Kinh nghiệm luyện be tự ngủ

Hỏi kinh nghiệm luyện bé tự ngủ bằng phương pháp ferber

  • doc
  • 15 trang
Hỏi kinh nghiệm luyện bé tự ngủ bằng phương pháp "7 ngày giúp bé ngủ ngon"
Có mẹ nào áp dụng phương pháp này rồi giúp mình với. Bé nhà mình 4,5 tháng mà khó ngủ
quá phải làm đủ cách mới chịu ngủ mình stress quá hix
Phương pháp này rất khó, đòi hỏi sự kiên trì chịu đựng khi nghe trẻ khóc mà ko chạy ra dỗ
dành, ko bế ẵm, ko hát ru... Thời điểm áp dụng cho bé tốt nhất là tuần 8-10. Sau tuần thứ 10
bé đã có nhận thức rõ hơn nên sẽ khó uốn nắn hơn. Con nhà mình đã áp dụng nhưng ko triệt
để được vì ở cùng ông bà mà bé khóc kinh quá mọi ng quay ra nói bố mẹ "hành hạ" con cái.
Bù lại bọn mình cho bé khóc chán chê giỏi lắm được 30' rồi ko thấy ai dỗ dành lại thôi ko
khóc nữa và lăn ra ngủ. Bà chị họ mình ở riêng nên áp dụng được, thằng cu lớn lên tự giác
lắm, đến giờ ăn là ngồi vào bàn tự xúc ăn [lúc 1 tuổi rưỡi], ăn xong mang bát đi rửa, ngủ và
chơi rất đúng giờ. Ở VN hiếm có đứa nào ngoan toàn diện như vậy. Mình nhìn thèm lắm
nhưng các cụ xót cháu nên ko đc để nó khóc lâu được. Bố mẹ muốn con ngoan nhưng ko
phải cứ muốn là đc
Con mình hiện nay hơn 3 tháng, trước thức đêm mệt luôn hôm nào cũng 2 - 3h sáng mới
chịu ngủ. Mình có đọc bài của một số mẹ khuyên là ban ngày ko cho ngủ bắt thức để chơi,
nhưng cách đó không có hiệu quả với con mình. Sau mình hiểu ra rằng không phải cứ thức
nhiều ban ngày là ban đêm bé ngủ mà là nếu bé ngủ sớm buổi tối thì tự bé điều chỉnh thời
gian ngủ ban ngày ít đi.
Theo mình trước khi rèn luyện giấc ngủ cho bé trước tiên các mẹ phải chuẩn bị tâm lí là bé
sẽ khóc rất nhiều, rất to và cả gào nữa, mình nên lường trước việc đó, ngay cả ông bà nội
hoặc ngoại cũng phải tuân thủ theo ko thể thấy bé khóc rồi thương cháu cưng chiêu theo ý
bé được.
Mình làm như sau 9h cho bé ăn [ăn vừa phải ko nên quá no vì no cũng làm bé khó ngủ] sau
khi ăn xong khoảng 9h30 - 10h tắt hết đèn chỉ để đèn đủ để mình có thể nhìn thấy bé, bật
bản nhạc mà bé thích [mình bật nhạc lúc hay cho bé nghe khi mang bầu]. Đặt bé nằm xuống
gường [mình cho bé năm cũi riêng], giữ bé nằm yên và xoa lưng cho bé, bé không được vừa
ý sẽ khóc to và khóc rất nhiều, nhưng mẹ phải kiên trì tuyệt đối không bế bé lên thỉnh
thoảng áp vào má bé dỗ dành thôi, theo mình thì không cần ra ngoài phòng vì bé khóc có
thể bé sẽ nóng mình cần để ý và lau mồ hôi cho bé nếu cần. Nếu bé khóc cứ để bé khóc đến
khi mệt, nức nở một lúc bé sẽ tự ngủ. Lúc đầu bé có thể sẽ khóc 30 phút hoặc hơn nữa
nhưng càng về sau sẽ khóc ngắn hơn rồi đến lúc tắt đèn đi bé sẽ không khóc nữa rồi hiểu là
mình cần phải ngủ...
Các mẹ hãy nghĩ rằng bé khóc không nghiệm trọng như mình nghĩ đâu và việc rèn luyện
cho bé đi ngủ đúng giờ sẽ rất tốt cho cả bé, cả cho mẹ và cả gia đình nữa. Nên kiên trì và cố
gắng nghe bé khóc trong vòng 1 tuần đến 10 ngày tùy vào từng bé, bé nhà mình thì mất 1
tuần, có hôm bé gào to quá ho sặc sụa rồi chớ cả ra nhưng sau đó bé có vẻ sợ và ngủ ngoan
hơn. Bây giờ thì trộm vía bé ngoan rồi hôm nào cũng 10h là ngủ.
Bé nhà mình lúc đầu cũng khôgn tập đc như vậy vì ở chung với ông bà. Con khi ngủ là phải
bế, hát ru,.. làm đủ trò hết. Còn khi tập cho bé tự ngủ thì Con khóc váng trời, ông bà la
mắng, mẹ stress, ... cứ vòng luẩn quẩn.
Nhưng sau đó thì mình thì mình áp dụng thế này, không theo cái phương pháp 7 ngày mà
nương theo con mình thôi:

1

Bé nhà mình bây giờ là gần 5 tháng. Bắt đầu từ lúc 2.5 tháng. Con mình chỉ ăn ngoan khi
ngủ, thức thì la lối không ăn nên phải tập giấc ngủ cho con theo bữa ăn...hihi...Thời khóa
biểu của bé
7h30 - 8h: dậy tắm nắng, uống trà
8h30 - 9h30: xi ị & chơi + trò chuyện với bé
9h30 - 10h: masage, đi tắm + làm vệ sinh thân thể
10h - 10h30: ăn & ngủ
10h30 - 11h30: thức chơi, trò chuyện
11h30 - 14h30: ngủ
14h30 - 15h: ăn + ngủ
15h - 18h30: chơi, nói chuyện, bò lẫy...
18h30 - 19h: ăn + ngủ
19h - 20h30: thức chơi + nói chuyện
20h30 - 21h: massage + lau người bằng nước ấm
21h: Tắt đèn đi ngủ.
21h25 là nhắm mắt ngủ - 7h30 sáng hôm sau.
23h đêm & 5h30 sáng mình cho bé bú nhưng không thức giấc mà là vừa bú vừa ngủ.
Để bé tự giác đi ngủ, mình để ý là sau khi tắm các bé thường sảng khoái nên rất hay buồn
ngủ. Trong vài ngày đầu, cứ 8h tối mình đóng kín cửa cho khỏi gió, massage đầu cổ tay
chân rồi đem bé đi tắm sơ sơ bằng nước ấm. Sau khi làm vệ sinh mắt mũi miệng xong, mình
tắt đèn tube nhưng mở loại đèn vàng mà người lớn hay mở khi ngủ & mở Baby Lullaby của
Bethoven thì phải. Cho bé nằm nghiêng, mắt nhìn về hướng đèn [mình giảm độ sáng tối đa,
lấy báo che cho đèn lờ mờ để khỏi ảnh hưởng mắt bé], miệng nút núm vú giả, chân gác 1 cái
gối mềm nhỏ, tay ôm gối vỏ đậu. Mẹ ngồi kế bên, vỗ nhẹ vào tay bé. Những ngày đầu thì bé
la lối ghê lắm, cứ nằm la lối rồi khóc rồi chơi tới tận 11h đêm và vào giấc lúc 00h30 sáng.
Sau đó thì bé ê a nói chuyện, đòi lật, la lối, quay qua quay lại. Nhưng đc khoảng 5' thì cơn
buồn ngủ đến và từ từ thiếp đi. Bé cũng có thể xoay người theo ý của bé, mình cũng chiều
luôn. Chỉ để đến khi bé ngủ rồi thì mình xoay theo ý mình. Tổng cộng thời gian cho con ngủ
là 15'. Ngủ liền 1 mạch từ 9h25 tới 7h30 sáng hôm sau.Trong những ngày sau, khi bé đã từ
từ quen mắt thì mình chỉ lau người cho bé bằng nước ấm và lập lại thời khóa biểu như vậy.
Dần dần, thành phản xạ, bi h ngủ là bé không phải ẵm ngủ và hát ru nữa.
Mình đọc ở đâu đó là: Em bé sau 2 tháng tuổi, buổi sáng ngủ tối đa 1 tiếng, ngủ trưa tối đa 3
tiếng. Còn lại là thức và ngủ liền giấc buổi đêm. Với bé nhà mình, khi bé thức, mẹ cố gắng
trò chuyện, chơi đùa, kiếm chuyện gây chú ý cho bé để kích thích trí não phát triển và kéo
bé ra khỏi cơn buồn ngủ. Ngủ liền và thẳng giấc cũng giúp bé mau lớn vì từ 22h - 24h não
tiétt chất Èndophin giúp bé phát triển cũng như hệ xương cũng phát triển.
Mẹ cũng lưu ý là khi bé buồn ngủ thì cho bé đi ngủ. Biểu hiện là bé dụi mắt, mặt đờ đẫn
không thèm nói năng gì, ngáp ngủ & mắt hơi sưng. Đừng để bé thức lâu quá thì sẽ làm cho
bé khó ngủ lại lắm
Đây là phương pháp mình áp dụng cho bé nhà mình. Hy vọng các mẹ tìm được cách phù
hợp cho các bé.
Mình nghe các mẹ nói phương pháp 7 ngày này hình như có tên chính xác là Phương pháp
Ferber. Các mẹ vào mạng search sẽ ra nhiều tài liệu lắm. Trước mình cũng áp dụng phương

