Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [2.16 MB, 19 trang ]

SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIÕNG
ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
A.ĐẶT V Ên ®Ò :
1. Lý do chọn đề tài:
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề
giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề.Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và
mục tiêu quan trọng là tạo ra học sinh giỏi, những mầm non tương lai cho đất
nước. Và niềm sung sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời giáo viên là
đào tạo được những học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực,
tố chất của học sinh còn có công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể
phủ nhận được. Là một giáo viên tiếng Anh đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã
tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi một số năm học tôi đã cảm nhận được điều đó.
Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy điều có đặc thù riêng của nó.
Môn tiếng Anh cũng không nằm ngoài lệ đó. Phương pháp dạy môn tiếng Anh
đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt?
Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi
giáo viên dạy môn tiếng Anh đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng
cần phải chuẩn bị bài kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả .
Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều.
Câu hỏi mà bất cứ ai tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra làm thế
nào cho thật sự đạt kết quả tốt trong khoảng thời gian ngắn? Làm sao để cho các
em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm bài trong giờ ấn định?
Làm thế nào để công lao thầy trò không bị uổng phí? Làm sao để mang lại niềm
vinh dự cho bản thân của các em và thành tích của nhà trường? Bằng tất cả mọi
nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các dồng nghiệp
khác trong ngành giáo dục cùng với việc cọ xát thực tiễn trãi nghiệm công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh ở bậc Tiểu học qua một số năm, tôi mạnh dạn
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
1
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.


chia sẽ một số ý kiến , suy nghĩ của mình qua sáng kiến: “Một số kinh nghiệm
về bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cho học sinh Tiểu học”
2.Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh nói chung và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn tiếng Anh tiểu học nói riêng.
3.Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu sách giáo khoa,sách giáo viên,một số sách bài tập và bài tập trắc
nghiệm tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học,sách olympic tiếng Anh tiểu học
và trực tiếp giải tất cả các vòng thi qua mạng Internet của hoc sinh tiểu học lớp
3,4,5.
4.Phạm vi nghiên cứu:
-Trong chương trình tiếng Anh tiểu học.
+ Từ vựng theo chủ đề : family,school,animal,place…
+ Ngữ pháp:Các thì tiếng Anh cơ bản,các cấu trúc ngữ pháp…
5.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh tiểu học nhằm giúp học sinh:
+ Nắm được kiến thức cơ bản của môn tiếng Anh.
+ Sử dụng tốt từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp đã học để làm một số bài tập
khó.
+ Có kĩ năng viết được các bài luận ngắn theo các chủ điểm.
+ Hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp ban đầu bằng tiếng Anh.
6.Phương pháp nghiên cứu:
-Để thực hiện nội dung của đề tài,tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản
như sau:
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
2
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
-Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu,sách giáo khoa và thực tiễn bồi dưỡng
học sinh giỏi Tiếng Anh tiểu học.


-Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh qua các đợt thi học sinh giỏi tiếng Anh
tại trường.
-Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu.
7.Thời gian thực hiện:
-Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
B. gi¶I quyÕt vÊn ®Ò :
I.Một số vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển
1.Cơ sở lý luận:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, khó khăn
nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi là những học sinh có tố chất đặc biệt khác
với các học sinh khác về kiến thức, khả năng tư duy. Như vậy, tiết dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là
tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm
qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em
thực sự hứng thú và tin tưởng. Đó là yêu cầu của Ban giám hiệu trường và cũng
là mục tiêu của người bồi dưỡng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng phải có sự học
tập và trao đổi nhiều cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu
của công việc. Bởi vì học sinh giỏi có nhiều điểm khác so với học sinh bình
thường từ kiến thức cho đến tư duy…Vì vậy, với chuyên đề này tôi đưa ra
những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia
sẽ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới
của sáng kiến kinh nghiệm.
2.Cơ sở thực tiển
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
3
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
- Trên thực tế thời gian của một bài thi là 60 phút hoặc 90 phút song nội dung
chương trình thi lại rất rộng.Vì vậy đòi hỏi các em cần lỉnh hội kiến thức một
cách chắc chắn và đầy đủ,điều đó chính là yêu cầu khó khăn nhất cho cả người
dạy lẫn người học.Đồng thời thời gian bồi dưỡng của giáo viên chưa nhiều,chỉ


được bồi dưỡng qua các tiết theo thời khóa biểu.Vì vậy giáo viên còn nhiều băn
khoăn cần nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục và đó chính là mục đích chính
của đề tài này.
II. Thực trạng và nguyên nhân:
1.Thực trạng:
a.Thuận lợi :
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài:
+ Là giáo viên tiếng Anh đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và
nghiên cứu giảng dạy tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy
gẫm về chuyên môn cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy
bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu, về
ngữ pháp, bài tập nâng cao, các đề thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh, quốc gia…
Sau đó, tôi ghi chép và tích lũy thường xuyên.
+ Bản thân thường xuyên trao đổi với đổng nghiệp trong và ngoài giờ
dạy để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trình bồi
dưỡng.
- Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài:
+ Ban giám hiệu có sự động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
+ Một số học sinh giỏi siêng năng và ham học.
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
4
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
+ Những năm gần đây các kì thi HSG tiếng Anh chủ yếu được tổ chức
qua mạng Internet,cứ mỗi tuần mở ra một vòng thi giup học sinh dể dàng
vào thi và thực sự gây hứng thú cuốn hút được các em.
b.Khó khăn:
- Trường tôi là một trường ở vùng nông thôn, tài liệu sách tham khảo ở
thư viện còn hạn chế. Vì thế, chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham


khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. Đa số học sinh là con em nông
dân, gia đình còn nghèo nên cha, mẹ chỉ lo kinh tế không có thời gian quan tâm
và đôn đốc việc học của các em nên nguồn học sinh giỏi khá hạn chế.
- Hầu hết gia đình các em đều chưa co máy vi tính nối mang Internet.
- Phụ huynh cũng như học sinh còn “coi nhẹ” môn Tiếng Anh.
* Với những khó khăn như vậy cho nên nhưng năm học trước đây khi chưa áp
dụng những kinh nghiệm BDHSG này thì số lượng học sinh giỏi bộ môn tiếng
Anh của các lớp còn thấp.
2.Nguyên nhân:
a.Nguyên nhân từ phía GV:
- Chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phương pháp dạy HSG.
- Thời gian bồi dưỡng cho học sinh còn hạn chế.
b.Nguyên nhân từ phía HS:
- Học sinh chưa chú trọng đến môn tiếng Anh vì nó còn là môn học tự chọn.
- Học sinh chưa có đầy đủ tài liệu để học tập và tự bồi dưỡng thêm.
c.Nguyên nhân từ phía phụ huynh:
- Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái.
III. GI¶I PHÁP THỰC HIỆN:
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
5
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
1. Công tác chuẩn bị :
BDHSG là công tác quan trọng đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình,luôn tìm tòi
học hỏi sáng tạo,dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy.Bên cạnh đó
cũng rất cần sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường,tổ CM có kế hoạch và
sắp xếp lịch bồi dưỡng hợp lý,tạo điều kiện thuận lợi nhằm không bị chồng chéo
trong việc dạy của giáo viên và việc học các bộ môn khác của học sinh.Ngoài ra
sự tích cực thi đua học tập của học sinh là yếu tố quyết định kết quả bồi
dưỡng.Trong quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy rằng cần phải có kế hoạch bồi
dưỡng cụ thể về nội dung chương trình môn tiếng Anh tiểu học từ lớp 3 đến lớp


5,nhằm giúp các em hệ thống lỉnh hội kiến thức một cách dễ dàng.ngoài những
yếu tố trên thì chúng ta không thể thiếu sự giúp đỡ hổ trợ của phụ huynh học
sinh.Vì vậy tôi đã trực tiếp mời riêng những phụ huynh có con em học giỏi tiếng
Anh,trao đổi về tình hình học tập của các em để phụ huynh thấy được vai trò cần
thiết về viêc bồi dưỡng của con em mình.Từ đó họ có những quan tâm tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian,về tài liệu phục vụ học tập và nhắc nhở các em học
tập ở nhà tốt hơn.
2.Phương pháp tiến hành:
- Nhằm giúp học sinh tiếp nhận và tìm hiểu môn tiếng Anh ngoài việc giảng
dạy tại lớp người bồi dưỡng phải cung cấp cho học sinh những tên sách cần thiết
để học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác.
- Giáo viên bồi dưỡng phải có kế hoạch, phương pháp yêu cầu học sinh phải
có tinh thần tự học cũng như phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học
và nghiên cứu của học sinh.Cần vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học tạo
cho học sinh có cách học chủ động,không gò bó áp đặt và giáo viên cũng phải
luôn khích lệ những sáng tạo của học sinh.
- Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh
cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu đề ra giúp các em tránh bở ngỡ khi gặp
các dạng bài mới.
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
6
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
- Ra đề cho học sinh làm trên lớp, kể cả bài làm ở nhà. Giáo viên chấm bài,
chữa lỗi cho học sinh cẩn thận, đầy đủ đồng thời nêu ra những hạn chế của từng
học sinh. Giúp các em thấy những lỗi sai của mình để khắc phục.
- Việc BDHSG thông qua các kì thi viết hoặc giao lưu Olympic tiếng Anh đòi
hỏi ở các em cần nắm đươc kiến thức Tiếng Anh một cách toàn diện,song hiện
nay các kì thi tổ chức qua mạng ngoài những yếu tố đó học sinh cần phải biết
cách sử dụng và thao tác máy thành thạo.Cho nên tạo điều kiện đẻ các em được
luyện tâp trên máy là rất cần thiết và càng nhiều càng tốt.


a. Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách, loại
sách và yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác.
Ví dụ:
- Vở bài tập bổ trợ nâng cao lớp 3, 4,5
- Vở luyện bài tập lớp 3, 4,5
- 50 bộ đề lớp 3, 4,5
- Activity book 1, 2
- Vở tự luyện Olympic 3, 4,5
- Một số đề thi các cấp.
Sau khi đã tuyển chọn, lập đội tuyển học sinh giỏi, thời gian còn khoảng
2 tháng là đến ngày thi, giáo viên cho học sinh làm các bài tập trong các quyển
sách mà giáo viên cung cấp . Giáo viên có thể sửa tại lớp những phần các em
thường sai để khi gặp lại dạng bài đó các em không phải bỡ ngỡ.
b. Giáo viên bồi dưỡng phải có kế hoạch, phương pháp yêu cầu học sinh
phải có tinh thần tự học, tự rèn là vấn đề quan trọng trong thời gian bồi
dưỡng.Giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học. Đối với học sinh lớp 4 cần
nắm vững những phần quan trọng đã học ở lớp 3 như:
* Ngữ pháp:
VD1: - Cách chia động từ “ TOBE “
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
7
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
+ He , She , Hoa is
+ They, We, You , Hoa and Lan are
+ I am
VD2: - Cách chia động từ “ TO HAVE “
+ He, She, Hoa has
+ They , We , You , I , Hoa and Lan have
VD3: - Mẫu câu hỏi và đáp về số lượng:
How many……… ?


+ How many books are there on the table?
VD4: - Mẫu câu hỏi với các từ để hỏi:
What/Where/When…
+ Where do you live?
*Từ vựng:
- Nắm lại các từ chỉ đồ dùng học tập
VD: book , notebook , pen , ruler …v v
- Cụm từ nói về gia dình :
VD:father , mother , brother , sister,grandfather,grandmother…
- Cụm từ chỉ các phòng trong nhà :
VD: living room, bathroom, bedroom, kitchen,dining room.
Các em nắm vững những kiến thức này để làm nền tảng cho lớp 4. Bởi
kiến thức cơ bản là cái gốc cần thiết tối thiểu cho học sinh giỏi trước khi muốn
tiếp thu kiến thức mới .
c. Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi của một số năm
trước , hướng dẫn học sinh định hướng cho phương pháp làm bài sau này.
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
8
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
Chỉ có kiến thức ngôn ngữ môn tiếng Anh thì chưa đủ để đảm bảo thành
công trong một kì thi học sinh giỏi. Bởi vậy, xác định nội dung ôn tập cho học
sinh cũng là điều khó khăn của người bồi dưỡng. Điều lo lắng nhất là sợ đề ôn
không đúng với đề ra. Tuy vậy, mỗi giáo viên bồi dưỡng đều phải có định
hướng về kiến thức gắn với những chuyên đề ôn tập để giúp học sinh ôn tập có
hiệu quả. Tuy nhiên theo tôi dù bồi dưỡng như thế nào đi nữa giáo viên cũng
phải soạn ra một số đề thường gặp ở các kỳ thi trước.
- Ở phần từ vựng giáo viên có thể cho học sinh làm một số dạng bài sau:
+ Khoanh tròn một từ khác loại:
VD : dog ship cat bird
+ Chọn từ có cách phát âm phần gạch chân khác với các từ còn lại:


VD: can have * watch badminton
+ Xếp từ theo đúng chủ đề:
- Viết đoạn văn ngắn theo từng chủ đề:
+ Viết đoạn văn ngắn về bản thân, những người thân trong gia đình, bạn
thân, giáo viên, con vật em yêu thích, môn học yêu thích, hoạt động hằng ngày,
món ăn yêu thích…
+ Hay viết đoạn văn theo thông tin cho sẵn:
Name : Duy Anh
Age : 21
Country : Vietnam
Birthday: May
Time to go to school: 6.30
Favourite subject: English
Ability: play football, draw pictures
+ Viết câu / đoạn văn theo từ gời ý:
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
9
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
1.father’s / Hung
2. Oh. house/big? a livingroom/two bedrooms/house.
- Chúng ta có thể cho dạng bài tập điền từ khuyết trong câu hoặc đoạn văn:
VD: Hi. My…… is Mai . This is my ………. This is my ……… He is 30.
This is my ……. She is 25. This is my ……. His …… is Minh . He is 4 . I love
my family.
+ Hay chúng ta có thể cho các em đặt câu hỏi cho câu trả lời:
VD : 1. It’s ten o’clock.
2. She has lunch at 11.30 every day……v… v
+ Chúng ta có thể cho các em nhìn tranh và hoàn thành câu :
VD: This is my ……….


I have …………
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
10
SKKN: Mt s kinh nghim bi dng hc sinh gii Ting Anh cho hc sinh Tiu hc.
- Hoặc một số dạng bài tập nh sau :
I. Ghép câu ở cột A với câu ở cột B cho đúng
A B
1.Where is Mary from?
2.Where does Lan live?
3.When were you born?
4.What does your mother do?
5.What is Nga doing?
6.How often does Minh go to school?
7.What did you do last night?
8.How many students are there in your class?
9.Why is Lan happy today?
10.Who does Hoa live with?
a. She is an engineer.
b. Six days a week.
c. Because she gets good marks.
d. She comes from Britain.
e. There are thirty- five.
f. Her uncle and aunt.
g. In My Duc district , Hanoi capital.
h. She is cooking dinner.
i. On May 6
th
1998.
j. I did my homework.
Answers: 1 d ; 2 g ; 3 i ; 4 a ; 5 h ; 6 b ; 7 j ; 8 e ; 9 c ; 10 f .


II. Chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D:
1. She is from Moscow , so she is
A. Chinese B. Russian C. American D. Vietnamese
2. He lives 86 Tran Hung Dao street.
A. on B. in C. at D. from
3. Look! It . again.
A. rains B. is raining C. raining D. to rain
4. How often do you play tennis?- I play it
A. often B. sometimes C. never D. all A, B, C
5. Where Mrs Mai live two years ago?
A. did B. do C. does D. is
6. She works in a hospital, so she is a
A. teacher B. driver C. worker D. nurse
7. Music, English, Math are at school.
A. subjects B. favourites C. games D. festivals
8. There a lot of people at the party last night.
Ngi thc hin: H Th Thanh Bỡnh
11
SKKN: Mt s kinh nghim bi dng hc sinh gii Ting Anh cho hc sinh Tiu hc.
A. did B.are C.was D. were
Answers: 1 B ; 2 C ; 3 B ; 4 D ; 5 A ; 6 D ; 7 A ; 8 D .
III. Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc
1. The children . [ play ] in the garden now.
2. Mai usually .[ study ] her lessons in the early
evening.
3. They [ buy ] that house in 1996.
4. We . [ not have ] our lessons yesterday.
5. Lan and Minh .[ not take ] a bus to school everyday.
6. There are some black clouds in the sky. I think it
[ rain].


IV. Điền từ thích hợp vào chỗ trống [ 1.5 đ ]
It [ 1 ]teachers day last week.We had celebrations
[ 2 ] the school yard. [ 3 ] were a lot of teachers and
students.Many [ 4] sang and danced, some told funny stories and some
[ 5 ] exciting games.Everyone enjoyed [ 6 ]
celebrations very much
V. Đọc kỹ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Last month, the students in Hanoi city had an English language festival .
At eight oclock in the morning , the festival began. All the teachers and
students at the festival were in beautiful school uniforms.Flowers were
everywhere.They had a big concert in
the school yard.They danced, sang , told stories and performed plays in English .
They had a big party ,too. The festival finished at half past eleven .They
altogether enjoyed a good time.
Questions:
1. What did the students in Hanoi city have last month?
=>

2. Did the teachers and the students wear uniforms at the festival?
=>

3. Where did they have a big concert?
=>

4. What did they do at the festival?
=>

5. What time did the festival finish ?
=>.


VII: Dựa vào tranh gợi ý, em hãy hoàn thành ô chữ dới đây và cho biết từ
Ngi thc hin: H Th Thanh Bỡnh
12
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.




Nói tóm lại, chúng ta cần cho các em nhiều dạng đề càng tốt để khi các em
tham gia thi không gặp trở ngại.
V. KẾT QUẢ:
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì học sinh tích cực, chủ động học
tập, hăng hái tham gia vào các cuộc thi cấp trường ,cấp huyện,cấp tỉnh và cả cấp
quốc gia được tổ chức trong những năm học vừa qua. Các em tự tin và lạc quan
hơn vào khả năng làm bài của mình.
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
13
1=>
2=>
3=>



SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
Kết quả cụ thể như sau :
- Năm học 2009 – 2010,tôi đã áp dụng vào việc bồi dưỡng HSG,năm đó nhà
trường có 6 HSG tham gia thi giao lưu Olympic tiếng Anh .


* Kết quả:
+ Cấp huyện đạt 1 giải nhì và 1giải khuyến khích.
+ Cấp tỉnh đạt 1 giải khuyến khích.
-Năm học 2010 – 2011 : Có 5 HSG tham gia dự thi tiếng Anh qua mạng
Internet.
* Kết quả:
+ Cấp huyện đạt 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích.
+ Cấp tỉnh đạt 1 giải khuyến khích.
+ Cấp quốc gia 1 em đạt huy chương Bạc
-Năm học 2011 -2012 tôi tiếp tục vận dụng kinh nghiệm BDHSG này và co 3
học sinh tham gia ki thi học sinh giỏi Tiêng Anh qua mạng,
* Kết quả:
+ Cấp huyện đạt 1 giải ba và 1 giải khuyến khích.
+ Cấp tỉnh đạt 1 giải nhì và 1 giải ba.
+ Cấp quốc gia 1 em đạt huy chương Đồng.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang
lại một kết quả khả quan rõ rệt. Gíao viên tham gia bồi dưỡng có sự chủ động
mạnh dạn, ít gặp những lung túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã rút ngắn được
nhiều thời gian trong bồi dưỡng mà vẫn đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần
thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi. Riêng các em học sinh có hứng
thú tích cực học tập, tìm tòi kiến thức mới hơn. Mặc dù kết quả HSG các cấp đạt
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
14
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
được chưa cao lắm nhưng đây chính là tiền đề giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện hơn nữa trong phương pháp bồi dưỡng HSG trong những năm học
sau.
V.KẾT LUẬN:


Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học
là phải có tâm yêu nghề , đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc
nhất trong cuộc đời của người thầy là đào tạo thật nhiều học trò giỏi. Đó là tâm
nguyện của tôi cũng như bao người thầy khác. Tuy nhiên để được kết quả thành
công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo trăn trở và nỗ lực
không ngừng với nhiều thách thức và phương pháp tối ưu nhất .
Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức tiếng Anh thì mênh
mông rộng lớn vô cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu học sinh giỏi. Vì vậy,
trong giới hạn sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh
nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh ở bậc tiểu học có hiệu quả. Hy
vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin để được
các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để giúp tôi học hỏi thêm những kinh nghiệm
thật sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
VI.NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ xuÊt :
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp
phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng môn tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
như sau:
Phòng giáo dục nên thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn theo từng
cụm trường cho giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện để chúng tôi có điều kiện
trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy cũng như bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Nên có chương trình cụ thể cho việc bồi dưỡng học sinh của từng khối.
Cần lựa chọn và thống nhất về chương trình,sách giáo khoa bộ môn tiếng Anh
tiểu học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh tiểu học và cũng đã đạt được những thành
công nhất định. Tôi mạnh dạn nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung,
góp ý kiến để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
15


SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh.
Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn
chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học.

Quảng Phong , ngày 20/5/2012
Người thực hiện
Hồ Thị Thanh Bình
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xếp loại: . . . . . . … . . . . .
TM. TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Xếp loại: . . . . . . . . . . . .
TM.HĐKH TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
16
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.


. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Xếp loại: . . . . . . . . . . . .




Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
17
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài.
II. Cơ sở lý luận
III. Thực trạng vấn đề
1. Thuận lợi.
2. Khó khăn.
3. Số liệu thống kê.
IV. Giải pháp thực hiện.
V. Kết quả.
VI. Bài học kinh nghiệm.
VII. Kết luận.
Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
18
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các đề thi học sinh giỏi các cấp của những năm trước.
- Vở tự luyện Olympic tiếng Anh 3 , 4
- Activity book 1, 2
- Vở luyện bài tập tiếng Anh 3 , 4


- Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng Anh 3 , 4
- Vở 50 bộ đề tiếng Anh 3 , 4
- Và cùng một số đề thi các cấp của kì thi trước ở tỉnh bạn.

