Khó khăn trong phòng, chống tội phạm công nghệ cao

Tiền chơi bạc từ thẻ cào chiếm 97% tổng lượng tiền chơi bạc qua các cổng trung gian thanh toán. Nguồn: Internet

Bộ trưởng Bộ Công an:

Tội phạm công nghệ cao khó phòng ngừa và đấu tranh hơn trước

13:30 14/08/2018

Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là nội dung nằm trong nhóm vấn đề Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chiều 13/8.

Bảo đảm an ninh, an toàn trong hệ thống ngân hàng

Sự thật về vụ đầu tư vào tiền ảo với “lãi suất khủng”

Quản lý, xử lý hoạt động thanh toán điện tử bất hợp pháp

Một số giải pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao

Cập nhật ngày: 23-08-2017 | 08:38:33 GMT +7

Tạp chí CSND - Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu. Sản phẩm của khoa học và công nghệ chiếm phần lớn trong giá trị của nhiều hàng hóa, dịch vụ. Khoa học công nghệ đang tạo ra sự khác biệt to lớn trong sự phát triển giữa các quốc gia, trong đó phải kể đến những thành tựu xuất sắc của công nghệ thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do khoa học công nghệ đem lại, còn những mặt trái mà chúng ta không mong muốn là khoa học công nghệ bị lợi dụng sử dụng vào nhiều hoạt động phạm tội và được thế giới gọi chung là tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đây là loại tội phạm mới, đang có xu hướng phát triển, diễn biến hết sức phức tạp, đa dạng và khó lường trên quy mô toàn cầu, là mối đe dọa to lớn đối với sự ổn định, phát triển của các quốc gia và được xác định là một trong những nguy cơ, thách thức lớn nhất của cộng đồng quốc tế.

          Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay nước ta có khoảng 31,5 triệu người sử dụng mạng Internet [chiếm 1/3 dân số cả nước], Internet băng rộng đạt 12 triệu thuê bao [Trong đó: Băng thông rộng cố định đạt 7 triệu thuê bao, băng thông rộng di động 3G đạt gần 5 triệu thuê bao]; điện thoại di động đạt 138 triệu thuê bao. Về ứng dụng công nghệ thông tin, 100% cơ quan Nhà nước có trang, cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam đã triệt để lợi dụng tính ưu việt của mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội, gây ra nhiều hậu quả xấu đối với xã hội, cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.           Các loại hình tấn công phổ biến:

         - Tấn công deface: Truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu nhằm phá hoại, sửa đổi dữ liệu, trộm cắp dữ liệu và thay đổi giao diện.