2

pháp này từ khi bé được 2w nhưng sau thấy ồn ào quá, stress với ông bà nên tìm hiểu
phương pháp khác hòa bình hơn là Not cry sleep solution [Không nhớ chính xác lắm].
Về phương pháp 7 ngày thì các mẹ phải rất kiên trì, bỏ qua những yếu tố bên ngoài thì
phương pháp này rất hiệu quả. Nhưng phải thật lưu ý những dấu hiệu khác khiến bé khóc
ngoài lý do gắt ngủ nhé. Nguyên nhân của việc gắt ngủ đơn giản là do não bé chưa hoàn
thiện nên chưa kiểm soát được bản thân. Các mẹ cứ thử tưởng tượng hôm nào mình mất
ngủ, nằm trằn trọc mãi không ngủ được thì sẽ hiểu cảm giác của con. Phương Tây người ta
ưu tiên tính độc lập nên dạy trẻ từ nhỏ đã phải biết kiểm soát cảm xúc, VN mình do nhiều
yếu tố nên áp dụng cái này hơi khó. Nếu mẹ nào nhất định áp dụng thì mình có 1 số lời
khuyên:
- Nên ghi lại lịch trình 1 ngày của con 1 cách thường xuyên, các mẹ sẽ thấy những ngày các
bé ngủ ngoan, đúng giờ sẽ có liên quan đến giờ ăn, giờ chơi, giờ tắm ... nên sau đó sẽ rút ra
giờ hợp với bé. Nguyên tắc quan trọng là lấy con làm yếu tố quyết định chứ không phải giờ
của bố mẹ đâu nhé.
- Trẻ con dưới 3 tháng tuổi chưa phân biệt được ngày đêm, các mẹ nên dạy dần cho bé bằng
cách: sáng đúng giờ nhất định [7 hoặc 8h] dù mẹ và con buồn ngủ thì vẫn dậy bật đèn, bật ti
vi, nhạc lên rồi ngủ tiếp cũng được. Tối đúng giờ nhất định là tắt đèn, cất đồ chơi, có thể bật
nhạc nhẹ nhàng.
- Nếu bé dậy ban đêm, tuyệt đối không bật đèn sáng, không chơi và nói chuyện với bé.
Chăm sóc bé trong im lặng.
hi, nó là phương pháp Ferber,cái này mình tìm được trên mạng post lại cho chị em đọc,mình
dịch không hay lắm các bạn chỉnh sửa lại nhé:
Trẻ sơ sinh hiếm khi ngủ qua đêm.bé có thể khóc bất cứ lúc nào vào ban đêm nếu trẻ bị ướt,
đói hay đơn giản là thức dậy một mình.Theo Viện Quốc gia về y tế : em bé của bạn cần phải
ngủ qua đêm bắt đầu khi đứa trẻ từ tháng tuổi. Dr. Richard Ferber. theo Tiến sĩ Richard
Ferber, Giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của trẻ ở Boston, là tác giả của cuốn sách
"Giải quyết vấn đề cho con bạn ngủ ." xuất bản năm 1985 Trong cuốn sách của mình, Tiến
sĩ Ferber đề xuất một phương pháp mà các bậc cha mẹ có thể dạy con em mình tự ngủ sau
khi trẻ thức dậy lúc nửa đêm.
Bước 1
Thiết lập một lịch ngủ cho bé,luôn thực hiện đúng giờ, bao gồm thời gian bé không ngủ.ông
cho rằng em bé 6 tháng tuổi trở lên thường không cần nhiều hơn 11 đến 12 giờ của giấc ngủ
mỗi ngày. Bằng cách thiết lập một lịch trình cho em bé của bạn, bạn có thể đảm bảo rằng bé
đến giờ đi ngủ thì buồn ngủ.
Bước 2
nên cho bé ăn no trước khi đi ngủ để đảm bảo bé không bị đói lúc nửa đêm,tại Các trường
Đại học Khoa học tâm thần và hành vi nhấn mạnh rằng những đứa trẻ lớn tuổi hơn 6 tháng
không cần cho ăn vào ban đêm..
Bước 3
Nên đặt em bé vào nơi bé thường xuyên ngủ . Theo Ferber nên để bé ngủ và thức dậy cùng
một vị trí nơi ngủ thiếp đi
Bước 4
bỏ các thói quen nói chuyện với bé hoặc chơi với bé khi bé tỉnh,bắt bé đi ngủ mà không cần
hỗ trợ từ cha mẹ và bé tự rơi trở lại ngủ một mình nếu bé ấy tỉnh dậy trong đêm.
Bước 5
hãy để con bạn một mình,và sau khi bạn đặt con ngủ mà trẻ khóc thì hãy để con một mình
trong 3 phút rồi vỗ về bé nhẹ nhàng.
Bước 6
Quay trở lại sau 5 phút nếu bé tiếp tục khóc. xoa dịu bé nhẹ nhàng sau đó lại rời bé ra. Tiếp

3

tục để trở về khi con của bạn khóc mỗi vài phút, thời lượng quan tâm tới bé hạn chế dần cho
tới khi bé mệt và buồn ngủ.
Bước 7
Lặp lại các thói quen trên trong khoảng thời gian dài cho đến khi con bạn tự ngủ thiếp đi
một mình mà không khóc và vẫn ngủ suốt đêm.
Bé nhà mình được 3 tháng 18 ngày rồi. Trước lúc mình rèn bé bà nội cũng ý kiến lắm, ko
nói gì mình trực tiếp nhưng mắng chồng mình trước mặt mình nhưng mình mặc kệ. Bây giờ
cháu trộm vía ăn ngủ đúng giờ nên ông bà tự hào lắm. Mỗi tội mấy hôm nay mải chơi nên
hơi lười ăn.., haizzz trẻ con mỗi ngày một vấn đề khác nhau...
các mẹ ơi mình sozi vì quên ko post bài về phương pháp rèn luyện cho trẻ tự ngủ, khổ quá
lâu lâu mới đọc lại topic mình đã viết. Con nhà mình đã được "áp dụng" triệt để phương
pháp này và rất thành công, bài viết rất dài nên mình post ở comment tiếp theo nhé! Mình
đọc đc bài này trong lúc vô cùng bế tắc với cái sự ngủ của con, và 2 vc quyết tâm cho nó ăn
ngủ đàng hoàng, giờ thì mình có thể yên tâm làm nhiều việc khác trong lúc con ngủ như làm
việc nhà, nấu những món ăn mà mình thích, có time riêng tư 2 vc ... Vấn đề quan trọng nằm
ở tính kiên trì của bố mẹ. Tất cả mọi chuyện đều có thể làm được các mẹ ạ, con nhà mình bỏ
bú bình và cũng phải tập lại mất vài ngày khóc lóc đến lúc đói quá cu cậu vẫn tu 1 mạch
được. Vậy nên "ko có việc gì khó, chỉ sợ lòng ko bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm
nên". Chúc các mẹ sớm rèn luyện được nếp ăn ngủ cho con nhé!
Dr. Harvey Karp là một trong số rất nhiều người nghĩ rằng trẻ em [kể cả sinh đủ tháng]
đều là sinh thiếu tháng. Thiếu bao nhiêu: 3 tháng. Đáng lẽ loài người để có thể sinh tồn
như các loài vật khác [tức là cho con khả năng sinh tồn] nên chửa 1 năm thay vì 9 tháng.
Bê, mèo, chó... khi sinh ra đã có khả năng bò, đi lại và tự tìm nguồn thức ăn [ti mẹ]. Tuy
nhiên vì loài người có bộ não quá phát triển nên nếu chửa thêm 3 tháng thì đầu quá to
và hành trình ra đời của đứa trẻ có thể làm nguy hại đến sự sống còn của người mẹ, vì
thế tạo hóa chỉ cho con người trải qua quá trinh sinh sản trong vòng 9 tháng. [ Mẹ cháu
thầm nghĩ chửa thêm 3 tháng nữa thì mẹ cháu sẽ không ngất trên bàn đẻ mà chết vì
bụng nặng hơn người mất thôi].
Chính vì thế Dr. Karp và rất nhiều bác sỹ khác tin rằng 3 tháng đầu đời khi con ra đời,
tuy đã ra khỏi bụng mẹ nhưng trẻ [do đẻ sớm 3 tháng nên] được nuôi dưỡng trong môi
trường càng giống trong bụng mẹ càng tốt. Swaddle [quấn chặt] để tạo môi trường
chặt và ấm như trong bụng mẹ, một số nước châu Âu trẻ được bơi trong nước ấm để
kích thích sự phát triển_nhất là trẻ sinh thiếu tháng, ngủ trong tiếng ồn trắng _white
noise_ giống như tiếng trong bụng mẹ. Trẻ trong thời gian này ngủ rất nhiều, chỉ thức
chừng 30 phút mỗi 3h để ăn, thay và thậm chí không kịp ăn hết bữa đã lăn ra ngủ.
Thời gian này ban ngày bé nên được bú thường xuyên vào ban ngày và được để ngủ
tự do [không quá 6h] vào ban đêm để tạo thói quen cho bé ngủ dài vào ban đêm và nạp
năng lượng vào ban ngày. Vòng ăn-ngủ của trẻ mới sinh đến 3 tháng là chu kỳ 3h vào
ban ngày, tức là 3h từ lúc bé bắt đầu thức đòi ăn bé sẽ thức chừng 15-45 phút để ăn
sau đó được ngủ thì bé sẽ [bị] được mẹ đánh thức để cho ăn tiếp. Với những bé bú mẹ
chu kì có thể ngắn hơn 2h hoặc thậm chí 1h. Tuy nhiên với các bé chu kỳ quá ngắn, mẹ
nên đánh thức bé nêu bé ngủ gật trên ti để bé được ăn no trước khi ngủ.
Đến khoảng 3 tháng bé có thể thức 1h đến 1h30' mỗi chu kỳ 3h để ăn và tìm hiểu môi

