩn bị cho khởi đầu chắc chắn, bền vững nhất.

Thứ ba, phụ huynh còn lại thì quan điểm chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 là chuẩn bị cách thức, phương hướng tư duy và tâm thế.

Cha mẹ không nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1

Vậy, trong 3 trường phái này, đâu mới là sự chuẩn bị tối ưu cho con?

Trẻ bước vào lớp 1 sẽ gặp 3 khó khăn chính:

Đầu tiên là sự thay đổi đột ngột thói quen sinh hoạt. Từ việc ngồi ở trường mầm non với bàn ghế sặc sỡ sắc màu, sắp xếp tự do, con phải ngồi bàn gỗ ngăn nắp, chỉ được học không được chơi. Không ít trẻ thấy việc ngồi bàn học ngay ngắn thực sự ngột ngạt, bí bách.

Đặc biệt, có một chi tiết rất nhỏ nhưng nếu phụ huynh không chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 và thầy cô không để ý có thể gây sang chấn tâm lý cho học sinh mới vào lớp 1 đó chính là việc các con không tìm thấy nhà vệ sinh ở trường học mới hoặc e ngại, lo sợ không dám tự đi vệ sinh một mình.

“Nhiều chuyên gia tâm lý cho biết, khi bố mẹ đưa con lớp 1 đến gặp chuyên gia trong trạng thái sang chấn tâm lý, sau tìm hiểu mới biết nguyên nhân sâu xa chính là do trẻ không tìm thấy nhà vệ sinh, không dám/lo sợ đi vệ sinh một mình. Thay đổi thói quen sinh hoạt tưởng dễ nhưng thực sự là khó khăn rất lớn của trẻ”. Những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ nhưng nó lại làm các con lo lắng, dần trở thành nỗi sợ vô hình làm con ngày càng rụt rè.

Khó khăn thứ hai đến từ thay đổi hoạt động trí tuệ từ tư duy trực quan bằng hình ảnh [mầm non] sang tư duy trừu tượng [bậc tiểu học]. Điều đó khiến rất nhiều trẻ sợ học, sợ sách vở.

Khó khăn thứ ba là sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp. Ở mầm non cô giáo xưng cô – con, dạy trẻ ít nhưng cưng nựng, chăm sóc trẻ là chính. Ở lớp 1, nhiệm vụ của cô là hoàn thành mục tiêu giáo dục nhà trường đề ra cho nên nhiều trẻ cảm thấy e ngại, sợ cô giáo.

Điều tuyệt vời và đúng đắn nhất cha mẹ cần chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 chính là tâm thế thoải mái trước khi bước vào môi trường mới, khích lệ con học tập qua việc tạo động lực cho trẻ.

2. “Để con học thật tốt, bố mẹ chỉ việc cười thật tươi”

Hành trang vào lớp 1 quan trọng nhất là tâm thế của trẻ, vậy chúng ta cần trang bị những gì cho trẻ?

Cung cấp cho con tâm thế vui vẻ, đó là xuất phát tốt nhất. Vạn sự khởi đầu nan, nếu con từ đầu đã sợ hãi sẽ không học tốt được. Nếu chúng ta làm cho con vui vẻ và muốn học, muốn tiếp nhận kiến thức thì kết quả sẽ tốt.

Cha mẹ luôn là nguồn động lực của con để tự tin cắp sách tới trường

Chuyên gia đã giải thích cơ chế phát huy bộ não của trẻ. Theo tâm lý học ứng dụng, bộ não con người có 3 phần: não người – đại não [chuyên xử lý các vấn đề ngôn ngữ, tính toán, logic, sáng tạo]; não thú [xử lý cảm xúc]; não bò sát [phản xạ không điều kiện].

Khi thông tin được tiếp nhận sẽ đi qua não thú đầu tiên, não thú như một cái van. Nếu thông tin tiêu cực, não thú sẽ khóa năng lượng lại không cho đi lên đại não. Đó là lí do khi cha mẹ quát nạt, trách phạt thì trẻ sẽ phản ứng tiêu cực thay vì nghe lời và hợp tác. Ngược lại, nếu cha mẹ nhẹ nhàng, động viên thì thông tin tích cực được não thú mở ra, đưa lên não người giúp trẻ nhận thức, tính toán, logic [tức học tập] thì trẻ sẽ hợp tác, học hành tiến bộ.