Người thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
19

sang kien kinh nghiem bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng anh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [182.89 KB, 15 trang ]

Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỢNG HỌC
SINH GIỎI TIẾNG ANH THCS
A - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học cơng nghệ phát triển rất
nhanh, con người ngày càng phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, nhu cầu hợp
tác ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi
mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu hội nhập cùng
các quốc gia khác trên thế giới.
Song song với xu thế trên, thì Tiếng Anh là ngoại ngữ được xem như
là ngơn ngữ quốc tế trong việc giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau. Chính vì vậy ngay từ khi tiến hành cơng cuộc đổi mới Đảng ta đã
quan tâm đến ngành giáo dục và chọn bộ mơn Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ
biến giảng dạy trong các trường phổ thơng, cao đẳng và đại học như là một
mơn học chính và bắt buộc.
Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta
đối với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật khơng dễ. Nó
đòi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo khơng biết mệt mỏi của những người làm
cơng tác giáo dục nói chung và tồn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng.
Nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các
em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và
tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư
duy sáng tạo của mình.
Là một giáo viên phụ trách giảng dạy mơn Tiếng Anh trường Trung
học cơ sở. Bản thân tơi đã trải qua hơn 10 năm giảng dạy mơn học này. Song
song với cơng tác giảng dạy trên lớp theo chun mơn thì cũng chừng ấy
năm tơi tham gia cơng tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi của trường và
có được những thành cơng bước đầu trong lĩnh vực này, do vậy tơi chọn đề
tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi” làm Chun đề báo cáo.
B- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


I - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh có học lực giỏi về bộ mơn Tiếng Anh khối 6,7 8,9.
II - CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
- Học sinh trường THCS Tập Sơn – Trà Cú – Trà Vinh.
- Sách giáo khoa lớp 6,7,8,9
- Sách giáo viên
- Các loại sách nâng cao dành cho các khối lớp ở bậc THCS.
GVTH: Lương Huyền Vũ 1
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
- Sách ngữ pháp Tiếng Anh,các loại băng đĩa, Mạng Internet…
III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp,
C - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
I –TIẾN TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG:
1. Phát hiện:
Ngoại ngữ là một môn học mà ở địa phương chúng ta phần lớn lớp 6
mới được đưa vào giảng dạy do đó ngay từ khi các em bắt đầu làm quen với
môn học, thì tôi và các đồng nghiệp đã sớm quan sát về việc học tập của các
em. Phát hiện xem khả năng hoà nhập vào một môn học mới này của các em
ở mức độ nào: nhanh hay chậm cũng như quan sát xem các em có năng
khiếu về môn học này hay không. Trong việc phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi thì năng khiếu là một phẩm chất không thể thiếu được. Tiếp đến tôi
quan sát xem ở các em có sự hứng thú cao khi học tập môn học này không?
Như các bạn đều biết khi chúng ta thích một việc gì đó thì chúng ta thường
đạt được kết quả cao khi tiến hành công việc đó.
Một điều không thể thiếu được khi chúng ta phát hiện học sinh giỏi bộ
môn ngoại ngữ đó là tính cần cù của học sinh. Học tập nói chung, ngoại ngữ
nói riêng đòi hỏi người học phải thực sự cần cù vì khối lượng kiến thức mà
chủ yếu là số lượng từ vựng nhiều khiến các em phải thường xuyên học tập
các từ mới cũng như phải ôn tập lại các từ vựng đã được học trước đó. Hơn


nữa càng thực hành thì các em càng khắc sâu được kiến thức.
Bộ môn ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng cũng đòi hỏi các
em cần có tinh thần tự học và sự sáng tạo. Có tinh thần tự học và sáng tạo
thì việc vận dụng các kiến thức vào các kỹ năng mới nhanh và có hiệu quả
được.
Những em học sinh hợp đủ các phẩm chất trên thì chúng ta có thể
tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
2. Bồi dưỡng :
Nếu ở lớp 6 chúng ta chỉ phát hiện và ghi tên các em vào danh sách đội
tuyển thì ngay từ khi chúng ta tiến hành giảng dạy chương trình lớp 7 chúng
ta phải tiến hành bồi dưỡng các em tuy nhiên nhà trường chúng ta chỉ thực
hiện bồi dưỡng từ lớp 8 nên muốn bồi dưỡng các em ngay từ lớp 7 tôi chủ
động liên hệ với phụ huynh báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng khi được sự
thống nhất tôi tiến hành bồi dưỡng cho các em với thời lượng 3 buổi trên
tuần. Như chúng ta đã biết, chương trình tiếng Anh 6,7,8,9 được thiết kế
theo hình xoắn ốc. Có nghĩa là những ngữ liệu được học ở lớp dưới sẽ được
GVTH: Lương Huyền Vũ 2
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
ôn tập và mở rộng ở chương trình lớp trên do đó việc quyết định chọn lớp 7
là thời điểm bắt đầu ôn tập là phù hợp. Lúc này các em đã có được vốn kiến
thức khá về từ vựng và cấu trúc do vậy việc đưa ra các bài tập nâng cao cho
các em thực hành cũng dễ dàng hơn.
Sang chương trình lớp 8 khi khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em
vào các kỹ năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết được hình thành .Lúc này phần
nào chúng ta có thể kiểm tra toàn diện về trình độ của học sinh thì ngoài việc
tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức cho các em, hoàn thành những kiến thức về
lý thuyết ở chương trình THCS vào cuối năm học chúng ta phải tiến hành
cho các em thi để lựa chọn ra những em học sinh nổi trội nhất để đưa vào
đội tuyển chính thức của trường chuẩn bị cho kỳ thi vào giữa năm lớp 9.
Qua lớp 9 khi chúng ta có được danh sách chính thức các em chuẩn bị


tham gia các kỳ thi thì chúng ta tiến hành ôn tập các em ở mức độ cao hơn.
Lúc này khi các em hầu như đã nắm hết các kiến thức về lý thuyết thì
chúng ta đi sâu vào việc thực hành của các em.
II. PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG:
Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm mà theo tôi nghĩ nó có hiệu quả trong quá trình phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi như sau:
1. Định hướng tư tưởng cho học sinh:
Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều
thời gian cho môn học này do đó it nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học
khác. Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang
tham gia ôn tập. Để các em có thái độ tích cực ngoài giờ học tôi thường tâm
sự phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi
chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn Tiếng Anh sẽ còn theo
các em rất lâu trong quá trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công
việc tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng
của môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Ngoài ra để tạo
điều kiện cho các em tham gia các môn học khác được tốt tôi thường bố trí
thời gian học tập, ôn tập phù hợp cho các em tránh sự qúa tải về thời gian
cũng như việc nhồi nhét kiến thức. Cụ thể trong năm học 2010 – 2011 có một
học sinh đạt học sinh gioi Tỉnh môn Tiếng anh và đỗ vào Trường Chuyên
môn Toán.
2. Thực hành là “chìa khoá” của mọi sự thành công:
Nói về việc học ngoại ngữ một nhà ngôn ngữ học đã từng nói: “
Practice makes perfect” tạm dịch là “ thực hành làm nên sự hoàn hảo”. do
GVTH: Lương Huyền Vũ 3
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
vậy trong quá trình ôn tập tôi dành rất nhiều thời gian cho các em thực
hành. Có những bài tập có thể cho các em làm đi làm lại một vài lần vì với số
lượng kiến thức khổng lồ các em sẽ không thể khắc sâu nếu các em chỉ được


thực hành 1 lần. Trong thực hành tôi cũng dành thời gian cho học sinh viết
chính tả [dictation] . Tưởng chừng việc này sẽ gây nên sự tốn kém về thời
gian của cả thầy và trò nhưng thực chất việc này lại giúp học sinh luyện tập
về ngữ âm và từ vựng cũng như củng cố thêm về kỹ năng nghe nữa. Đó cũng
là cách để giúp các em thực hành. Với thời gian trên lớp hạn hẹp không đủ
để các em thực hành được nhiều do vậy khi về nhà tôi thường giao bài tập và
đưa cho các em các đĩa nghe để các em thực hành tại nhà.
3. Sách là công cụ ôn tập quan trọng:
Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực
hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau do vậy bản thân
tôi đã sưu tầm rất nhiều loại sách nâng cao qua từng năm học. Qua nhiều
năm sưu tầm, lựa chọn và tìm mua đến nay tôi đã có khá nhiều sách dùng để
ôn tập và nâng cao cho mỗi khối lớp. Toàn bộ nguồn kinh phí này do chính
bản thân tôi bỏ ra mua sắm để sử dụng lâu dài. Ngoài ra hệ thống sách tham
khảo tại Thư viện cũng khá dồi dào giúp Thầy Trò có nguồn tư liệu tham
khảo phong phú.
4. Áp dụng công nghệ thông tin:
Các loại sách hiện có hầu hết là để luyện ngữ pháp, mẫu câu và đọc
hiệu còn kỉ năng Nghe – Nói còn gặp nhiều khó khăn, để khắc phục tình
trạng này vài năm gần mạng Internet rất phát triển và phổ biến, tôi thường
cho các em lên mạng để làm quen với các đề thi cũng như các dạng bài tập
trắc nghiệm trong các phần mềm trên mạng [phòng máy của trường]. Điều
này cũng giúp các em thực hành được nhiều hơn do không phải mất thời
gian chép đề và cũng gây nhiều hứng thú để các em học tập. Một số trang
web mà tôi nghĩ là tốt và hiệu quả đối với học sinh của mình như:
//violet.vn, //www.cannao.com, //www.luyentienganh.com,
//hoctienganhtrenmang.info , //language123.blogspot.com đây là
những website rất hữu ích cho cả thầy và trò, ngoài ra tôi còn lập một web
cá nhân tại địa chỉ: //violet.vn/huyenvutstv nhằm mục tiêu tập hợp các tư
liệu cần thiết cho chuyên môn để các em tham khảo tránh việc các em “lang


thang trên mạng” gây hiệu quả ngược lại.
5. Phải vạch ra kế hoạch cụ thể:
GVTH: Lương Huyền Vũ 4
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Để đảm bảo công tác bồi dưỡng có chất lượng chung ta cần đưa ra kế
hoạch ngay từ đầu năm học và sau đó tuỳ theo tình hình của nhà trường và
năng
GVTH: Lương Huyền Vũ 5
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
lực của học sinh mà điều chỉnh cho phù hợp
PGD-ĐT TRÀ CÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TẬP SƠN Độc Lập- Tự Do - Hạnh Phúc
TỔ AV – NHẠC – HOẠ
KẾ HOẠCH BỒI GIỎI MÔN TIẾNG ANH
KẾ HOẠCH BỒI GIỎI MÔN TIẾNG ANH
NĂM HỌC 2011 -2012
NĂM HỌC 2011 -2012
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
-Tổng số học sinh tham gia bổi giỏi 05 học sinh trong đó
+Học sinh giỏi : 05 tỉ lệ 100 %
+ Học sinh khá 0 tỉ lệ 0 %
2. Thuận lợi và khó khăn:
a.Thuận lợi :
- Đượcsự chỉ đạo của BGH đã lên kế hoạch tuyển chọn HS ngay từ đầu năm
- Sự động viên giúp đỡ của hội CMHS thường xuyên động viên , khen
thưởng kịp thời đối với giáo viên, học sinh đạt thành tích tốt trong các cuộc
thi Huyện, Tỉnh
- Sự cố gắng vươn lên của học sinh: Do là HS giỏi nên ý thức học tập của các
em là khá tốt như tự học, tự rèn luyện, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
b.Khó khăn :


- Csvc còn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu dạy và học như chưa có phòng
chuyên biệt để bồi dưỡng [ nhờ vào phòng Thư Viện.
- Tuy có ý thức tự học nhưng chưa cao, chưa biết tự tìm tòi các tư liệu học
tập từ sách vở sẳn có ở nhà trường, trên mạng Internet và các phương tiện
truyền thông khác
II.NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU NĂM HỌC
1.Mục tiêu chung;
Tăng cường công tác bồi giỏi một cách thường xuyên hơn nhằm nâng
cao chất lượng và kết quả của đội tuyển HSG, tạo cho HS sự hứng thú và
yêu thích môn học hơn.
2.Chỉ tiêu phấn đấu :
Phấn đấu trong năm học 2010 – 2012 có 2 HSG vòng Tỉnh
Tạo ra được sự hứng thú say mê môn học để có nhiều HS hơn tham
gia vào đội tuyển.
III.NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Nội dung:
- Có kế hoạch hoạt động cho từng tuần,tháng.
- Có đủ giáo án giáo án - tài liệu phục vụ giảng dạy khi lên lớp.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến công tác của cá nhân
để kịp thời điều chỉnh
- Có kế hoạch hoạt động cho từng tuần,tháng cụ thể như sau:
GVTH: Lương Huyền Vũ 6
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Tháng Tuần Tiết Nội dung Ghi chú
GVTH: Lương Huyền Vũ 7
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
10
9 1,2,3 Ôn tập củng cố ngữ pháp cơ bản tự soạn
10 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 1 – 2 Đề TK trên Internet
11 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 3 - 4 Tổng hợp từ STK


12 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 4 – 5 Tổng hợp từ STK
11
13 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 5– 6 Tổng hợp từ STK
14 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 6– 7 Tổng hợp từ STK
15 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 7– 8 Tổng hợp từ STK
16 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 8– 9 Tổng hợp từ STK
12
17 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 9– 10 Tổng hợp từ STK
18 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 10– 11 Tổng hợp từ STK
19 Thi HK
01
20 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 11– 12 Đề TK trên Internet
21 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 12– 13 Đề TK trên Internet
22 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 13– 14 Đề TK trên Internet
23 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 14– 15 Đề TK trên Internet
02
24 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 15– 16 Đề TK trên Internet
25 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 16– 17 Đề TK trên Internet
Nghĩ Tết 2 Tuần
03
26 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 17– 18 Đề TK trên Internet
27 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 17– 18 Đề TK trên Internet
28 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 18– 19 Đề TK trên Internet
29 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 19– 20 Đề TK trên Internet
* Ghi chú:
- Các tiết bồi giỏi được thực hiện vào lúc 13
h
30’ thứ sáu hàng tuần tại phòng
thư viện
- Tháng Tư học sinh tự ôn luyện chuẩn bị cho kì thi.


2.Biện pháp thực hiện:
+ Thường xuyên cập nhật các tư liệu cần thiết phục vụ cho công tác bồi giỏi
+ Thực hiện đúng giờ giấc học tập và kế hoạch đề ra.
- Kết hợp với GVCN để phối hợp động viên HS học tập tốt hơn
- Kết hợp với cha mẹ học sinh nhằm hổ trợ tốt hơn cho các em về các thiết
bị và đồ dùng phục vụ cho việc học tập của các em.
- Kết hợp với các đoàn thể như Công Đoàn, Chi Đoàn, Thư viện, ban
ĐDCMHS để động viên giúp đở các em học tập tốt hơn.
Trên đây là những nội dung trong kế hoạch bồi giỏi trong năm học
2011 -2012 . Xin trình lảnh đạo xem xét và có hướng chỉ đạo thực hiện.
Tập sơn, ngày 24 tháng 09 năm 2011.
GVTH: Lương Huyền Vũ 8
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Người lập kế hoạch.
Lương Huyền Vũ
6. Thái độ trong công tác:
Mặc dù công tác ôn thi học sinh giỏi là một việc rất vất vả. Nó chiếm
rất nhiều thời gian, công sức. Hơn nữa kinh phí cho công tác này còn nhiều
hạn hẹp, hầu như không có hoặc nếu có thì chỉ để động viên tinh thần của
giáo viên. Nhưng không vì thế mà bản tôi nản chí, hầu như năm nào tôi
cũng tham gia công tác này. Tôi thường quan niệm rằng: Sự thành công của
học sinh qua các kì thi cũng chính là sự thành công của bản thân tôi trong sự
nghiệp trồng người.
D – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Nhờ liên tục đổi mới phương pháp và cách thức ôn tập học sinh và đúc
kết được những kinh nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng do vậy trong
những năm học vừa qua tôi đã thu được những kết quả sau:
*So sánh kết quả học sinh dự thi cấp Huyện, Tỉnh năm học2009-2010 và 2010-2011:
Khối dự thi: 9
Năm học


Số lượng
học sinh
Kêt quả đạt được [giải]
Nhất Nhì Ba
Khuyến
khích
Công Nhận
2009-2010 2 1[Huyện]
2010-2011 4 3[Huyện]
1[Huyện]
3[Tỉnh]
E – NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ:
I. Thuận lợi:
1. Về phía học sinh:
Các em luôn có tư tưởng và ý thức học tập rất tốt, tính tự học của các
em rất cao, được gia đình cho bồi dưỡng Tiếng anh từ lúc các em học Tiểu
học. Trình độ tiếp thu kiến thức của các em tương đối đồng đều nên gặp
nhiều thuận lợi trong việc trao đổi bài vở và chia sẽ kiến thức.
2. Về phía giáo viên:
Luôn xem việc bồi dưỡng học sinh là muc tiêu hàng đầu trong công tác
giáo dục, bản thân luôn tâm niệm rằng mổi lần dạy là được học thêm một
lần nên luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao tay nghề đôi lúc phải học hỏi từ phía
học sinh nhất là đối với học sinh giỏi
GVTH: Lương Huyền Vũ 9
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Luôn xem kết quả học tập của học sinh là kết quả đánh giá năng lực
giảng dạy của bản thân, nên đôi lúc còn gặp khó khăn về nhiều mặt, nhưng
bản thân vẫn nổ lực quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường giao
cho.
3. Về phía nhà trường:


Luôn quan tâm theo dỏi và chỉ đạo sâu sát và có những chính sách
dành cho giáo viên làm công tác bồi dưỡng, kết hợp tốt với hội PHHS để làm
công tác tuyên truyền giúp PHHS thấy được lợi ích của việc bồi dưỡng cho
HS từ đó tạo được sự đồng thuận cao về phía hội PHHS giúp cho công tác
bồi dưởng mang lại hiệu quả thiết thực.
4. Về phía đồng nghiệp:
Để đạt được những kết quả như trong năm học vừa qua ngoài nổ lực
của học sinh, của bản thân thì sự đóng góp của đồng nghiệp cũng góp phần
rất quan trọng đem đến thành công. Các thầy cô ở các lớp dưới đã làm tốt
công tác phát hiện và giảng dạy các em với thái độ hết sức nhiệt tình, nắm
chắt nội dung chương trình khối mình giảng dạy để truyền thụ kiến thức cho
học sinh làm nền tảng vững chắt giúp bản thân gặp nhiều thuận lợi trong
việc bồi dưỡng các em ở lớp 9.
5 Về phía PHHS:
Luôn quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên gặp gỡ
giáo viên để tìm hiểu về khả năng và thái độ học tập của các em. Luôn có
những đầu tư tốt nhất để con em mình học tập. Nhận thức được việc con em
mình được bồi dưỡng là một quyền lợi cho bản thân các em.
II. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi công tác bồi dưỡng cũng còn gặp khó khăn
như chúng ta không thể so sánh số lượng học sinh giỏi năm sau cao hơn năm
trước vì khi cho con em mình tham gia bồi dưỡng thì gia đình cần định
hướng tương lai cho các em rồi chọn môn cho con bồi dưỡng nên có những
năm chúng ta không có hoặc rất ít học sinh tham gia.
Kinh phí đầu tư cho việc bồi dưỡng HSG Tiếng anh khá cao so với các
môn học khác như sách tham khảo, tự điển, các phương tiện nghe nhìn…
điều này là một trở ngại lớn đối với các em học sinh nghèo.
Môi trường học tập cũng là một rào cản để các em phát triển khã năng
của mình, học sinh không có môi trường để phát triển kĩ năng Nói và Nghe
như học học sinh ở Thị xã, hay Thành phố, cơ hội tiếp xúc với người bản xứ


để học tập đối với các em hầu như là không thể.
GVTH: Lương Huyền Vũ 10
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
F - KẾT LUẬN:
1. Đánh giá chung:
Thực tế cho thấy việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc
đầy khó khăn đối với giáo viên các bộ môn nói chung và bộ môn Tiếng Anh
mà tôi đang đảm nhận nói riêng, nó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên. Với
lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt qua
khó khăn, gian khổ để công việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước
ngày càng có những bước tiến vượt bậc.
2. Bài học kinh nghiệm:
Như đã nói ở trên việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh không phải chỉ
tuyển chọn các em ở những năm lớp 9 mà phải tìm hiểu từ lúc các em mới
vào lớp 6 nên tổ chức bồi dưỡng ngay từ lớp 7, bên cạnh đó nguồn tư liệu bồi
dưỡng phải đa dạng, phong phú, học sinh phải năng nổ, chuyên cần và có
năng khiếu. Ngoài ra để phong trào HSG của trường đi lên cũng đòi hỏi sự
quan tâm của lãnh đạo các ngành các cấp, của cha mẹ học sinh, các em cần
phải được hỗ trợ về môi trường và phương tiện học tập, nếu hội đủ các yếu
tố trên thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh ngày càng mang lại hiệu quả
cao hơn.
3. Những kiến nghị:
Đề tài được thực hiện từ những suy nghĩ chủ quan của bản thân để
mang lại hiệu quả cao trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi
xin có một số kiến nghị sau:
a. Đối với nhà trường:
Cần lên kế hoạch phổ biến rộng rãi và phân công giáo viên phát hiện
các em có năng khiếu ở từng bộ môn và tiến hành bồi dưỡng ngay từ lớp 7.
Cần có chế độ ưu tiên và chính sách rỏ ràng cho các giáo viên bồi
dưỡng vì đây là công việc đòi hỏi phải có sự đầu tư vất vã về mặt chuyên


môn.
Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và học sinh như mua sách vở, photo tài
liệu, nhà trường cần đảm bảo hệ thống mạng tại phòng máy hoạt động tốt để
HS vào tìm tư liệu và làm thêm bài tập.
b. Đối với Phòng giáo dục:
Cần tổ chức các cuộc thi HSG thường xuyên hàng năm và nên bắt đầu
từ khối 7 để qua đó các trường có thể đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi
kì thi.
Ngoài việc tổ chức khen thưởng cho học sinh theo tôi cũng nên khen
thưởng theo hướng thiết thực hơn cho những giáo viên có thành tích tốt
GVTH: Lương Huyền Vũ 11
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi vì đó sẽ là động lực để
giáo viên nổ lực hơn trong công việc của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được
trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Tiếng anh
trong những năm qua. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chân thành của
các quý thầy cô, của đồng nghiệp để chúng ta đi đến mục đích chung cuối
cùng là: góp phần đào tạo ra cho xã hội những con người vừa hồng vừa
chuyên đáp ứng nhu cầu “công nghiệp hoá –hiện đại hoá” đất nước .