4

trường xung quanh. Cuối tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 sẽ có một giai đoạn phát triển
nhanh [growth spurt] khi mà trẻ ăn nhiều [có trẻ ăn 2h một lần, cả ngày và đêm, it ngủ
và suốt ngày chỉ ăn mới ị]. Giai đoạn này là báo hiệu một bước phát triển của bé và
thường diễn ra khi trẻ 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng [tệ nhất] và có thể là 1 năm tuổi. Sau
thời gian này bé sẽ có thể không ăn nhiều như trước, có trẻ ăn ít đi trông thấy trong
vòng 3 ngày sau đó chuyển sang chu kỳ 4h. Chu kỳ 4h sẽ theo bé đến hết năm đầu đời.
Đây mới là lúc nảy sinh vấn đề đây. Bé từ lúc ăn 3h một lần, tự nhiên ăn 2h một lần
[growth spurt] sau đó lại không ăn.... nhiều bố mẹ do không hiểu chu trình phát triển
của bé lo sợ bé ăn không đủ vội vàng nhồi nhét con mỗi 2h giống như lúc đang trong
giai đoạn growth spurt. Bé bị nhồi ăn và bố mẹ phát sốt lên trong lo lắng, nước mắt ở
đôi bên.
Hậu quả: bé bị nhồi ăn thường xuyên sợ ti, ăn it hơn trong mỗi lần ăn, ngủ kém hẳn đi,
thức đêm nhiều lên, thức đêm đòi ăn vì ban ngày ăn nhiều lần nhưng lại ít trong mỗi
lần nên đêm đói.... Bố mẹ lại rơi lại vào vòng mới sinh, thậm chí còn tệ hơn.
Thế là vòng luẩn quẩn 3 tháng bắt đầu. Bố mẹ không hiểu được rằng bé đã lớn hơn và
có khả năng tích trữ năng lượng tốt hơn, do đó bé sẽ có thể thức lâu hơn và sau đó ngủ
dài hơn. Thay vào đó bố mẹ cho bé ăn thường xuyên không theo nhu cầu của bé nên
bé chỉ ăn vặt, không thành bữa, không no. Vì bé ăn chưa no nên bé không ngủ đủ giấc.
Không ngủ đủ giấc nên bé mệt và quấy. Bé mệt quấy khóc nhiều làm bố mẹ tưởng con
đói, cho ăn tiếp và cái vòng luẩn quẩn lại tiếp tục.
Thực tế là trẻ không bao giờ để cho mình quá đói và không đòi ăn. Kể cả khi trẻ ngủ,
khác với người lớn với chu kỳ ngủ dài [2-4h],chu kỳ ngủ của bé rất ngắn 40' vì thế cứ
sau 20 phút ngủ nông [mắt giật giật, dễ tỉnh] là 20 phút ngủ sâu, nếu bé mà đói thì ngay
lập tức khi bé chuyển sang giai đoạn ngủ nông tiếp theo bé sẽ thức dậy đòi ăn. Còn khi
bé thức thì khỏi phải nghĩ, đói còn lâu anh mới chịu chơi nhé, cho anh ăn! Vì thế các
mẹ được khuyến khích cho bé ăn theo NHU CẦU của bé chứ không theo ý nguyện của
bố mẹ. Đây là lúc bố mẹ nên học các "tín hiệu" của con, lúc nào con khóc, lúc nào con
buồn ngủ. Đấy là còn chưa kể đến việc ép ăn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng "phát
biểu" nhu cầu một cách độc lập của bé [vì bé bị ép] do đó dẫn đến bị động trong ăn
uống [phải chăng vì thế mà các bé phải có TV hoặc vừa chơi vừa ăn] và tệ hơn, giảm
khả năng hấp thu thức ăn, lâu dài giảm khẩu vị.
Bố mẹ được khuyến khích cho con ăn sau đó chơi và ngủ, khi đó bé có một khoảng thời
gian cho sữa xuống dạ dày và quan trọng hơn là bé không liên hệ ăn là để ngủ để đến
đêm chẳng may bé có tỉnh giấc khi đang ngủ nông [40'-1h/lần] bé không đòi có ti để có
thể ngủ được tiếp. Nếu mẹ để cho điều này xảy ra, mẹ nên hiểu rằng bé không cần sữa
trong ti mẹ để ngủ tiếp mà sử dụng mẹ như cái ti giả để tự trấn an vào chu kỳ ngủ mới.
Việc này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do nó hạn chế khả năng bé ngủ dài, ngủ
độc lập và ngủ qua đêm.
Vì thế đừng lo lắng khi thấy con ăn không thường xuyên, nên hiểu đó là một bước phát
triển của bé, bé đã tiến gần hơn đến lịch trình của người lớn, ăn ít thường xuyên, tích
trữ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày! Tuy nhiên bố mẹ nên cho con ăn mỗi 4h
cho đến khi bé 1 tuổi để đảm bảo bé nạp đủ năng lượng và ngủ vào ban đêm. Nếu bé
chưa ăn hết khấu phần, nên khuyến khích bé ăn hết trong vòng 30 phút. Tránh để giờ ăn
kéo dài quá 30 phút để bé không ăn vặt trên ti!