Bởi vậy, muốn phát huy bộ não muốn trẻ học tập thì cha mẹ phải chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1, tạo môi trường vui vẻ, thân thiện, tích cực, an toàn cho trẻ.

“Mỗi ngày việc đơn giản của bố mẹ chỉ là cười thật tươi. Đi làm về gặp con là cười, trút hết stress trước khi bước vào cánh cửa nhà. Cha mẹ quản lý cảm xúc tốt sẽ giúp con học tập tốt”, bà Vân Anh chia sẻ.

Lưu ý thêm, bố mẹ không cần quá lo lắng nếu con vào lớp 1 nhưng viết chưa đẹp, học Toán chưa giỏi. Đó là điều rất bình thường.

Bởi lẽ, mỗi đứa trẻ đều có 9 loại hình thông minh nhưng chỉ số của loại thông minh ở mỗi đứa trẻ là không giống nhau. Có đứa trẻ nói nhiều [thông minh ngôn ngữ], vẽ giỏi [thông minh không gian], giỏi Toán [thông minh logic], thích nghịch ngợm chạy nhảy [thông minh vận động]…

Một đứa trẻ nhút nhát chưa hẳn không tốt. Nhút nhát là biểu hiện của loại hình thông minh nội tâm, những đứa trẻ nhút nhát có ưu điểm là cảnh giác cao trước người lạ.

Mỗi đứa trẻ thông minh theo cách của mình. Cha mẹ tuyệt nhiên không nên so sánh con với đứa trẻ khác.

3. Bí quyết đồng hành cùng con

Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh, đồng hành cùng con sẽ hiệu quả gấp nhiều lần so với dạy con. Bí quyết để đồng hành, trang bị hành trang cho con vào lớp 1 là thấu hiểu. Muốn thấu hiểu con thì trước hết phải tạo thiện cảm.

Hãy đồng hành cùng con để trẻ tự tin bước vào lớp 1

Muốn tạo thiện cảm với con thì cha mẹ nên lưu ý: một là cười với con, hai là khen ngợi khích lệ chúng, ba là hỏi trẻ nhiều hơn và bốn là lắng nghe trẻ. Đừng mắng khi con hỏi nhiều, đừng dập tắt niềm vui khi con đang say mê kể chuyện dù có thể với người lớn, những câu chuyện bé kể rất dài dòng và chẳng có gì quan trọng.

Thay vì dắt con đến gặp cô giáo lớp 1 và nói “cô chú ý giúp kèm cháu, con nhà tôi nhát lắm”, cha mẹ nên loại bỏ cụm từ “nhút nhát” ra khỏi từ điển và thường xuyên khích lệ con bằng các cụm từ “con tự tin”, “con tuyệt vời”, “mẹ tin con làm được”.

Xin bố mẹ hãy đưa con đi tựu trường lớp 1 và làm cho con cảm nhận được sự đặc biệt của dấu mốc này bằng một món quà hay bữa tiệc nhỏ. Đồng hành cùng con, phụ huynh là người tạo động lực tự nhiên giúp trẻ học tốt, nuôi dưỡng đam mê, để con được vui vẻ và muốn khám phá tri thức thay vì dọa nạt, áp gánh nặng kiến thức lên đầu trẻ.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt nhất hành trang cho con vào lớp 1, phát triển kỹ năng sống cho trẻ ngay từ ban đầu, cha mẹ hãy tìm hiểu và cho con tham gia vào các khóa trại hè bán trú, chương trình khóa học FasTracKids cho trẻ,… Ở đây, trẻ sẽ được gặp gỡ, tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa, cùng nhau tiếp cận với phương pháp giáo dục phù hợp với thời đại hiện nay, phát triển tốt các kỹ năng cần thế của thế kỉ 21.

Theo cô Phan Hường – Giáo viên bộ môn FasTracKids STEM tại Hệ thống giáo dục kỹ năng sống Cara

Video liên quan

Chủ Đề