Giáo viên thực hiện
Lương Huyền Vũ
GVTH: Lương Huyền Vũ 12
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Trường THCS Tập Sơn BÁO CÁO TÓM TẮT
Tổ : AV- Nhạc – Họa Sáng kiến kinh nghiệm
1.Người thực hiện : Lương Huyền Vũ
- Họ và tên : Lương Huyền Vũ
- Năm sinh : 12 / 5 / 1978


- Đơn vò công tác : Trường THCS Tập Sơn
- Chức vụ hiện tại : giáo viên dạy lớp
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
3. Nội dung sáng kiến :
Để bồi dưỡng HSG có hiệu quả cần thực hiện các bước cơ bản như
sau:
- Phát hiện học sinh ngay từ lớp 6 và tiến hành bồi dưỡng vào đầu năm
lớp 7
- Cần xác đònh và giáo dục tư tưởng học sinh về nội dung môn học.
- Tăng cường hệ thống các bài tập thực hành theo từng thời điểm bồi
dưỡng.
- Sưu tầm các loại sách Ngữ pháp ở bậc THCS để bồi dưỡng.
- Áp dụng CNTT vào công tác bồi dưỡng như tham khảo các đề thi
trên các trang web, các phần mềm hỗ trợ học tập.
- Công tác bồi dưỡng cần thực hiện mọi lúc mọi nơi.
- Thái độ của giáo viên trong công tác bồi dưỡng giữ vai trò rất quan
trọng.
4.Thời gian thực hiện :từ tháng 9 NH: 2009 -2010 đến cuối tháng 12
năm học 2010 – 2011
5. Phạm vi áp dụng : áp dụng cho học sinh các khối của trường THCS
Tập sơn
GVTH: Lương Huyền Vũ 13
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
6. Hiệu quả: Qua thời gian thực hiện đề tài đã đạt được những kết quả
bước đầu trong năm học này có 3 HSG đạt giải III, 1HSG đạt Khuyến
khích vòng huyện và 3 HSG đạt giải Khuyến khích vòng tỉnh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO
LƯƠNG HUYỀN VŨ
PHÒNG GD & ĐT TRÀ CÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TẬP SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
Thời gian thực hiện: từ tháng 9 NH: 2009 -2010 đến cuối tháng 12 NH 2010 – 2011
Tác giả: Lương Huyền Vũ
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn AV- Nhạc- Hoạ,Dạy lớp Tiếng Anh 9
TỔ CHUYÊN MÔN
Nhận xét:
HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG
Nhận xét
Xếp loại [ Đạt, không đạt]………………………
Ngày……….tháng……….năm 2009
Tổ trưởng
Xếp loại [Đạt, không đạt]………………………
Ngày……….tháng……….năm 2011
Hiệu trưởng
PHÒNG GD&ĐT TRÀ CÚ
Nhận xét:
GVTH: Lương Huyền Vũ 14
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Xếp loại [ Đạt, không đạt]…………………………
Ngày……….tháng……….năm 2011
Trưởng phòng
GVTH: Lương Huyền Vũ 15

Skkn một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng anh cấp tiểu học

  • pdf
  • 6 trang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:..................................................
1. Tên sáng kiến:

“Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp Tiểu học”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiếng Anh
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A. Tình trạng giải pháp đã biết
Nhiều năm trở lại đây, tiếng Anh là môn học được ngành giáo dục đặc biệt chú
trọng đầu tư, không chỉ cho đội ngũ giáo viên mà còn cho học sinh các cấp. Ngành
thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi, trong đó Olympic
tiếng Anh là cuộc thi được đông đảo phụ huynh và học sinh tích cực tham gia, nhất là
học sinh Tiểu học ở các khối 3, 4, 5.
Năm học 2010-2011, học sinh trường Tiểu học Mỹ Thạnh tham gia kì thi này
nhưng chưa đạt giải do nội dung kiến thức các em còn quá thấp, giáo viên lại chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh ở Tiểu học, chưa thành lập được
đội tuyển học sinh giỏi dành riêng cho môn Tiếng Anh.
Trước tình hình đó bản thân tôi luôn trăn trở, băn khoăn. Tôi luôn tự hỏi phải
làm thế nào để đưa chất lượng học sinh giỏi nhà trường đi lên? Giải pháp nào có thể
giúp ngành giáo dục phát hiện và sử dụng triệt để nguồn chất xám đang tiềm ẩn trong
đội ngũ trẻ hiện nay? Và tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến“Một vài kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp Tiểu học”.
B. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
I. Mục đích của giải pháp:
Nhằm đáp ứng nhu cầu trau dồi kiến thức kĩ năng học tiếng Anh của học sinh
Tiểu học cũng như nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn học.
Giúp học sinh làm quen và sử dụng Internet như một phương thức học tập.
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tích luỷ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi làm
nền tảng cho việc giảng dạy sau này. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
giảng dạy thông qua việc tìm tài liệu, tra từ điển trên Internet.
II. Nội dung giải pháp
* Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp:
Học sinh Tiểu học ở độ tuổi từ 8 đến 10 là giai đoạn phát triển mới của tư duy.
Ở lứa tuổi này các em rất muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, đặc biệt là đối với
những học sinh có biểu hiện vượt trội.
Điểm mới của giải pháp thể hiện ở chỗ tìm hiểu, phát hiện những đam mê, khao
khát của các em để khơi dậy kịp thời nhằm đào tạo, bồi dưỡng thành đội ngũ tài năng
trẻ cho đất nước. Vận dụng cải tiến phương pháp bồi dưỡng thay vì những giờ học lý
thuyết nhàm chán như trước đây, học sinh được thể hiện chính mình trước tập thể.
Bước đầu hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp cho
học sinh.
1

Việc đào tạo và hướng dẫn các em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi để dự
các kì thi như Olympic tiếng Anh là niềm đam mê và vinh dự cho các em. Điều này
vừa gây hứng thú học tập, tạo ra một sân chơi trực tuyến bổ ích vừa đáp ứng nhu cầu
trau dồi kiến thức kĩ năng học tập lẫn nhau. Đồng thời tạo điều kiện cho các em làm
quen với Internet và sử dụng Internet như một phương thức học tập.
* Cách thức thực hiện
- Thực hiện cá nhân: lập các kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch bồi dưỡng, ra đề
khảo sát, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu sâu về nội dung và hình thức cuộc thi Olympic
tiếng Anh, nghiên cứu công văn chỉ đạo của ngành...để đảm bảo thực hiện đúng,
chính xác.
- Thực hiện phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn
Tin học, cán bộ Thư viện, phụ huynh và học sinh để có công tác chuẩn bị về cơ sở
vật chất và kinh phí.
* Các bước thực hiện cụ thể
1. Chuẩn bị của giáo viên
1.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất bao gồm tài liệu tự luyện Olympic tiếng Anh khối 3,
4, 5; các bộ đề thi do giáo viên sưu tầm được; máy tính; đường mạng; tai nghe; ...
1.2. Lập một kế hoạch cụ thể về việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi từ
đầu năm học và xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.
. Kế hoạch phải đầy đủ thông tin theo yêu cầu, vạch ra công việc cụ thể năm,
tháng, tuần.
. Kế hoạch còn phải dự nguồn cho đội tuyển học sinh giỏi của năm học sau, cụ
thể là học sinh khối 2. Giáo viên tiếng Anh cần liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lập
danh sách học sinh giỏi để bồi dưỡng trong hè.
1.3. Tiến hành ra đề khảo sát để chọn ra đội tuyển học sinh giỏi đảm bảo về chất
và lượng.
. Ra đề khảo sát dành cho khối 4, 5 do các em được học một số kiến thức ở
những năm học trước và giáo viên đã nắm được trình độ thực tế của học sinh.
. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để cùng tuyển học sinh khối 3.
1.4. Kết hợp với cán bộ phụ trách Thư viện cung cấp tài liệu tự luyện Olympic
tiếng Anh của nhiều nhà xuất bản, bộ đề thi học sinh giỏi khối 3, 4, 5 và các tài liệu
khác được giáo viên sưu tầm từ thư viện ViOlet cho học sinh.
1.5. Tham khảo ý kiến giáo viên Tin học về nội dung và hình thức cuộc thi.
1.6. Nghiên cứu văn bản chỉ đạo các cấp về những nội dung có liên quan để phổ
biến đến học sinh.
2. Tiến trình bồi dưỡng
2.1. Cung cấp kiến thức chuyên môn
2.1.1. Sau khi thành lập đội tuyển học sinh giỏi ở ba khối lớp, giáo viên
tiến hành giảng dạy theo kế hoạch. Do chưa có một phân phối chương trình nào cho
việc bồi dưỡng học sinh nên giáo viên phải dạy những kiến thức nâng cao theo phân
phối chương trình cấp học, cung cấp nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp từ những
kinh nghiệm do giáo viên tích luỹ được. Đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh
chữa các bộ đề Tự luyện Olympic tiếng Anh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2.1.2. Sử dụng khẩu lệnh bằng tiếng Anh để học sinh quen dần với những
câu nói thông thường, chú trọng phát âm của học sinh và kịp thời sửa sai. Lồng ghép
2

các trò chơi trong quá trình giảng dạy lí thuyết để tránh gây nhàm chán cho học sinh
khi cần thiết.
2.2. Hướng dẫn thực hành trên máy tính
2.2.1 Giúp học sinh tìm hiểu khái quát về máy tính, sử dụng thành thạo các
chức năng của phòng máy. Trong quá trình giảng dạy trực tuyến, giáo viên cần theo
sát học sinh để xử lí kịp thời những vấn đề cần thiết.
2.2.2. Giáo viên tiến hành đăng kí cho học sinh tham gia tự luyện trên máy
tính, đồng thời cùng tự luyện với các em để tiếp cận những đề khó, hay, mới lạ mà
sao chép làm tư liệu cho những năm học sau. Hướng dẫn các em đăng nhập nhiều địa
chỉ mới và mở từ điển trên Internet để kiểm tra những từ mới, từ khó mà các em chưa
được học.
2.2.3. Sắp xếp thời khoá biểu cụ thể cho từng khối lớp sao cho hàng tuần học
sinh vừa được thi trực tuyến vừa được bồi dưỡng về kiền thức chuyên môn để các em
khắc sâu kiến thức hơn.
3. Nội dung bồi dưỡng
3.1. Bồi dưỡng bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp căn bản cho các em
trong giờ dạy lí thuyết.
3.1.1. Kĩ năng nghe [Listening]:
. Giáo viên cần phổ biến các dạng bài nghe, hướng dẫn kĩ năng nghe áp dụng sáng
kiến “Rèn kĩ năng nghe cho học sinh tiểu học” được viết ở năm trước.
. Sử dụng phần mềm Balabolka [của Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre], Talk-itwindows-malavida thiết lập các dạng bài tập nghe cho học sinh như Listen and
number, Listen and check, Fill in the mising words, ...
3.1.2. Kĩ năng nói [Speaking]:
. Gợi ý cho học sinh những chủ đề nói đơn giản, gần gũi với thực tế và theo những
chủ điểm trong chương trình sách giáo khoa như về cá nhân, trường lớp, bạn bè, thế
giới xung quanh, ...
. Đặt câu hỏi theo từng chủ đề giúp học sinh thảo luận dễ dàng hơn, vận dụng sáng
kiến “Lồng ghép trò chơi trong giờ học tiếng Anh” đã áp dụng ở những năm trước
giúp học sinh hứng thú hơn khi thảo luận. Theo sát sửa lỗi cho học sinh, đặc biệt
quan tâm phát âm của học sinh.
. Tạo điều kiện để học sinh có thể hùng biện trước lớp, thành viên khác nhóm đặt
câu hỏi tranh luận. Giáo viên chỉ bổ sung khi cần thiêt.
3.1.3. Kĩ năng đọc [Reading]:
. Cung cấp các dạng bài đọc hiểu như Read and anwser, Read and complete, Read
and choose the correct anwser, True or false,... Nội dung bài đọc cần đa dạng giúp
học sinh làm quen nhiều từ mới.
. Hướng dẫn học sinh cách đọc như thế nào để tránh mất thời gian mà vẫn hiểu nội
dung chính và hoàn thành các bài tập. Làm một vài câu mẫu giúp các em nắm vững
hơn.
3.1.4. Kĩ năng viết [Writing]:
. Yêu cầu học sinh viết câu, đoạn văn ngắn, hội thoại theo chủ điểm trong phần kĩ
năng nói trên lớp hoặc về nhà. Giáo viên sửa sai và cho học sinh viết lại hoàn chỉnh.
. Cung cấp, giới thiệu các bài viết mẫu của học sinh giỏi năm trước, bài mẫu của
giáo viên, bài viết từ sách hay, phù hợp cho học sinh tham khảo thêm.
3

3.1.5. Ngữ pháp [Grammar]:
. Chương trình tiếng Anh Tiểu học không yêu cầu giáo viên dạy ngữ pháp tuy nhiên
học sinh giỏi cần nhiều kiến thức về ngữ pháp giúp các em hệ thống toàn bộ những gì
đã học. Ngoài ra điều này còn giải đáp những thắc mắc của học sinh cụ thể như sau:
“Tại sao chúng ta viết I get up at six o’clock nhưng She gets up at six o’clock?”
. Cần cung cấp cho học sinh Tiểu học những chủ điểm ngữ pháp như present simple
tense, present proggressive tense, past simple tense, future simple tense, intension
future with “be going to”, modal verb,...
3.2. Ra đề cho học sinh làm trên lớp, kể cả bài làm ở nhà. Giáo viên chấm bài,
chữa lỗi cho học sinh cẩn thận, đầy đủ đồng thời nêu ra những hạn chế của từng học
sinh. Giúp các em thấy những lỗi sai của mình để khắc phục.
3.3. Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách, loại sách và
yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện [Vở bài tập bổ trợ nâng cao lớp 3, 4, 5; Vở luyện
bài tập lớp 3, 4, 5; 50 bộ đề lớp 3, 4, 5; Activity book 1, 2; ...].
3.4. Tổng hợp kiến thức từ vựng và mẫu câu trong chương trình sách giáo khoa
bộ “Let’s learn English”, “Let’s Go”, “Tiếng Anh” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam truyền đạt đến học sinh.
3.5. Cung cấp tất cả 8 dạng bài thi cho học sinh, hướng dẫn các em cách làm cụ
thể từng dạng bài, nêu ví vụ minh chứng.
. Defeat goalkeeper [Sút phạt đền]
. Cool Pair Matching [Chọn cặp tương ứng]
. Find the honey [Giúp gấu tìm mật]
. Fill in the blank [Điền từ, chữ cái còn thiếu]
. What is the order? [Thứ tự nào đúng?]
. Smart Monkey [Chú khỉ thông minh]
. Leave me out [Loại chữ cái thừa]
. Save driving [Lái xe an toàn]
C. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh cấp Tiểu
học” đã được ứng dụng và đạt hiệu quả cao đối với học sinh khối 3, 4, 5 trường Tiểu
học Mỹ Thạnh, Mỹ Chánh và Mỹ Nhơn. Tôi tin rằng từ những kinh nghiệm tích luỹ
được trong ba năm học qua cùng với những bổ sung, đóng góp của Hội đồng sáng
kiến các cấp và quý đồng nghiệp, giải pháp này sẽ áp dụng rộng hơn nữa cho tất cả
học sinh Tiểu học, thậm chí giới thiệu đến học sinh Trung học Cơ sở.
D. Hiệu quả và lợi ích thu được
Sau thời gian áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy việc tuyển chọn và bồi dưỡng học
sinh giỏi là vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng mũi nhọn học sinh
giỏi của tỉnh nhà. Thêm vào đó đội tuyển học sinh giỏi đã đáp ứng kịp thời cuộc thi
Olympic tiếng Anh trên Internet vừa qua.
Vận dụng đề tài sáng kiến này tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn,
tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời các em nhiệt tình
tham gia vào cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet các cấp và đạt nhiều hiệu quả
đáng kể trong năm học 2011-2012. Cụ thể như sau:
* Trường Tiểu học Mỹ Thạnh
+ Cấp trường: đạt 12 học sinh [2 giải nhất, 5 giải nhì và 5 giải ba]
4

+ Cấp huyện: đạt 08 học sinh [2 giải nhì, 1 giải ba và 5 giải kk]
* Trường Tiểu học Mỹ Chánh
+ Cấp trường: đạt 9 học sinh [2 giải nhất, 3 giải nhì và 4 giải ba]
+ Cấp huyện: đạt 5 học sinh [1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải kk]
+ Cấp tỉnh: đạt 1 học sinh giải khuyến khích
* Trường Tiểu học Mỹ Nhơn
+ Cấp trường: đạt 4 học sinh
+ Cấp huyện: đạt 1 học sinh giải khuyến khích
Năm học 2012 -2013 tôi tiếp tục vận dụng sáng kiến bồi dưỡng học sinh giỏi này và
kết quả đạt được qua kì thi như sau:
* Trường Tiểu học Mỹ Thạnh
+ Cấp trường: đạt 15 học sinh [3 giải nhất, 3 giải nhì , 4 giải ba và 5 giải kk]
+ Cấp huyện: đạt 11 học sinh [2 giải nhất, 1 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải kk]
+ Cấp tỉnh: đạt 1 học sinh giải khuyến khích và được dự thi cấp quốc gia.
* Trường Tiểu học Mỹ Chánh
+ Cấp trường: đạt 20 học sinh [4 giải nhất, 4 giải nhì , 5 giải ba và 7 giải kk]
+ Cấp huyện: đạt 17 học sinh [2 giải nhất, 4 giải nhì , 3 giải ba và 8 giải kk]
+ Cấp tỉnh: đạt 2 học sinh giải khuyến khích
* Trường Tiểu học Mỹ Nhơn
+ Cấp trường: đạt 5 học sinh [1 giải nhất, 1 giải nhì , 1 giải ba và 2 giải kk]
+ Cấp huyện: đạt 4 học sinh [1 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải kk]
+ Cấp tỉnh: đạt 1 học sinh giải khuyến khích
Những kết quả đạt được nêu trên chưa cao so với các trường bạn do học sinh
chúng tôi còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học tập như các bạn ở
thành thị. Tuy nhiên thầy trò chúng tôi rất vui vì đã mang về cho nhà trường và các
bậc phụ huynh niềm tự hào, vinh dự mà trước đây chúng tôi chưa có được. Điều đó
cũng nói lên sự cố gắng của chúng tôi. Nhìn những ánh mắt rạng rỡ, ngập tràn niềm
vui, tự hào trên khuôn mặt ngây thơ của các em mỗi khi chạy ra khỏi phòng thi với
số điểm khá cao, tôi không thể không xúc động đến rơi nước mắt. Tôi luôn tự nghĩ
mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục mang niềm vui đến cho mọi người.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được trong ba năm giảng
dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi vừa qua. Trong quá trình thực hiện thầy trò chúng tôi
còn gặp rất nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan, song bước đầu cũng đạt
nhiều thành quả đáng kể. Chúng tôi rất mong được sự chia sẽ, đóng góp của lãnh đạo
ngành Giáo dục các cấp, Hội đồng sáng kiến giúp chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn!
E. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Số
TT

Họ và tên

Năm
sinh

Nơi công tác

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Nội dung công
việc hổ trợ

01

Mai Thị Sậm

1981

Trường Tiểu
học Mỹ Chánh

Giáo
viên

ĐHSP
Anh văn

02

Phan Thị Ngọc
Nhung

1979

Trường Tiểu
học Mỹ Nhơn

Giáo
viên

ĐHSP
Anh văn

Cùng vận dụng
sáng kiến bồi
dưỡng học sinh
Cùng vận dụng
sáng kiến bồi
5

dưỡng học sinh

F. Những thông tin cần được bảo mật [không có].
G. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
+ Qua thời gian thực hiên sáng kiến tôi nhận thấy để có được một đội tuyển
học sinh giỏi tiếng Anh tham dự đạt hiệu quả các kì thi do ngành tổ chức chúng tôi
cần phải có những điều kiện để áp dụng sau đây:
- Về phía giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu
hay phục vụ giảng dạy, phương pháp phong phú, trình độ chuyên môn cao, yêu nghề
và có tâm huyết với nghề.
- Về phía học sinh phải yêu thích môn học, có tinh thần tự học là chính,
có nhiều sáng tạo và đầu tư vào môn học.
- Về phía nhà trường cần tạo nhiều điều kiện về thời gian cũng như cơ sở
vật chất cho công tác bồi dưỡng.
- Phụ huynh học sinh cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho con em
học tốt hơn.
+ Cơ sở vật chất:
- Máy tính
- Đường mạng
- Tai nghe
- USB chứa tài liệu [tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi; tài liệu tự luyện
Olympic lớp 3, 4, 5; Bộ đề tự luyện Olympic tiếng Anh các cấp; ...]
H. Tài liệu kèm theo: Một số đề tự luyện Olympic tiếng Anh tham khảo
.
Bến Tre, ngày 25 tháng 6 năm 2013
Lê Thị Mộng Nhã

Trường Tiểu học Mỹ Thạnh, huyện Ba
Tri

Giáo viên

8,3đ

6

Tải về bản full

SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh

Đề tài "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh " nghiên cứu sẽ giúp người dạy nhận ra những hạn chế ở phương pháp và chiến lược bồi dưỡng, từ đó biết điều chỉnh để đạt hiệu quả cao. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Rèn tính tự học của học sinh
  • Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
  • Học sinh giỏi môn tiếng Anh

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

MỤCLỤC


1.Mởđầu 01
1.1.Lýdochọnđềtài 02
1.2.Mụcđíchnghiêncứu 02
1.3.Đốitượngnghiêncứu 02
1.4.Phươngphápnghiêncứu 03
1.5.Phạmvinghiêncứu 03
2.Nộidung
2.1.Cơsởlýluận 03
2.2.Thựctrạngvấnđề 04
2.3.Cácbiệnphápđãtiếnhànhđểgiảiquyết 05
2.3.1.Khơidậyđammêchohọcsinh. 05
2.3.2.Chọnhọcsinh 06
2.3.3.Chọngiáoviên. 06
2.3.4.Lênthờikhóabiểu,quantâmtớinhữngmônhọckháccủahọcsinh. 09
2.3.5.Rèntínhtựhọccủahọcsinh,hướngdẫnhọcsinhhọcđúngphươngpháp.
2.3.6.Cungcấptàiliệu,kiểmtra,đánhgiásựtiếnbộcủađộituyển. 10
2.3.7.Phốihợpvớiphụhuynhhọcsinh
2.3.8.Phâncônggiáoviênbồidưỡngđộituyểnquốcgiamộtcáchhợplý. 10
2.3.9.Chiếnlượcđốivớiđộituyển. 13
2.4.Kếtquảđạtđược 13
3.Kếtluậnvàkiếnnghị.
15
16
17

1.MỞĐẦU




1.1.Lýdochọnđềtài
Côngtácbồidưỡnghọcsinhgiỏikhôngchỉlàviệcthựchiệnnhiệmvụ
chungmàcònlàyếutốthúcđẩyphongtràohọctập,giảngdạycủagiáoviên
vàhọcsinh.Thôngquagiảngdạy,bồidưỡnghọcsinhgiỏimànănglựccủa
giáoviên,họcsinhđượcnânglên.Vàchínhnhữngkếtquả thihọcsinhgiỏi
đãgópphầnkhíchlệgiáoviêncũngnhưhọcsinhtựtinhơnvàonănglựcbản
thân,mạnhdạnvànăngđộnghơntronggiảngdạyvàhọctập.Đặcbiệtlà
giúphọcsinhvữngtinhơnkhithamgiacáckìthichọnhọcsinhgiỏi.
Làmộtgiáoviêntrựctiếpgiảngdạybộ môntiếngAnh,nhữngnăm
họcvừaquatôiđượcnhàtrườngtínnhiệm,giaonhiệmvụ bồidưỡnghọc


1
sinhgiỏi.Tôi đãtrăntrở,họchỏikinhnghiệmvànghiêncứu,tìmracác
phươngphápđể làmsaogiúphọcsinhđạtgiảitrongkỳ thihọcsinhgiỏi
quốcgia.
Trong năm học 2013­2014 đội tuyển HSG mà tôi đảm nhận là lớp
11AV,nămhọc2014­2015tôitiếptụcgiảngdạylớp12AV,cácemđãtham
cáckỳthiHSGcấptỉnhđạtkếtquảtốt,nhưngđốivớikỳthiHSGquốcgia
kếtquảchưathànhcông.Khilênlớp12mộtsốemquyếtđịnhbỏkỳthiHSG
quốcgia,sốkhácnếuđồngýthamgiathìcácemcũngchẳngthiếtthavìcác
emlolắngchokỳthiđạihọcnhiềuhơn.Tôitự hỏiphảichăngdobảnthân
tôichưathậtsựcónhữngphươngphápphùhợptrongviệcbồidưỡngHSG.
Từ lídotrên,tôichọnvấnđề MỘTSỐ KINHNGHIỆMBỒIDƯỠNG,
PHÁTTRIỂNHỌCSINHGIỎIQUỐCGIAMÔNTIẾNGANH làmđề tàinghiên

cứu.
1.2.Mụcđíchnghiêncứu
Đềtàinghiêncứusẽgiúpngườidạynhậnranhữnghạnchếởphương
phápvàchiếnlượcbồidưỡng,từ đóbiếtđiềuchỉnhđể đạthiệuquả cao.
Vớimụcđíchlàrútkinhnghiệmchochínhmình,chiasẻ cùngcácbạnđồng
nghiệptrongvàngoàinhàtrườngtôiđãviếtđềtàinày.
1.3.Đốitượngnghiêncứu
Trongphạmviđề tàinàytôitậptrungphântíchvề tínhhiệuquả của
phươngpháp,chiếnlượcbồidưỡngHSGmàtôiđãápdụng.
1.4.Phươngphápnghiêncứu
Vớiđềtàinàytôisửdụngphươngphápthựcnghiệmkhoahọc,phân
tích,sosánh,kháiquát,tổnghợp.
1.5.Phạmvinghiêncứu
Đềtàitậptrungnghiêncứuvấnđề sau:Nhữngbiệnphápđãápdụng
cóhiệuquảvàoviệcbồidưỡngvàpháttriểnHSGquốcgia.