5

Chỉ cho bé ăn khi bé đói. Không phải lúc nào bé khóc cũng là do đói. Bố mẹ học cách
phân biệt các loại tiếng khóc của con để giúp con "liên lạc" với bố mẹ tốt hơn.
TẬP NGỦ
Ôi, cuối cùng thì vụ dạy ngủ cũng hòm hòm. Bây giờ hàng ngày Alexis bắt đầu giấc
ngủ đêm lúc 6h tối đến 8h sáng hôm sau, đêm Alexis dậy 2 lần ăn xong lại ngủ, hôm
nào chẳng may ăn xong Alexis vẫn còn thức thì mẹ cũng đặt Alexis xuống giường rồi
mẹ về phòng mẹ ngủ tiếp. Alexis ư ử vài câu rồi cũng lăn ra ngủ theo. Tuy nhiên, ban
ngày Alexis ngủ chưa tốt lắm nhưng chẳng bao giờ Alexis cần mẹ bế ru ngủ cả. Alexis
cứ ăn no rồi nằm chơi chán chê trên giường rồi lăn ra ngủ thôi.
Giờ công việc của mẹ đơn thuần quay trở lại làm con bò cái. Mẹ ly dị với cái ghế lắc
được 3 tuần thật là thỏa thê sung sướng lắm ý.
Mẹ vô cùng tự hào về thành quả của Alexis và mẹ trong 3 tuần vừa qua. Thật đấy!
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng cần ngủ 15-16h/ngày
- Bé ngủ ban ngày càng tốt thì đêm ngủ càng sâu và não bộ càng phát triển tốt.
Việc dạy bé ngủ một cách độc lập là một trong những vấn đề "hot" nhất của việc
nuôi con ngày nay.
- Bé thiếu ngủ ban ngày sẽ không ngủ được ban đêm và gây "nợ ngủ" _ sleep
debt. Bé thiếu ngủ sẽ cáu kỉnh, quấy khóc, ăn không đủ liều dẫn đến ảnh hưởng
về sức khỏe và trí não.
- Bé thiếu ngủ ngày sẽ cực quấy đêm. Ban ngày bé không thể thức quá 1h30' mà
không được ngủ
- Bé cần một khoảng thời gian ngắn để tự trấn an và đưa mình vào giấc ngủ. Các
động tác rung lắc và chuyển bé từ tay xuống giường sẽ làm bé thức giấc và làm
ảnh hưởng đến quá trình tự trấn an của bé. Cách tốt nhất là đặt bé xuống giường
khi bé CÒN THỨC và để bé tự học cách đưa mình vào giấc ngủ.
- Một khi bé biết cách tự ngủ với tối thiểu sự giúp đỡ từ bên ngoài thì đêm bé
thức giấc [người lớn còn tỉnh giấc vào lần trong đêm nữa là trẻ con] thì bé có khả
năng tự xoay xở để ngủ tiếp mà không khóc gọi sự chi viện [rung, lắc, ru, ti] từ
người khác. Về lâu dài bé có thể sớm ngủ qua đêm, rất có lợi cho sự phát triển
của não và giúp bé luôn khỏe mạnh vui tươi.
- Cho con ngủ bằng cách cho con bú có thể gây sâu răng ở tuổi lớn, đầy hơi nôn
chớ ở tuổi sơ sinh. Bé ăn xong không được ợ hơi ra thì se bị đầy hơi [gây đau
bụng kinh khủng cho em bé sơ sinh] dẫn đến quấy khóc. Ban ngày bé nên được
chăm sóc như sau: Ăn - thay - chơi - ngủ, trong đó quá trình ăn - thay - chơi chỉ
diễn ra tối đa là trong 45-60'. Sau đó bé được đặt xuống ngủ.
- Từ tuần 1-7 bé cần được học phân biệt ngày đêm. Từ tuần 8-12 sẽ là thiết lập

6

thời gian biểu hàng ngày, tạo đồng hồ sinh học cho bé [đồng hồ sinh học ngủ
đêm sẽ theo bé suốt tuổi thơ _ đến 10 tuổi]. Trẻ em ở phương Tây luôn được đi
- Từ tuần 12 bé sẽ dần điều chỉnh để ngủ qua đêm.
Sách về dạy trẻ cách tự trấn an và ngủ có rất nhiều với nhiều phương pháp khác
nhau:
1. Happy Sleeping Habits Happy Child
3. The happiest baby on the block
Mẹ Alexis tập trung luyên giấc ngủ ban đêm trước vì giấc này dài và có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động ban ngày của Alexis.
Tuần 1 [Alexis 9 tuần]: hàng ngày lập một thời gian biểu đi ngủ cho Alexis. Ngay khi
Alexis thức dậy sau giấc ngủ ngắn [nap] cuối cùng trong ngày, mẹ Alexis cho Alexis
ăn 1/2 bữa, cho Alexis nghỉ 5-10 phút sau đó là tắm nước ấm 37oC, massage, hát cho
Alexis nghe, mặc cho Aexis bộ quần áo đi ngủ ban đêm sau đó cho Alexis ăn một bình
sữa mẹ [vắt] và ru Alexis ngủ. Alexis được đặt xuống ngủ lúc 6-7h chiều.
Trong đêm Alexis dậy thì mẹ cho Alexis ăn mà không bật đèn sáng lên [chỉ để đèn ngủ]
và Alexis không bao giờ được bế khỏi phòng của Alexis.
Kết quả: sau 1 tuần cứ đến 6h30 là Alexis buồn ngủ rũ rượi. Ăn xong bình là ngủ đến
tận 12h đêm mới dậy đòi ăn.
Tuần 2 [Alexis 10 tuần]: mẹ bắt đầu li dị với cái ghế rung lắc. Mẹ bắt đầu đặt Alexis
xuống khi BUỒN NGỦ nhưng vẫn CÒN THỨC. Mẹ bắt đầu bằng giấc đầu tiên của
buổi sáng khi Alexis mới ngủ dậy, ăn no và thư giãn. Như thế Alexis không bị quá mệt
và rất dễ ngủ. Alexis buồn ngủ và khóc váng nhà. Mẹ chờ Alexis khóc đủ 5 phút vào vỗ
nhẹ vào vai Alexis và "xi" vào tai Alexis, một tay xoa trán Alexis. Mẹ chỉ làm thế trong
2 phút là phải ra. Alexis khóc tiếp. Sau 3 phút Alexis ngủ.
Lần 2 Alexis không chờ được 5 phút để mẹ vào dỗ nữa. 3 phút sau ngủ luôn.
Sau 2 ngày ư ử khóc để ngủ, giờ mẹ có thể vô tư đặt Alexis xuống và Alexis có thể tự
xoay xở để ngủ được. Cái này rất sướng vào ban đêm vì mẹ không còn vừa ru Alexis
ngủ lại vừa ngủ gật nữa.
Trước khi luyện ngủ Alexis khóc váng nhà mà vẫn không tài nào ngủ được. Khóc nhiều
mệt ngủ không sâu, chớ đêm ... vất vả lắm. Kinh khủng nhất là có đêm Alexis khóc 3h
đồng hồ, gà gật ngủ và khóc, mẹ và con mệt nhoài.... Giờ sau mấy ngày khóc để ngủ,
Alexis trở lại vui vẻ, khỏe mạnh và quan trọng hơn là Alexis không còn khóc quấy vì
mệt buồn ngủ mà không có cơ hội để ngủ nữa.
Vì thế, dạy cho con ngủ không phải là sự ích kỷ của cha mẹ mà là trang bị cho con khả
năng đầu tiên để khỏe mạnh. Không đương đầu với tiếng khóc của con, kết quả là con
vẫn khóc nhiều mà vẫn không học được điều gì, đấy mới là điều đáng tiếc.

