Không đăng ký tạm trú, tạm vắng bị phạt bao nhiêu

[PLO]- Việc đăng ký tạm trú sẽ do chủ trọ hay người thuê trọ thực hiện? Nếu không đăng ký thì sẽ bị phạt và phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có nhà trọ đang cho thuê. Tôi quan sát thực tế thấy hiện nay có rất nhiều học sinh, sinh viên, công nhân thuê trọ để sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Nhiều người thuê trọ cho rằng việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm của chủ trọ nên cứ đùn đẩy cho chủ trọ mà không đi đăng ký tạm trú. Như vậy, nếu không đăng ký tạm trú thì ai sẽ là người bị phạt?

Bạn đọc Tuấn Cường [TP.HCM]

Luật sư Trịnh Công Minh, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú [theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020].

Như vậy, tạm trú là việc công dân sinh sống ở một nơi trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Đăng ký tạm trú thuộc trường hợp đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú [khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020].

Trên thực tế, khi đi thuê trọ thì chủ nhà trọ thường là người chủ động liên hệ để đăng ký tạm trú cho người đi thuê trọ bởi những người chủ nhà trọ thường sẽ quen thuộc với cơ quan công an địa phương đó.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 thì việc đăng ký tạm trú do người đi thuê trọ [từ 30 ngày trở lên] thực hiện chứ không nhất thiết phải là chủ trọ.

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021 quy định vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú. Người thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng, cụ thể:

- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.

Do đó, cả chủ nhà trọ và người thuê trọ đều phải có trách nhiệm đăng ký tạm trú khi có sự thay đổi về cư trú. Nếu không đăng ký tạm trú có thể chủ trọ hoặc người thuê trọ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng theo quy định trên.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo Điều 9 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

- Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Trong khi đó, theo Nghị định 167/2013 trước đây chỉ phạt từ 100.000 - 300.000 đồng nếu thuộc một trong các hành vi nêu trên.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022 - ngày có hiệu lực của Nghị định 144/2021, người dân nếu không đăng ký tạm trú theo quy định bị phạt đến 01 triệu đồng.

Từ 2022, tăng mạnh mức phạt nếu không đăng ký tạm trú [Ảnh minh họa]


Ngoài ra, Nghị định 144/2021 cũng tăng mạnh mức phạt với hành vi vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú, cụ thể, phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi:

- Tẩy, xoá, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

- Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,  xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

- Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,  xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

- Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định;

- Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;

- Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;

Khi đi khỏi nơi thường trú trong thời gian quy định, người thuê nhà phải thực hiện đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, không phải người đi thuê nào cũng thực hiện nghiêm yêu cầu này. Vậy theo quy định, không đăng ký tạm trú bao lâu người thuê sẽ bị phạt?

Mục lục bài viết [Ẩn]


1. Ai phải đăng ký tạm trú: Người thuê hay chủ trọ?

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

Định nghĩa này được nêu tại khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020:

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Theo quy định này, chỉ khi đi khỏi nơi đăng ký trường trú từ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đăng ký tạm trú. Đây là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân. Và Luật cũng quy định rõ, người phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký tạm trú là người đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp mới ngoài nơi đã đăng ký thường trú.

Do đó, người có nghĩa vụ phải đăng ký tạm trú là người đi thuê nhà. Ngoài ra, việc đăng ký tạm trú còn mang lại nhiều quyền lợi cho người đi thuê trọ. Trong đó có thể kể đến:

- Có thể cho con học tại các trường công lập trên địa bàn nơi tạm trú.

- Nếu có hoả hoạn, cướp giật, trộm cắp, gây gổ... thì người đã đăng ký tạm trú sẽ được bảo đảm an toàn.

- Khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, người đã đăng ký tạm trú sẽ được chính quyền địa phương nơi đăng ký tạm trú hỗ trợ.

- Được mua bảo hiểm y tế hộ gia đình tại nơi đăng ký tạm trú, thuận lợi khi đi khám, chữa bệnh...

Như vậy, có thể thấy, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của người thuê nhà để được hưởng trọn quyền lợi. Do đó, người thuê trọ cần phải đăng ký tạm trú ngay trong 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi ở trọ.

Tuy nhiên, thường chủ nhà sẽ quen thuộc với địa điểm đăng ký tạm trú, cơ quan thực hiện đăng ký tạm trú... hơn người đi thuê. Do đó, nếu được, người thuê nên nhờ chủ trọ hướng dẫn để việc đăng ký tạm trú được diễn ra nhanh chóng.


2. Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 nêu trên, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định [30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ] thì có thể bị phạt.

Cụ thể, người nào không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xoá đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới [chuyển chỗ trọ mới...], đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Như vậy, do nghĩa vụ đăng ký tạm trú là người thuê nhà và người này phải đăng ký trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chuyển đến nơi ở trọ. Nếu không thực hiện đúng quy định này, người thuê nhà sẽ bị phạt đến 01 triệu đồng.


3. Thủ tục đăng ký tạm trú tại nhà thuê mới nhất

Để đăng ký tạm trú tại nhà thuê, người đi thuê nhà cần thực hiện theo thủ tục sau đây:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

- Hợp đồng thuê nhà ở.

Riêng trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở [hợp đồng thuê nhà] đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với cơ quan đăng ký cư trú thì người thuê nhà không cần phải cung cấp giấy tờ chứng minh [theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP].

Cơ quan đăng ký tạm trú

Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú: Công an xã, phường, thị trấn; công an huyện, quận, thị xã...

Thời gian giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công an có thẩm quyền sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú [tối đa 02 năm/lần và có thể gia hạn nhiều lần] cho người thuê vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Đồng thời, cơ quan công an sẽ thông báo cho người thuê về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. Nếu từ chối đăng ký tạm trú cho người thuê, cơ quan công an cũng sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Không khai báo lưu trú bị phạt báo nhiêu tiền?

Mức phạt không thực hiện thông báo lưu trú theo quy định Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định công dân không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Hết hạn tạm trú tạm vắng phạt báo nhiêu?

Như vậy, đối với trường hợp của bạn là không đăng ký thường trú đúng thời hạn, trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Ở trọ báo lâu thì phải đăng ký tạm trú?

1. Điều kiện để đăng ký tạm trú? - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Đăng ký tạm trú tạm vắng như thể nào?

* Đăng ký tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú [của từng người] [Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA]; - Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú.

Chủ Đề