2
Thờigiannghiêncứuápdụngkinhnghiệmtừ đầunămhọc2015­2016
đếnhếthọckỳI,nămhọc2016­2017.
2.NỘIDUNG
2.1.Cơsởlýluận
Cólẽbấtkỳgiáoviênnàocũngcóthểthựchiệnđượcviệcgiảngdạy
chohọcsinhnắmbắtđượcchươngtrìnhnhưngviệcbồidưỡngHSGkhông
phảigiáoviênnàocũngđảmnhậnđược.Theotôi,mộtgiáoviênbồidưỡng
HSGmuốncóhiệuquảthìcầnđảmbảođượccácyếutốsau:
­Trìnhđộ chuyênmôn: Đâylàtiêuchuẩnhàngđầuvàcótínhchất
quyếtđịnhtrongquátrìnhbồidưỡngHSG,bởilẽ nguồnkiếnthứcmàhọc
sinhlĩnhhộiđượccầnphảichuẩnxác,phongphú.
­Tinhthầntráchnhiệm:Muốncókếtquảtốt,ngườidạyphảicótinh
thầntráchnhiệmđốivớichấtlượnghọctậpcủahọcsinhmình,tráchnhiệm
vớisựtintưởngcủabangiámhiệuvàđồngnghiệp.Giáoviênphảiđặttrách
nhiệmlênhàngđầuvàcótấmlònghysinh,khôngtínhtoán,luônxemthành
tíchcủahọcsinhlàniềmvuitrongcôngviệcgiảngdạycủamình.
­Uytín:Để họcsinhnhiệttìnhtheohọcđộituyển,giáoviênphảitạo
đượcniềmtinchocácem,chocácemthấyđượcviệcbồidưỡngHSGlà
quyềnlợi,làvinhdựcủacácem.Muốnlàmđượcđiềuđó,giáoviênphảicó
đượcuytín đốivớihọcsinh.Uytíncủagiáoviênkhôngchỉ thể hiện ở
chuyênmônmàcònthểhiệnởđạođứcnghềnghiệp.
­Thờigian:Vấnđề thờigianlàmộtyêucầurấtquantrọng,nếugiáo
viênkhôngcóđủthờigianthìviệcbồidưỡngkhôngthểđảmbảođược.Đăc
biệtlàthờigiandànhđể nghiêncứuchuyênmôn,tìmtòitàiliệuphùhợp,
soạnđề kiểmtrakhảosátchấtlượngđộituyển,thờigianchấmbàiv,v…
Nếutôidànhnhiềuthờigianchohoạtđộngkhácnhư nămhọc2013­2014,
2014­2015thìtôikhôngthểđầutưnhiềuchocôngtácbồidưỡngnhưhainăm




3
này.Hơnnữa,việcbồidưỡngHSGlàlàmộtquátrìnhlâudài,dovậychúng
tacầncókếhoạchônthitừlớp10.
2.2.Thựctrạngvấnđề

Trongquátrìnhbồidưỡngtôinhậnthấyhọcsinhkhôngnỗ lựchết
mìnhđểthamgiađộituyểnhọcsinhgiỏivìcácemcòncónhiềumốilongại,
đặcbiệtlàkhicácemlênlớp12.Cácemcảmthấyđể đạtđượcgiảiHSG
quốcgialàmộtvấnđề quáhãohuyền,ngoàitầmvớicủacácem.Thựctế
nàycólýdoriêngcủanó,thứ nhấtlàchấtlượngđầuvàochưacaonhưng
trongthờigianhọcTHPTcácemphảithamgianhiềukỳthiHSG.Vìvậycác
emphảihọcdồndậpquánhiềukiếnthứctrongthờigianngắnkhiếncácem
choángngợp,chánnản.Thứhailàcáckỳ thiHSGcónộidungyêucầuhoàn
toànkhácnhaukhiếncácemkhôngtàinàoxoayxở kịp.Nộidungkỳ thi
Olympickhuvựckháchẳnkỳ thiHSGquốcgia.Dođócácemdốcsứcôn
luyệnnhưnghiệuquả khôngcaovìcáckỳ thikhágầnnhau.Cụ thể,kỳ thi
HSGtỉnhlớp12tổchứcvàođầutháng11,kỳthiHSGquốcgiavàođầutháng
1,kỳthiHSGOlympiccấptỉnhvàođầutháng3,cònkỳthiOlympickhuvực
vàođầutháng4.KhihọcsinhliêntiếpthấtbạitrongnhữngkỳthiHSG,các
emsẽ thấtvọngvề bảnthânvàkhôngthể khôngthấtvọngvề giáoviênvà
nhàtrường.Lýdothứbalàhọcsinhkhôngtựtinkhithiđạihọcvìcácemđã
phảimấtrấtnhiềuthờigianđểônthiHSG,cácemđãhọcloaquanhữngmôn
cònlại.Chínhvìlẽđóphầnlớncácemquyếtđịnhbỏđộituyểngiữachừng.
Điềuđóhoàntoànhợplýbởimọihọcsinhcũngnhưmọibậcphụhuynhđều
mongmuốncácemcóđượctấmvévàotrườngđạihọc.Thứ tư làvấnđề
phâncônggiáoviênbồidưỡngbồidưỡnghợplý.
Trongnămhọc2013­2014,độituyểnmàtôiđảmnhậnđầutiêncủa
trườngchuyênNguyễnChíThanhlàkhối11[cácemđượcchuyểntừtrường
THPTChuVănAnsang].Saukhiđượcbồidưỡng2tháng,cácemthamdựkỳ
thiHSGtỉnhvàođầutháng11,cóhaiemtiếptụcthamgiathiHSGquốcgia



4
vào đầu tháng 1. Kết quả không cao [9.2 và 9.0]. Sau đó các em lại thi
Olympickhuvựcvàođầutháng4.Cácemhọcrấtchămchỉ nhưngkếtquả
cũngchỉ gầnđạthuychươngđồngmàthôi.Họcsinhrấtbuồn,cácemđã
khóckhibiếtkếtquả.Sauđócácemchánnảnvìthấtbạiliêntiếp.Lênlớp
12,khôngemnàomuốnthiHSGquốcgianữavìnămlớp11cácemdànhthời
gianquánhiềuđể luyệnthiAnhvăn,nhữngmônkhácbị sasútrõrệt.Tuy
nhiêncómộtemquyếtđịnhthamgiathiHSGquốcgiachỉvìthươngcôgiáo
phụtrách.Theotôiđượcbiết,trongthờigianluyệnđộituyểnquốcgiaemấy
đãdànhthờigianônthiđạihọcmônToán,Lýcũngbằngvớithờigianônthi
Anhvăn.Tôikhôngcóquyềnngăncảnemđượcvìemphảiquyếtđịnhcho
tươnglaicủachínhmình.Cácemkhôngmuốnbịthitrượtkỳthiđạihọc,gia
đìnhcácemcũngvậy,đólàđiềuđươngnhiên.Điềunàykhiếntôiphảisuy
nghĩđềcóchiếnlượcphùhợpđốivớiđộituyểncủanămhọctiếptheo.
KếtquảkỳthiHSGquốcgiacủahainămhọcđầutiên.
TT Họtên Lớp Nămhọc Lớp Nămhọc
2013­2014 2014­2015
1 TrầnThiệnVĩnh 11TO 9.0 12TO 7.9
2 PhạmMinhTiến 11AV 9.2 12AV Khôngthamgia
3 NguyễnThịNhưQuỳnh 11AV Khôngthamgia 12AV 9.8

2.3.Cácbiệnphápđãtiếnhànhđểgiảiquyếtvấnđề
2.3.1.Khơidậyđammêchohọcsinh
Đâylàbướcđầutiêntôithựchiệnđốivớihọcsinhtronglớpmàtôi
đảmnhận.Đammêlàyếutốquyếtđịnhsựthànhcôngcủamộthọcthamgia
độituyển.Tôikểchohọcsinhnghevềquákhứcủatôi,phươngpháphọctập
vàthànhtíchcủatôikhicònlàhọcsinhcấpI,II,IIIvàthờisinhviên,thậmchí
làcả khoảngthờigianlàmnghề giáogiáoviên.Maymắnchotôilàđãtừng
họchaingoạingữ tạitrườngđạihọc,tôiđãgặpkhókhănnhư thế nàokhi
bắtđầuhọcngoạingữ thứ hai[tiếngAnh]vìtôichưahề họctiếngAnh ở




5
thờiphổthôngvàtôiđãlàmgìđểtiếnxabạnbè.Tôitruyềnlạikinhnghiệm
củamìnhchocácemvàtôikếtluậnrằng:
“Khôngcógìlàkhôngthể,chỉcóthiếuthờigianthôicácemạ.Cácemcứcố
gắngnỗlựcnhưcôđãtừnglàmxemđượckhôngnhé!”.Thậtđơngiản,một
tấmgươngrấtthựcđểcácemnoitheo.
Lýthuyếtphảiđiđôivớithựchành,việcquantrọnghơnđể họcsinh
đammêthậtsự làgiáoviêndạybồidưỡngphảivữngvàngvề chuyênmôn,
kiếnthứcphảisâu,rộng,amhiểuvềnhữnglĩnhvựckhácngoàichuyênmôn.
Trongquátrìnhhọcbồidưỡng,họcsinhcàngngưỡngmộ giáoviênvề trình
độchuyênmônthìcácemlạicàngđammê.
Sự tậntâmcủagiáoviênđốivớihọcsinhđộituyểncũnggópphần
khôngkémđểkhơidậyniềmđammênơicácem.Mộtkhigiáoviêndốchết
nhiệthuyếtđểgiảngdạy,quantâmtớihoàncảnhvàđộngviêncácemđúng
mức,đúnglúccácemsẽrấttrântrọngvàtựnhủmìnhcốgắnghọcgiỏihơn
đểkhôngphụlòngcôgiáo.Ngoàira,trongnhữngtuầnnghỉhècủanămlớp10
tôidànhtấtcả nhữngbuổirảnhrỗicủatôiđể đưahọcsinhvề nhàdạycho
cácem.Mặcdùxaxôi,cácemtrântrọngsựquantâmcủatôivàcácemđihọc
đềuđặn.
2.3.2.Chọnhọcsinh
Dĩnhiênmộttiêuchíkhôngthểthiếukhitôitìmchọnhọcsinhlànhững
emcóniềmđammê.Nếupháthiệnthấymộtsố emnănglựcbanđầuchưa
tốtnhưngcácemthựcsự muốnvươnlênvìcácemyêuthíchthậtsự,tôi
mạnhdạnchọncácemvàođộituyểnđểpháttriểndầndần.Bởinguồnhọc
sinhgiỏithựcsựđầulớp10hầunhưrấtít.
Saukhicókếtquảtuyểnsinhkhối10,bangiámhiệuphâncôngtôidạy
mộtsố chuyênđề cholớp10chuyênAnhtronghèkhoảngmộttháng.Trong
thờigiannàytôiquansátđểchọnnhữnghọcsinhnàotiếpthutốtchuyênđề
màtôiđãdạy,đồngthờitìmhiểuđểbiếtthêmvềthànhtíchhọctậpởcấpII



6
củanhữngemđó.Nếucóthể,tôiliênlạcvớigiáoviênđãdạycácem ấy ở
cấpIIđểrõthêmvềtinhthầnhọctậpcủacácem.
Vàothờigianhọcchínhkhóacủađầunămlớp10,trongquátrìnhgiảng
dạyvàituầnđầu,tôitheodõiđểbiếtthêmvềkỹnăngnghe,nói,viếtcủacác
emđể lưutâmpháttriểnsớmnhữngemcóưuthế về mộtsố kỹ năngnăng
cầnthiếtkhihọcngoạingữ.
2.3.3.Chọngiáoviên
Giáoviênlàyếutố rấtquantrọngquyếtđịnhsự thànhcônghaythất
bạitrongcôngtácbồidưỡngHSG.Chúngtacầnchọngiáoviênbồidưỡng
theođúngthế mạnhcủahọ.Tôichọncôgiáotrẻ TrầnThị NgọcLinhphụ
tráchphầnListeningngaytừ đầunămlớp10.Thựctế họcsinhlớptôichưa
hềluyệnlisteningkhicònhọcTHCSnêncầncógiáoviêndìudắtcácemtừ
bướccơbản.Tôinghĩkỹnăngnàycầnmộtgiáoviêntrẻđểcóthờigiantìm
tòitàiliệudạytrênlớp,giaobàitậpvềnhà,chấmbài.Ngoàira,giáoviêntrẻ
tuổicókhảnăngnghetốthơngiáoviênlớntuổi.Đồngthờivớiviệcpháthuy
điểmmạnhcủagiáoviêntrẻ,tôiphảicótráchnhiệmgiúphọ nghiêncứu
nângcaochuyênđềkhác.VìvậytôimạnhdạnphâncôngcôNgọcLinhdạy
phầncấutạotừ[Wordformation]saukhihướngdẫntỉmỉcáchsoạnchuyên
đề chocôNgọcLinh.Thựcra,theotôihaichuyênđề nàycóliênquanmật
thiếtvớinhaunêntôiphâncôngmộtgiáoviênđảmnhận.Nếudạyphầncấu
tạotừ,cảgiáoviênvàhọcsinhđềucóvốntừvựngphongphú,điềunàygiúp
íchrấtnhiềuchoviệcluyệnnghecủacôvàtrò.
Lịch bồi dưỡng HSG khối 10 năm học 2015­2016 [ 32 tuần: từ 9/2015 –
5/2016]
TT Thờigian Giáoviên Chuyênđềgiảngdạy
1 Chiềuthứ2 LêThịLiên Reading
Lexico­grammar
2 Chiềuthứ4 LêThịLiên Speaking
Writing



7
Describinggraphs
3 Chiềuthứ6 TrầnThịNgọcLinh Listening
Wordformation


Giáoviênphụtráchđộituyểncựckỳquantrọng,phảicókhảnăngbao
quáthếttấtcả mọilĩnhvựcngữ phápcũngnhư cáckỹ năngnghe,nóiđọc,
viết.Vớitưcáchlàgiáoviênphụtrách,tôiđảmnhậntấtcảnhữngphầncòn
lại:dạytấtcả nhữngchuyênđề ngữ pháp,luyệnđọchiểu,nói,viếtluận,
viếtbiểuđồ,từ vựng.Hơnthế nữa,giáoviênphụ tráchcầnthỉnhthoảng
kiểmtrachấtlượnghọcsinhhọcchuyênđề dogiáoviênkhácđảmnhậnđể
biếtcácemđang ở mứcđộ nàovàtiếptụchướngdẫngiáoviênđiềuchỉnh
cáchdạy.Vànếucần,giáoviênphụ tráchtự chủ độngbồibổ thêmchocác
emcácchuyênđề dogiáoviênkhácđảmnhận.Nếugiáoviênphụ tráchchỉ
nắmđượcvàichuyênđềmìnhđảmnhậnthôithìkhôngđủkhảnăngđểđánh
giánănglựchọcsinhkhitiếpcậnđề HSGquốcgia.Tiếnhànhbồidưỡng
cấptốctrongvòng2tháng9,10,tôichọnhaiemkhánhấtđộituyểnthamgia
kỳ thiHSGcấptỉnhlớp12.Kếtquả rấttốt:emPhạmQuangDuyđạtgiải
nhì,emHuỳnhTiếnĐạtđạtgiảikhuyếnkhích.Từtháng11đếnhếtnămhọc
lớp10,tôivàcôNgọcLinhtiếptụcbồidưỡngnhư đãphâncôngđể phát
triểndầnnhữngemkhácnữavìlựchọccủacácemchênhlệchnhauquá
nhiều,đồngthờinângtầmchonhữngemgiỏihơnvàchămhơn.
KếtquảthichọnHSGlớp12cấptỉnhnămhọc2015­2016:
TT Họvàtên Lớp Điềm Giải
1 PhạmQuangDuy 10AV 15.3 Nhì
2 HuỳnhTiếnĐạt 10AV 12.5 KK


Tuynhiêncómộtsốkỹnăngcầnchohọcsinhđượchọcgiáoviênkhác
nữađể họcsinhcóthể họcđượcnhữngkinhnghiệmkhácnhautừ những
giáoviênkhácnhau.Hơnnữa,khimộtgiáoviênđảmnhậnquánhiềulĩnhvực



8
thìkhôngđủ thờigianđể nghiêncứuthựcsự chuyênsâutấtcả cácchuyên
đề.DođóthờigianbồidưỡngHSGtronghècuốinămlớp10,tôiphâncông
côDươngThịThùyTrangdạyphầnSpeakingvàWritingessaystrong10buổi.
ĐâycũnglànhữngkỹnăngthuộcvềthếmạnhcủacôThùyTrang.Vàhaikỹ
năngnàycósựliênquanhỗtrợnhau,tiệnlợichoviệcchuẩnbịcủagiáoviên
vàviệchọccủahọcsinh.
Cómộtđiềumaymắnlànămhọc2016­2017cómộtgiáoviênnước
ngoàivềdạytạitrườngchuyênNguyễnChíThanh.Đâylàcơhộiđểhọcsinh
làmquenvớigiọngnói củangườibảnxứ, đồngthờicáchdạycủathầy
Michaelchủyếuthiênvềhoạtđộngtròchơi,giảitrínêncũnggópphầnbớt
căngthẳngchohọcsinh.ThầyMichaelrấthaykhendùhọcsinhchưanóitốt,
phầnnàogiúphọcsinhtựtinkhihọccùngthầy.
Vàonămhọc2016­2017,cácemlênlớp11.TôivàcôTrầnThị Ngọc
Linhtiếptụcbồidưỡngcácphầntươngtựnămhọccũđãphâncông.
Lịch bồi dưỡng HSG khối 11 năm học 2016­2017 [ 6 tuần: Từ 12/9 –
26/10/2016]
TT Thờigian Giáoviên Chuyênđềgiảngdạy
1 Chiềuthứ2 LêThịLiên Lexico­grammar
Reading
Writing
Describinggraphs
Speaking
MockTests
2 Chiềuthứ4 MichaelLiWang Speaking
3 Chiềuthứ6 Trần Thị Ngọc Listening
Linh Wordformation


2.3.4.Lênthờikhóabiểu,quantâmtớinhữngmônhọckháccủahọc
sinh



9
LịchbồidưỡngHSGlàlịchngoàigiờchínhkhóa,nêngiáoviêncầnlưu
tâmđểkhôngảnhhưởngnhiềuđếnviệchọcmônkháccủacácem.Theoquy
địnhcủatrường,bồidưỡngHSG2buổi/tuần[chiềuthứ2,4].Tuynhiêntôi
độngviêncácemhọcbồidưỡngthêmmộtbuổi[chiềuthứ6].Thỉnhthoảng
họcsinhcầnkiểmtrađịnhkỳnhiềumônvàochiềuthứ7,tôichocácemnghỉ
họcbồidưỡngchiềuthứ6.
MộtkhicácemthấyviệcbồidưỡngHSGkhôngmấtquánhiềuthời
gian,khôngảnhhưởngđếnchấtlượnghọctậpcủacácmônkhácthìcácem
mớiyêntâmthamgiađộituyểnvàgiađìnhcácemcũngyêntâmchophépcác
emtiếptục.
Trongquátrìnhdạybồidưỡngtôiluôntheodõikếtquả họctậpcác
mônkháccủahọcsinh,thỉnhthoảngtôitraođổivớicácemvềtìnhhìnhtiếp
thucácmônkhácvànhắcnhở cácemkhôngbỏ lơ mộtsố mônquantrọng
trongkhốithiđạihọcmàcácemđãchọn.Thựcraviệcnàyrấtquantrọng,
bởivìnếuhọcsinhlơlànhữngmônkhác,cácemsẽkhôngyêntâmvớikhối
thiđạihọcvàkhôngsớmthìmuộn,cácemsẽbỏđộituyểngiữachừng.
2.3.5. Rèn tính tự học của học sinh, hướng dẫn học sinh học đúng
phươngpháp
Tựhọclàyếutốtiênquyếtđốivớinhữngemhọcsinhmuốnđạtgiải
quốcgia.Nếuhọcthôngminhnhưngkhôngcótínhtự họcsẽ thấtbạihoàn
toàn.Nhưnggiáoviênkhôngthể bảocácemtự họclàcácemsẽ thựchiện.
Kinhnghiệmcủabảnthânchothấy,mộtkhihọcsinhcảmthấykhâmphục
giáoviênbồidưỡng,cácemsẽcókhátkhaođượcthôngthạotiếngAnhnhư
giáoviên,cácemtựnhủmìnhcốgắngchămhọc.
Tuynhiên,phươngpháptự họccũngkhôngkémphầnquantrọngvà
cầncósựchỉdẫntỉmỉcủagiáoviên.Tôihướngdẫnkỹchohọcsinhtựhọc,
tự luyệntừngkỹnăngcụ thểnhưthếnàochohiệuquả.Vídụ:muốnluyện
kỹnăngviếtluận,trướchếthọcsinhphảinângcaosựamhiểuvềkiếnthức



10
xãhội.Dođócácemcầnxemthờisự trongnước,thờisựnướcngoài,tăng
cườngđọcbáotiếngViệt,tiếngAnhhoặcghinhậnthôngtinquacácbàiđọc
hiểutiếngAnhv,v…Nhữngviệcnàycácemcóthểtựhọcmọinơi,mọilúc
quaTV,điệnthoại,báochíhoặcbấtcứphươngtiệntruyềnthôngnào.Trong
quátrìnhđọctàiliệutiếngAnh,cácemcầnthuthậpnhữngcụmtừđãđược
tácgiảdùngrấthayvàrấttựnhiêntrongvănphongviếtđểhọctập.Nếuhọc
sinhlàmđượcnhưvậy,saukhicácemđượcgiáoviêndạyphươngphápviết
luậnxong,cácemviếtbàivớinhữnglậpluậnthuyếtphụcngườiđọc.

