Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bạc Liêu

Bạc Liêu: Khởi công khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm

Quang Vinh

17:14 30/01/2018

Chiều nay 30/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [NNUDCNC] phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu.

Khởi công khu NNUDCNC tôm Bạc Liêu.

Khu NNUDCNC phát triển tôm Bạc Liêu có diện tích 418,91 ha, thuộc địa bàn xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu, có tổng mức đầu tư hơn 3 ngàn 217 tỷ đồng. Khu NNUDCNC phát triển tôm Bạc Liêu hướng tới mục tiêu làm hạt nhân tác động, dẫn dắt và nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, ĐBSCL và cả nước. Đồng thời, làm nòng cốt, động lực để xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Bên cạnh đó khu NNUDCNC phát triển tôm Bạc Liêu còn hướng tới là trung tâm liên kết với các viện, trường, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực tôm, tạo thành một chuỗi phức hợp từ khâu nghiên cứu sản xuất tôm bố mẹ, tôm giống, đến các khâu nuôi tôm siêu thâm canh, sản xuất chế biến, bảo quản tôm; nghiên cứu sản xuất thức ăn cho tôm; nghiên cứu, trình diễn các ngành công nghiệp phụ trợ; đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;…

Nhấn nút khởi công xây dựng biểu tượng con tôm lớn nhất Việt Nam.

Ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, nhận định: Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển, mở ra hướng đi mới cho ngành tôm của tỉnh, khu vực và cả nước. Đến nay, đã có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký đầu tư và nhiều viện, trường đăng ký liên kết, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khu.

Đây là những doanh nghiệp lớn, nắm giữ nhiều công nghệ tiên tiến hàng đầu Việt Nam và thế giới trong nhiều lĩnh vực và phân khúc ngành tôm, với tổng vốn đầu tư đã đăng ký lên đến hơn 2,6 ngàn tỷ đồng.

Tỉnh Bạc Liêu mong muốn Chính phủ và các bộ ngành TƯ, tiếp tục ủng hộ tỉnh trong thời gian tới, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp cùng đồng hành để xây dựng và lan tỏa các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, đưa kinh tế Bạc Liêu phát triển bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ, ngành TƯ, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành nghi thức động thổ khởi công xây dựng khu NNUDCNC tôm Bạc Liêu, và thực hiện nghi thức ấn nút phát lệnh khởi công xây dựng biểu tượng con tôm lớn nhất Việt Nam, với chiều cao thiết kế 25 m.

Chủ đề: kinh tế khởi công nuôi tôm công nghệ cao Bạc Liêu khu nông nghiệp

Thứ sáu, 08/10/2021 - 14:15 PM

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, khảo sát mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại TP. Bạc Liêu. Ảnh: Quốc Việt.

Sau khi Nghị quyết 120 ra đời năm 2017, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo biến đổi khí hậu. Qua đó, tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

Tỉnh Bạc Liêu xác định kế họach và đặt ra mục tiêu trong nhiệm kỳ 2021 - 2025, trong đó, sẽ sớm hoàn thành dự án xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 600.000 tấn, lúa đạt 1.175.000 tấn và muối đạt 55.000 tấn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, cho biết: Để đạt các mục tiêu đề ra, địa phương sẽ rà soát, cập nhật, bổ sung và hoàn thiện chính sách đất đai theo thẩm quyền, điều chỉnh quy hoạch theo hướng bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra, sẽ đề xuất hủy bỏ những quy hoạch không khả thi, thu hồi đất đối với những dự án không hiệu quả hoặc chủ đầu tư không đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện.

Nông dân nuôi tôm công nghệ cao phấn khởi vì trúng vụ tôm. Ảnh: Quốc Việt.

Đồng thời, rà soát, phân loại dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn vốn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn xoay quanh nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu ngành nông nghiệp trước tác động của BĐKH, bên cạnh xây dựng cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã huy động nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ODA, FDI, vốn từ các thành phần kinh tế cho phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, phát triển hệ thống bảo hiểm nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cho rằng, việc xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích đổi mới tư duy, sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết và cấp bách trước BĐKH như bất thường như hiện nay.

Người dân cần phải được hỗ trợ tiếp cận thông tin khoa học, kỹ thuật, thị trường, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật . Tỉnh tiếp tục tuyển chọn dự án đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Trong đó, đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch, xem xét thẩm định, quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Chia sẻ với NNVN ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: Tỉnh Bạc Liêu sẽ xây dựng và đưa vào sử dụng một số dự án, công trình trọng tâm thích ứng với biến đổi khí hậu như: kè hai bên bờ sông TP. Bạc Liêu, kè chống sạt lở cửa sông, ven biển thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, kè chống sạt lở cửa biển Nhà Mát, TP. Bạc Liêu [phía bờ Tây kênh 30/4].

Đồng thời, xây dựng hệ thống công trình ngăn triều, chống ngập cho Tp. Bạc Liêu và vùng lân cận [cống Nhà Mát, cống Chùa Phật]. Có thể gây bồi tạo bãi và trồng cây chống xói lở, khôi phục rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu... cùng dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất lúa - tôm của huyện Phước Long, Hồng Dân và TX. Giá Rai.

Đặc biệt, tỉnh Bạc Liêu cũng dành kinh phí thực hiện các dự án cảng cá, bến cá kết hợp khu neo đậu tránh, trú bão. Ngoài ra, còn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, ưu tiên cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây dựng mới hệ thống đê sông, đê biển, đảm bảo phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường gây ngập lụt, sạt lở đất, xâm nhập mặn do nước biển dâng, nhất là đối với vùng phía Nam Quốc lộ 1A và vùng ven biển.

Nhiều tuyến tuyến giao thông kết nối được đầu tư nhằm tạo điều kiện thúc đẩy liên kết vùng được Bạc Liêu phối hợp với các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau để thực hiện.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Quốc Việt.

Hiện nay, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bạc Liêu chiếm 44% tổng số lao động. Các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Đông Hải đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Giá Rai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Phước Long, thành phố Bạc Liêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu...

Video liên quan

Chủ Đề