7

Mẹ Alexis nghĩ thế. Mẹ Alexis không bao giờ nuối tiếc đã cho Alexis khóc 8 phút, 8
phút dài nhất trong đời mẹ Alexis!
Mọi phương pháp áp dụng với trẻ nhỏ cần có sự nghiên cứu kỹ càng trước khi áp dụng.
Mình có post lên diễn đàn ở 1 vài topic các mẹ hỏi về phương pháp rèn luyện tính "tự ngủ"
cho bé, tuy nhiên vì bài post thường thất lạc ở những trang sau, gây khó khăn cho các mẹ
muốn tìm hiểu về phương pháp này. Bản thân mình cũng đã từng có con nhỏ khóc quấy, đòi
bế ẵm ru ngủ và vô cùng đau đầu với việc ngủ của con nên đã tìm hiểu trên mạng và cuối
cùng cũng tìm được Sleep Training của bọn tây.
Phải nói thật là những lần đầu tiên rèn luyện cho con vô cùng vất vả [con mình bắt đầu lúc
10 tuần - khi đã chập chững có nhận thức 1 chút], các mẹ càng sớm rèn cho con ngủ sâu
giấc thì con tỉnh dậy ăn vừa ngon, chơi lại khỏe và ngủ lại ngoan. Có như vậy cả bố lẫn mẹ
mới nhàn được.
Nhà mình đã áp dụng triệt để và vô cùng thành công, để có được ngày hôm nay phải gửi lời
cảm ơn ms. Hà Chũn - người đã chia sẻ bí quyết và kinh nghiệm này. Mình post lại bài của
nàng ấy ở đây để các mẹ có thể tham khảo thêm và trao đổi thêm kinh nghiệm chăm lo cho
giấc ngủ và bữa ăn của con. Ngoài mình ra hiện tại mình biết có bà chị họ mình nuôi con
cũng đạt kết quả tương tự như mong đợi, thậm chí con bà ấy còn là động lực và tấm gương
cho 2 vc cố gắng. Nuôi đúng như tây, ngủ phòng riêng, giường riêng, 1.5 tuổi tự ngồi vào
bàn ăn xúc cơm ăn như ng lớn. 2 tuổi đến nhà mình chơi mẹ ngồi gặm thịt gà, con vẫn cứ tự
xúc ăn ngon lành, ko quấy khóc, ko nhõng nhẽo, đến giờ đi ngủ trưa tự giác lên giường ngủ.
Trộm vía cháu ăn tốt, chơi ngoan, ngủ khỏe nên hiếm khi nào ốm như các bé theo mình thấy
từ 1-2 tuổi rất ăn ốm vặt, ho, sổ mũi nhưng giờ ku cậu gần 4t rồi vẫn rất khỏe mạnh và hiếm
khi bị sốt cao luôn. Có đọc và ngâm cứu nhiều bài viết về Sleep training của tây mới thấy,
việc ăn - ngủ - chơi hoàn toàn liên quan đến nhau như kiểu tai - mũi - họng của nhà mình
vậy.
Mong rằng những chia sẻ của mình sẽ có ích, góp phần giúp các mẹ bớt căng thẳng trong
việc nuôi con. Như mình giờ con 3 tháng rưỡi ăn ngon ngủ khỏe chơi vui và vận động tay
chân kinh khủng, trộm vía chả thấy bệnh tật ốm yếu gì cả. Mình bắt đầu rèn cho con lúc 10
tuần giờ được 1 tháng rồi thấy 2 mẹ con ở nhà chăm nhau nhàn tênh, con cứ ngủ và mẹ cứ
làm việc mẹ, ăn chơi có giờ
Chúc các bé luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn để các mẹ được hồi phục sk sau khi sinh và có
time dành cho riêng mình tút tát lại nhan sắc nha hihi
Mình vì thời gian mang thai, thai yếu nên nằm nhà nghiền ngẫm về cách chăm bé, hỏi ông
bà, nhất là bà ngoại có đến 5 lần chăm sóc con + 2 lần chăm cháu rất nhiều kinh nghiê êm.
Hỏi thăm các bạn bè xung quanh, cuối cùng về vấn đề con quấy khóc và ngủ thì mình rút ra
kinh nghiê êm cho bản thân mình thế này:
1. Ngày xưa các cụ, các mẹ hay ôm ấp, ẵm bồng, sợ trời gầm, sợ con chới với... hay đă êt bàn
tay lên bụng con. Mình không thường xuyên đă êt tay lên bụng con mà thay bằng để mô êt cái
khăn lên bụng con.
2. Không nằm gần con, để con nằm nôi hoă êc nằm xa mẹ. Vì bé sẽ đòi hơi ấm của mẹ mới
chịu nằm yên.
3. Không ẳm bé quá lâu, mỗi lần bú xong vỗ lưng cho bé ợ hơi ẳm thêm khoảng 5 phút nữa
thì đă êt bé nằm xuống.
4. Không hát ru khi ngủ. Đă êt biê êt không ẵm bé nằm trên người của mình, bé sẽ quen hơi

8

ấm. Cứ canh đến giờ bé ngủ thì đă êt bé nằm xuống, vuốt tóc nhẹ nhẹ, hoă êc vỗ mông nhè
nhẹ, thì thầm vào tai bé 5 phút là ngủ. Ban đầu có thể bé khóc nhiều, nhưng dần dần khi mẹ
vuốt tóc và vỗ mông là bé biết đến giờ ngủ rồi.
5. Phơi nắng cho bé, để bé không ra mồ hôi, không bị thiếu canxi. Mình phơi bé từ lúc 1
tuần cho đến hôm nay.
6. Phân biê êt ngày và đêm. Ngày ẳm bé ra sáng, có ánh sáng. Đêm bâ êt đèn ngủ, cho bé nằm
trong phòng ngủ. Tối bú xong vỗ mông nhẹ cho bé ngủ lại.
7. Giữ cho bé luôn sạch sẽ để cho bé luôn thoải mái: sáng lau mă êt lau mình thay đồ, trưa
tắm thay đồ, chiều lau mă êt lau mình thay đồ. Thường xuyên thay khăn sữa [mình mỗi lần
bú 1 khăn sữa mới].
*Còn gì nữa không ta
Kết quả hôm nay: bé gần 6 tháng:
Sáng bé ngủ dâ êy lúc 6h, mình lau mình thay áo cho bé xong, đi phơi nắng lúc 7h sáng. Phơi
nắng 10 phút. Xong về cho bé uống nước và bú sữa. Chơi 1 chút, 8h30 ngủ. Ngủ từ 1-2
tiếng. Mỗi cữ bú cách nhau 3 tiếng. Buổi trưa tắm lúc 12h30. Chiều lau mình, cho bé chơi
đến 8h, bồng vào phòng ngủ, bâ tê đèn ngủ, vuốt tóc và vỗ mông, 5 phút sau là ngủ [lâu lắm
thì cũng 20 phút là ngủ]. Tối bé dâ êy bú 1 đến 2 lần. Bú xong lại vỗ mong ngủ tiếp.
Bé không khóc nhè, không mèo nheo đòi mẹ, nằm chơi đồ chơi cho mẹ làm viê êc.
Mình mở máy vi tính ngồi làm viê cê gần bên con, để con nằm chơi đồ chơi, khi nào chơi
chán, ẳm con ra bancong mô êt lát.
Vì bé ngoan nên mình xin cty cho làm viê êc từ lúc bé 5 tháng. Mỗi tháng mình chỉ đến cty
vài ngày. Còn lại thì làm viê êc tại nhà, vừa trông con vừa làm. Mình thấy thâ êt là thoã mãn,
vừa kiếm tiền vừa có thể bên con.
Mình đọc thấy có 2 phương pháp rèn ngủ bạn ạ. Mình cũng xót con nên ko tập theo phương
pháp thứ nhất là để bé nằm khóc được. Mình chọn phương pháp thứ 2, tuy có mất thời gian
hơn 1 chút [ khoảng 2 tuần]. Mình làm như sau: đến giờ chuẩn bị con sắp buồn ngủ mình
cho bé lên giường, matxa và trò chuyện với bé 1 lúc. Sau đó mình cho con bú no. Nếu bé
vừa bú mà vừa ngủ gà gật thì chọc cho bé tỉnh để bé bú được no. Vì bé bú no mới ngủ say
được bạn ạ. Sau đó cho con ợ hơi. Vẫn ẵm bé trên tay đến lúc bé có dấu hiệu buồn ngủ
[ như dụi mắt, ko vui...] thì đặt con xuống và xoa nhẹ vào lưng hoặc vỗ nhẹ vào mông bé.
Lúc đầu bé sẽ ko hợp tác nên sẽ khóc toáng lên, bạn cứ kiên nhẫn 1 lúc, nếu thấy bé khóc
quá thì lại bế lên dỗ dành đến khi hết khóc lại đặt xuống. Trộm vía, bé nhà mình giờ cứ đặt
xuống xoa nhẹ lưng là vui vẻ ngủ, chứ ko còn gào khóc như trước nữa. Phải kiên trì 1 thời
gian bạn ạ. Chúc bạn thành công
VC mình cũng muốn luyện bé nhà mình tự ngủ lắm nhưng bất khả thi. Hồi con được gần
2th luyện được vài lần, có lúc cho con chơi chán chê rồi mệt tự lăn ra ngủ, có lần bấm bụng
cho con khóc rồi tự ngủ. Mình quan sát thấy con chỉ khóc mỗi lần ko quá 30' là nín rồi ngủ
ngoan lắm [trộm vía con]. Nhưng sau mấy lần ấy bị bà mắng cho tê tái: bảo là ko biết nuôi
con để nó khóc lạc cả tiếng, ngày xưa mẹ có để các con thế bao giờ chưa mà bây giờ bày
lắm trò. Chúng mày toàn nuôi con bằng mạng [internet], ko chịu nghe lời người lớn.. Và rồi
khi mình đi làm có bác giúp việc nữa thì giờ đây con mình ko những phải bế ru mà có lúc
còn đi rong đến sái cả chân nó mới chịu ngủ. Thỉnh thoảng mình cố cho con chơi mệt rồi
ngủ chứ ko còn được như trước nữa. Cũng tự nhủ thôi thì có ông bà & cả người giúp việc
nữa thì đành vậy. Đó là kinh nghiệm của mình, chúc cho mẹ nào có hoàn cảnh giống mình
dám vùng lên đấu tranh để con ngoan và tự giác hơn