2.3.6.Cungcấptàiliệu,kiểmtra,đánhgiásựtiếnbộcủađộituyển

Việcgiaotàiliệulàđiềugiáoviênluônluônphảilàmđể việcrèn
luyệntínhtựhọcthànhcông.Tôigiaotàiliệutùythuộcvàonănglựcvàmức
độ chămchỉcủamỗiem.Tôikhôngbaogiờ làmcácemcảmthấybịchoáng
ngợptrướcnguồntàiliệumàtôicungcấp.Tôiluônlàmchohọcsinhcảm
thấytàiliệuđóvừasứcvàđôikhicóchúttháchthứcđểcácemvừayêuthích
vừatòmòkhámphá.Đươngnhiêntôigiaocảthờihạntrảlạitàiliệu.Bởitài
liệuquánhiều,cómộtsố tàiliệutôiphotovàgiaochocácemnhư làquà
tặng,cònsố khácthìtôichocácemmượn.Việchọcsinhtrả tàiliệuđúng
thờihạngiúptôibiếtđượchọcsinhcủatôicókhảnăngtựhọcđạttốcđộmà
tôiyêucầuhaykhông.
Nếugiáoviêngiaotàiliệuchohọcsinhmàkhôngkiểmtrathìcũngvô
ích.Bằngmọicáchtôikiểmtrađượckếtquả tự họccủacácem.Nhưngtôi
cũngkhôngtạoáplựcnặngnềchohọcsinhnêncácemhọcvớimộttâmthế
thoảimái,vuivẻ.Nếukếtquảtốt,tôisẽgiaotàiliệukhác.Nếuchưatốt,tôi
tiếptụcgiaotàiliệutươngtự chuyênđề đóđể luyệntậplại.Nếukếtquả
khôngcảithiện,tôisẽdạylạichuyênđề haykỹ năngđómộtlầnnữa.Song
songvớiviệckiểmtrakếtquảtựhọctôithườngxuyênkiểmtrachấtlượng
toànđộithôngquanhữngbàithitươngtựđềhọcsinhgiỏitỉnh,đầyđủtấtcả




11
cácnộidungvàkỹnăngtheonhưmatrận.Chínhvìvậytôimấtrấtnhiềuthời
gianđểsưutầm,chuẩnbịđềkiểmtravàchấmbài.
Saukhichấmbài,việctrả bàiđúngcáchcũngkhíchlệ đượctinhthần
họctậpcủacácem.Tôiphântíchkhenngợiđiểmmạnh,vànêuđiểmhạn
chế củatừngemđể cácemrútkinhnghiệm,khíchlệ cácempháthuyđiểm
mạnhvàkhắcphụcđiểmyếucủamình.Ngoàira,tôighichéplạikếtquả
củatừngbàikiểmtramộtcáchcóhệthốngđểchotoànđộinắmrõ,giúpcác
embiếtđượcnănglựccủamìnhsovớicácbạntrongđộituyển.Đốivới
nhữngemhọcsinhmàtôiđangcóýđịnhpháttriểnHSGquốcgia,tôiđánhgiá
cụthểchocácemthấyđượccácemđãcóthểlàmđượcbaonhiêuđiểmtrên
mỗiphầntrongđềquốcgiađểcácemcốgắng.


Bảngđiểmtheodõimộtsốbàikiểmtrachấtlượngđộituyển.
T Họtên Bài Listen­ Lexico­ Read­ Writ­ Speaking Total
T kiểm ing grammar ing ing [3.0] [20.0]
tra [4.0] [3.0] [5.0] [5.0]
1 PhạmQ Test1 3.6 2.3 3.8 3.0 2.2 15.9
uang Test2 2.8 2.8 4.2 4.1 2.4 16.3
Duy Test3 3.2 2.1 4.3 4.0 2.5 16.1
Test4 3.6 2.4 3.9 4.4 2.7 17.0
Test5 3.6 3.0 3.9 3.6 2.5
16.6
2 Huỳnh Test1 3.0 2.0 3.5 1.5 1.5 11.5
Tiến Test2 3.2 2.5 3.6 1.8 1.7 12.8
Đạt Test3 3.3 1.8 3.8 2.0 2.0 12.9
Test4 2.1 2.4 4.5 2.2 2.3 13.5
Test5 3.0 2.3 3.0 1.8 2.2
12.3
3 Trần Test1 3.7 1.6 3.5 1.9 1.5 12.2
Đình Test2 2.7 2.2 3.3 1.8 1.8 11.8
Thăng Test3 3.0 2.2 4.2 2.7 2.2 14.3


12
Test4 2.8 1.8 3.3 2.9 2.5 13.3
Test5 3.2 2.6 3.6 2.4 2.3 14.1
4 Nguyễ Test1 3.0 1.8 2.3 2.1 1.4 10.6
nYên Test2 1.4 1.9 3.1 2.2 1.7 10.3
Bình Test3 1.0 1.6 3.3 2.4 2.0 10.3
Test4 3.0 1.8 3.8 2.5 2.4 13.5
Test5 2.8 2.7 3.5 2.2 2.1
13.3
5 Nguyễ Test1 2.7 2.3 3.2 0.6 1.2 10.0
nThị Test2 1.6 2.3 2.8 0.6 1.4 8.7
HàLy Test3 1.8 1.2 3.2 1.4 1.6 9.2
Test4 2.6 0.8 2.7 1.1 1.8 9.0
Test5 3.0 2.6 3.0 1.4 1.7
11.7
6 Nguyễ Test1 3.2 1.8 2.3 1.7 1.7 12.5
nLê Test2 2.4 1.8 2.6 1.5 1.9 10.2
Giang Test3 3.2 2.5 3.7 1.9 2.0 13.3
Băng Test4 3.4 1.6 3.9 1.9 2.4 13.2
Test5 3.4 2.6 3.2 3.0 2.2
14.0
7 Nguyễ Test1 2.8 1.6 2.3 1.5 1.2 9.4
nThị Test2 1.8 1.6 2.0 0.7 1.3 7.4
Linh Test3 2.8 1.2 2.3 2.0 1.4 9.7
Đan Test4 2.8 1.5 2.8 2.8 1.8 11.7
Test5 2.8 1.6 2.6 2.1 1.7
10.8
8 Trương Test1 2.6 1.8 2.2 1.8 1.0 9.4
Kim Test2 1.0 1.9 2.2 1.5 1.1 7.7
Ánh Test3 1.9 1.4 4.0 1.1 1.3 9.7
Test4 2.6 2.7 4.5 2.4 1.2 13.4
Test5
Vắng




13
2.3.7.Phốihợpvớiphụhuynhhọcsinh
Giáoviênphụ tráchđộituyểncầnphốihợpchặtchẽvớiphụhuynh
thìviệchọctậpcủacácemcóhiệuquả hơnnữa.Saumộtthờigiantôi
hướngdẫnhọcsinhvềcáchmởrộngkiếnthứcxãhội,tôipháthiệnthấycác
emkhôngcógìthayđổi.Tôitraođổivớicácemđểbiếtnguyênnhân.Cácem
chobiếtlàphụ huynhrấtnghiêm,khôngchoconsử dụngInternet.Tôiliền
traođổivớiphụ huynhvề lợi íchvàcựckỳ cầnthiếtcủaviệcsử dụng
Internettronghọctậpđặcbiệtlàđốivớiviệcvươnlêntầmthiquốcgia.Và
đồngthờitôinhờ phụ huynhgiámsátchặtchẽ việchọccủacácemkhisử
dụngInternetđểtránhtrườnghợphọcsinhbịnghiệntròchơiđiệntử.
Ngoàiratôiquyđịnhhọcsinhtrongđộituyểnđihọcđầyđủ,nếuvắng
phảicóphụ huynhgọiđiệnthoạibáochotôi.Nếuhọcsinhnàoviphạm,tôi
yêucầuhọcsinhđónghỉđộituyển.Phụhuynhđãphốihợpchặtchẽ,nênhạn
chếđượcviệcnghỉhọccủacácemvàcácemlĩnhhộikiếnthứccóhệthống,
đầyđủ.
2.3.8.Phâncônggiáoviênbồidưỡngđộituyểnquốcgiamộtcáchkhoa
học
SaukhithànhlậpđộituyểnHSGquốcgiacủatỉnhvàđộingũgiáoviên
bồidưỡng,chúngtôitiếnhànhphâncôngtừnggiáoviênphụtráchcácchuyên
đềmộtcáchkhoahọc.
1/ Cô Dương Thị Thùy Trang: đảm nhận phần speaking, Writing
essays,Writingsummary.TôiđánhgiácaovềnănglựccủacôThùytrangđối
vớihaikỹ năngnày.MaymắnlàcôThùyTrangđãđượchọcphầnWriting
summarytrongthờigianônluyệnJetset.HơnnữacôThùyTrangcòncókiến
thứcxãhộisâurộngsẽgiúpchohọcsinhbổsungthêmýtưởngkhitìmhiểu
cácchủđề.




14
2/CôNguyễnThịPhượng:đảmnhậnphầnListening.CôPhượngđã
từngđượcbồidưỡngnănglực ở Mỹ 10tháng,chắcchắnkỹ năngnghecủa
côrấttốtđểluyệnchohọcsinhnhữngdạngbàimứcđộnângcao.
3/CôVõTuyếtThành:đảmnhậnphầnReading.Theotôibiếtcô
TuyếtThànhđãtừngđạtchứngchỉ C1,Cambridgethìđươngnhiênkỹ năng
đọchiểurấttốt.CôTuyếtThànhlàgiáoviênrấtcónănglựcvànhiệthuyết
vớicôngtácbồidưỡng.
4/CôNguyễnLêTrinh:đảmnhậnphầnLexico­grammarvàmộtphần
củaReading.CôLêTrinhcũngđãtừngluyệnđộituyểnquốcgiatrướcđây
nêncôTrinhcũngđãtìmtòivàthuthậptàiliệukháphongphú.CôLêTrinh
rấtnhiệttìnhđểtìmtàiliệuphùhợpvớinănglựccủahọcsinh.
5/Riêngtôiphụ tráchphầnDescribinggraphsvàMatchingInformation
củaphầnReading.Bảnthântôithấy,họcsinhđãđượchọcvớitôimộtnăm
rưỡivàtôiđãtraođổigầnnhư đầyđủ kiếnthức,kỹ năngliênquanđề thi
HSGquốcgia.Nêntrongthờigianhọcbồidưỡngquốcgiavẻnvẹn27ngày,
tôimongmuốncácemđượclĩnhhộithêmkiếnthứcvàkinhnghiệmtừnhững
giáoviênxuấtsắcvàđầynhiệthuyếtcủatỉnhđể cácemcóthể làmgiàu
thêmvốntrithứccủamìnhvàlàmbàithitốthơnnữa.
Trongthờigiannàyhọcsinhcầnthêmtàiliệulĩnhvựcnào,tôilạitiếp
tụctìmkiếmchocácem.Ngoàira,tôinhờcôNguyễnThịPhươngThảosoạn
chuyênđềtừvựngtrongbộđềthiOlympic2016đểlàmnguồntàiliệutựhọc
chocácemtrongthờigiannhanhnhất.CôThảosoạnchuyênđềrấtkhoahọc
vàcácemtựhọcrấtdễdàng.
DANHSÁCHCÁCGIÁOVIÊNTHAMGIABỒIDƯỠNGĐỘITUYỂN
HỌCSINHGIỎIQUỐCGIA
MÔN:TIẾNGANH
Thờigian:4tuần,từ05/12–31/12/2017
Stt Họvàtên Đơnvị Chuyênđềbồidưỡng



15
1 Describinggraphs
THPTchuyên
LêThịLiên Reading:Matching
NguyễnChíThanh
information
2 THPTchuyên Speaking
DươngThịThùy
NguyễnChíThanh Writingessays
Trang
Writingsummary
3 THPTchuyên
NguyễnThịPhượng
NguyễnChíThanh Listening
4 THPTPhanChu Lexico­Grammar
NguyễnLêTrinh
Trinh Open­clozetests
5 Gapped­text
THPTPhanChu
VõTuyếtThành True/False/Notgiven
Trinh
Matchingheadings


2.3.9.Chiếnlượcđốivớiđộituyển
Đểcóđượcthànhcôngnày,khôngthểkhôngkểđếnsựthayđổichiến
lượccủagiáoviênvàbangiámhiệunhàtrường.
Nămhọc2015­2016,saukhicókếtquảkỳthiHSGtỉnhtrongtháng11,
tôimạnhdạnđề nghị bangiámhiệuchophépđộituyểncủatôi[lớp10]
khôngthamgiathiOlympickhuvực.Tôirấtvuivìđượcsự chấpthuậncủa
bangiámhiệu.Bởitôikhôngmuốnchứngkiếnsự thấtbạiliêntụccủahọc
sinhvìnộidungcủakỳthiOlympickhuvựchoàntoànkhácbiệtvớinộidung
kỳthiHSGquốcgia.Nếuhọcsinhthamgiacácemvừamấtsức,mấtnhiều
thờigianlàm ảnhhưởngđếnchấtlượngcủamônhọckhác.Thậmchíhọc
sinhsẽkhôngđạtkếtquảtrongcảhaikỳthi[OlympickhuvựcvàHSGquốc
gia],điềuđókhiếnhọcsinhmệtmỏi,chánnản.Lýdolà,nguồnlựchọcsinh
giỏiởcấp2chưachấtlượngnêntakhôngthể đàotạohọcsinhthầntốcđể
thamgianhiềukỳ thivớinộidungkhácnhaunhư vậy.Vàhọcsinhcầncó
nhiều thời gian để luyện các kỹ năng như Listening, Speaking, Reading,
Writing.Nhữngkỹ năngnàykhôngthể luyệnhiệuquả trongthờigianngắn


16
ngủi.Vànhữngkỹnăngnàythiếtthựcchotươnglaicủacácemtrongkhihọc
đạihọc,làmviệchayduhọc.Hơnthếnữa,nămlớp11,họcsinhcórấtnhiều
kỳthiquantrọngnêntaphảichuẩnbịtâmthếkỹtừlớp10:ngoàikỳthiHSG
tỉnh,quốcgiacácemcầnthamgiakỳ thiIOEquốcgiavàOTEquốcgia
nữa.Tôimuốncácemgặtháithànhcôngtrongcảnhữngkỳthinày.Tôitựcho
đâylàchiếnlược:“lùimộtbướcđểtiếnbabước.”
2.4.Kếtquảđạtđược
Kếtquả đemlạitrongkỳ thiHSGtỉnhrấttốt.Bảyemđạtgiải,trong
đóemPhạmQuangDuyđạtgiảnhấtvớisốđiểm18,8/20–sốđiểmcaonhất
từtrướctớinaycủakỳthiHSGtỉnh.Đặcbiệtlàcó3emtrongđộituyển11
đãđượcchọnvàođộituyểnquốcgiacủatỉnh.
KếtquảthichọnHSGlớp12cấptỉnhnămhọc2016­2017:
TT Họvàtên Lớp Điềm Giải
1 PhạmQuangDuy 11AV 18.8 Nhất
2 HuỳnhTiếnĐạt 11AV 15.7 Ba
3 NguyễnThịYênBình 11AV 15.2 Ba
4 TrầnĐìnhThăng 11AV 15.1 Ba
5 NguyễnLêGiangBăng 11TO 13.9 Ba
6 NguyễnThịHàLy 11AV 13.8 Ba
7 NguyễnThịLinhĐan 11AV 13.1 Ba


Kếtquả kỳ thiHSGquốcgiatốthơnnhữngnămtrướcnhiều,đãcó
mộthọcsinhđạtgiảiquốcgia.Đốivớinhữngemkhôngđạtgiảivẫncó
điểmsố khácao.Đâylàmộtthànhcônglớnvìchúngtađãdùngchínhsức
mạnhcủanộilực,khôngnhờ vàosự trợ giúpcủacácgiáosư haygiáoviên
tỉnhkhác.
KếtquảthichọnHSGlớp12cấpquốcgianămhọc2016­2017:
TT Họvàtên Lớp Kếtquả Giải
1 PhạmQuangDuy 11AV 13.65 KK
2 HuỳnhTiếnĐạt 11AV 11.95
3 NguyễnThịYênBình 11AV 10.05



17
3.KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ
3.1Kếtluận
Quaviệcápdụngsángkiếnkinhnghiệmnày,kếtquả bồidưỡnghọc
sinhgiỏi đãkhởisắc,họcsinhtự tinhơnrấtnhiều.Trongquátrìnhbồi
dưỡng,giáoviênđãcóthểđánhgiáđượchọcsinhnàocóthể đạtđượcgiải
quốcgiavàkếtquảđúngchínhxácnhưgiáoviênđãđánhgiá.
Ápdụngkinhnghiệmnàyđãtạochohọcsinhcàngngàycàngyêuthích
độituyểnvàcóthêmnhiềuemmongmuốnđượcvàođộituyển.Chođếnbây
giờ chưacóemnàomuốnbỏ độituyểnđể dànhthờigianchomônhọckhác
giốngnhư mộtsố họcsinhcủahaikhóatrước.Ngượclại,cóthêmhaihọc
sinhnữaxingianhậpđộituyển.Mặcdùhơimuộn,nhưngtôiđánhgiácao
tinhthầncủacácemnêntôivẫnchấpnhậnđể tạocơ hộichocácemđược
nângcaokiếnthức.
Dạyhọclàmộtnghệthuật.Ngườigiáoviênkhiđãchọnnghềdạyhọc
làphảicótâmyêunghề.Đặcbiệtlàmụctiêuhướngtớivàlàniềmhạnh
phúcnhấttrongcuộcđờicủanhàgiáolàđàotạothậtnhiềuhọctrògiỏi.Đó
làtâmnguyệncủatôicũngnhư baogiáoviênkhác.Tuynhiênđể đượckết
quảthànhcôngtốtđẹpthìmỗingườigiáoviênluôntìmtòi,sángtạotrăntrở
vànỗ lựckhôngngừngvớinhiềutháchthứcvàphươngpháptối ưunhất.
Phươngphápgiảngdạythìphongphú,kiếnthứctiếngAnhthìmênhmông,
nhấtlàkiếnthứcgắnvớiyêucầuhọcsinhgiỏi.Vìvậytronggiớihạnsáng
kiếnkinhnghiệmnày,tôimạnhdạnđưaramộtvàikinhnghiệmvề bồi
dưỡnghọcsinhgiỏitiếngAnh ở khối10,11cóhiệuquả.Hyvọngrằng
nhữngnộidungtrongchuyênđề nàysẽ lànhữngthôngtinđượccácđồng
nghiệptraođổi,thảoluậnđể giúptôihọchỏithêmnhữngkinhnghiệmthật
sựquýbáutrongcôngtácbồidưỡnghọcsinhgiỏi.
3.2.Kiếnnghị



18
Quaquátrìnhnghiêncứu,tôicómộtkiếnnghịđốivớinhàtrườngnhưsau:
BangiámhiệunêncânnhắcđểchoHSGthamgiakỳthiOlympicvùng
DuyênhảivàĐồngbằngBắcbộdànhchokhối10;11thayvìthamgiakỳthi
OlympicmiềnNam.BởivìkỳthiởmiềnBắccóđịnhhướngrõràngtheoma
trậncủađềthiHSGquốcgia.Haikỳthicócùngmụctiêuthìsẽ rấttiệnlợi
choviệchọccủahọcsinhvàviệcbồidưỡngcủagiáoviênvàchắcchắnhiệu
quảsẽcao.Hơnnữa,haikỳthinàyđòihỏihọcsinhpháttriểntoàndiệncác
kỹnăng:Nghe,Nói,Đọc,ViếtvàNgữpháp,Từvựng.Dođóchúngtacóthể
đàotạođượcnhiềuhọcsinhđápứngvớiyêucầucủađềánngoạingữ2020.
Đâylàýkiếnchủquancủacánhântôinênkhôngtránhkhỏinhữnghạn
chế.Rấtmongnhậnđượcsựthamgiagópýcủabạnbèđồngnghiệp.
Xinchânthànhcảmơnsựđónggópýkiếncủahộiđồngkhoahọc.




PHỤLỤC

1.Tàiliệuthamkhảo:Trangwebsángkiếnkinhnghiệm.org
2.Nộidungmộtsốđềkhảosátđộituyển.


19
TEST01
I.LISTENING
Part1:Listeningtotherecordingandcompletethesentencesbelow.Write
NOMORETHANTHREEWORDSforeachanswer.
Leaving home involves a major change in [1]…………………….., work
patternsanddegreeofindependence.Youwillbeawayfromhome,familyand
friendsandarenolongersupportedby[2]……………………………………..
Forthisreason,inthefirstyearalotofyoungpeoplesufferfromloneliness.
Ironically,thissenseofisolationcomesatatimewhenyouarelikelytobe
surroundedbypeoplemost ofthetime.Livinginabusycity,travellingon
crowded[3]………………………….,youwillbeconstantlyamongpeople,but
thiscansometimescompoundyoursenseofbeingalone.Seeingotherswho
appearateaseamonglargecrowds,minglingandmakingfriends,canmakeyou
feel excluded and [4]…………………….. Adapting to a new environment
makespeopleuncertainofwhattodoorhowtobehaveandbreedsinsecurities
whichcanmakeforarealsenseofisolation.Itisoftenthosewhoaremoreused
tobeingontheirownwhodealbestwiththetransitionalperiodofleavinghome.
Otherreasonsforfeelingaloneinclude[5]……………………………ofthebig
citywhereyouhave‘thebesttimeofyourlife’andmeet‘lifelongfriends’.
Part2:YouwillheararadiotalkaboutholidaysinNorthumberland.For
eachquestionfillinthemissinginformationinthenumberedspace.
HolidaysinNorthumberland
UsefulInformation
ReadPeterGreen’sbookcalled‘[6]…………………around
Northumberland’.
Lotsofthingstosee,forexample[7]…………………..
Accommodationinflats,hotels,cottagesorbedandbreakfastplaces.
Besttimetogoisspring.


20
BikeHire

Oneweek­£35
Twoweeks–[8]£…………..
LocalEvents
June–FoodFestival
August–InternationalFestivalof[9]……………………….
NationalParkActivities

Guidedwalks
Photography
[10]……………………


Part3:Listentotherecordingandgiveshortanswersforthefollowing
questions.WriteNOMORETHANTWOWORDSAND/ORANUMBER
foreachanswer.
11.WhatisthesurnameofCharlotte?
……………………………………………………………………………….
12.Whatisthemobilephonenumberofthewoman?
……………………………………………………………………………….
13.Whatisthewoman’semploymentexperience?
……………………………………………………………………………….
14.WhattimeshouldAnnettafinishworkinthehamburgershop?
……………………………………………………………………………….
15.HowmanygirlswillAnnettahavetolookafter?
………………………………………………………………………………..
Part4:YouwillhearsomeoneinterviewingawomancalledJosieonafood
programme.Forthefollowingquestions,choosethecorrectanswerA,Bor
C.