         - Tấn công từ chối dịch vụ DDoS: Làm tắc nghẽn đường truyền bằng cách cài mã điều khiển các máy tính "ma" trong mạng botnet truy cập liên tục và lặp đi lặp lại vào một địa chỉ trang web đã định trước.
      - Phát tán virus, phần mềm gián điệp: Phát tán qua dịch vụ web 2.0 như Yume, Second Life, Facebook, Flickr, YouTube, Anhso... nhằm lây lan vào máy tính cá nhân để lấy thông tin cá nhân như mật khẩu của e-mail, tài khoản chat.
         - Tội phạm trong thương mại điện tử: Lừa đảo qua quảng cáo, bán hàng trực tuyến; lừa trên các sàn giao dịch ảo như ngoại tệ, vàng, bất động sản, huy động vốn tín dụng; lừa đảo bằng e-mail từ các nước châu Phi, châu Âu thông báo trúng thưởng sổ số lớn, đề nghị tham gia rửa tiền, đề nghị nhận hộ tiền thừa kế...
         - Tội phạm trộm cắp thông tin thẻ tín dụng: Bằng các thủ đoạn như Skimming [dùng máy cà thẻ ghi trộm dãy số trên thẻ]; sử dụng phần mềm gián điệp để lấy thông tin gõ từ bàn phím; truy cập bất hợp pháp vào website, cơ sở dữ liệu để lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng; tạo ra một trang web bán hàng giả; thu thập, mua bán thông tin thẻ tín dụng trên một số diễn đàn của hacker.
         - Thủ đoạn rút tiền từ thẻ ngân hàng: Thông đồng với nơi chấp nhận thẻ để rút tiền; mua hàng qua mạng bằng thông tin thẻ trộm cắp; rửa tiền với nhiều loại tiền ảo như Liberty Reserve, e-Gold, Paypal, Webmoney, ePassport...; chuyển tiền từ thẻ tín dụng trộm cắp sang tài khoản ngân hàng; dùng thẻ tín dụng trộm cắp để đánh bạc, cá độ qua mạng.
         - Lừa đảo trong mua bán hàng qua mạng - B2B: Khi ký hợp đồng qua mạng, đặc biệt là hợp đồng ngoại thương, tội phạm thường thực hiện đúng hợp đồng đầu để tạo lòng tin. Khi lượng tiền thanh toán lên đến hàng triệu USD, đối tượng nhanh chóng rút tiền trước khi người mua phát hiện hành vi lừa đảo và không giao hàng hoặc giao hàng không đúng hợp đồng.
         - Lừa đảo trong mua bán hàng qua mạng - C2C: Lợi dụng đặc điểm của việc mua bán qua mạng là người mua bao giờ cũng phải trả tiền trước, người bán chào hàng không chuyển hàng, hoặc giao không đúng với quảng cáo về chất lượng, số lượng, chủng loại, mẫu mã...
Một số thủ đoạn khác: - Gửi thư thông báo tặng cho một kiện hàng giá trị lớn từ nước ngoài với điều kiện phải chuyển trước một khoản phí để làm thủ tục. - Bùng nổ hiện tượng gửi thư điện tử, nhắn tin lừa đảo, tống tiền, đe dọa, quấy rối, khủng bố. - Nhiều công ty cung cấp nội dung số tổ chức nhắn tin trúng thưởng, bói toán, lô đề, tư vấn tình dục, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy… với mỗi tin nhắn sẽ bị trừ 15.000 VND. Người nhắn tin chỉ biết bị lừa sau khi tài khoản hết tiền.          Những hành vi phạm tội phổ biến của loại tội phạm này thường là làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, thẻ ATM, thẻ tín dụng rất tinh vi để rút tiền từ ngân hàng; sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao và lắp đặt thiết bị, các máy phát sóng trái phép sử dụng mạng viễn thông, mạng internet để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân sau đó cấu kết với các đối tượng trong nước, giả danh là cán bộ các cơ quan nhà nước rồi gọi điện thoại cho nạn nhân để hù dọa yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng chỉ định rồi chiếm đoạt.          Đáng chú ý, nhiều loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội như trộm cắp; lừa đảo; tống tiền; đánh bạc, cá độ bóng đá; mại dâm; buôn bán hàng cấm; phát tán văn hóa phẩm đồi trụy; rửa tiền…          Đa phần người dân bị lừa đảo là do lòng tham và sự thiếu hiểu biết. Từ việc nạp thẻ mua hồ sơ để nhận giải xe máy hoặc tiền mặt; đến chiêu trò hack nạp thẻ điện thoại di động; tống tiền qua điện thoại; gần đây trên mạng Internet đã xuất hiện 1 nhóm đối tượng chuyên lập các website, kho ứng dụng cho điện thoại di động, máy tính bảng có nội dung khiêu dâm. Từ đó chúng phát tán link trên các mạng xã hội nhằm lừa người sử dụng click vào để chiếm đoạt tiền của họ. Sau khi được cảnh báo, các nội dung khiêu dâm bị xóa bỏ trên các kho ứng dụng, tội phạm lại biến thể sang các trò lừa đảo mới như việc tạo ra các trò chơi với hình dạng bên ngoài bình thường có tiêu đề rất “hot” để câu khách song tiềm ẩn bên trong lại chứa các “mã độc” có khả năng gửi tin nhắn về tổng đài để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người sử dụng. Nguy hiểm hơn, có những “mã độc” có thể đánh cắp được các dữ liệu như ảnh, video, danh bạ, tin nhắn, thông tin về tài khoản Facebook, E-mail, tài khoản ngân hàng…             Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:  

         Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trong đó tăng cường đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên…


         Hai là, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và có biện pháp xử lý phù hợp.
         Ba là, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm: Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn; quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
         Bốn là, đối với cơ quan chuyên trách cần tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
         Năm là, các cá nhân cần có trách nhiệm tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao bằng cách bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình; phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách trong quá trình xác minh làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho Cơ quan chuyên trách khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo tình hình vi phạm, tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội - PC50 - Công an Thành phố Hà Nội 2. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ - Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao

Nguyễn Ngọc Thương - Tạp chí CSND - T32

Theo Tạp chí Cảnh sát nhân dân – Csnd.vn

Các tin khác

Video liên quan

Chủ Đề