Kinh nghiệm đi xét nghiệm máu

1. Tìm hiểu thông tin về xét nghiệm máu là gì?

xét nghiệm máu là xét nghiệm phân tích, định lượng các chất nhất định có trong mẫu máu bệnh nhân. Đôi khi xét nghiệm máu nhằm kiểm tra các loại tế bào máu khác nhau.

Xét nghiệm máu có thể thực hiện tại nhiều cơ sở y tế

Kết quả xét nghiệm máu có giá trị lớn trong đánh giá sức khỏe, đánh giá nguy cơ hoặc chẩn đoán bệnh liên quan đến cơ quan nội tạng như gan, thận,… Ngoài ra, xét nghiệm máu kiểm tra kháng thể hoặc chất chỉ điểm khối u là phương pháp đánh giá hiệu quả điều trị tốt đang được áp dụng hiện nay.

Một số xét nghiệm máu cơ bản thường được chỉ định gồm:

- Xét nghiệm sinh hóa máu.

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.

- Xét nghiệm các men.

- Xét nghiệm đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch vành.

Bao lâu nên xét nghiệm máu một lần?

Xét nghiệm máu thường xuyên là một trong những cách quan trọng để theo dõi sức khỏe thể chất tổng quát. Việc kiểm tra này có thể giúp bạn theo dõi chu kỳ vận hành của cơ thể và đưa ra những kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp.

Theo các chuyên gia y tế, bạn nên thử máu ít nhất là một lần một năm. Nhưng đây là mức tối thiểu. Bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên hơn nếu:

  • Nhận thấy các triệu chứng bất thường, dai dẳng, từ mệt mỏi đến tăng cân bất thường hoặc cơn đau nhức.
  • Bạn muốn theo dõi sức khỏe. Biết mức độ của các thành phần máu khác nhau, chẳng hạn như cholesterol HDL và LDL, có thể cho phép bạn điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc lập kế hoạch tập thể dục để giảm thiểu các thói quen không lành mạnh. Điều này cũng có thể tối ưu hóa các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể.
  • Bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc biến chứng. Xét nghiệm máu thường xuyên có thể phát hiện được các dấu hiệu cảnh báo của hầu hết các bệnh từ giai đoạn sớm. Tình trạng tim, phổi và thận có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.

Phòng ngừa, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh từ giai đoạn rất sớm

Thông qua xét nghiệm máu tổng quát, một số bệnh lý có thể được phòng ngừa hoặc chẩn đoán và điều trị ngay giai đoạn rất sớm. Hơn nữa, khi kết hợp với các thông tin sức khỏe từ tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định các vấn đề sức khỏe hiện tại, hướng điều chỉnh khắc phục hoặc điều trị, và biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe trong tương lai. Người bệnh cũng hiểu hơn về tình trạng cơ thể, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp, tăng cường sức khỏe bản thân.

XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT LÀ GÌ? BAO GỒM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO?

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm thường quy chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện ra các loại bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát,… Vậy phương pháp xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những gì? Cần phải lưu ý những gì trước khi xét nghiệm máu và kết quả xét nghiệm ở mức như thế nào thì được cho là bình thường? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó ngay trong bài viết này nhé.

1. Khái niệm về xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số định chất có trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u, hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

1.1. Xét nghiệm máu tổng quát là gì

Xét nghiệm máu tổng quátlà một trong những xét nghiệm máu thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện ra các bệnh thường gặp và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát,…

1.2. Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những xét nghiệm gì

Xét nghiệm máu tổng quát cơ bản bao gồm những mục như sau:

+ Khám tư vấn xét nghiệm, chiều cao, cân nặng, huyết áp.

+ Kiểm tra nhóm máu: cho bệnh nhân biết được mình đang thuộc nhóm máu nào [nhóm máu A, AB, O,…] hay các nhóm máu quý hiếm khác.

+ Xét nghiệm công thức máu cho người bệnh biết mình có mắc bệnh liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, huyết tán, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu hay không.

+ Kiểm tra chức năng của gan [SGOT, SGPT] và chức năng thận như ure máu, creatinine.

+ Kiểm tra lượng đường trong máu và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

+ Xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride thông qua xét nghiệm mỡ máu. Nếu 2 chỉ số này vượt quá mức cho phép thì người bệnh có khả năng cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

+ Rối loạn mỡ máu [cholesterol, triglyceride, HDL-C]

+ Bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,… xơ gan, tăng men gan, ung thư gan,…

Video liên quan

Chủ Đề