21
16.Josie’sparentspreferredcookingrecipes
A.fromdifferentcountries.
B.withlotsofingredients.
C.thatweresimpletoprepare.
17.WhathappenedtoJosieatcollege?
A.Sheleftbeforetheendofthecourse.
B.Sheonlyenjoyedsomepartsofthecourse.
C.Shecompletedthecoursesuccessfully.
18.WhatdidJosiedislikeaboutworkingattherestaurant?
A.thepeoplesheworkedwith
B.thespeedofthejob
C.thetypeoffoodshehadtocook
19.WhendidJosiestartwritingarticlesaboutfood?
A.afterabadexperienceatarestaurant
B.duringherjournalismcourse
C.whensheappliedforajobwithamagazine
20.WhatareJosie’splansforthefuture?
A.tosetupherownmagazine
B.tobuyarestaurant
C.tostopworkforayear
II.LEXICO­GRAMMAR:
Part1:MarktheletterA,B,C,orDonyouranswersheettoindicatetheword
whoseunderlinedpartdiffersfromtheotherthreeinpronunciationineachof
thefollowingquestions.
21._______inRomethanhe_______.
A.Nosoonerhehadarrived/wasbeingkidnapped
B.Nosoonerhadhearrived/waskidnapped
C.Hadhenosoonerarrived/kidnapped


22
D.Nosoonerwashearriving/hadbeenkidnapped
22.Noonecanavoid______byadvertisements.
A.havinginfluenced B.beinginfluenced
C.tobeinfluenced D.influencing
23.Reagan_______anactoryearsago.
A.issaidtobe B.wassaidbeing
C.wassaidhavebeenD.issaidtohavebeen
24.…….allthehardworktheyputin,thestudentsgotgoodexamresults.
A.AsaresultofB.Incomparisonwith
C.AccordingtoD.Inadditionto
25._______youdon’tlikeherhasnothingtodowiththematter.
A.What B.That C.Whether D.How
26.It’stimethey.............promotion,inmyview.
A.get B.got C.willget D.havego
27.“Mywatchisbroken.”“Whydon’tyou.................”
A.haveitrepair B.haveitrepairing
C.haveitforrepair D.haveitrepaired
28.Thankstothelaserbeams,atlast,hecouldgetridofthe_______birthmark
onhisface.
A.normal B.abnormal C.abnormality D.abnormally
29.UncleHo’sdesirewasthatourcountrymight______othercountriesinthe
world.
A.befedupwithB.makeuseof C.keeppacewith D.takegrandfor
30.Wewereall_______bythewordingoftheadvertisement.
A.mistaken B.misunderstood C.misled D.misguided
36.Unemployment_______by4%sinceJanuaryandnowstandsatjustunder
threemillion.
A.wasraised B.hasraised C.hasrisen D.rose
37.Mostartistsarevery_______;theycanthinkofwhatordinarypeoplecan’t.


23
A.imagine B.imagination C.imaginative D.imaginary
21. 22. 23. 24. 25. 26.
27. 28. 29. 30. 31. 32.

Part2:Forquestions33­40writethecorrectformofeachbracketedwordin
thenumberedspaceprovidedinthecolumnontheright.Thereisanexample
atthebeginning[0].
.THEENVIRONMENT:OURRESPONSIBILITY
Thesedaysitis[0]impossibletoopenanewspaperwithoutreading 0.
POSSIBLE
aboutthedamagewearedoingtotheenvironment.Theearthisbeing
[33]………..[THREAT]andthefuturelooksbad.Whatcaneachofusdo?
We cannot clean up our [34]................[ POLLUTION ] rivers and seas
overnight.
Norcanwestopthe[35]..................[APPEAR]ofplantsandanimals.Butwe
canstopaddingtotheproblemwhilescientistssearchforanswers,andlawsare
passed in nature’s defence. It may not be easy to change your lifestyle
[36]................,[COMPLETE] butsomestepsareeasytotake:cutdownthe
amountof[37]………..[DRIVE]youdo,oruseaslittleplasticaspossible.It
alsoeasytosaveenergy,whichalsoreduces[38]...............[HOUSE]bills.
Wemustallmakeapersonal[39]…….[DECIDE]toworkforthefutureofour
planet if we want to [40].................. [SURE] a better world for our grand­
children.
33. 34. 35. 36.
37. 38. 39. 40.

Part3:Forquestions41­45choosetheletterA,B,C,orDtoindicatethe
wordorphrasethatisCLOSESTinmeaningtotheunderlinedpartineach
ofthefollowingsentences.
41.Fewbusinessesareflourishinginthepresenteconomicclimate.


24
A.takingoff B.settingup C.growingwell D.closingdown
42.Hedrivesmetotheedgebecauseheneverstopstalking.
A.steersmeB.frightensmeC.irritatesmeD.movesme
43."Hewasaskedtoaccountforhispresenceatthesceneofthecrime"
A.complain B.exchange C.explain D.arrange
44.IcouldseethefinishlineandthoughtIwashomeanddry"
A.homeless B.hopeful C.successful D.unsuccessful
45.Don’tforgettodropmealinewhenyou’reaway
A.telephonemeB.callmeC.writetomeD.sendmeatelegram
41. 42. 43. 44. 45.

Part4:Forquestions46­50choosetheletterA,B,C,orDtoindicatethe
wordorphrasethatisOPPOSITEinmeaningtotheunderlinedpartineach
ofthefollowingsentences.
46.Thenewlawstoconservewildlifeintheareawillcomeintoforcenext
month.
A.protect B.eliminateC.polluteD.destroy
47.Myuncle,whoisanaccomplishedguitarist,taughtmehowtoplay.
A.unimpairedB.unskilledC.ill­educatedD.unqualified
48.Thefarmersremovedsomeundevelopedtreestoimprovethegrowthofthe
rest.
A.eliminatedB.plantedC.fertilizedD.transferred
49.Shewasbroughtupinawell­offfamily.Shecan’tunderstandtheproblems
wearefacing.
A.wealthy B.kind C.broke D.poor
50.Hardlyanyoneshowedupthepartylastnightduetotheheavyrain.
A.AlmosteveryoneB.PracticallynooneC.EveryoneD.Nearlynoone
46. 47. 48. 49. 50.




25
III.READING.
Part1:Forquestions51­60,Readthefollowingpassageandmarktheletter
A,B,CorDonyouranswersheettoindicatethecorrectwordorphrasethat
bestfitseachofthenumberedblanks.
Itis[51]________believedintheUnitedStatesthatschooliswherepeoplego
togetaneducation.Nevertheless,ithasbeensaidthattodaychildreninterrupt
their educationtogotoschool.The[52] ________ betweenschoolingand
educationimpliedbythisremarkisimportant.
Educationismuchmoreopen­endedandall­inclusivethanschooling.
Educationknows[53]________bounds.Itcantakeplaceanywhere,whether
in the shower or on the job, whether in a kitchen or on a tractor. It [54]
________ boththeformallearningthattakesplaceinschoolsandthewhole
universe of informal learning. The agents of education can range from a
reveredgrandparenttothepeopledebatingpoliticsontheradio,fromachildto
a distinguished scientist. Whereas schooling has a certain predictability,
education quite often produces surprises. A chance conversation with a
strangermayleadapersontodiscoverhow[55]________isknownofother
religions.Peopleareengagedineducationfrominfancyon.Education,then,is
averybroad,inclusiveterm.Itisa lifelong[56] ________,aprocessthat
startslongbeforethestartofschool,andonethatshouldbeanintegralpartof
one’sentirelife.
Schooling,ontheotherhand,isaspecific,formalizedprocess,whose
general pattern [57] ________ little from one setting to the next. [58]
________acountry,childrenarriveatschoolatapproximatelythesametime,
take assigned seats, are taught by an adult, use similar

SKKN: Những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia dự thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp tỉnh