9

Mình cũng rất muốn tập cho bé theo phương pháp này. BÉ nhà mình hiện được 2 tháng 1
tuần tuổi. Nhưng mình cũng ở chung với ông bà nội nên là mệt lắm. Bà chơi với cháu cháu
ọ ọe tí là bế lên, hát ru suốt, rồi bế đứng lên rung rung đi dong qua dong lại. Trước đây bé
nhà mình ngủ cũng ngoan. ĐỘ 2 tuần trở lại đây bé bắt đầu hay đòi bế, ko tự ngủ. Bế trên
tay ngủ đặt xuống lại khóc. Giờ sang tháng thứ 3 bé chơi nhiều hơn và đợt này hay bị chớ
nên cho ăn xong mình toàn phải bế 1 lúc bé ngủ trên tay đặt xuống là lại dậy. 3 hôm nay ban
ngày rất khó đặt nằm toàn phải bế thôi, ko thì bé nằm vặn vọ nhièu lại ộc sữa ra. May là bé
chơi ban ngày nhiều đêm mệt nên ngủ sâu ăn xong bế 1 chút là ngủ.
Ngay từ đầu mình đã chủ chương ko bế bé ngủ, ko hát ru, ko bế đung đưa rong đi rong lại.
Bé nằm mình bật nhạc Cổ điển dành cho baby cho bé nghe, chơi chút rồi tự ngủ. Nhưng bà
nội lên chơi là hát ru suốt mà hát ru toàn bài ca dao tục ngữ [bà hát như hát xẩm ấy] mình
ko thể nào bắt chước đc kiểu đó. Mình chỉ lo bé quen rồi sau này ko ru kiểu đó ko ngủ. 2
đứa con chị gái minhtoanf được ông bà hát ru sau này mẹ ko cho ngủ đc nếu ko ti, vì mẹ ko
biết hát ru bài của ông bà híc híc. Mình ko thể bảo bà nội ko hát ru. Mới bảo bà ko nên bế
cháu nhiều bà đã có vẻ ko thích rồi. Có lúc còn nói mát mẻ khi nằm hcoiw với cháu là :
"Nằm chơi ngoan nhé, ko "được bế đâu". XOng bà lại bé cháu lên 1 tí lại bảo : "Bà bế tí thôi
nhé, bế nhiều mẹ mắng cho đấy".
Mình phải bảo chồng lên đọc bài này rồi để chồng làm công tác tư tưởng cho mẹ chồng. Đợt
tới chồng đi công tác, mình sang nhà ông bà ngoại 10 ngày sẽ áp dụng thử phương pháp này
xem sao. Hi vọng thành công, nếu được thì về nhà phải bảo chồng nói chuyện với mẹ chồng
để dừng ngay các thói quen bế ru ngủ với hát ru.
Bé của mình 3 tháng tuổi. Mình tập cho bé tự ngủ từ lúc 3 tuần. Từ lúc mới sinh, bà nội bé
cứ bế và hát ru. Thế là mỗi lần ngủ phải ru từ một tiếng đến hai tiếng. Nửa đêm dậy bú xong
cũng phải ru. Mình cảm thấy thế không ổn. Tập cho bé ngủ một mình bằng cách đặt vào cũi,
bật nhạc cổ điển, chỉ một bài thôi và lặp đi lặp lại. Mẹ ngồi kế bên, tắt đèn, chỉ để đèn ngủ,
một tay mẹ đặt trên ngực bé, một tay vỗ nhẹ vào vai bé. Lúc đầu vỗ hơn một tiếng bé mới
ngủ , khoảng hai tuần sau bé tự ngủ mà không cần vỗ. Sáu tuần tuổi bé nhà mình đã ngủ 6
tiếng liên tục vào buổi tối. Bây giờ trung bình một đêm ngủ 8 tiếng mới dậy. Thường dậy
vào 5 giờ sáng hoặc 7 giờ. Sau khi dậy bú xong, ngủ tiếp hai đến ba tiếng cũng không cần
vỗ, chỉ nhúc nhích vài cái hoặc cho bé cái ti giả, bé ngậm vài phút nhả ra và ngủ. Mẹ nhàn
con được ngủ sâu. Để được như vậy, mình đã để bé khóc, ban ngày mình cũng không ẩm bé
nhiều vì sẽ quen, khi bé đòi mình không đến ngay mà đợi 1 tí , sau đó ẩm bé một tí lại đặt
xuống, bé khóc mình ngồi kế bên dỗ nhưng không ẩm lên, làm vậy bé quen. Lúc đầu mình
tập bé như thế, bà nôi la mình là tại sao không bế nhẩn tâm, nào là "bà bế tí thôi nhé, bế
nhiều mẹ la"...Mình chăm con trong phòng và để bé khóc.Bà nội một tháng thì về mình áp
dụng cách này tập cho bé nên bây giờ nhàn. Bên đây [Úc] người ta cũng khuyến khích
không nên bế nhiều mà ngồi kế bên dỗ bé, như thế tôt hơn.chứ cứ hát ru theo kiểu hồi xưa,
tay mỏi nhừ mà bé cũng chưa đi vào giấc ngủ. Bây giờ bé nhà mình mẹ mà bế ngủ không
bao giờ ngủ, chỉ lim dim thôi, mẹ phải đặt xuống bé tự ngủ một giấc sâu. Các mẹ cố nhé.
Sao bà nội nhà mẹ này giống bà nội nhà mình thế, "Bà bế tí thôi, bế nhiều mẹ mắng cho
đấy", haha. Mình sắp sang bà ngoại nhưng ko biết có tập đc cho con không? Vì bà ngoại
cũng chủ trương bế lắm, lần trước mon men nói phương pháp này bà ngoại đã bảo, tao cũng
ko chịu được nó khóc. Nó khóc thì phải bế lên chứ. 2 đứa con chị mình cũng là được ông bà
ngoại bế suốt lớn lên đây. Haiz.

10

Mà bà thì chỉ chơi với cháu ban ngày, đến đêm nó quấy đòi hát ru, đòi bế dong ==> Ai phải
hứng cái khổ này ngoài bố mẹ cháu.
Mình sinh bé đầu hồi 2008 , hồi đó cũng chẳng biết phương pháp này đâu ma chỉ định luyện
cho con ngủ riêng là chính thôi. Mình áp dụng như sau nhé !
Ngay sau khi từ viện về mình cho bé nằm cũi luôn. Trong tháng thì hầu như con ngủ li bì
luôn. Chỉ lúc ăn sữa mình mới bế ra khỏi cũi, sau đó lại cho vào ngủ .
Sang tháng thứ 2 bé bắt đầu có phản ứng muốn đc bế ẵm , nhưng 2vc kiên quyết luyện cho
con tự lập. Ngày đầu bé khóc 15p là ngủ, ngày 2 30p, ngày thứ 3 tăng lên thành 1h .nhưng
đến ngày thứ 4 thì chắc biết thân biết phận nên ngủ luôn.
Bé nhà mình có 1 đặc điểm là ko dậy ăn đêm . Bỏ ăn đêm từ 2 tháng. Lúc đầu mình cứ cố
cho bé ăn, nhưng bé mải ngủ nên chẳng mút . Ông xã bảo con ko có nhu cầu thi ko ép. Thế
là bỏ ăn đêm luôn. Ăn bữa muộn vào lúc 11h , sáng ăn bữa 5h , sau đó ngủ tiếp.
Bé trộm vía nằm riêng từ bé ngoan lắm, nhiều hôm bố mẹ ngủ quên, dậy muộn, ngó vào cũi
của con, thấy con dậy từ lúc nào, nằm chơi rất ngoan.
Sau này tròn 1 tuổi thì mình cho bé nằm phòng riêng [ nhưng cùng phòng với GV]
Bây giờ bé 3 tuổi rồi, rất tự lập. Chơi dưới phòng bố mẹ, buồn ngủ là tự bye bố mẹ rồi đi lên
phòng ngủ, sáng ngủ dậy muộn hơn bac Gv thì tự xuống phòng bố mẹ hoặc tự bật tv lên
nằm xem .
Khi bố mẹ phải đi ra ngoài có việc ko bao giờ theo, chỉ hỏi la " bố mẹ đi có việc ạ" , sau đó
bye bye .
Mình cho bé đi học từ 12m, bé tự xúc lúc 18m, và bây giờ mỗi lần ăn cơm là tự ngồi vào
ghế ăn của mình , ăn xong đứng dậy .
Nói chung để luyện con ngoan đc như ngày hôm nay, bố mẹ phải rất kiên trì và thêm chút
quân phiệt . Nhiều lúc thương con đến phát khóc nhưng vẫn phải rèn con vào quy củ . Nhà
mình ở chung cùng bố mẹ chồng đó nhưng đc cái ông là giáo viên nên cungz đồng tình với
cách dậy 2vc, bà thì cũng hơi chiều cháu nhưng bị ông mắng nên ko dám can thiệp nhiều .
Các mẹ luyện con đc như thế sẽ thấy nuôi con nhàn lắm ý.
theo tớ thì mẹ nó không nên để con khóc qua lâu như vậy , con còn nhỏ lắm khóc như vậy
con mệt mỏi [ đến mình mệt quá ngủ cũng đâu có ngon đâu] , mà tâm lý cũng không tốt nữa
, tớ không biết dùng từ nào cho chính xác cả , nhưng đại loại là nếu như để con khóc quá lâu
mà không dỗ con sẽ có cảm giác như bị bỏ rơi ấy .
Theo như tớ tìm hiểu cách cho bé tự ngủ ấy , không hẳn là cứ để cho con khóc đến khi nào
ngủ thì thôi đậu các mẹ ạ. Nếu tớ nhớ không nhầm thì : mẹ chúc bé ngủ ngon xong rồi ra
khỏi phòng , khi bé khóc được 5' mẹ nên vào phòng dỗ cho bé bình tĩnh lại [không bế lên] ,
sau khi con bình tĩnh thì mẹ lại chúc con ngủ ngon và ra khỏi phòng , lần này hãy để bé
khóc 10' rồi hãy vào phòng nhé . Cứ làm thế cho đến khi bé khóc lâu nhất 30' , nếu như bé
vẫn chưa tự ngủ được thì mẹ nên bế bé dậy và cho bé uống nước . Và tiếp tục tập vào ngày
hôm sau các mẹ ạ.
Chúc các mẹ thành công,