Làm sao để nâng cao công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh có hiệu quả tốt ? Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Những kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia dự thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp tỉnh”. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp tỉnh
  • Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
  • Kinh nghiệm giảng dạy học sinh
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THAM GIA DỰ THI OLYMPIC TIẾNG ANH TRÊN INTERNET CẤP TỈNH
  2. a. Đặt vấn đề: Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trỡnh dạy và học ngoại ngữ mới ở cỏc cấp học, trỡnh độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rừ rệt về trỡnh độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều đó đặt ra cho Giáo dục hiện nay là phải thực sự đổi mới cách dạy của thầy, phương pháp học của trò, để giúp các em nắm được ngôn ngữ tiếng Anh một cách vững chắc, và sử dụng nó trong các hoạt động học tập, giao lưu trên mọi phương tiện. Đặc biệt đối với học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tham gia các cuộc thi học sinh giải trên mạng Internet. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy và học tại các trường phổ thông. Tạo ra sân chơi trực tuyến môn Tiếng Anh cho học sinh cấp Tiểu học và cấp Trung học từ lớp 6 đến lớp 12. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với Internet và sử dụng Internet là một phương thức học tập. Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập. Với đặc thù của địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn Lệ Thuỷ, môi trường để học, thực hành và vận dụng ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh đối với học sinh bậc THCS đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Vậy làm sao để nâng cao công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh có hiệu quả tốt ? Với lòng nhiệt tình trong công tác, với mong muốn thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi huyện nhà, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh tham gia dự thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp Tỉnh. B. Nội dung: I. Cơ sở lí luận
  3. Triển khai Đề án Ngoại ngữ đối với giáo dục trung học ngay từ đầu năm học 2011-2012 cho các trường Trung học cơ sở [THCS], Trung học phổ thông [THPT] đủ điều kiện thực hiện và mở rộng dần quy mô cho những năm tiếp theo để đến năm 2020, tất cả các trường THCS, THPT đề tham gia thực hiện Đề án ngoại ngữ, trong đó tạo điều kiện cho học sinh học hai ngoại ngữ [học tự chọn ngoại ngữ 2]. Mục tiêu dạy học nói chung, môn tiếng Anh nói riêng là phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, coi học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động hoạt động trí óc, biết tự chiếm lĩnh tri thức từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này đã được Luật Giáo dục khẳng định trong giáo dục phổ thông . Điều đặt ra cho giáo viên một yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học mà hạt nhân cơ bản của nó là lấy học sinh làm nhân vật trung tâm. Đổi mới phương pháp dạy học của thầy đòi hỏi đồng thời phải đổi mới phương pháp học của trò. Điều này hết sức quan trọng đối với tất cả các môn học, riêng môn tiếng Anh lại càng quan trọng hơn. Nghị quyết Trung ương khoá VII của Đảng đã xác định phải “khuyến khích tự học” phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo Lệ Thuỷ, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục. Ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". + Tổ chức các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi linh hoạt, hợp lý đảm bảo tính hệ thống từ TH đến THCS; không tổ chức theo loại hình trường chuyên, lớp chọn. + Đảm bảo nguyên tắc "tự nguyện và hiệu quả" trong công tác bồi dưỡng: Học sinh tự nguyện; cán bộ, giáo viên tự nguyện, có cam kết về kết quả.
  4. + Tích cực phát huy tiềm năng trong điều kiện sẵn có và phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ trong tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tất cả những yếu tố trên đều nhằm hướng tới đích cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. II. Cơ sở thực tiễn 1. Tình hình thực tế học sinh. Trong những năm học vừa qua, học sinh THCS đã được học chương trình dạy học môn tiếng Anh theo hướng hiện đại, được tiếp cận với các giờ học qua phần trình chiếu powerpoint rất sinh động, rõ ràng. Kết quả cho thấy, giáo viên và học sinh đã sử dụng khá mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học bộ môn tiếng Anh. Tâm lí chung của học sinh đam mê học tiếng Anh rất thích học, nghiên cứu kiến thức dưới dạng thiết kế bài tập trên máy qua các trò chơi, các em tham gia chơi, học một cách nhiệt tình, hiếu thắng, ngay cả những em học sinh khá, trung bình và yếu. Hơn nữa các em thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Do đó bước đầu áp dụng đã có những kết quả đáng phấn khởi. Song một số ít học sinh còn rụt rè khi tham gia vào hoạt động mới lạ. Có lẽ kiến thức các em chưa thật chắc chắn, kỹ năng sử dụng máy vi tính còn hạn chế do nhiều yếu tố khách quan, và chủ quan. 2. Tình hình thực tế đội ngũ giáo viên: Trong những năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, giáo viên chỉ chú trọng đến việc đổi mới tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trên lớp, việc hướng bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi dự thi giao lưu Olympic tiếng Anh, thi tiếng Anh trên Internet chưa thật chú trọng hoặc nếu có quan tâm thì chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược, còn chung chung, chưa nghiên cứu nhiều và hiểu rõ một kỳ thi trên máy được tổ chức như thế nào? Làm thế nào để nâng cao công tác bồi dưỡng và bồi dưỡng như thế nào để các em dự thi đạt kết quả cao. Có lẽ đây là một chuyên đề mới so với các thầy, cô, cùng học sinh khi dạy và học ngoại ngữ. Một vấn đề mà nhiều giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện đang đặt ra câu hỏi " tại sao" và "như thế nào ?" 3. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
  5. Với yêu cầu của đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư và tăng trưởng đáng kể. Song do sự thiếu thống nhất trong nhiều năm liền trước, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn như: Thiết bị trang cấp chưa được đồng bộ hóa, trang thiết bị chỉ được trang cấp một lần đã lâu năm, không được bổ sung, phòng chức năng riêng giành cho bộ môn tiếng Anh chưa có hoặc đã xây dựng nhưng chưa đúng quy cách, phòng tin học ngày càng xuống cấp, các máy tính chưa được nối mạng 100%, số máy tính xách tay phục vụ hoạt động dạy học còn quá ít so với nhu cầu học tập hiện nay nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. III. các giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia dự thi olympic tiếng anh trên internet cấp tỉnh. 1. Công tác tuyển chọn đội ngũ bồi dưỡng học sinh giỏi. 1.1 Mục đích: Tuyển chọn được đối tượng giảng dạy bồi dưỡng theo hướng hiện đại nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng, đạt năng suất cao trong các kỳ thi. Đặc biệt là các kỳ thi học sinh giỏi trên Internet. 1.2 Các bước tiến hành chọn: 1.2.1 Đối với cấp trường: Ban giám hiệu nhà trường nắm bắt sớm các công văn chỉ đạo Hội thi Olympic tiếng Anh trên Internet hàng năm để thành lập Ban chỉ đạo Hội thi Olympic tiếng Anh cấp trường. Kế hoạch tuyển chọn đội ngũ giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là những giáo viên có trình độ tiếng Anh, có kiến thức vững chắc, có kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy tại cơ sở giáo dục. Giáo viên là những giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện trở lên. Có lòng yêu nghề, mến trẻ, giám chịu đựng, có bản lĩnh trong công tác bồi dưỡng. Chọn lựa những giáo viên tiếng Anh có trình độ Tin học, biết sử dụng thành thạo máy vi tính, biết thiết lập các bài giảng, các bài tập phù hợp với các nội dung bồi dưỡng, và các kiểu bài thi. Biết cài đặt các phần mềm hỗ trợ, khắc phục được các sự cố máy tính có thể xảy ra trong quá trình bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh luyện trên máy tính.
  6. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường cần phải thành lập tổ hỗ trợ kỷ thuật máy tính trong quá trình bồi dưỡng cấp trường, phục vụ cài đặt các phần mềm dự thi, các phiên bản theo hướng dẫn của Hội thi , hướng dẫn học sinh tạo các địa chỉ thi, các nick dự thi, nick tự luyện, tên đăng nhập mật khẩu. Kiểm tra máy tính bàn hoặc máy tính xách tay trước các buổi bồi dưỡng. 1.2.2 Đối với cấp Huyện [ PGD] Bám sát các quyết định, công văn chỉ đạo, thể lệ cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet hàng năm. Thành lập Ban tổ chức hội thi Olympic tiếng Anh cấp huyện sớm, kịp thời chỉ đạo các đơn vị trường học tiến hành bồi dưỡng, lựa chọn đội tuyển sát đúng năng lực, năng khiếu học bộ môn ngoại ngữ của học sinh lớp 5, 9. Phối hợp Đài Viễn Thông Lệ Thủy nâng cấp đường truyền kịp thời, phục vụ tốt cho Hội thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp Huyện và công tác bồi dưỡng đội tuyển cấp Huyện chuẩn bị dự thi cấp Tỉnh. Có 01 CV phụ trách, chịu trách nhiệm về hiệu quả bồi dưỡng môn được phân công phụ trách; đồng chí phụ trách bậc học trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tham gia xây dựng KH, lịch trình về chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo phần hành được phân công. Chỉ đạo việc xây dựng chương trình bồi dưỡng ở các giai đoạn.- Theo dõi tiến độ thực hiện chương trình bồi dưỡng. Quản lý chất lượng bồi dưỡng chuyên đề [Giải quyết dứt điểm chất lượng từng chuyên đề]. Theo dõi và chỉ đạo phương pháp dạy của thầy - học của học sinh [bài tập]. Quản lý chất lượng các lớp bồi dưỡng từng thời kỳ nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển chính thức ; đánh giá, đề xuất lựa chọn, bổ sung hs các lớp bồi dưỡng ở các giai đoạn. Chỉ đạo các nội dung công việc của các trường có liên quan đến công tác bồi dưỡng. Chỉ đạo chỉnh lý chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi ; Chỉ đạo bổ sung tài liệu bồi dưỡng [nếu cần thiết] và tham mưu tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh giỏi theo từng đợt để nắm chất lượng dạy của thầy và học của trò . Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng ở các trường PT theo tài liệu đã phát hành Chỉ đạo việc bố trí GV và KH kèm cặp giúp đỡ học sinh các lớp bồi dưỡng tại các trường [Tuyến 2]. 2. Công tác tuyển chọn đối tượng học sinh dự bồi dưỡng. 2.1 Mục đích:
  7. Đây là công tác quan trọng nhất để đi đến thành công của một hội thi. Tạo được sự tin tưởng của người dạy và người học, tạo mối thân thiện trong môi trường giáo dục đi đến sự hoàn thiện về mọi yếu tố của sự thành công. 2.2 Các bước tiến hành chọn. Sau khi Ban chỉ đạo cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp Huyện có quyết định thành lập hồi đồng bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp Tỉnh, tổ bồi dưỡng tiến hành lựa chọn những học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp Huyện [số lượng tùy thuộc thể lệ thi các cấp]. Song song với việc lựa chọn học sinh đã tham dự kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp Huyện, người giáo viên bồi dưỡng cũng cần xem kỹ các lớp bồi dưỡng khác như: lớp bồi dưỡng học sinh Giỏi tiếng Anh lớp 9 dự thi cấp Tỉnh. Nếu các em của các đội tuyển khác tham gia dự thi Olympic tiếng Anh cấp Huyện đạt kết quả thì nên ưu tiên đến các đối tượng học sinh này. Vì các em thực sự có những kiến thức vững chắc đã được bồi dưỡng lâu dài từ năm lớp 8 trước. Với những lý do khác, các em dự thi đạt kết quả chưa được như mong muốn. Nhưng tin chắc với sự đam mê bộ môn tiếng Anh của các em, với sự nhiệt tình của giáo viên bồi dưỡng, các em sẽ bồi dưỡng và dự thi đạt kết quả tốt. Ví dụ minh họa về công tác chọn đội tuyển tham gia dự thi Olympic tiếng Anh cấp Tỉnh như sau: Năm học 2010-2011: Sau khi có kết quả thi tiếng Anh trên Internet cấp Huyện, chúng tôi tiếp tục tuyển chọn đội tuyển, bồi dưỡng dự thi cấp Tỉnh. Trong quá trình chọn lựa chúng tôi đã có một hình thức thống nhất như sau Thứ nhất: Thông qua kết quả dự thi cấp Huyện để lựa chọn những em có thành tích xuất sắc với số điểm từ 280 đến 300 điểm. Thứ hai: Kết quả nhiều em dự thi cấp Huyện có số điểm, số thời gian ngang nhau, chúng tôi trực tiếp trao đổi trong tổ bồi dưỡng, thông qua sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT Lệ Thủy, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tại Kiến Giang để có xem xét và đi đến thống nhất chung. trong quá trình chọn lựa vẫn ưu tiên cho những học sinh được bồi dưỡng 2 lớp. Vì vậy chúng tôi đã chọn lựa được đội tuyển gồm có 20 em như sau: DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 9 THAM GIA ĐỘI TUYỂN BỒI DƯỠNG DỰ OLYM PIC TIẾNG ANH QUA MẠNG INTERNET CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 TT Họ và tên Ngày sinh Trường 1 Bựi Ngụ Đỡnh Nghĩa 18/12/1996 THCS An Thủy 2 Nguyễn Như Thiờn 25/3/1996 THCS Mỹ Thủy
  8. 3 Đinh Tiến Vũ 14/11/1996 THCS Sen Thủy 4 Trần Văn Hiếu 19/01/1996 THCS Lộc Thủy 5 Trần Văn Thắng 06/08/1996 THCS Phỳ Thủy 6 Phạm Thị Liờn 15/5/1996 THCS Liờn Thủy 7 Phan Nhật Hoàng 21/3/1996 THCS Mai Thủy 8 Vừ Thanh Hải Ly 24/12/1996 THCS Phong Thủy 9 Hoàng Văn Phi 18/09/1996 THCS Sen Thủy 10 Nguyễn Thị Phương 18/3/1996 THCS Hoa Thủy 11 Trần Văn Tựng 11/02/1996 THCS Dương Thủy 12 Đỗ Thị Hoài Linh 17/10/1996 THCS Kiến Giang 13 Nguyễn Thị Diệu Huyền 17/6/1996 THCS Hoa Thủy 14 Nguyễn Thị Thựy Dương 21/02/1996 THCS Kiến Giang 15 Bựi Thị Quỳnh Trang 07/01/1996 THCS Hoa Thủy 16 Trương Thị Hiền 09/05/1996 THCS Hồng Thủy 17 Nguyễn Thị Nhật Lam 19/6/1996 THCS Kiến Giang 18 Nguyễn Thị Diến 08/03/1996 THCS Mai Thủy 19 Nguyễn Thị Nguyệt Hà 14/5/1996 THCS Mỹ Thủy 20 Đỗ Thị An Thư 10/12/1996 THCS Văn Thủy 3. Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau khi lựa chọn giáo viên bồi dưỡng và học sinh tham gia bồi dưỡng, tổ bồi dưỡng sớm tổ chức cuộc họp để phân công trách nhiệm từng thành viên, thảo luận đi đến thống nhất chương trình và nội dung bồi dưỡng tập trung và tại các đơn vị nhằm đảm bảo tổng hợp kiến thức bộ môn tiếng Anh, đủ các dạng bài, kiểu bài, có kiến thức mở rộng nâng cao. Xây dựng kiến thức cơ bản trong chương trình tiếng Anh đã học đến thời điểm tổ chức cuộc thi. Trong khi ban hành thể lệ cuộc thi, Bộ GD-ĐT đã phát hành các cuốn sách tài liệu luyện thi Olympic tiếng Anh kèm theo, thì người giáo viên bồi dưỡng cần nghiên cứu thêm tài liệu để bỗ sung xây dựng chương trình bồi dưỡng. Thường xuyên truy cập trang IOE để tiếp cận nội dung, các kiểu bài thi trong mỗi vòng thi để có hướng bỗ sung kế hoạch bồi dưỡng. Năm học 2010-2011: Chúng tôi đã xây dựng chương trình và kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển tiếng Anh lớp 9 dự thi cấp Tỉnh như sau: CHƯƠNG TRèNH, LỊCH ễN TẬP OLYMPIC TIẾNG ANH 9 BUỔI TIẾT NỘI DUNG ễN TẬP TIẾN TRèNH GIÁO VIấN DẠY Ôn ngữ pháp cơ bản. HS vận dụng làm bài Tiết 1,2: Ngữ phỏp U1 + 2 1&2 tập. Đ/c Lê Thị Thúy 1 Bài tập vận dụng Hệ thống kiến thức ngữ phỏp. 3&4 Dạy từ vựng U1 +2 Hướng dẫn học từ Tiết 3,4
  9. What's the order? vựng. Đ/c Trương Như Thuần Hướng dẫn HS làm bài theo chủ đề. Giỏo viờn tuyến 2 thực - Giao bài tập về nhà: Học thuộc từ vựng, ngữ pháp hiện theo bài nhận đó học, nắm kỷ cỏch làm bài thi theo chủ đề: What's Chấm chữa và nhận xột the order ? vào bài làm học sinh và Học sinh nhận bài cho giỏo viờn tuyến 2. gữi lại hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. Ôn ngữ pháp cơ bản HS vận dụng làm bài Ngữ phỏp U3 + 4 Tiết 1,2: 1&2 tập. Bài tập vận dụng Đ/c Lê Thị Thúy Hệ thống kiến thức ngữ phỏp. Tiết 3,4 Hướng dẫn học từ Đ/c Trương Như Thuần Dạy từ vựng U3 +4 vựng. 3&4 2 Smart monkey Hướng dẫn HS làm bài theo chủ đề. Giỏo viờn tuyến 2 thực - Giao bài tập về nhà: Học thuộc từ vựng, ngữ pháp hiện theo bài nhận đó học, nắm kỷ cỏch làm bài thi theo chủ đề: Smart Chấm chữa và nhận xột monkey. vào bài làm học sinh và Học sinh nhận bài cho giỏo viờn tuyến 2. gữi lại hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. ễn ngữ phỏp cơ bản HS vận dụng làm bài Ngữ phỏp U5 + 6 Tiết 1,2: 1&2 tập. Bài tập vận dụng Đ/c Lê Thị Thúy Hệ thống kiến thức ngữ phỏp. Tiết 3,4 Hướng dẫn học từ Dạy từ vựng U5 +6 Đ/c Trương Như Thuần vựng. 3&4 Defeat the goal 3 keeper Hướng dẫn HS làm bài theo chủ đề. Giỏo viờn tuyến 2 thực - Giao bài tập về nhà: Học thuộc từ vựng, ngữ pháp hiện theo bài nhận đó học, nắm kỷ cỏch làm bài thi theo chủ đề: Defeat Chấm chữa và nhận xột the goal keeper vào bài làm học sinh và Học sinh nhận bài cho giỏo viờn tuyến 2. gữi lại hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. Ôn ngữ pháp cơ bản HS vận dụng làm bài Ngữ phỏp U7 + 8 Tiết 1,2: 1&2 tập. Bài tập vận dụng Đ/c Lê Thị Thúy Hệ thống kiến thức ngữ phỏp. Tiết 3,4 Hướng dẫn học từ 4 Dạy từ vựng U7 +8 vựng. Đ/c Trương Như Thuần 3&4 Fill the blank Hướng dẫn HS làm bài theo chủ đề. - Giao bài tập về nhà: Học thuộc từ vựng, ngữ pháp Giỏo viờn tuyến 2 thực đó học, nắm kỷ cỏch làm bài thi theo chủ đề: Fill the hiện theo bài nhận blank. Học sinh nhận bài cho giỏo viờn tuyến 2. Chấm chữa và nhận xột
  10. vào bài làm học sinh và gữi lại hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. Ôn ngữ pháp cơ bản HS vận dụng làm bài Ngữ phỏp U9 + 10 1&2 tập. Tiết 1,2: Bài tập vận dụng Hệ thống kiến thức ngữ Đ/c Lê Thị Thúy phỏp. Dạy từ vựng U9 Hướng dẫn học từ Tiết 3,4 +10 vựng. Đ/c Trương Như Thuần 3&4 5 Help bear find the Hướng dẫn HS làm bài honey theo chủ đề. Giỏo viờn tuyến 2 thực - Giao bài tập về nhà: Học thuộc từ vựng, ngữ pháp hiện theo bài nhận đó học, nắm kỷ cỏch làm bài thi theo chủ đề: Help Chấm chữa và nhận xột bear find the honey vào bài làm học sinh và Học sinh nhận bài cho giỏo viờn tuyến 2. gữi lại hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. Hệ thống kiến thức Phỏng vấn học sinh Tiết 1,2: ngữ pháp, từ vựng hoặc làm bài ktra trờn 1&2 Đ/c Lê Thị Thúy trong chương giấy. trỡnh. Tiết 3,4 Leave me out! Đ/c Trương Như Thuần 3&4 Safe driving. Hướng dẫn HS làm bài 6 Cool pair matching theo chủ đề Giỏo viờn tuyến 2 thực - Giao bài tập về nhà: Nắm chắc các kiến thức ngữ hiện theo bài nhận pháp đó học. Chấm chữa và nhận xột Hệ thống húa vốn từ vựng. vào bài làm học sinh và Học sinh nhận bài cho giỏo viờn tuyến 2. gữi lại hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. Học sinh luyện trờn Tiết 1,2: 1&2 Vũng tự luyện 21 mỏy cựng ktra. Đ/c Lê Thị Thúy Học sinh luyện trờn Tiết 3,4 3&4 Vũng tự luyện 22 mỏy cựng ktra. Đ/c Trương Như Thuần 7 Giỏo viờn tuyến 2 chữa - Giao bài tập về nhà: Làm bài tự luyện vũng 21, 22 bài, nhận xột vào bài trờn giấy tại nhà làm học sinh và gữi lại hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. Học sinh làm bài trờn giấy. Tiết 1,2: 1&2 Vũng tự luyện 23 Học sinh luyện lại trờn Đ/c Lê Thị Thúy mỏy cựng ktra. Học sinh làm bài trờn Tiết 3,4 8 giấy. Đ/c Trương Như Thuần 3&4 Vũng tự luyện 24 Học sinh luyện lại trờn mỏy cựng ktra. - Giao bài tập về nhà: Làm bài tự luyện vũng 23, 24 Giỏo viờn tuyến 2 chữa trờn giấy tại nhà bài, nhận xột vào bài làm học sinh và gữi lại
  11. hs, hs gữi lại cho giỏo viờn tuyến 1. Kiểm tra viết 60 Học sinh làm bài thi Tiết 1,2: 1&2 phỳt viết trờn giấy Đ/c Lờ Thị Thỳy Giỏo viờn chữa bài và Tiết 3,4 3&4 Chữa bài trờn mỏy. nhận xột. Đ/c Trương Như Thuần 9 Hướng dẫn học sinh các - Giao bài tập về nhà: Xem lại bài kiểm tra 60 phỳt, kỹ năng cơ bản về sử bài kiểm tra từ vũng dụng máy tính, kỹ năng 21,22,23,24. làm bài thi của 1 vũng thi. Giáo viên hướng dẫn kỹ Hướng dẫn kỹ năng Tiết 1,2: 1&2 năng làm bài thi trên làm bài thi. Đ/c Lê Thị Thúy máy. Giáo viên hướng dẫn Hướng dẫn học Tiết 3,4 công tác chuẩn bị thi, 3&4 sinh chuẩn bị cụng Đ/c Trương Như Thuần 10 tỏc thi. trong khi thi, sau khi thi. Nhà trường, phụ huynh, - Giao bài tập về nhà: Nắm lại kỷ năng làm bài thi. giáo viên tuyến 2 căn Chuẩn bị tốt một số công việc trước khi thi. dặn, gặp gỡ, động viên các em trước khi đi thi. Sau một thời gian bồi dưỡng, tổ bồi dưỡng thấy rằng: Việc tăng cường thêm thời lượng bồi dưỡng, kiến thức ngữ pháp là cần thiết. Vì vậy chúng tôi đã làm kế hoạch bỗ sung như sau: KẾ HOẠCH DẠY BỖ SUNG BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN OLYMPIC TIẾNG ANH LỚP 9 THCS. Thứ Sỏng Chiều Ghi chỳ Cụ Lờ Thị Thỳy dạy tiết 1,2 Cụ Lờ Thị Thỳy dạy tiết 1,2 Hệ thống kiến thức ngữ pháp cơ Bài tập vận dụng và nõng cao THỨ 3 bản. Thầy Thuần dạy tiết 3,4 15/3/2011 Thầy Thuần dạy tiết 3,4 Luyện cỏc vũng thi trờn mỏy Luyện cỏc vũng thi trờn mỏy tớnh tớnh Cụ Lờ Thị Thỳy dạy tiết 1,2 Cụ Lờ Thị Thỳy dạy tiết 1,2 THỨ 4 Luyện các đề thi. Chữa các đề thi 16/3/2011 Thầy Thuần dạy tiết 3,4 Thầy Thuần dạy tiết 3,4 Luyện cỏc vũng thi trờn mỏy tớnh Luyện cỏc vũng thi trờn mỏy tớnh Cụ Lờ Thị Thỳy dạy tiết 1,2 Cụ Lờ Thị Thỳy dạy tiết 1,2 Luyện các đề thi. Chữa các đề thi THỨ 5 Hệ thống cỏc dạng bài thi trờn mỏy Hệ thống vốn từ vựng. 17/3/2011 Thầy Thuần dạy tiết 3,4 Thầy Thuần dạy tiết 3,4 Thầy Trương Như Thuần Hướng dẫn cách làm bài thi trên Chuẩn bị điều kiện dự thi tại THỨ 6 máy tính xách tay. Một số thủ thuật Tỉnh 18/3/2011 trong quá trỡnh giải bài thi ở 01
  12. vũng thi. THỨ 7 TH, THCS dự thi cấp Tỉnh Tổng kết hội thi lỳc 16h30' 19/3/2011 Thi tại Chu Văn An 4. Công tác phối kết hợp để thực hiện công tác bồi dưỡng. Tổ bồi dưỡng thường xuyên liên lạc với nhau để trao đổi rút kinh nghiệm sau những giờ dạy trên lớp. Bỗ sung những thiếu sót về kiến thức, khả năng tiếp thu của học sinh, phương pháp dạy của thầy... Theo dõi chặt chẽ sự chuyên cần của học sinh, nắm bắt kiến thức bồi dưỡng bộ môn tiếng Anh, việc sử dụng máy tính phục vụ công tác tự luyện, luyện theo hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng, từ đó phải thông tin đến với gia đình, nhà trường, giáo viên bộ môn tiếng Anh ở các đơn vị có học sinh dự bồi dưỡng để có biện pháp thúc đẩy. Năm học 2010-2011: Chúng tôi đã lập danh sách đội tuyển, lấy các thông tin cần thiết của mỗi học sinh để có thông tin 2 chiều kịp thời. Như theo dõi số lượng học sinh các trường, số điện thoại của Ban chỉ đạo, tổ bồi dưỡng, phụ huynh, học sinh. Khi cần thiết chúng tôi có thể điện thoại để trao đổi. Ban chỉ đạo Số điện thoại liên hệ Thầy Hoàng Đỡnh Khuyờn 0912157099 Thầy: Vừ Khắc Chi 0936137656 Thầy: Phan Anh Xuõn 0906572900 Giáo viên bồi dưỡng Số điện thoại liên hệ Cụ: Lờ Thị Thỳy 0949512917 Thầy: Trương Như Thuần 0905883336 Cô: Mai Thị Hương Giang 0905805905 Thầy: Nguyễn Thanh Tuấn 0972698616 Cụ: Trần Thị Minh Hoan 0917981854 Các trường học Số điện thoại liên hệ Trường THCS An Thủy 882535 Trường THCS Mỹ Thủy 882977 Trường THCS Sen Thủy 953199 Trường THCS Lộc Thủy 882872 Trường THCS Liên Thủy 883695 Trường THCS Phong Thủy 882654 Trường THCS Hoa Thủy 996258 Trường THCS Dương Thủy 882355 Trường THCS Kiến Giang 882916 5. Công tác bồi dưỡng. Bồi dưỡng tuyến trên [ Phòng GD-ĐT ] Minh họa một tiết dạy thực hành trên máy sử dụng các vòng tự luyện. Hướng dẫn các em đăng ký thành viên: Đăng ký 1
  13. Đăng ký 2 Đăng ký 3 Đăng ký 4
  14. Đăng ký 5 Đăng ký 6
  15. Đăng ký 7 Đăng ký 8
  16. Bồi dưỡng một dạng bài thi: + Dạng 1: Thủ mụn bắt búng – Defeat the Goalkeeper Sau khi đọc kỹ yêu cầu bạn ấn “Start” lập tức trên màn hỡnh sẽ xuất hiện: * Cách chơi: - Có 10 câu hỏi dạng trắc nghiệm lần lượt xuất hiện. Bạn hóy đưa ra câu trả lời của mỡnh bằng cỏch click chuột vào 1 trong 4 đáp án A, B, C hoặc D. - Nếu lựa chọn của bạn đúng thỡ búng sẽ bay vào khung thành - Nếu lựa chọn của bạn sai thỡ thủ mụn sẽ đẩy được bóng ra ngoài * Luật chơi: - Khi bạn nhấn “Start” hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài. Thời gian làm
  17. bài cho phép của bạn là 20 phút. Đồng hồ đếm ngược trên góc phải màn hỡnh sẽ thụng bỏo thời gian làm bài cũn lại. - Với mỗi cõu trả lời đúng, bạn được 10 điểm. Số điểm tối đa mà bạn có thể đạt được là 100 điểm. - Bài thi kết thúc khi bạn đó trả lời hết 10 cõu hỏi hoặc hết thời gian quy định. - Điểm và thời gian làm bài sẽ được hệ thống lưu lại. Sau một thời gian bồi dưỡng, chúng tôi đó tiến hành họp tổ bồi dưỡng và chọn đội tuyển chính thức tham gia dự thi cấp Tỉnh. Gồm có 15/20 em DANH SÁCH HỌC SINH ĐĂNG KÍ DỰ THI OLYMPIC TIẾNG ANH TRÊN MẠNG INTERNET CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011 Đơn vị: PHềNG GD-ĐT LỆ THỦY Ngày tháng TT Họ và tờn thớ sinh Trường ID Ghi chỳ năm sinh 1 Bùi Ngô Đỡnh Nghĩa 18/12/1996 An Thủy 72009048 Chớnh thức 2 Trần Văn Hiếu 19/01/1996 Lộc Thủy 72664212 Chớnh thức 3 Vừ Thanh Hải Ly 24/12/1996 Phong Thủy 70754159 Chớnh thức 4 Đỗ Thị Hoài Linh 17/10/1996 Kiến Giang 71627844 Chớnh thức 5 Nguyễn Thị Diệu Huyền 17/6/1996 Hoa Thủy 69639624 Chớnh thức 6 Nguyễn Thị Thùy Dương 21/2/1996 Kiến Giang 71781599 Chớnh thức 7 Bựi Thị Quỳnh Trang 07/01/1996 Hoa Thủy 68719386 Chớnh thức 8 Trương Thị Hiền 09/5/1996 Hồng Thủy 70444228 Chớnh thức 9 Nguyễn Thị Nhật Lam 19/6/1996 Kiến Giang 70504001 Chớnh thức 10 Nguyễn Thị Nguyệt Hà 14/5/1996 Mỹ Thủy 72279930 Chớnh thức 11 Nguyễn Như Thiên 25/3/1996 Mỹ Thủy 71166220 Tự do 12 Đinh Tiến Vũ 14/11/1996 Sen Thủy 68947665 Tự do 13 Hoàng Văn Phi 18/9/1996 Sen Thủy 72661767 Tự do 14 Nguyễn Thị Phương 18/3/1996 Hoa Thủy 71309747 Tự do 15 Trần Văn Tùng 11/02/1996 Dương Thủy 70240297 Tự do iv. Một số kết quả bước đầu Qua áp dụng phương pháp tuyển chọn và bồi dưỡng, kết quả thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp Tỉnh đạt được những thành tích như sau:
  18. ĐỒNG ĐỘI: Xếp thứ nhất trong toàn Tỉnh, CÁ NHÂN: 11/15 đạt giải DANH SÁCH HỌC SINH ĐẠT GIẢI OLYMPIC TIẾNG ANH TRÊN MẠNG INTERNET CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011 Đơn vị: PHềNG GD-ĐT LỆ THỦY Ngày tháng TT Họ và tờn thớ sinh Trường ID Thành tớch năm sinh 1 Bùi Ngô Đỡnh Nghĩa 18/12/1996 An Thủy 72009048 Nhỡ 2 Trần Văn Hiếu 19/01/1996 Lộc Thủy 72664212 Nhỡ 3 Vừ Thanh Hải Ly 24/12/1996 Phong Thủy 70754159 Nhỡ 4 Đỗ Thị Hoài Linh 17/10/1996 Kiến Giang 71627844 Ba 5 Nguyễn Thị Diệu Huyền 17/6/1996 Hoa Thủy 69639624 Ba 6 Nguyễn Thị Thùy Dương 21/2/1996 Kiến Giang 71781599 Ba 7 Bựi Thị Quỳnh Trang 07/01/1996 Hoa Thủy 68719386 Ba 8 Nguyễn Thị Nhật Lam 19/6/1996 Kiến Giang 70504001 Nhỡ 9 Đinh Tiến Vũ 14/11/1996 Sen Thủy 68947665 Nhất 10 Nguyễn Thị Phương 18/3/1996 Hoa Thủy 71309747 KK 11 Trần Văn Tùng 11/02/1996 Dương Thủy 70240297 Nhỡ C. Kết luận Học tiếng Anh là công việc khó, thi học sinh giỏi trên Internet là một công việc khó hơn, đòi hỏi cao về mặt khoa học- khoa học sư phạm, do vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị thu hút các em hăng say học tập. Để nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn tiếng Anh trên Internet là một vấn đề cần thiết , đồng thời cũng là những trăn trở, băn khoăn của mỗi giáo viên chúng tôi. Việc lựa chọn và tổ chức bồi dưỡng khoa học, hợp lý sẽ khích lệ, tạo hứng thú và tâm thế thoả mái đối với các em, giúp các em dễ dàng nắm bắt, củng cố và vận dụng kiến thức vào bài học. Với sự nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, nắm bắt các thể lệ cuộc thi trên mạng Internet tôi tin tưởng rằng phong trào đổi mới trong dạy và học môn tiếng Anh của huyện nhà ngày càng tốt hơn. D. BàI HọC KINH NGHIệM Để đạt kết quả cao trong các hội thi học sinh giỏi các môn học nói chung, môn tiếng Anh trên Internet nói riêng, việc giảng dạy của người giáo viên phải có tấm lòng thương yêu, tôn trọng học sinh, nắm bắt và hiểu được tâm lí, năng lực cũng như hoàn cảnh của mỗi học sinh để từ đó có các phương pháp tác động, khích lệ và phương pháp dạy học phù hợp. Giáo viên nắm bắt các công văn chỉ đạo kịp thời, sâu sát để có kế hoạch cụ thể, và kế hoạch điều chỉnh trong quá trình bồi dưỡng, chuẩn bị kĩ cho bài dạy,
  19. nắm vững nội dung trọng tâm kiến thức của bài học, soạn thảo khoa học các bài tập trên trình PowerPoint, sưu tầm tranh ảnh, các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Lựa chọn phương pháp, các thủ thuật phù hợp với nội dung bài học, các dạng bài thi trên máy. Giáo viên phải có kiến thức tin học, sử dụng thành thạo máy vi tính, biết khắc phục, xử lý các lỗi thông thường trên máy, hướng dẫn học sinh cài đặt các phần mềm cần biết theo hướng dẫn của hội thi, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin hiện đại như Internet, các thiết bị dạy học như máy projector vật thật tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu ôn luyện. Giáo viên phải thường xuyên, linh hoạt thay đổi các thủ thuật hoạt động để tránh sự nhàm chán. Biết động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen, cho điểm hoặc tuyên dương để các học sinh khác noi theo. Trên đây mới là những suy nghĩ của cá nhân nhằm góp phần phong phú thêm về kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh tham gia dự thi Olympic tiếng Anh trên Internet cấp Tỉnh. Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm. Ngày 10 tháng 5 năm 2011 Người trình bày Trương Như Thuần HĐKH ngành GD&ĐT Lệ Thủy

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH 9 [2/2017]

Ngày đăng:05/01/2018 - 15:50

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển với tốc độ cao - để hòa nhập xu thế trên, thì sự lựa chọn số một về ngoại ngữ hiện nay là tiếng Anh, nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế trong việc giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Muốn làm được việc này thật không dễ . Nó đòi hỏi một sự nỗ lực và Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: nâng cao nguồn sáng tạo không biết mệt mỏi của những người làm công tác giáo dục nói chung và toàn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng của mình. Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở, song song với công tác giảng dạy trên lớp theo chuyên môn thì tôi còn tham gia công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh 9 của trường năm học 2016-2017. Với một ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nay tôi xin trình bày cho bạn bè đồng nghiệp tham khảo cũng như chia sẻ cho tôi thêm những kinh nghiệm về công tác này nhằm cùng nhau đưa phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi tiến thêm những bước mới.

I. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:
1] Thực trạng vấn đề:
Nhiều học sinh học thấy Tiếng Anh là môn học khó, học không vào nên có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà không chịu học. Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp.Thế nhưng học sinh hầu như chỉ tập trung vào học Toán, Lý …, ít chú ý trau dồi môn Tiếng Anh.
Vì vậy để cho học sinh học giỏi môn Tiếng anh và có được những kĩ năng cần thiết để học tốt môn Tiếng anh mà đặc biệt là trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng anh đạt được kết quả cao là điều khó khăn cho giáo viên bồi dưỡng.
2] Giải pháp giải giải quyết vấn đề:
a] Đối với Ban Giám Hiệu Và Công Đoàn:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu Trường THCS Nguyễn Biểu, xem việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường là mũi nhọn.Vì vậy ngay từ đầu năm học BGH đã chỉ đạo kịp thời, định hướng cho giáo viên và học sinh bồi dưỡng.
- Ban Giám Hiệu thông báo cho học sinh tự nguyện đăng kí bồi dưỡng theo môn học mà mình yêu thích và phân công giáo viên dạy bồi dưỡng.
- Được sự quan tâm hổ trợ của công đoàn, động viên anh em cố gắng phát huy hết năng lực vì học sinh.
b] Đối với giáo viên bồi dưỡng và tổ chuyên môn:
- Nhờ sự hổ trợ của công đoàn, sự quan tâm động viên của BGH nên anh em giáo viên bồi dưỡng đã nhiệt tình, tích cực sưu tầm tài liệu để bồi dưỡng học sinh.
- Bên cạnh đó, mỗi lần họp tổ chuyên môn vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi cũng được đem ra trao đổi, thảo luận.
c] Đối với học sinh học bồi dưỡng:
- Các em ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng không chỉ giúp các em nâng cao sự hiểu biết của mình về chuyên môn mà còn giúp các em đạt được những kết quả cao trong kì thi HSG Huyện và Tỉnh sắp tới.
- Vì vậy , ngay từ đầu các em sẻ cố gắng sắp xếp thời gian và tích cực học bồi dưỡng.
3, Kế hoạch và nội dung bồi dưỡng
a] Thời gian bồi dưỡng: 15 buổi
b] Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi:
Gồm 3 phần:
- Phần 1:Lý thuyết [ 5 Buổi].
Dựa vào kiến thức các em đã học ở lớp 6,7,8 giáo viên ôn tập lại và đưa ra các dạng nâng cao cho học sinh tiếp cận để vận dụng vào làm bài tâp.
Buổi 1: Tenses and passive form- Special passive structures.
1. Basic passive structures [ 9 structures]

KindsStructure
Simple PresentS + am/ is / are + P2
Simple PastS + was/ were + P2
Present ContinuousS + am/ is/ are + being + P2
Past ContinuousS + was/ were + being + P2
Present PerfectS + has/ have + been + P2
Past PerfectS + had + been + P2
Simple futureS + will + be + P2
Future PerfectS + will + have + been + P2
ModalsS + modal + be + P2

2. Special passive structures [10 structures]
+ It + be + [said] that + Clause
+ It + be + adj + V-inf → S + modal + be + P2
S + modal + have + been + P2
S + be + seen/ heard…+ to + V-inf
S + be + seen/ heard…+ V-ing
S + let + O + V-inf→ S + be + allowed + to
S + have/ get + O + P2
S + begin/ continue + to be + P2
S + like/ don’t like + being + P2
S + with suggest, advise, recommend + V- ing → should be + P2
+ with no - one, nobody, never, hardly, seldom., rarely…. → Negative passive.
Buổi 2: Reported speech - Subordinate Clauses- Modal auxiliaries + Perfect infinitive
1. Regulation
a. No changes on verb tenses.
b. Changes on verb tenses
2. Indirect Reported Speech Structures
a. Commands
b. Statements
c. Yes/ No Questions
d. WH – Questions
e. Advice
f. suggestions
g. Offers
h. Asking for Permissions
i. Reminding
j. Invitations
k. Imperatives
l. Greetings
m. Wishes
n. Exclamation
o. Apologies
p. Thanks
q. Tag Questions
3. Modal auxiliaries + Perfect infinitive
1. Must have + P2: Chắc rằng đã
2. May / Might/ Could + have + P2: Có lẽ là
3. Can’t have + P2: Chắc rằng không
4. Need have + P2: Lẽ ra phải
5. Needn’t have + P2: Lẽ ra không cần
6. Should have + P2: Lẽ ra nên làm
7. Ought to have + P2: Lẽ ra nên làm
8. Shouldn’t have + P2: Lẽ ra không nên làm.
Buổi 3: Inversions – Comparisons- Word stress.
1. Inversions
2. Comparisons
-. Exqual comparison
- Comparative
- Superlative
- Double comparison
- Special comparison
- Comparison of similarity.
Buổi 4: Conditional sentences- Special conditional sentences, Wish sentences.
1. Basic conditional structures [5 types]
TypeIf – clauseMain clause
0S + do/ does/ canS + do/ does/ can
1S + do/ does/ have done/ has doneS + will/ shall/ can/ may + V-inf
2S + were/ did..S + would/ could + V-inf
3S + had doneS + would/ could + have done
MixedS + had doneS + would/ could + V-inf
2. Conditional sentences without “IF”
+ Type 1: Should + S + V – inf
+ Type 2: Were + S + ….
+ Type 3: Had + S + P2…
Had + S + not + P2…
3. Special conditional sentences. [9 types]
+ Unless = if ….not
+ Miễn là
Providing
Provided
On condition
As long as
So long as
Thatclause
+ Suppose = giả dụ
+ Otherwise = nếu không thì
+ Without = không, không có
+ But for = nếu không vì, nếu không có
+ If only = giá mà
+ Only if = chỉ nếu như [vế sau đảo ngữ]
+ But = nhưng, nhưng vì
Buổi 5: Relative pronouns – word formation – some difficult structures.
+ Word formations
1. Noun formations
2. Adjective formations
3. Verb formations
4. Adverb formations
+ Structures
1. Too…..to
2. …enough ….to
3. ...so ……that…
4. …such ….that….
5. It + take + O + time + to + V + O
6 It’s time + S + did + Smt
7. It’s time for + O + to + V + O
8. Used to + V-inf
9. Be/ get used to + V-ing
10. S + would rather + do smt
11. S + would rather + S + V- past simple tense
12. S + prefer + O + to + O
13. S + prefer + V-ing + to + V-ing
14. …Neither…..nor….
15. Either……or…..
16. not only …. but also….
Phần 2: Các dạng bài tập và làm một số đề thi hsg tham khảo.[ 7 buổi].
a.Các dạng bài tập và cấu trúc đề thi tham khảo
I. Nghe:
- Nghe điền thông tin
- Nghe xác định thông tin, đúng sai
- Nghe chọn câu trả lời đúng
II. Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
1. Ngữ âm
2. Ngữ pháp - Từ vựng
- Chọn từ, cụm từ đúng để hoàn thiện câu
- Xác định lỗi sai trong câu
- Cho dạng đúng của từ
3. Chức năng ngôn ngữ
- Xác định câu hỏi, câu trả lời, lời đáp phù hợp với câu đưa ra
- Ghép câu hỏi với câu trả lời, lời đáp phù hợp
IV. Đọc hiểu
- Chọn từ, cụm từ đúng cho mỗi chỗ trống trong đoạn văn
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đọan văn
- Đọc đoạn văn và chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
V. Viết
- Viết lại câu giữ nguyên nghĩa với câu gốc, bắt đầu bằng từ cho sẵn
- Sử dụng từ gợi ý để viết câu hoàn chỉnh
- Viết thư, viêt đoạn văn theo chủ đề .
b.Giải một số đề thi HSG các cấp. [20 đề]
Phần 3: Hướng dẫn học sinh cách diễn thuyết theo chủ đề .[ 3 buổi]
a. Những câu nói cần thiết khi thuyết trình bằng tiếng anh
I _ INTRODUCING YOURSELF – TỰ GIỚI THIỆU
  • Good morning, ladies and gentlemen. [Chào buổi sáng quí ông/bà]
  • Good afternoon, everybody [Chào buổi chiều mọi người.]
  • I’m …, from [Class]/[Group]. [Tôi là…, đến từ…]
  • Let me introduce myself; my name is …, member of group 1 [Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm 1.]
II _ INTRODUCING THE TOPIC – GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  • Today I am here to present to you about [topic]….[Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…]
  • I would like to present to you [topic]….[Tôi muốn trình bày với các bạn về …]
  • As you all know, today I am going to talk to you about [topic]….[Như các bạn đều biết, hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về…]
  • I am delighted to be here today to tell you about… [Tôi rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho các bạn về…]
III _ INTRODUCING THE STRUCTURE– GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI
My presentation is divided into x parts. [Bài thuyết trình của tôi được chia ra thành x phần.]
  • I'll start with / Firstly I will talk about… / I'll begin with[Tôi sẽ bắt đầu với/ Đầu tiên tôi sẽ nói về/ Tôi sẽ mở đầu với]
  • then I will look at …[Sau đó tôi sẽ chuyển đến phần]
  • Next, … [tiếp theo ]
  • and finally…[cuối cùng]
IV _ BEGINNING THE PRESENTATION – BẮT ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH
  • I'll start with some general information about … [Tôi sẽ bắt đầu với một vài thông tin chung về …]
  • I'd just like to give you some background information about… [Tôi muốn cung cấp cho bạn vài thông tin sơ lượt về…]
  • As you are all aware / As you all know… [Như các bạn đều biết…]
V _ ORDERING – SẮP XẾP CÁC PHẦN
  • Firstly...secondly...thirdly...lastly... [Đầu tiên…thứ hai … thứ ba…cuối cùng…]
  • First of all...then...next...after that...finally... [Đầu tiên hết … sau đó…tiếp theo…sau đó…cuối cùng ]
  • To start with...later...to finish up... [Bắt đầu với … sau đó…và để kết thúc…]
VI _ FINISHING ONE PART… - KẾT THÚC MỘT PHẦN
  • Well, I've told you about... [Vâng, tôi vừa trình bày với các bạn về phần …]
  • That's all I have to say about... [Đó là tất cả những gì tôi phải nói về phần …]
  • We've looked at... [Chúng ta vừa xem qua phần …]
VII _ … STARTING ANOTHER PART – BẮT ĐẦU MỘT PHẦN KHÁC.
  • Now we'll move on to... [Giờ chúng ta sẽ tiếp tục đến với phần…]
  • Let me turn now to... [Để thôi chuyển tới phần…]
  • Next... [Tiếp theo …]
  • Let's look now at... [Chúng ta cùng nhìn vào phần…]
VIII _ ENDING – KẾT THÚC
  • I'd like to conclude by… [Tôi muốn kết luật lại bằng cách …]
  • Now, just to summarize, let’s quickly look at the main points again. [Bây giờ, để tóm tắt lại, chúng ta cùng nhìn nhanh lại các ý chính một lần nữa.]
  • That brings us to the end of my presentation. [Đó là phần kết thúc của bài thuyết trình của tôi.]
IX_ THANKING YOUR AUDIENCE. – CẢM ƠN THÍNH GIẢ
  • Thank you for listening / for your attention. [Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung]
  • Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. [Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.]
  • Well that's it from me. Thanks very much. [Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.]
  • Many thanks for your attention. [Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.]
  • May I thank you all for being such an attentive audience. [Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.]
b. Một số topic thường gặp trong thi nói tiếng anh.
- Talk abou your best friend.
- Talk about life in he countryside and life in the city.
- Talk about the importance of the Internet.
- Benefit of watching TV.
- The importance of learning English…..
II] NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI:
1] Nguyên nhân thành công:
- Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của BGH trường THCS Nguyễn Biểu
- Sự quan tâm tận tình của BGH, BCH công đoàn đối với anh em giáo viên bồi dưỡng.
- Giáo viên bồi dưỡng nhiệt tình, tích cực.
- Học sinh học bồi dưỡng chăm chỉ học tập.

2] Tồn tại:
- Mặc dù học sinh học nhiệt tình, chăm chỉ nhưng khả năng tiếp thu các dạng bài nâng cao của học sinh còn thấp.
- Thời gian học của học sinh không cố định, không được đảm bảo đúng theo kế hoạch vì các em phải học quá nhiều môn trái buổi.
III] NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên phải có kế hoạch, phải linh hoạt đảm bảo thời gian cho học sinh làm các dạng bài tập và học phần lý thuyết.
- Tổ chức cho các em làm bài thi thử theo các dạng đề thi và thường xuyên kiểm tra khâu học bài của học sinh.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, đề thi mới cho các em.
IV] KẾT LUẬN:
Trên đây là nội dung chuyên đề dạy HSG Tiếng anh 9 và tôi đã thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi năm học vừa qua . Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung kiến thức của các đồng chí trong nhóm Tiếng anh nói chung và ý kiến của các đồng chí đã trực tiếp tham gia dạy bồi dưỡng môn Tiếng anh nói riêng để nội dung chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Yên Hồ, ngày 27 tháng 2 năm 2017
Người viết


Hà Lệ Thúy

Tác giả bài viết: Hà Lệ Thúy

Nguồn tin: Trường THCS Nguyễn Biểu

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh

Đề tài "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh " nghiên cứu sẽ giúp người dạy nhận ra những hạn chế ở phương pháp và chiến lược bồi dưỡng, từ đó biết điều chỉnh để đạt hiệu quả cao. | SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, phát triển học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh MỤC LỤC 1. Mở đầu 01 . Lý do chọn đề tài 02 . Mục đích nghiên cứu 02 . Đối tượng nghiên cứu 02 . Phương pháp nghiên cứu 03 . Phạm vi nghiên cứu 03 2. Nội dung . Cơ sở lý luận 03 . Thực trạng vấn đề 04 . Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết 05 . Khơi dậy đam mê cho học sinh. 05 . Chọn học sinh 06 giáo viên. 06 . Lên thời khóa biểu, quan tâm tới những môn học khác của học sinh. 09 . Rèn tính tự học của học sinh, hướng dẫn học sinh học đúng phương pháp. . Cung cấp tài liệu, kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của đội tuyển. 10 . Phối hợp với phụ huynh học sinh . Phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển quốc gia một cách hợp lý. 10 . Chiến lược đối với đội tuyển. 13 . Kết quả đạt được 13 3. Kết luận và kiến nghị. 15 16 17 1. MỞ ĐẦU . Lý do chọn đề tài Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ chung mà còn là yếu tố thúc đẩy phong trào học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh. Thông qua giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi mà năng lực của giáo viên, học sinh được nâng lên. Và chính những kết quả thi học sinh giỏi đã góp phần khích lệ giáo viên cũng như học sinh tự tin hơn vào năng lực bản thân, mạnh dạn và năng động hơn trong giảng dạy và học tập. Đặc biệt là giúp học sinh vững tin hơn khi tham gia các kì thi chọn học sinh giỏi. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh, những năm học vừa qua tôi được nhà trường tín nhiệm, giao nhiệm vụ bồi dưỡng học 1 sinh giỏi. Tôi đã trăn trở, học hỏi kinh nghiệm và nghiên cứu, tìm ra các phương pháp để làm sao giúp học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Trong năm học 2013­2014 đội tuyển HSG mà tôi đảm nhận là lớp 11AV, năm học 2014­2015 tôi tiếp tục giảng dạy lớp 12AV, các em đã tham .

Lâm Trường 476 53 pdf

Báo lỗi

  • Trùng lắp nội dung
  • Văn hóa đồi trụy
  • Phản động
  • Bản quyền
  • File lỗi
  • Khác

Upload Tải xuống

đang nạp các trang xem trước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống

Tải xuống

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN: Cách viết sáng kiến kinh nghiệm

9 2373 120

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp kiến thức các môn Địa lý, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Ngữ Văn, GDCD, Tin học, Kĩ năng vào giảng dạy môn Tiếng Anh 8 bài 11: Travelling around Viet Nam, phần Read.

34 378 11

Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quả

27 1223 96

Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học sinh sửa lỗi sai đặc trưng khi viết chính tả ở lớp 1

9 1300 116

Sáng kiến kinh nghiệm: Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách

7 577 29

Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm

3 3590 51

Bài giảng Hướng dẫn viết cải tiến sáng kiến kinh nghiệm

33 495 21

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy môn TNXH lớp 3

28 1588 118

Sáng kiến kinh nghiệm coi trọng tính chất thực hành trong giờ Tập viết lớp 2

14 529 28

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh bằng cách tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Ngữ văn 10, ban cơ bản

50 637 44

TÀI LIỆU XEM NHIỀU

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29454 1393

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18607 193

31 Câu hỏi ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

25 16913 3471

Tiểu luận Tình huống xử lý sai phạm trong thanh toán công tác phí lưu động

20 15435 1385

Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

16 13710 2179

100 câu hỏi trắc nghiệm Triết học Mác-Lênin kèm đáp án

14 13359 2426

Ebook Ôn luyện tiếng Anh 9 có đáp án: Phần 2 - Mai Lan Hương, Hà Thanh Uyên

37 12379 2740

Đề thi và Đáp án môn Tiếng Việt thực hành - ĐH SPKT TP.HCM

3 9649 183

Bảng biến đổi Laplace và biến đổi Z

1 9492 337

Mẫu đơn thông tin ứng viên ngân hàng VIB

8 9466 1735

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Rèn tính tự học của học sinh
  • Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
  • Học sinh giỏi môn tiếng Anh
  • Cách viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Sinh học
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt lớp 5
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng việt hiệu quả
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm viết chính tả
  • Sáng kiến kinh nghiệm chính tả lớp 1
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy phát âm chuẩn
  • Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống
  • Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Dàn bài sáng kiến kinh nghiệm
  • Mô hình sáng kiến kinh nghiệm
  • Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
  • Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Bài giảng Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
  • Đánh giá cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Xét chọn cải tiến sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 3
  • Sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 3
  • Sáng kiến dạy học môn tự nhiên xã hội
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2
  • Phương pháp dạy học
  • Kinh nghiệm cho giáo viên
  • Dạy học môn Tập viết lớp 2
  • Bí quyết giảng dạy môn Tập viết
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT môn Ngữ văn
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 10
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Truyện An Dương Vương
  • Sáng kiến kinh nghiệm quản lý
  • Sáng kiến của trường THPT chuyên Phan Bội Châu
  • Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán
  • Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Toán
  • Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4
  • Sáng kiến đổi mới phương pháp dạy
  • Kinh nghiệm dạy Địa
  • Sử dụng bản đồ
  • Địa lí lớp 5
  • Vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm
  • Vấn đề cơ bản
  • Sáng kiến kinh nghiệm mầm non
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 3
  • Rèn kỹ năng đọc
  • Sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1
  • Phương pháp học toán lớp 1
  • Cách giải toán về đơn vị
  • Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy toán lớp 4
  • Phương pháp dạy phân số lớp 4
  • Giải pháp rèn luyện kỹ năng giải toán lớp 4
  • Sáng kiến kinh nghiệm dạy âm nhạc
  • Giáo dục âm nhạc

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG

Từ điển Anh-Việt về an toàn điện - PGS.TS. Quyền Huy Ánh

8 41 4 01-03-2022

Giáo trình Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động [Nghề: Hàn - Sơ cấp] - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

76 43 1 01-03-2022

Ứng dụng phương pháp tình huống trong học luật: Nghiên cứu thực tiễn tại trường Đại học Luật, Đại học Huế

14 67 2 01-03-2022

Giáo trình Điện tử công suất [Nghề: Điện tử công nghiệp - Sơ cấp] - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

148 44 1 01-03-2022

Bài giảng Ca lâm sàng: Phẫu thuật một thì đứt lìa bàn tay - Th.S BS CKII Nguyễn Ngọc Thạch

24 49 1 01-03-2022

Đánh giá mô hình bảo mật cho mạng vạn vật dựa trên OneM2M

9 48 2 01-03-2022

Prognostic significance of pretreatment serum free fatty acid in patients with diffuse large B-cell lymphoma in the rituximab era: A retrospective analysis

9 12 1 01-03-2022

Đề thi kết thúc học kỳ II năm học 2017-2018 môn Xác suất thống kê - ĐH Khoa học Tự nhiên

1 29 1 01-03-2022

Vận dụng mô hình dạy học 5E tổ chức dạy học mạch nội dung “âm thanh” phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sở

15 62 1 01-03-2022

Ảnh hưởng của việc chống đông trước khi đột quỵ xảy ra đối với độ nặng của đột quỵ và khả năng sống sót lâu dài

9 63 1 01-03-2022

Giáo án môn Tiếng Anh lớp 4: Tuần 23 [Theo Công văn 2345 của Bộ GD&ĐT]

10 61 1 01-03-2022

Thực trạng một số thực phẩm sống và chín nhiễm Salmonella tại cơ sở dịch vụ ăn uống ở Hà Nội

8 34 1 01-03-2022

Mortality rate in rheumatoid arthritis-related interstitial lung disease: The role of radiographic patterns

9 40 1 01-03-2022

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

102 15 1 01-03-2022

Bài giảng môn Đạo đức lớp 1 sách Cánh diều năm học 2020-2021 - Bài 5: Chăm sóc bản thân khi bị ốm [Trường Tiểu học Ái Mộ B]

14 43 1 01-03-2022

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Định hướng phát triển khu chế xuất Tân Thuận đến năm 2015

96 59 1 01-03-2022

Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

92 58 2 01-03-2022

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái]

122 35 1 01-03-2022

Fabrication of silane-modified magnetic nano sorbent for enhanced ultrasonic wave driven removal of methylene blue from aqueous media: Isotherms, kinetics, and thermodynamic mechanistic studies

11 23 1 01-03-2022

Xây dựng hệ thống báo cáo trực quan phục vụ phát triển ngân hàng số: Nghiên cứu thử nghiệm tại ngân hàng dầu khí toàn cầu Việt Nam

18 44 1 01-03-2022

TÀI LIỆU HOT

Phân tích và làm rõ ý kiến sau: “Bài thơ Tự tình II vừa nói lên bi kịch duyên phận vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương”

3 18607 193

Thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh

13 29454 1393

CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 6 tháng đầu năm 2020

3 1279 72

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020

580 3410 336

BÀI GIẢNG DỰNG HÌNH SKETCHUP 2020 BIÊN SOẠN : GV.KTS PHAN THỨC

62 4059 1

Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

584 1762 67

GIÁO TRÌNH TIẾNG ANH ENG BREAKING

171 3637 600

Quản trị khủng hoảng trong quan hệ công chúng

2 1565 69

Báo cáo thực tập chuyên ngành: Nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng robot công nghiệp

51 2137 132

Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

53 2994 162

TAILIEUXANH - MIỄN PHÍ HÀNG TRIỆU TÀI LIỆU
Địa chỉ : Số 38 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà nội - Việt Nam
Website : tailieuxanh.com
Email :
TailieuXANH.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi, truyện đọc.v.v.. Với kho tài liệu khủng lên đến hàng triệu tài liệu sẽ được miễn phí tới 99,99% cho các thành viên.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên và các cộng tác viên gửi về.
Từ khóa tìm kiếm: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG | Nông nghiệp, thực phẩm | Gạo | Rau hoa quả | Nông sản khác | Sữa và sản phẩm | Thịt và sản phẩm | Dầu thực vật | Thủy sản | Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp | CÔNG NGHIỆP | Dệt may | Dược phẩm, Thiết bị y tế | Máy móc, thiết bị, phụ tùng | Nhựa - Hóa chất | Phân bón | Sản phẩm gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ | Sắt, thép | Ô tô và linh kiện | Xăng dầu | DỊCH VỤ | Logistics | Tài chính-Ngân hàng | NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG | Hoa Kỳ | Nhật Bản | Trung Quốc | Hàn Quốc | Châu Âu | ASEAN | BẢN TIN | Bản tin Thị trường hàng ngày | Bản tin Thị trường và dự báo tháng | Bản tin Thị trường giá cả vật tư | luận văn | giáo trình | luận văn | tiến sĩ | Luận văn | thạc sĩ | kế toán | kiểm toán | quản trị kinh doanh | kinh tế tài chính | ngân hàng | ngân hàng luận văn | kế toán | luận văn kinh tế | công nghệ thông tin | lập trình | quản trị | mạng hệ điều hành | toán học | hóa học | vật lý | công nghệ | văn học | kỹ năng mềm | đề thi | ebook | ngoại ngữ | tiếng pháp | tiếng hàn | tiếng nhật | tiếng nga | tiếng anh | luận văn | ngân hàng | tiểu luận | tiểu thuyết | truyện đọc | ngôn tình | tài liệu | Văn mẫu |

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock

Video liên quan

Chủ Đề