11

Các mẹ cứ Google mà gõ Sleep Training sẽ ra 2 phương pháp.
PP 1 gọi là "Crying it out", đại loại là cứ để ccho khóc, khóc chán sẽ tự ngủ, càng về sau
thời gian khóc sẽ ngắn lại. PP này có ưu điểm là luyện cho con tự ngủ rất nhanh, thường chỉ
1 tuần là xong. Nhưng ko phải mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn và cứng rắn để nghe con khóc
trong những buổi đầu, nhất là ai ở cùng ông bà thì chắc ko thể áp dụng được.
PP thứ 2 gọi là "No tears": cách này thì nhẹ nhàng hơn, nhưng sẽ mất thời gian hơn. Lúc
đầu cứ bế cho con ngủ theo cách vẫn thường làm, đến khi bé bắt đầu lim dim thì đặt xuống
giường. Điểm quan trọng nhất là bao giờ cũng đặt xuống khi bé vẫn còn thức. Nếu đặt
xuống mà bé khóc thì lại bế lên, đợi lim dim rồi lại đặt xuống.... bao giờ đặt xuống mà bé tự
ngủ tiếp thì thôi. Cũng giống PP trên là về sau thời gian bé khóc sẽ ngắn đi, bé nhanh chóng
tự ngủ được.
Nhà mình áp dụng cách thứ 2, phải nói là rất hiệu quả.
Cách thứ 2 thực ra còn tốn sức hơn nhiều đấy, em có đủ kiên trì theo không? Nhưng dù sao
thì cũng nên thử chứ nhỉ. Cách làm thế này nhé:
Bắt đầu giấc ngủ của bé bằng cách dễ chịu nhất đối với bé. Nghĩa là nếu bt em phải bế bé
hát ru thì bây giờ cũng vẫn bế bé hát ru. Nếu bt phải vỗ nhẹ vào mông thì giờ cũng cứ vỗ.
Nếu bé quen địu sau lưng đi quanh nhà thì bây giờ cũng cứ địu bé đi quanh nhà ... sao cho
bé cảm thấy êm dịu và bắt đầu buồn ngủ. Nhưng ngay khi bé bắt đầu buồn ngủ [chứ chưa
ngủ nhé] thì nhẹ nhàng đặt bé xuống giường để bé tự mình hoàn thành nốt việc chìm vào
giấc ngủ. Nếu bé tỉnh lại và khóc thì bế bé lên và tiếp tục hát ru/ vỗ nhẹ/ đong đưa... đến khi
bé hơi lim dim thì lại đặt ngay xuống. Cứ như vậy cho đến khi bé tự ngủ được thì thôi.
Những ngày đầu em sẽ phải bế lên đặt xuống đến rã cả cánh tay luôn đấy, nhưng về sau sẽ
nhanh hơn. Khi bé đã bắt đầu quen với việc tự ngủ thì em giảm dần những thứ xúc tác ban
đầu. Ví dụ, nếu bé cần phải bế đong đưa khắp nhà cộng với hát ru và vỗ mông thì mới buồn
ngủ được chẳng hạn, thì đầu tiên em cho bé "cai" việc đong đưa: chỉ bế bé ngồi 1 chỗ và hát
ru, vỗ mông thôi. Sau đó "cai" tiếp hát ru, chỉ vỗ nhè nhẹ vào mông/lưng thôi. Rồi bước tiếp
theo là "cai" bế: em đặt ngay bé xuống giường từ đầu, vỗ nhẹ cho bé ngủ. Cuối cùng là
không vỗ nữa.
À để việc tập cho bé tự ngủ được dễ dàng hơn thì em nên thiết lập những "thủ tục" trước khi
ngủ cho bé. VD như bé nhà chị thì bao giờ cũng là: tắm [giấc ban ngày thì chỉ rửa chân tay]thay bỉm, thay quần áo [ban ngày thì chỉ thay bỉm] - đọc truyện - thơm bé, chúc ngủ ngon vào giường nằm. Như vậy khi mình bắt đầu quy trình đó thì bé sẽ hiểu rằng sắp đến giờ ngủ
rồi và bé có 1 quãng thời gian để tự chuẩn bị ngủ cho mình chứ không phải đang chơi vui bị
quẳng uỵch vào giường bắt ngủ. Thêm nữa là ko bao giờ đợi đến lúc bé buồn ngủ rũ ra mới
cho lên giường mà luôn cho bé đi ngủ khoảng 15 phút trước đó, khi bé mới chỉ hơi mệt mỏi
thôi, bé sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
chào các mẹ mấy hôm nay con mình ốm nên chưa trả lời được cho các mẹ . Mình xin trả lời
chung trường hợp của con mình cho các mẹ nhé! theo phương pháp chịhoahoa 75 hướng
dẫn, có thể mình may mắn là thành công rất nhanh hơn mọi người
thứ nhất mình phải nói rằng con khóc rất to và dai, bé không bị nôn trớ dù khóc nhiều thế

12

nào và dù có mới ăn xong, bé không bị đau họng sụt sịt bao giờ tại thời điểm mình rèn, bé
chưa biết trườn bò mà mới chỉ biết lấy, thế nên các điều kiện này có thể giúp mình dễ thành
công hơn chăng? nên mình chỉ có thể tư vấn trogn trường hợp như vậy
Thứ 2 là để thành công các mẹ hãy chuẩn bị cho mình tinh thần kiên quyết và thoải mái,
hãy nghĩ rằng khóc là chuyện bình thường của bé không sao cả, đừng tỏ ra cho bé thấy là
bạn lo lắng vì bé đang khóc và đòi hỏi như thế. vì bé chỉ cần vịn vào một lo lắng của mẹ là
bé sẽ đòi dữ hơn, hãy coi như mọi chuyện bình thuwongf và cho bé thấy sự bình thản nhưng
vẫn quan tâm đến bé của bạn để bé yên tâm hơn. Các mẹ đã nghe câu chuyện một người bơi
đến nửa đường thì nghĩ mình không thể bơi tiếp đến hết được nên quay lại trong khi anh ta
vẫn phải bơi bằng đoạn đến đích, những lúc con khóc tới 20 phút rồi mình cũng sốt ruột
nhưng nghĩ đã được 20 phút rồi thì thêm 10 phút nữa cũng không sao nên mình kiên quyết
được.
Thứ 3 là lộ trình, lúc đầu mình áp dụng cry it out, con đỡ hơn nhưng vì bà cứ hay dỗ cháu
nên con cứ lửng lứng ở đó mãi, nên mình áo dụng cách thứ 2 là nâng lên đặt xuống, không
biết có phải do đã rèn theo pp1 không mà con mình chỉ mất 4 lần nâng lên đặt xuống là ngủ,
sau đó mình tách dần việc nâng lên đặt xuống mà để con nằm cạnh mình, 2 mẹ con nói
chuyện, con có gắt gỏng làm gì mẹ cũng coi như không biết , vẫn âu yếm đùa nhẹ con bình
thường, cũng lắm thì vỗ nhẹ vào vai nhưng không bế nữa, phải nhất quyết là không bế đó,
rồi từ từ con gắt ít hơn mình bỏ vỗ vai đi là được. Cái quan trọng mình thấy là các mẹ phải
tạo tâm lý thoải mái và yên tâm cho con trước, ví dụ trước khi con gắt hãy đặt con lên trên
giường trước 30 phút chới nhẹ cùng với con, cho con uống sữa trước lúc ngủ 30 phút để con
đủ no, và con có gắt thì cũng đã nhẹ bụng đi rồi, minh thấy có nhiều mẹ rất hay cho con ăn
lúc con gắt để con từ từ chìm vào giấc ngủ khỏi phải ru và nói là con mình ngoan, bú ti hay
ăn cái là ngủ thì mình không đồng ý, điều này nghĩa là con cứ cần điều kiện cái ti mới ngủ.
đêm con thức dậy nửa chừng lại phải thế. khi đã tạo 1 thói quen, bé sẽ cứ biết rằng đến đoạn
đó là phải đi ngủ rồi, dần dần tình trạng sẽ đỡ hơn. Một điều khác trong cách của mình 1
chút là sau này mình không in và out nữa hay không nhấc lên đặt xuống mà nằm cạnh con
luôn, và mình vẫn bình tĩnh được dù con có khóc lóc, nhưng mình thấy bé chỉ gắt gỏng thôi
chứ không khóc to và lâu như khi in và out nữa
Kết quả của mình đây : ban ngày con đã ngủ thì nói chuyện làm gì thậm chí băm thớt
trong bếp con vẫn ngủ, con giãy cựa mình tí rồi lại tự ngủ, con lẫy lên nhìn ngơ ngác rùi lại
gục đầu ngủ tiếp, có nghĩa là rất say, con ngủ ban ngày 2-3 tiếng 1 giấc, đêm thì ngủ từ 8h
-8 h30 tới 5 giờ sáng hôm sau. nhiều hôm mệt, con gợi ý nói chuyện à ơi hết bố rồi mẹ mà
bố mẹ lăn ra ngủ mất trước cả con, con à ơi chán rùi cũng tự ngủ mất gác chân lên cả bố,
hoặc quay sang ôm cổ mẹ, iu lắm ý.
quá trình của mình là như vậy, mình cũng không thể kết luận thành công là do đoạn nào
nhưng mình nghĩ nhiều yếu tố kết hợp với nhau, như pp1 đoạn đầu là rèn bớt tính bướng
của con, nên đến pp2 mình nhẹ nhàng hơn chăng?vài dòng chia sẻ cho các mẹ, chúc các mẹ
thành công.
Trả lời thay mẹ Danthui nhé. Cu Sóc cũng ngủ cũi riêng đây. Mình rèn ngủ cho cu Sóc y
chang mẹ Danthui. Lúc đầu dùng PP Ferber [tức là Cry it out đấy] nhưng thấy ầm ĩ quá, ông
bà thì cứ chầu chực nhảy vào lúc nào bố mẹ sơ hở để bế với dỗ, mình thì cứ lăm lăm không
cho ai lại gần .. nhà như có chiến tranh, rồi BMC mắng vc mình là không biết xót con, rồi
chồng xót con ... nói chung là nhặng lên.

13

Tìm hiểu mãi lại lọ mọ chuyển sang No cry solution [no tear] thì thấy hòa bình lập lại
nhưng khá mất công. Có hôm đặt lên đặt xuống xong mẹ mệt phờ râu. Kết quả cuối cùng là
cu Sóc cũng biết tự ngủ và ngủ rất đúng giờ [hồi còn nhỏ] và 10 tuần đã ngủ cả đêm.
Các mẹ cho con ngủ cũi thì lưu ý một số điều:
- Đặt cũi sao cho mẹ dễ đi lại và cúi khi đặt bé vì mới sinh dạy đi lại và cúi xuống nhiều
ngại lắm.
- Tập cho bé mặc túi ngủ hoặc mẹ học cách cài chăn vào cuối cũi, đặt con nằm sát phần đuôi
cũi để con không trườn xuống bị chăn phủ lên mặt.
- Cho bé ngủ cũi càng sớm càng tốt, bé còn nhỏ chưa bện hơi mẹ, chưa biết cái gì khác thì
mặc định cái cũi là chỗ ngủ, chứ để lâu thì càng khó rèn. Mình đưa con từ viện về là nằm
cũi luôn, cả bà nội bà ngoại đều mắng nhưng mình kệ.
- Đọc hoặc gặp thêm các mẹ đã thành công để củng cố niềm tin nhé, rèn con ngủ cũng cần
kiên quyết đấy.
Trong tài liệu của mẹ Soc Nhi WTT:
"3.4. Các phương pháp dạy bé tự ngủ
Các chuyên gia đã đưa ra nhiều phương pháp giúp cha mẹ luyện tập cho bé giấc ngủ ngon.
Điều quan trọng là bạn hãy kiên nhẫn, dành ít nhất 2 tuần để thực hiện kế hoạch trước khi
thay đổi qua cách khác:
Phương pháp Ferber
Đây là một kỹ thuật khá nổi tiếng mang tên Rirchard Ferber - tác giả cuốn sách Giải quyết
vấn đề ngủ của trẻ. Sử dụng phương pháp này, hãy đặt bé lên giường khi bé còn thức,
nhưng đã tỏ ra mệt và muốn ngủ. Sau đó rời khỏi phòng. Tất nhiên bé sẽ không tự ngủ được
và khóc toáng lên. Đợi 5 phút và quay lại phòng, vỗ về an ủi bé nhưng không được bế bé
lên. Chỉ ở với bé trong thời gian ngắn, khoảng 2-3 phút, sau đó lại rời khỏi phòng và lần này
chờ lâu hơn, 10 phút. Sau đó tiếp tục quay lại vỗ về bé nhưng không được bế bé lên.
Nếu bé chưa ngủ thì tiếp tục thực hiện lặp lại với quãng thời gian là 15 phút mỗi lần, đến
khi nào bé tự ngủ thì thôi. Nếu bé thức giấc giữa đêm và lại khóc thì tiếp tục thực hiện như
thế.
Đêm thứ hai hãy bắt đầu đợi 10 phút ngay ở lần đầu tiên và nâng dần 15, 20 phút. Sau đó cứ
mỗi đêm lại tăng dần thời gian chờ 5 phút một. Đến lúc trẻ biết tự ngủ thì thôi.
Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ phải rất thư giãn trước khi tiến hành, thật sự kiên nhẫn và
quyết tâm. Quan trọng nhất là không được bế bé lên giữa chừng nếu không muốn phá
hỏng mọi nỗ lực trước đó.
Phương pháp đánh thức theo giờ
Phương pháp này làm ngược lại: đánh thức trẻ tại những thời điểm cố định trong đêm.
Trong khoảng một tuần cha mẹ hãy quan sát và ghi chép những thời điểm trẻ hay tỉnh giấc
tự nhiên. Sau khi đã rút ra được quy luật từ bé, hãy đánh thức bé dậy 15 phút trước mỗi lần
bé tỉnh giấc tự nhiên. Dần dần bé sẽ tỉnh giấc theo lịch mới. Khoảng 1 tuần sau, lại cắt bớt
dần số lần đánh thức bé theo lịch mới này, cho đến khi bé có thể ngủ được cả đêm.
Phương pháp không nước mắt
Một số người cho rằng phương pháp để cho bé khóc là không nhân đạo và gây ảnh hưởng

14

đến tâm lý của trẻ. Elizabeth Pantley, tác giả cuốn sách The no cry sleep solution [Giải
pháp ngủ không tiếng khóc] cho rằng việc bé khóc có thể giúp bé học cách tự điều chỉnh
cảm xúc của bản thân, tuy nhiên việc khóc quá nhiều sẽ dễ gây một số rối loạn về việc thở
và tâm lý. Một số điểm của phương pháp:
- Chắc chắn rằng bé đã sạch sẽ và được ăn no
- đặt bé vào trước khi giấc ngủ đến. nếu bé buồn ngủ rất muộn, hãy dần dịch chuyển giờ
sớm hơn mỗi ngày 5 phút.
- Bế bé dậy ngay khi bé bắt đầu khóc. Việc này đòi hỏi cha mẹ phải phân biệt được đâu là
tiếng khóc của việc buồn ngủ. Bế bé và đợi bé im lặng và lại đặt bé xuống. Cứ như vậy cho
đến khi bé tự ngủ được. Một cách tự nhiên bé sẽ học được rằng đã đến giờ đi ngủ. Tuyệt đối
không trả lời bất cứ tiếng động nào mà bé tạo ra kể cả việc đòi ăn. Hogg chuyên gia về
giấc ngủ chia sẻ rằng đêm đầu tiên có thể phải thực hiện 126 lần, nhưng chỉ còn 30 lần vào
đêm thứ 2, và 4 lần vào đêm tiếp theo, sau đó đứa trẻ sẽ không làm ầm ĩ nữa tôi đã thử với
1 đứa trẻ3 tháng tuổi.
Việc đặt bé vào giường khi giấc ngủ bắt đầu đến là khi bé vẫn ý thức được, khi đó bé sẽ học
được rằng tay mẹ không phải là nơi để ngủ, và khi thức dậy vào ban đêm, bé sẽ không đòi
trở lại tay mẹ.

15

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề